Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

21.4.12

Vì sao Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo khiến Trung Quốc toát mồ hôi?

Dự kiến rạng sáng 19/4, Ấn Độ sẽ bắn thử tên lửa tầm xa nhất trong kho đạn dược của mình. Loại vũ khí này có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu.
Mô phỏng hình ảnh của tên lửa Angi V được phóng đi
Mô phỏng hình ảnh của tên lửa Angi V được phóng đi

Agni V, có tầm bắn hơn 5.000km với khả năng mang một đầu đạn hạt nhân. “Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc.

Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, một cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích Quỹ Hàng hải quốc gia ở New Delhi nói.
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nếu thử nghiệm thành công sẽ giúp Ấn Độ tiến lại gần hơn vị trí trở thành nước thứ 6 được biết tới khi triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (loại tên lửa có thể bay hơn 5.500km).

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp đều có khả năng này.

Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc.

Tên lửa sẽ cần phải thử nghiệm thành công khoảng 4, 5 lần trước khi đi vào hoạt động, có lẽ vào khoảng năm 2014-2015.

Agni là một trong hàng loạt tên lửa mà Ấn Độ đã thử nghiệm kể từ năm 2002. Loại nhỏ nhất có tầm bắn 700km chủ yếu nhằm mục tiêu củng cố biên giới.
Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc
Theo nhiều nhà phân tích quân sự Ấn Độ, việc phát triển Agni V là rất quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có khả năng lần đầu tiên chạm tới các mục tiêu ở xa nhưng có tầm quan trọng chiến lược là phía bắc Trung Quốc

Ấn Độ và Trung Quốc có tranh chấp biên giới ở Himalaya. Hai bên chưa thể giải quyết những bất đồng sau hơn chục cuộc thương thảo kể từ năm 2005 đến nay.

Kế hoạch thử tên lửa của Ấn Độ xuất hiện giữa lúc căng thẳng quốc tế leo thang về vụ phóng tên lửa tầm xa thất bại của Triều Tiên.
có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu
có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở tận phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc luôn đe dọa Ấn Độ không nên can thiệp sâu vào vấn đề biển Đông cũng khiến mối quan hệ song phương giữa 2 cường quốc này trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Thái Yên (Defencetalk)


20.3.12

Trung Quốc lọt top nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới


Theo một viện nghiên cứu của Thụy Điển, Trung Quốc giờ đây là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ sáu thế giới sau Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh. 

Ảnh: Wordpress

Nhưng "trong khi lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang gia tăng, thì phần lớn đó là kết quả của việc Pakistan nhập khẩu vũ khí nhiều hơn từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã không đạt được đột phá lớn trong bất kỳ thị trường quan trọng nào khác", báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) kết luận.
Theo báo cáo, Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, thế chân Trung Quốc khi chiếm khoảng 10% lượng tiêu thụ vũ khí toàn cầu.
Trong 5 năm qua, Ấn Độ nhập khẩu các vũ khí lớn tăng 38% giai đoạn từ 2007 - 2011. Tính ở cấp độ khu vực, châu Á đã đứng đầu trong nhập khẩu vũ khí.
SIPRI nói, khá gần với Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan với lượng nhập khẩu vũ khí mỗi nước chiếm 5% doanh số toàn cầu. Pakistan đã nhận được "số lượng lớn máy bay chiến đấu trong giai đoạn này: 50 chiếc JF-17 từ Trung Quốc và 30 chiếc F-16 từ Mỹ", viện nghiên cứu của Thụy Điển nhấn mạnh.
SIPRI cho hay, Trung Quốc - nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong giai đoạn 2006-2007 giờ đây đã tụt xuống thứ 4 do sự cải tổ ngành công nghiệp vũ khí trong nước và gia tăng xuất khẩu vũ khí.
Ước tính, Ấn Độ có thể chi tiêu nhiều hơn 100 tỉ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong 15 năm tới. Viện nghiên cứu đã đưa ra một số hợp đồng lớn gần đây của Ấn Độ như 126 máy bay chiến đấu, 120 Su-30MK và 16 chiếc MIG-29K từ Nga, 20 máy bay Jaguars từ Anh. Một số thỏa thuận khác gồm máy bay vận chuyển, tàu ngầm, tàu hải quân, xe tăng, vũ khí loại nhỏ và pháo.
Nghiên cứu của SIPRI cho thấy, trong 5 năm qua (2007-2011), lượng nhập khẩu vũ khí quân sự của châu Á và châu Đại Dương tăng 44%, trong khi con số này của châu Âu là 19%, Trung Đông là 17%, Bắc và Nam Mỹ là 11% và châu Phi 9%. Top 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ (10% toàn cầu), Hàn Quốc với 6%, Trung Quốc và Pakistan đều là 5% và Singapore là 4%.
Thái An (theo onlinenews) 

