Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn blogger. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn blogger. Hiển thị tất cả bài đăng

24.8.12

TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo vụ bắt "Bầu Kiên"?

Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế) cho biết, trước khi khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Việc bắt đã báo cáo Thủ tướng.

- Khi có thông tin bắt Nguyễn Đức Kiên, người dân nghĩ đến Ngân hàng ACB, ông có thể nói gì về việc này?

- Thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra và phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên do vi phạm trong quản lý, điều hành của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB.

Chúng tôi cũng đã nói rõ là lãnh đạo Bộ Công an và Cơ quan cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.

Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

bau Kien
Bầu Kiên trước khi bị bắt tạm giam. Ảnh: Hoàng Hà.

- Ông Nguyễn Đức Kiên là người có vị trí trong xã hội, quá trình điều tra, cơ quan điều tra có chịu áp lực như thế nào?

- Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy chúng tôi không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này và quá trình chỉ đạo điều tra vụ án chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Ông đánh giá gì về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng?

- Cục Cảnh sát kinh tế đã chủ động phối hợp với các lực lượng tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an và chỉ đạo lực lượng cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các tội phạm kinh tế nói chung và vi phạm, tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng để góp phần làm cho “mạch máu” kinh tế của đất nước hoạt động lành mạnh. Lợi ích của người dân, quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.

Việc này chúng tôi đã có kế hoạch và báo cáo lãnh đạo Bộ công an triển khai mạnh mẽ nên sau khi Nghị quyết 11 năm 2001 của Chính phủ được ban hành, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã tập trung chống mua bán trái phép vàng, ngoại tệ, rồi chống vi phạm trần lãi suất. Hiện nay chúng tôi tập trung quan tâm đến hồ sơ, thủ tục cho vay, sử dụng vốn huy động... để phòng ngừa, phát hiện tội phạm, vi phạm.

Điển hình của tội phạm này phải kể đến vụ Võ Anh Tuấn (Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Bè), Huỳnh Thị Huyền Như (Chi nhánh Ngân hàng Công thương TP HCM) móc nối với một số cán bộ, cá nhân trong và ngoài ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 4.600 tỷ đồng. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, mở rộng giai đoạn 2 của vụ án này.

Công an Nhân dân

23.8.12

Bầu Kiên từng học lớp chọn trong quân đội


Bầu Kiên từng học khóa 15, thuộc đơn vị có nhiều người học giỏi của Học viện Kỹ thuật quân sự. Được học lớp chọn

Một lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự (trước kia là ĐH kỹ thuật quân sự) cho biết, những ngày đầu thập niên 80, gần 500 học sinh xuất sắc nhất cả nước đã trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật quân sự.

Hồi ấy, ngôi trường này thu hút được rất nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh trường chuyên đăng ký tuyển sinh (hiện nay, sức hút có giảm hơn, nhưng vẫn có nhiều người giỏi thi vào).

Ngày đó, trường này được quyền đặc cách đến từng trường phổ thông để chọn những học sinh xuất sắc nhất.

Nguyễn Đức Kiên hồi đó là học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cũng trúng tuyển vào đây, cùng với nhiều học sinh chuyên Toán A0 của ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên Chu Văn An (năm đó Việt Nam không thi học sinh giỏi quốc tế, nhưng những học sinh này đều năm trong đội dự thi quốc tế, nếu nước ta tham gia) và nhiều nhân tài từ các trường chuyên khác trên cả nước.

Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học như vậy).

Khóa 15 sau đó có nhiều người đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như Ủy viên Trung ương Đảng, Trương Quang Nghĩa (vốn là kỹ sư xây dựng, khóa 15), Bí thư tỉnh ủy Sơn La.

Đại gia ngân hàng và bóng đá

Năm 1994, bầu Kiên cùng nhiều người đã sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Ông bắt đầu nổi tiếng với màn phát biểu như đổ nước nóng vào ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Sự kiện bầu Kiên bị bắt chiều 20/8 là một sự kiện lớn, khiến đông đảo người dân quan tâm.

http://vtc.vn/538-345659/giao-duc/bau-kien-tung-hoc-lop-chon-trong-quan-doi.htm

22.5.12

Thư gửi hai Blogger "cầm hộ" hàng trăm triệu ủng hộ gia đình ông Vươn

Độc giả Phan Lạc Trung bày tỏ suy nghĩ của mình về việc làm từ thiện của hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện.

Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện đang "cầm giúp" gia đình ông Đoàn Văn Vươn hàng trăm triệu đồng tiền từ thiện, đã có rất nhiều ý kiến bình luận và cả những bức thư gửi về tòa soạn. Qua đó, công chúng thể hiện sự quan tâm của mình tới những vấn đề liên quan tới vụ cưỡng chế Tiên Lãng. Nhưng cũng không ít ý kiến gửi tới hai blogger. Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bức thư của độc giả Phan Lạc Trung.

Chào nhà văn Quang Vinh. Chào ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam

Tôi và hai ông chẳng quen nhau, nhưng qua theo dõi báo chí đăng tải thông tin vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, tôi rất thích cái nhiệt tình, thẳng thắn của hai ông. Do đó, theo một cách nào nếu nói tôi là một fan của hai ông cũng không sai.

