Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ án. Hiển thị tất cả bài đăng

21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)

3.3.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng cần phải loại trừ

       Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
       Hôm nay 15/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng BCĐ đồng chủ trì phiên họp thứ 16 của BCĐ.

       Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình… tham dự phiên họp. Phiên họp nhằm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng quý III/2011, chỉ đạo nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012; thảo luận, xem xét một số vấn đề liên quan như việc phân công nhiệm vụ của các thành viên BCĐ; việc thành lập các đoàn công tác nắm tình hình và kiểm tra việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí”. 
       Khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
       Trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng đã tiếp tục bám sát, phục vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị của đất nước và đạt được những kết quả tích cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè, sai phạm 3.400 tỷ đồng; lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông, sai phạm 1.000 tỷ đồng; Công ty Công Chính tại tỉnh Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương và một số ngân hàng khác 500 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2011, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai 2.129 cuộc thanh tra, kết thúc 937 cuộc. 
       Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm gần 208 tỷ đồng, hơn 242 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 83 tỷ đồng, hơn 72 ha đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý gần 125 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 52 tập thể, 152 cá nhân, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 6 vụ việc và 14 cá nhân. Về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong 9 tháng đầu năm 2011, đã khởi tố 161 vụ/327 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010, giảm 2,4% về số vụ, giảm 2,3% về số bị can); truy tố 174 vụ/353 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 26,2% về số vụ, giảm 35,8% về số bị can); xét xử sơ thẩm 167 vụ/392 bị cáo về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 14,3% về số vụ, giảm 8,6% về số bị cáo). 
       Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện kiểm sát đang truy tố 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 6 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ và đình chỉ điều tra 1 vụ. Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ giao Văn phòng BCĐ theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử giám đốc thẩm 1 vụ; xét xử phúc thẩm 1 vụ; xét xử sơ thẩm 4 vụ; Tòa án đang thụ lý 4 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra và điều tra bổ sung 2 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ.
       Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế như tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn bị chậm; thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phạm tội trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây lo ngại trong dư luận xã hội. Quá trình theo dõi 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho thấy tổng tài sản sai phạm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trên 3.000 lượng vàng, song việc phát hiện chủ yếu qua đơn thư tố cáo, ít được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán.

       Tập trung xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp
       Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, các thành viên BCĐ thống nhất nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng trong quý III/2011 tiếp tục được chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, trong đó có nhấn mạnh tới vai trò của báo chí đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; song cũng cho rằng tình hình tham nhũng vẫn có những diễn biết hết thức phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, ngân hàng… mà còn ở các lĩnh vực khác.
       Tham nhũng không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế mà còn làm mất cán bộ và hơn tất cả là làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
       Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng, các thành viên BCĐ nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là phải tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp mà BCĐ và Văn phòng BCĐ đang theo dõi, đôn đốc, không để dây dưa, kéo dài.
       Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất, cần đặc biệt lưu ý tới công tác giám định tư pháp, bởi đây là một trong những khâu còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, gây chậm tiến độ xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.


       Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử
       Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai đồng bộ, tích cực với các giải pháp hiệu quả, thể hiện trong các mặt công tác từ truyên truyền, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế đến xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng.
       Những kết quả đạt được trong phòng chống tham nhũng là cụ thể, có tác dụng tích cực, thể hiện được quyết tâm liên tục của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.
       Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn; có những vụ án, vụ việc tham nhũng xử lý chậm, để kéo dài, gây suy diễn trong dư luận xã hội…
Nhấn mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải có đánh giá sâu, làm rõ được đúng thực trạng về tham nhũng, qua đó có chủ trương, chỉ đạo các giải pháp cụ thể, hiệu quả, sát thực tế đối với công tác này.
       Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ đúng thực trạng về tham nhũng; những mặt làm được và mặt chưa làm được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nắm vững quan điểm chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là phải kiên trì, bền bỉ với các giải pháp quyết quyết liệt, triệt để, hiệu quả, đồng bộ… trên cả 2 mặt là ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng.
       Trong nhóm công tác phòng ngừa tham nhũng, trước hết phải tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; tuyên truyền, giáo dục…; tập trung mạnh vào việc phòng ngừa tham nhũng ở lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều kẽ hở, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như thu hồi đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công…
       Khi đã phát hiện các hành vi tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… với những bản án thích đáng, đủ sức răn đe; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng và có các biện pháp bảo vệ những cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng
       Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng. Thông tin trên báo chí phải bảo đảm tính khách quan, trung thực về những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được; tránh thông tin phiến diện, một chiều, thổi phồng sự kiện làm dư luận hiểu lầm sự vụ là “đầu voi đuôi chuột”.
       Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; đồng thời Thủ tướng cũng cho quan điểm chỉ đạo để sớm đưa ra xét xử trong những tháng cuối năm 2011 đối với một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc ( Theo http://nguyentandung.org )