Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đoàn Văn Vươn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đoàn Văn Vươn. Hiển thị tất cả bài đăng

22.5.12

Blogger Cu Vinh nói gì về nghi án “quỵt” 200 triệu nhà ông Vươn?

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, đây hoàn toàn là sự hiểu lầm. Hiện nay, ông đã có mặt ở Hà Nội và sẽ giao trả tiền cho vợ con ông Vươn vào ngày 21/5/2012.

Mới đây, trả lời trên một tờ báo, bà Nguyễn Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn) cho rằng, ông Nguyễn Quang Vinh (tức Blogger Cu Vinh) đã “khất lần” không trả lại gia đình số tiền ủng hộ gần 200 triệu đồng.
Để đảm bảo tính thông tin 2 chiều, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vinh về vấn đề này. Tại đây, ông Vinh cho biết, ông không đồng tình với cách đưa tin của tờ báo kể trên.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, thứ 2 ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3000 USD tới gia đình ông Vươn. 
Theo ông Vinh, chuyện độc giả gửi tiền cho gia đình ông Vươn có giấy tờ và có người làm chứng đàng hoàng. Hơn nữa, tại thời điểm đó, do bà Hiền và bà Thương không có tài khoản ngân hàng, nơi ở cũng chưa chắc chắn nên ông có lòng tốt cầm giúp. Và bản thân ông chưa bao giờ nghĩ tới chuyện lấy tiền của một ai đó, nhất là những người đang trong hoạn nạn như vợ con ông Vươn, ông Qúy.
Giải thích về chuyện nhiều lần lỡ hẹn với chị em bà Hiền, bà Thương, ông Vinh nói, bởi vì ông muốn mang tiền mặt giao tận tay, đồng thời thăm hỏi cuộc sống mới của gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông đang bận dựng một vở kịch để tham dự liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nên chưa sắp xếp được thời gian.
Ông cho biết, thứ 2, ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3.000 USD tới gia đình ông Vươn.
Hiện nay, vợ con ông Vươn phải sống trong ngôi nhà tạm 
Cũng trong chiều 20/5, trao đổi với phóng viên, bà Hiền cho biết, sở dĩ kể chuyện này với báo chí bởi vì hiện nay gia đình đang rất kẹt vốn đầu tư vào đầm. Hơn nữa gọi cho ông Vinh nhiều lần mà chưa nhận được tiền nên sinh ra tâm lý nóng ruột.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Hiền cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài viết mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.
Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.
Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.
Tới đầu tháng 4 vừa qua, sau thời gian dài không thấy ông Vinh đả động gì tới chuyện chuyển tiền trả, bà Hiền, bà Thương đành phải gọi điện đề nghị ông Vinh cho xin lại số tiền để đầu tư vào khu đầm. Lúc này (6/4), ông Vinh trả lời sang “tuần sau mang về trả” nhưng phía người thân của ông Đoàn Văn Vươn vẫn chờ dài cổ mà không thấy ông Vinh đâu.
Các bà nhiều lần gọi điện nhưng ông Vinh tiếp tục khất lần hết tuần này tới tuần khác. Sau đó, ông Vinh nhắn đang khó khăn nên thư thư sẽ thu xếp trả. Bà Thương cho biết, cách đây chừng một tuần, ông Vinh có gọi điện nói do khó khăn, đề nghị trước mắt chuyển trả bà một nửa số tiền. Tiếp đó, ông Vinh hẹn ngày 17/5 về Tiên Lãng trả tiền nhưng sau đó gọi điện hẹn chiều 18/5. Chờ tới tối 18/5 không thấy ông đâu, bà Thương gọi điện hỏi thì ông nói do có việc nhà nên “tuần sau sẽ về trả”.

Thảo Lăng 
http://giaoduc.net.vn



Blogger Nguyễn Xuân Diện “cầm hộ” 150 triệu ủng hộ gia đình ông Vươn

Ông Nguyễn Xuân Diện xác nhận đang giữ hơn 150 triệu đồng độc giả ủng hộ gia đình ông Vươn và 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện xin lại số tiền này.