Và tôi cũng giống như hàng chục triệu người dân Việt Nam này đã, đang theo dõi diễn biến của vụ cưỡng chế Tiên Lãng, nên tôi cảm nhận được sự nhiệt tình của hai ông. Và vì thế, khi đọc trên báo thông tin về chuyện “Nghi án Cu Vinh “quỵt” 200 triệu đồng nhà ông Vươn”, sau lại là bài: "Blogger Xuân Diện "cầm hộ" 150 triệu đồng ủng hộ gia đình ông Vươn", tôi đã rất buồn. Với tư cách một người “hâm mộ” hai ông (theo cách nào đó), tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm gửi tới hai ông những dòng tâm sự của tôi về chuyện này. Và tôi mong, hai ông hãy đón nhận nó một cách tự nhiên, bình thản như những người bạn đang góp ý với nhau.
Trước hết, thẳng thắn mà nói, tôi cho rằng những lý lẽ hai ông đưa ra giải thích cho chuyện chậm trễ trả tiền chị em nhà cô Hiền, cô Thương có thể sẽ khiến nhiều người cảm thông. Nhưng với tôi, nó không có chút thuyết phục nào. Hay nói trắng ra, tôi nghĩ đó chỉ là cách chống gượng của hai ông mà thôi. Bởi vì, tính từ lúc hai ông quyên góp được tiền đến nay đã ngót nghét gần 5 tháng. Tôi không tin trong 5 tháng đó, hai ông không thu xếp được thời gian, dù chỉ 1 ngày để về Hải Phòng một ngày nào.
Điều đó, khiến tất cả những người như tôi và có lẽ cả những người bỏ tiền ra ủng hộ đều cảm thấy như bị cướp mất niềm tin, một cách thành thực nhất. 
Đến đây tôi lại nhớ câu chuyện của một anh bạn tôi làm ở tập đoàn V., anh ấy kể hàng năm V. dùng nhiều tỷ đồng để làm từ thiện, nhưng họ không hề tiết lộ thông tin cho báo chí. Đó mới là cách làm từ thiện xuất phát từ tâm. 
Dù đã từng về thăm gia đình họ rồi hay thông tin qua báo chí, có lẽ hai ông hiểu được cuộc sống của họ khó khăn, chật vật như thế nào. Hai người đàn bà với 4 đứa nhỏ, có biết bao việc phải lo toan, trong khi cá tôm trong đầm cạn kiệt, nhà cửa không có, thử hỏi họ lấy đâu ra nguồn thu để có tiền? Trong hoàn cảnh ấy, hai đứa bé nhà cô Thương đau ốm liên miên, thử hỏi họ có cần tiền không? Họ thiếu tiền hơn bất kỳ ai và cũng cần tiền hơn bất kỳ ai, lẽ ra là người tiếp xúc với gia đình, ông phải hiểu điều đó chứ nhỉ? Vậy thì cớ gì khất lần không trả họ tiền?

Chỉ vì ông muốn được giao tận tay những người phụ nữ khốn khổ ấy ư? Với ai đó, có thể nghe lý do này, họ có thể phần nào cảm thông với ông, nhưng tôi thì không. Vì tôi thấy không có phần trăm nào thuyết phục trong đó. Giao tận tay thì có gì khác so với chuyển tiền nhỉ? Khác ở chỗ ông thể hiện được sự nhiệt tình, chu đáo với gia đình chăng? Tôi cho rằng, đó chỉ là cách để chống gượng mà thôi. Nếu thực sự chu đáo, hai ông đã trả hết tiền cho họ từ lâu rồi, nhất là khi con cái họ đau ốm, họ cần tiền đầu tư vào khu đầm trống rỗng mới phải, thưa hai blogger!
Ngôi nhà tạm hiện tại của vợ con ông Vươn
Trong chuyện này, có thể nhiều người, thậm chí cả ông cũng sẽ cho rằng cô Hiền, cô Thương bạc tình bạc nghĩa khi mang chuyện tiền nong lên báo chí để nhắc các ông. Nhưng tôi nghĩ họ cũng có lý do của mình. Nghe họ nói đã điện cho ông nhiều lần để xin lại tiền, nhưng ông cứ lấy lý do bận khất hết tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng nọ. Suy nghĩ tới tận cùng, hai người đàn bà đó đang nắm giữ niềm tin của cả triệu người trên đất nước này, niềm tin về công lý, công bằng và tình người. 
Mà suy cho cùng, cách làm của hai người phụ nữ khốn khổ ấy mặc dù với nhiều người là có phần phản cảm, nhưng cũng có hiệu quả đó chứ, thưa hai blogger? Nếu không có bài báo đó, thì thử hỏi đến bao giờ họ mới nhận được tiền? Và lời cuối tôi muốn nói với hai ông như lời một người bạn là làm từ thiện hay làm bất kỳ điều gì nên xuất phát từ chữ TÂM. 
Độc giả Phan Lạc Trung (GDVN)

Blogger Nguyễn Xuân Diện “cầm hộ” 150 triệu ủng hộ gia đình ông Vươn

Ông Nguyễn Xuân Diện xác nhận đang giữ hơn 150 triệu đồng độc giả ủng hộ gia đình ông Vươn và 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện xin lại số tiền này.

