Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn tài sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tài sản. Hiển thị tất cả bài đăng

22.6.12

Tướng tá Trung Quốc phải kê khai tài sản

Trong cố gắng chống lại tệ tham nhũng lan tràn, Trung Quốc đã tuyên bố có thêm biện pháp đối với tướng tá trong quân đội.

Bắc Kinh muốn các sỹ quan cao cấp phải kê khai thu nhập cá nhân và tài sản, chẳng hạn như bất động sản.

Truyền thông nhà nước nói tất cả các khoản đầu tư của sỹ quan đều phải được khai báo.
Trang web của Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân nói thông tin các sỹ quan đưa ra sẽ được kiểm tra theo các thủ tục chặt chẽ hơn.

Các sỹ quan quân đội Trung Quốc bị cáo buộc lạm dụng bổng lộc 
Các sỹ quan quân đội Trung Quốc được hưởng nhiều ưu đãi, chẳng hạn biển số xe đặc biệt khiến họ không phải trả tiền phạt hay phí giao thông.

Hãng tin AP của Hoa Kỳ nói những ưu đãi này thường bị lạm dụng để phục vụ gia đình và bạn bè.

Ước tính của phương Tây cho thấy ngân sách cho quốc phòng của Trung Quốc đang ngày càng tăng.

Jane's Defence nói chi tiêu cho quân đội Trung Quốc trong năm ngoái ở mức gần 220 tỷ đô la Mỹ và sẽ tăng gần gấp đôi lên 238 tỷ vào năm 2015.

Gần đây, một báo cáo về tình hình quân sự và an ninh Trung Quốc do Hoa Kỳ tổng hợp nói mục tiêu hiện đại hóa toàn diện về quốc phòng của Trung Quốc nhằm thắng các cuộc chiến cục bộ nhờ ưu thế về chiến tranh thông tin.

Bản báo cáo cũng nói nhiệm vụ hiện đại hóa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa được Đảng Cộng sản giao cho cũng là một phần của kế hoạch phát trển kinh tế quốc dân của nước này.

Tuy thế, cũng có đánh giá rằng quyền lực quân sự đi kèm với đặc quyền kinh tế trong nhiều lĩnh vực trọng yếu về công nghệ gây ra tham nhũng trong tướng tá và sỹ quan Trung Quốc.

BBC


29.5.12

Ba cơ quan sẽ "tìm hiểu" tài sản bí thư Hải Dương?

Đó là ý kiến của đại biểu QH Đinh Xuân Thảo khi ông cho rằng Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nên vào cuộc tìm hiểu tài sản của bí thư Hải Dương.


Nếu có sai phạm, công an sẽ vào cuộc

Liên quan đến báo chí và dư luận xôn xao mấy ngày nay về chuyện nhà cửa, đất đai của con trai ông bí thư tỉnh Hải Dương, ông Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội (đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), cho rằng, Đoàn đại biểu Quốc hội - nơi đại biểu đó ứng cử cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để cùng làm rõ vấn đề.Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo khẳng định: "Việc xử lý thông tin liên quan đến các đại biểu, Quốc hội vẫn làm. Khi có những ý kiến của công luận đưa lên về một vụ việc nào đó mà có nghi vấn về tính minh bạch tài chính, thu nhập thì cần phải làm, bất cứ người đó là ai. Người đó có chức quyền, cán bộ, đảng viên thì càng phải làm nhanh, làm sớm. Để thứ nhất, công luận rõ thì sẽ tạo niềm tin đối với người dân và nếu không có cũng là một cách để “minh oan” cho người bị nghi ngờ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ uy tín cho Đảng, Nhà nước. 