Ngay sau khi nhà văn Quang Vinh lên tiếng và có những động thái đầu tiên giải quyết lùm xùm xung quanh vụ 200 triệu đồng từ thiện giúp gia đình ông Đoàn Văn Vươn, báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin Blogger Nguyễn Xuân Diện cũng đang “nợ” nhà ông Vươn hàng trăm triệu.
Được biết, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trong thời điểm vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng viết nhiều bài mang tính cảm thông, chia sẻ liên quan tới vụ việc này trên blog của mình . Qua đó, ông cũng kêu gọi độc giả đóng góp tiền ủng hộ gia đình ông Vươn.
Ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam đang giữ giúp gia đình ông Vươn hàng trăm triệu đồng. 
Trả lời phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Diện, hiện là Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam cho biết, tổng số tiền độc giả quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn qua tài khoản của ông Diện là 333 triệu đồng. Trong đó, ông đã giao cho bà Thương 171 triệu đồng, số tiền còn lại bà Thương nhờ ông Diện giữ giúp, trước sự chứng kiến của bà Lê Hiền Đức, một nhà giáo hưu trí.
Ông Diện cho biết thêm, 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện ngỏ ý muốn “xin lại” 100 triệu đồng ủng hộ trong số tiền còn lại. Nhưng vì chuyển khoản số tiền lớn như vậy cần có chứng minh thư mà chứng minh thư của ông bị mất, chưa làm lại được nên chưa thể gửi tiền vào tài khoản của bà Thương.
Theo lời ông Nguyễn Xuân Diện, trước đó, gia đình bà Thương chưa yêu cầu ông giao trả tiền lần nào. Dự kiến ngày 22/5/2012, khi nhận được chứng minh thư mới, ông sẽ chuyển ngay 100 triệu đồng cho gia đình ông Vươn. Về chuyện khi nào giao trả nốt số tiền hơn 50 triệu đồng còn lại, ông Diện không nhắc tới.
Trước khi kết thúc cuộc trao đổi, ông Nguyễn Xuân Diện gọi với phóng viên và nói: “Chuyện của tôi không giống chuyện của ông Vinh đâu nhé!”.
Trả lời phóng viên, bà Nguyễn Thị Thương cho biết, gia đình bà rất cảm kích sự nhiệt tình giúp đỡ của các blogger trong thời gian qua. Số tiền họ quyên góp được cũng phần nào giúp gia đình giải quyết được một số khó khăn trước mắt. Bà nói thêm, trước khi xảy ra cưỡng chế, bà Thương có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên về lý do tại sao không gửi tiền ủng hộ này vào tài khoản riêng mà phải nhờ các blogger giữ giúp, bà Thương không nói. 
Ngôi nhà tạm mà vợ con ông Vươn đang sống.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Vươn) cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài  mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.
Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog, đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.
Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy, các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.
Từ đó tới nay, đã nhiều lần gia đình liên lạc với ông Vinh để lấy lại số tiền này nhưng ông đều khất bận, chưa trả tiền cho gia đình được.
Sau khi thông tin này được báo chí phản ánh, ngày 21/5/2012, ông Vinh đã chuyển 100 triệu đồng cho gia đình bà Thương.
Ngân Hà 
http://giaoduc.net.vn

20.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng như thế nào?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng.

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã khẩn trương thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng

Thủ tướng yêu cầu UBND TP  Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Đồng thời, UBND TP Hải Phòng tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố; ổn định tình hình, tập trung thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương đã đề ra.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương có văn bản hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá việc kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật của thành phố Hải Phòng đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải Phòng khẩn trương giải quyết đúng pháp luật, vụ án "giết người, chống người thi hành công vụ" và vụ án "hủy hoại tài sản của công dân".