Ngay sau khi nhà văn Quang Vinh lên tiếng và có những động thái đầu tiên giải quyết lùm xùm xung quanh vụ 200 triệu đồng từ thiện giúp gia đình ông Đoàn Văn Vươn, báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin Blogger Nguyễn Xuân Diện cũng đang “nợ” nhà ông Vươn hàng trăm triệu.
Được biết, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trong thời điểm vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng viết nhiều bài mang tính cảm thông, chia sẻ liên quan tới vụ việc này trên blog của mình . Qua đó, ông cũng kêu gọi độc giả đóng góp tiền ủng hộ gia đình ông Vươn.
Ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam đang giữ giúp gia đình ông Vươn hàng trăm triệu đồng. 
Trả lời phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Diện, hiện là Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam cho biết, tổng số tiền độc giả quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn qua tài khoản của ông Diện là 333 triệu đồng. Trong đó, ông đã giao cho bà Thương 171 triệu đồng, số tiền còn lại bà Thương nhờ ông Diện giữ giúp, trước sự chứng kiến của bà Lê Hiền Đức, một nhà giáo hưu trí.
Ông Diện cho biết thêm, 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện ngỏ ý muốn “xin lại” 100 triệu đồng ủng hộ trong số tiền còn lại. Nhưng vì chuyển khoản số tiền lớn như vậy cần có chứng minh thư mà chứng minh thư của ông bị mất, chưa làm lại được nên chưa thể gửi tiền vào tài khoản của bà Thương.
Theo lời ông Nguyễn Xuân Diện, trước đó, gia đình bà Thương chưa yêu cầu ông giao trả tiền lần nào. Dự kiến ngày 22/5/2012, khi nhận được chứng minh thư mới, ông sẽ chuyển ngay 100 triệu đồng cho gia đình ông Vươn. Về chuyện khi nào giao trả nốt số tiền hơn 50 triệu đồng còn lại, ông Diện không nhắc tới.
Trước khi kết thúc cuộc trao đổi, ông Nguyễn Xuân Diện gọi với phóng viên và nói: “Chuyện của tôi không giống chuyện của ông Vinh đâu nhé!”.
Trả lời phóng viên, bà Nguyễn Thị Thương cho biết, gia đình bà rất cảm kích sự nhiệt tình giúp đỡ của các blogger trong thời gian qua. Số tiền họ quyên góp được cũng phần nào giúp gia đình giải quyết được một số khó khăn trước mắt. Bà nói thêm, trước khi xảy ra cưỡng chế, bà Thương có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên về lý do tại sao không gửi tiền ủng hộ này vào tài khoản riêng mà phải nhờ các blogger giữ giúp, bà Thương không nói. 
Ngôi nhà tạm mà vợ con ông Vươn đang sống.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Vươn) cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài  mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.
Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog, đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.
Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy, các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.
Từ đó tới nay, đã nhiều lần gia đình liên lạc với ông Vinh để lấy lại số tiền này nhưng ông đều khất bận, chưa trả tiền cho gia đình được.
Sau khi thông tin này được báo chí phản ánh, ngày 21/5/2012, ông Vinh đã chuyển 100 triệu đồng cho gia đình bà Thương.
Ngân Hà 
http://giaoduc.net.vn

15.4.12

Truy tố blogger "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải


Truy tố blogger "Điếu Cày"

Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (công tác tại Báo Thanh tra Chính phủ, đại diện ở TP.HCM) xin Hội Nhà báo Việt Nam thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng bị từ chối. Tháng 9.2007, sau khi thôi làm việc ở Báo Thanh tra Chính phủ, Lập tiếp tục có đơn xin Thủ tướng Chính phủ thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng cũng không được chấp thuận. Tuy nhiên, ngày 19.9.2007, ông Lập và một số người khác (trong đó có ông Nguyễn Văn Hải) hẹn gặp nhau tại một quán cà phê ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, thiết kế blog do ông Lập làm chủ nhiệm. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hải tự động thay mật khẩu mới để nắm giữ, quản lý blog, tiêu chí bài viết không phù hợp nên ông Lập không tham gia nữa.
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
Ông Nguyễn Văn Hải tập hợp thêm ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý), những người có cùng quan điểm tham gia. Sau khi quản lý blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước và trên blog cá nhân của từng người. Từ tháng 9.2007 đến tháng 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết và 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá nhà nước) đăng trên blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, trong đó có 26 bài viết có nội dung chống phá nhà nước.
Cáo trạng kết luận, các bị can trên đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet tạo ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, đăng nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân, lôi kéo những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gầy dựng, chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ sẵn sàng hoạt động thay đổi chế độ.
Cáo trạng cũng quy kết các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn sang Thái Lan từ ngày 13.3.2008 - 16.3.2008 để tham gia khóa huấn luyện mục đích nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.
Quang Hiển