Khu vườn trị giá hàng trăm tỉ đồng của con trai Bí thư Hải Dương


Nói về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan sẽ vào cuộc để xác minh thực hư vụ việc, ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, sẽ có 3 cơ quan phải vào cuộc. Ông Thảo giải thích: Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng thì cơ quan nào quản lý hồ sơ kê khai tài sản phải vào cuộc đầu tiên. Thanh tra công vụ, cơ quan tổ chức, bộ phận tổ chức là nơi nắm giữ hồ sơ có kê khai tài sản. Do đó, nếu liên quan tới đất đai, tài sản thì thanh tra Tài nguyên - Môi trường phải đi làm; Nếu liên quan đến cấp nào thì cơ quan cấp trên (phải trên 1 cấp) phải vào cuộc thì mới khách quan.

Đối với trường hợp liên quan đến ông Bùi Thanh Quyến, bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, ông Thảo cho biết: Trường hợp này do thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ và là Đảng viên thì UB Kiểm tra Trung ương phải tiến hành xác minh, làm rõ. Nếu xác định, nguồn gốc tài sản là minh bạch thì trả lại cho người ta, còn nếu có vấn đề, liên quan tới dấu hiệu phạm pháp sẽ đến việc của thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra của công an vào cuộc.

Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo cũng cho rằng, Quốc hội có cơ quan công tác đại biểu (như cơ quan tổ chức của Đảng) có chức năng quản lý các đại biểu của mình, Quốc hội cũng phải có trách nhiệm xem xét việc này để kiến nghị, phối hợp các cơ quan để xem xét, bảo vệ cho đại biểu của mình. Hoặc nếu trong trường hợp Quốc hội không họp phải thông qua Ủy ban Thường vụ quốc hội xem xét.
Phải công khai, minh bạch tài sản…
 Liên quan đến vụ việc này, dư luận băn khoăn về hiệu quả tính công khai, minh bạch tài sản của những người ứng cử vào các vị trí lãnh đạo hiện nay.
Ông Đinh Xuân Thảo cho biết: "Việc công khai ra bên ngoài thì quy định chưa rõ".
Ông Thảo lấy ví dụ như Quốc hội Na Uy, tất cả thu nhập của các quan chức, kể cả đại biểu Quốc hội, nghị sĩ… đều được lưu trữ đầy đủ (trong dữ liệu của Quốc hội-PV). Nếu ai quan tâm thì chỉ cần tìm kiếm trên máy tính chứ không cần lục vào hồ sơ.
Do đó, theo ông Thảo, nếu Việt Nam tiến tới công khai, minh bạch thì cũng phải làm như thế. Tất cả tài sản, thu nhập của cán bộ công chức cũng được kê khai để khi cần thiết bất cứ ai đó (người dân hoặc báo chí) muốn đi thẩm tra thì cứ việc làm.
Đặc biệt, khi công khai những thông tin này, theo ông Thảo, sẽ có tác dụng là nếu ai quan tâm, muốn điều tra có thể đến xem. Nếu phát hiện ra cái không bình thường thì có thể đặt vấn đề yêu cầu chủ sở hữu của nó cho biết nguồn gốc tài sản đó do đâu mà có. Người có tài sản phải có trách nhiệm chứng minh.
Ông Đinh Xuân Thảo: Ở một số nước, nếu người nào ra ứng cử mà không có tài sản thì bị mất điểm. Vì bản thân anh năng lực không có, chưa lo được cho cuộc sống gia đình, bản thân thì còn lo được cho ai. Vì thế, có nước còn quy định, ai muốn ra ứng cử một chức vụ về quản lý hoặc dân biểu phải có năng lực nói chung, trong đó có năng lực về kinh tế. Điều này như một tiêu chí để đặt cược.
Theo Zing.vn/Infonet.vn

21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)