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

28.3.12

SÁNG NAY, VỢ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐƯỢC MỜI LÊN HUYỆN


SÁNG NAY, VỢ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐƯỢC MỜI LÊN HUYỆN
Vụ Tiên Lãng: Họp kiểm điểm hai lãnh đạo Hải Phòng


Ngày 27-3, một nguồn tin cho biết Thành ủy Hải Phòng đã họp kiểm điểm trách nhiệm đối với các ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND và Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng hôm 5-1. Tuy nhiên, kết quả kiểm điểm chưa được tiết lộ.

bà Nguyễn Thị Thương
Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất này, ngày 27-3, ông Vũ Văn Luân, người được ông Đoàn Văn Vươn ủy quyền đại diện tham gia tố tụng trong việc thụ lý vụ án của ông Vươn theo trình tự tái thẩm, đã tới TAND huyện Tiên Lãng làm các thủ tục cần thiết. TAND huyện Tiên Lãng đã cung cấp cho ông Luân ba quyết định thu hồi các quyết định thu hồi đất và cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng. Trước đó, ngày 27-2, TAND huyện Tiên Lãng đã có thông báo thụ lý vụ án hành chính của ông Vươn theo trình tự tái thẩm sau khi TAND Tối cao có quyết định tái thẩm vụ án hành chính này. Do đang bị tạm giam nên ông Vươn đã ủy quyền cho ông Luân giải quyết.

Được biết UBND huyện Tiên Lãng đã có giấy mời bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) lên trụ sở UBND huyện vào sáng 28-3 để nghe thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra, rà soát việc sử dụng đất của gia đình.

H.HOÀNG
Nguồn: Pháp luật Tp HCM.

21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)

14.3.12

Vụ ông Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng và bài học với truyền thông

"Qua truyền thông đại chúng, vụ ông Đoàn Văn Vươn không còn là vấn đề của Hải Phòng mà trở thành vấn đề của cả nước, nhất là trong thời điểm toàn Đảng chuẩn bị triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về chỉnh đốn Đảng", ông Lưu Đình Phúc, trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương, Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông nói tại hội thảo bàn về nguồn lực đất đai và vai trò của truyền thông.