20.3.12

Top 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới


Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, Turkmenistan chiếm vị trí “quán quân” về tham nhũng. Trong top 10 quốc gia tham nhũng còn có cả Nga, Venezuela và Ukraine
Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) là thước đo được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đưa ra. CPI càng thấp hơn so với 10, tỷ lệ tham nhũng càng lớn.
Để tập trung vào các quốc gia có nhiều hoạt động kinh doanh, CNBC đã đối chiếu với danh sách 100 quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới của Ngân hàng Thế giới để xếp hạng các nước có độ minh bạch thấp. GDP được sử dụng tại đây đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity).
1. Turkmenistan
Turkmenistan
Turkmenistan
Điểm CPI: 1,6
Xếp hạng: 177/183
GDP đầu người: 8.274 USD
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, nhưng Turkmenistan lại là quốc gia có điểm CPI thấp nhất. Nước này cũng xếp bét trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Revenue Watch và Transparency International về độ cởi mở của Nhà nước trên tổng số 41 quốc gia giàu tài nguyên tham gia, nhất là về các chính sách đối với dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng.
2. Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 34.732 USD
Tài sản của các gia đình quan chức tại Guinea Xích Đạo đang được kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ, Pháp và Anh. Teodoro Nguema Obiang Mangue – Bộ trưởng Bộ Nông Lâm, đồng thời là con trai tổng thống đã sử dụng ít nhất 5 công ty Mỹ làm vỏ bọc để tích lũy lượng tài sản khổng lồ mà Bộ Tư pháp nước này cáo buộc là do nhận hối lộ. Hiện Pháp cũng đang thu giữ 11 chiếc xe ôtô trị giá 6 triệu USD của gia đình Obiang để điều tra.
3. Venezuela
Venezuela
Venezuela
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 12.233
Theo Freedom House, “chính phủ Venezuela đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, nhưng lại ít có những động thái làm giảm sự mơ hồ trong hệ thống chính sách, từ đó tạo khe hở để nạn tham nhũng hoành hành”. Các nỗ lực chống tham nhũng ở đây chủ yếu là nhằm vào các phe đối lập với tổng thống.
4. Angola
Angola
Angola
Điểm CPI: 2
Xếp hạng: 168/183
GDP đầu người: 6.120 USD
Kể từ tháng 3/2011, giới trẻ ở Angola đã liên tục biểu tình phản đối chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống José Eduardo dos Santos – người đã tại vị 32 năm ở quốc gia này. Việc sản xuất dầu mỏ chiếm tới 85% GDP của Angola. Tuy vậy, chỉ có 2 trên 8 công ty dầu mỏ, khí đốt được chính phủ “bao bọc”. Tại Angola, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh có lãi.
5. Paraguay
Paraguay
Paraguay
Điểm CPI: 2,2
Xếp hạng: 154/183
GDP đầu người: 5.181 USD
Báo cáo của Freedom House lại cho thấy tình hình nước này là “cực kỳ tham nhũng” dù chính phủ đương nhiệm Paraguay cam kết tăng cường minh bạch. Báo cáo này tiết lộ rằng các vụ tham nhũng ở đây nhiều khi không được mang ra xét xử do tòa án thiên vị những người giàu có và quyền lực. Còn các chính trị gia thì ngăn cản tòa án thực hiện các vụ điều tra. Họ cũng lên án tình trạng bắt giữ và tra tấn người trái phép của cảnh sát Paraguay.
6. Ukraine
Ukraine
Ukraine
Điểm CPI: 2,3
Xếp hạng: 152/183
GDP đầu người: 6.721 USD
Theo báo cáo của TI, 59% người dân Ukraine cho rằng các biện pháp phòng chống tham nhũng hiện tại của chính phủ là chưa hiệu quả. Kết quả của cuộc khảo sát Hệ thống quốc gia thống nhất 2011 cũng cho thấy các đảng phái chính trị lớn ở quốc gia này có rất ít hoạt động chống tham nhũng. Đã có nhiều lo ngại về chế độ pháp luật nước này sau khi cựu thủ tướng Yulina Tymoshenko và một vài thành viên chính phủ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực năm 2010.
Tuy nhiên, chính phủ nước này bác bỏ hoàn toàn tin tức trên và nói rằng các công tố viên không hề nhằm vào phe đối lập. Bà Tymoshenko đã bị kết án vào tháng 10 năm ngoái và sẽ phải ngồi tù 7 năm. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho rằng đây là hành động “làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế”.
7. Nga
Nga
Nga
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 19.840 USD
Theo khảo sát toàn cầu của TI đối với các CEO, trong tất cả các quốc gia công nghiệp hóa, Nga có lẽ là nước có khả năng tham nhũng nhất. Tuy rằng gần đây, nước này đã ký hiệp ước cam kết sẽ khởi tố các công ty Nga bị phát hiện đưa hối lộ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng, tòa án Nga chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, và nhân quyền cũng không công bằng.
8. Belarus
Belarus
Belarus
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 13.928 USD
Belarus tách khỏi Liên Xô năm 1991 và hiện nằm dưới quyền Tổng thống Alexander Lukashenko. Quốc gia này được tổ chức phi chính phủ Freedom House đánh giá là: “Tham nhũng do chế độ độc tài và sự thiếu minh bạch, cũng như không đáng tin cậy của chính phủ”.
9. Azerbaijan
Azerbaijan
Azerbaijan
Điểm CPI: 2,4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 9.943 USD
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn tham nhũng ở Ajerbaijan đang rất trầm trọng. Nhân quyền bị lạm dụng, bạo lực chống lại báo chí và người biểu tình thường xuyên diễn ra và những người tình nghi phạm tội thường bị tra tấn rất nhiều. Có tới 47% người dân nước này đã phải đút lót để được sử dụng các dịch vụ công cộng.
10. Lebanon
Lebanon
Lebanon
Điểm CPI: 2,5
Xếp hạng: 134/183
GDP đầu người: 14.067 USD
Theo báo cáo của TI, 82% người dân Lebanon nói rằng nạn tham nhũng đang ngày càng trở nên tồi tệ trong vòng ba năm trở lại đây. 1/3 số người được hỏi cho biết họ phải “lót tay” cho quan chức để được tiếp cận các dịch vụ công cộng. Vì vậy, từ năm ngoái, TI đã thực hiện chiến dịch “Thức tỉnh tham nhũng” để đấu tranh giành quyền tự do truy cập thông tin, cải tổ hệ thống bầu cử và chống hối lộ trong ngành y tế Lebanon.
Theo CNBC