Hội thảo do do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển tổ chức sáng nay (14/3) tại Hà Nội.
Ông Lưu Đình Phúc: Trong đấu tranh chống tiêu cực, báo chí cần tránh thái độ nửa vời. Ảnh: Lê Nhung
Câu chuyện báo chí tác nghiệp trong vụ sai phạm đất đai ở Tiên Lãng cho thấy nhiều vấn đề đáng nghiên cứu về vai trò báo chí, truyền thông trong giám sát việc phân chia tài nguyên đất đai.
Luôn đi đầu, nhưng phải tỉnh táo
"Báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng",ông Lưu Đình Phúc nhận định. Với sức lan tỏa nhanh và rộng lớn, thông tin từ báo chí cũng góp phần cung cấp chứng cứ ban đầu cho cơ quan điều tra. Đặc biệt trong bối cảnh vấn đề đất đai luôn là điểm nóng.
Ông Phúc phân tích, điều đáng ghi nhận ở báo chí qua vụ ông Đoàn Văn Vươn là ở tính xung kích, đấu tranh không khoan nhượng trước những hành vi tiêu cực, góp phần làm trong sạch nội bộ chính quyền ở địa phương. Báo chí cũng đã thể hiện thái độ quyết liệt với mong muốn cơ quan chức năng sớm làm rõ đúng sai vụ việc. Đồng thời đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm thông qua các bài phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý, cựu quan chức...
Nói như ông Vũ Văn Luân, thư ký liên chi hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng, “nếu không có báo chí, sự việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đã đi theo một hướng khác”.
Một số nhà báo trực tiếp tác nghiệp ở Tiên Lãng cũng đã kể lại hành trình đi tìm sự thật và những khó khăn, chật vật do bị cản trở trong quá trình tác nghiệp. Để có được thông tin chính thống từ phía chính quyền, không chỉ báo chí mà nhiều cơ quan, đoàn thể khác đi giám sát cũng gặp không ít trở ngại.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông Đặng Hùng Võ, cũng có nhiều  bài học cần rút ra và giới truyền thông cũng cần phải rất tỉnh táo khi vào cuộc phanh phui các vụ việc tiêu cực tương tự. Đặc biệt trong bối cảnh những thành công trong quá trình tác nghiệp ở Tiên Lãng đang dẫn đến tâm lý báo chí cũng sẽ dễ dàng “thắng” trong các vụ việc tương tự.
Ông Vũ Văn Luân: Nếu không có báo chí, vụ Tiên Lãng đã đi theo một hướng khác. Ảnh: Lê Nhung
Ông Võ cho hay, là một trong những người được truyền thông tiếp cận phỏng vấn ngay khi vụ cưỡng chế vừa xảy ra nên ông dễ dàng quan sát và phân tích được phản ứng của một số cơ quan truyền thông với vụ việc. Có tờ báo chọn cách im lặng, có tờ đưa tin chung chung, cũng có những cơ quan báo chí lớn ban đầu đưa tin từ góc nhìn này, nhưng sau đó đã lựa chiều để đưa theo góc độ khác. Nhưng về cơ bản, báo chí đã dẫn dắt được sự việc, dẫn dắt được dư luận và là một trong các nhân tố thúc đẩy sự vào cuộc của Thủ tướng.
Báo chí phải đi đến cùng
Sở dĩ đưa ra khuyến cáo rằng giới truyền thông cần “tỉnh táo” trong những sự việc tương tự bởi theo thống kê của chính ông Võ, tỷ lệ các bài viết về tham nhũng trong đất đai, xây dựng trong gần 10 năm trở lại đây có những thay đổi đáng chú ý.
Thống kê sơ bộ của ông Võ từ 12 báo lớn cho thấy giai đoạn 2000 - 2001, số lượng bài vở chống tham nhũng khá dồi dào trong khi sang đến thời kỳ 2006 - 2009 sau vụ PMU18, tin bài giảm đáng kể.
Ngay những vụ tiêu cực mà báo chí đã phanh phui như thống kê của ông Lưu Đình Phúc cũng là những vụ rất điển hình và báo chí đã thông tin chi tiết.
Theo ông Võ, báo chí đang đứng trước thách thức là trong nhiều vụ việc khác diễn biến tinh vi, phức tạp, nhà báo không dễ tiếp cận được tài liệu như trong vụ Tiên Lãng.
Từ góc độ nhà quản lý báo chí, ông Lưu Đình Phúc tổng kết nhiều bài học cần rút ra nhân sự kiện tác nghiệp ở Tiên Lãng. Chẳng hạn, báo chí cần đi đến cùng trong đấu tranh với cái sai, cái tiêu cực, tránh thái độ nửa vời. Bởi thực tế câu chuyện ông Vươn đã từng được một tờ báo của Bộ Công thương phản ánh từ năm 2008 nhưng báo chí chưa thực sự đeo bám vụ việc đến cùng.
Ngoài ra, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng một số tờ báo địa phương đã vào cuộc với quan điểm của chính quyền địa phương nên đã làm giảm tính phản biện, khách quan của thông tin.
Nhiều tờ báo chạy theo xu hướng thông tin một chiều phê phán chính quyền, ngôn ngữ kích động, kèm theo hàng trăm phản hồi. “Đây là cách làm thiếu thận trọng, không lường hết vấn đề chính trị có thể phát sinh”,ông Phúc nói.
Lắng nghe phản ánh của các nhà báo về việc bị cản trở khi tác nghiệp, ông Phúc cho rằng ngoài nỗ lực tự thân để kiếm tìm thông tin, nhà báo cần được tạo điều kiện hơn nữa. Chẳng hạn cơ quan công quyền chủ động cung cấp thông tin, phát ngôn phải thống nhất, tránh sơ hở…
Những thách thức trên cần sớm được gỡ bỏ khi nhà báo được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý thông thoáng. Theo ông Phúc, đó là khi luật Báo chí bổ sung đầy đủ quy định về quyền tiếp cận thông tin. Là khi các nhà báo được trang bị kiến thức pháp luật để đưa tin chính xác, khách quan. Và đặc biệt là nhà báo cần đeo bám đến cùng vụ việc, đấu tranh không khoan nhượng trước hành vi tham nhũng, tiêu cực. Có như vậy nhà báo mới làm tròn trách nhiệm xã hội của mình.
Lê Nhung (vietnamnet)