Cải chính thông tin về biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thời gian qua trên mạng Internet có đăng tải bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”. Với nội dung mang tính chất xuyên tạc, từ nội dung trên đã kích động làm lệch lạc suy nghĩ của người dân cả nước về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bất bình trước sự việc trên, độc giả Nguyễn Văn Trung (Hà Nội) đã có bài viết phản hồi đính chính về “Sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”
Gần đây, trên website “http://thietkewebbatdongsan.com”, có đăng tải bản cải chính thông tin của Nguyễn Hồng Hải (Giám đốc công ty TNHH phần mềm I-LAND) về sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cung điện của bà Benazir Bhutto ở Dubai được nói đến trong bài viết
Trích đoạn: “Ngày 10/3/2012, với ý tưởng viết bài về biệt thự của người nổi tiếng, trên trang “bietthuviet.vn”, vì muốn thu hút số lượng người truy cập vào website, nhân viên Phạm Duy Khánh đã truy cập vào website phản động “một góc nhỏ”, sao chép toàn bộ nội dung bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” rồi đăng tải lại trên trang “bietthuviet.vn”. Với nội dung và chú thích ảnh được cho là ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất là hình ảnh cung điện Benazir Bhutto ở Dubai. Sau khi bài viết đăng lên, hàng loạt những hệ luỵ sau đó diễn ra, các blog, website đã lợi dụng, liên tục phát tán bài viết với nội dung xuyên tạc, phản động. Xét thấy hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nay chúng tôi xin cải chính thông tin và gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Chính phủ cùng bạn đọc cả nước”.

Nội dung bản cải chính

Trang 1

Trang 2

Trang 3