Top 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới


Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, Turkmenistan chiếm vị trí “quán quân” về tham nhũng. Trong top 10 quốc gia tham nhũng còn có cả Nga, Venezuela và Ukraine
Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) là thước đo được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đưa ra. CPI càng thấp hơn so với 10, tỷ lệ tham nhũng càng lớn.
Để tập trung vào các quốc gia có nhiều hoạt động kinh doanh, CNBC đã đối chiếu với danh sách 100 quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới của Ngân hàng Thế giới để xếp hạng các nước có độ minh bạch thấp. GDP được sử dụng tại đây đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity).
1. Turkmenistan
Turkmenistan
Turkmenistan
Điểm CPI: 1,6
Xếp hạng: 177/183
GDP đầu người: 8.274 USD
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, nhưng Turkmenistan lại là quốc gia có điểm CPI thấp nhất. Nước này cũng xếp bét trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Revenue Watch và Transparency International về độ cởi mở của Nhà nước trên tổng số 41 quốc gia giàu tài nguyên tham gia, nhất là về các chính sách đối với dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng.
2. Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 34.732 USD
Tài sản của các gia đình quan chức tại Guinea Xích Đạo đang được kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ, Pháp và Anh. Teodoro Nguema Obiang Mangue – Bộ trưởng Bộ Nông Lâm, đồng thời là con trai tổng thống đã sử dụng ít nhất 5 công ty Mỹ làm vỏ bọc để tích lũy lượng tài sản khổng lồ mà Bộ Tư pháp nước này cáo buộc là do nhận hối lộ. Hiện Pháp cũng đang thu giữ 11 chiếc xe ôtô trị giá 6 triệu USD của gia đình Obiang để điều tra.
3. Venezuela
Venezuela
Venezuela
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 12.233
Theo Freedom House, “chính phủ Venezuela đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, nhưng lại ít có những động thái làm giảm sự mơ hồ trong hệ thống chính sách, từ đó tạo khe hở để nạn tham nhũng hoành hành”. Các nỗ lực chống tham nhũng ở đây chủ yếu là nhằm vào các phe đối lập với tổng thống.
4. Angola
Angola
Angola
Điểm CPI: 2
Xếp hạng: 168/183
GDP đầu người: 6.120 USD
Kể từ tháng 3/2011, giới trẻ ở Angola đã liên tục biểu tình phản đối chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống José Eduardo dos Santos – người đã tại vị 32 năm ở quốc gia này. Việc sản xuất dầu mỏ chiếm tới 85% GDP của Angola. Tuy vậy, chỉ có 2 trên 8 công ty dầu mỏ, khí đốt được chính phủ “bao bọc”. Tại Angola, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh có lãi.
5. Paraguay
Paraguay
Paraguay
Điểm CPI: 2,2
Xếp hạng: 154/183
GDP đầu người: 5.181 USD
Báo cáo của Freedom House lại cho thấy tình hình nước này là “cực kỳ tham nhũng” dù chính phủ đương nhiệm Paraguay cam kết tăng cường minh bạch. Báo cáo này tiết lộ rằng các vụ tham nhũng ở đây nhiều khi không được mang ra xét xử do tòa án thiên vị những người giàu có và quyền lực. Còn các chính trị gia thì ngăn cản tòa án thực hiện các vụ điều tra. Họ cũng lên án tình trạng bắt giữ và tra tấn người trái phép của cảnh sát Paraguay.
6. Ukraine
Ukraine
Ukraine
Điểm CPI: 2,3
Xếp hạng: 152/183
GDP đầu người: 6.721 USD
Theo báo cáo của TI, 59% người dân Ukraine cho rằng các biện pháp phòng chống tham nhũng hiện tại của chính phủ là chưa hiệu quả. Kết quả của cuộc khảo sát Hệ thống quốc gia thống nhất 2011 cũng cho thấy các đảng phái chính trị lớn ở quốc gia này có rất ít hoạt động chống tham nhũng. Đã có nhiều lo ngại về chế độ pháp luật nước này sau khi cựu thủ tướng Yulina Tymoshenko và một vài thành viên chính phủ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực năm 2010.
Tuy nhiên, chính phủ nước này bác bỏ hoàn toàn tin tức trên và nói rằng các công tố viên không hề nhằm vào phe đối lập. Bà Tymoshenko đã bị kết án vào tháng 10 năm ngoái và sẽ phải ngồi tù 7 năm. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho rằng đây là hành động “làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế”.
7. Nga
Nga
Nga
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 19.840 USD
Theo khảo sát toàn cầu của TI đối với các CEO, trong tất cả các quốc gia công nghiệp hóa, Nga có lẽ là nước có khả năng tham nhũng nhất. Tuy rằng gần đây, nước này đã ký hiệp ước cam kết sẽ khởi tố các công ty Nga bị phát hiện đưa hối lộ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng, tòa án Nga chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, và nhân quyền cũng không công bằng.
8. Belarus
Belarus
Belarus
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 13.928 USD
Belarus tách khỏi Liên Xô năm 1991 và hiện nằm dưới quyền Tổng thống Alexander Lukashenko. Quốc gia này được tổ chức phi chính phủ Freedom House đánh giá là: “Tham nhũng do chế độ độc tài và sự thiếu minh bạch, cũng như không đáng tin cậy của chính phủ”.
9. Azerbaijan
Azerbaijan
Azerbaijan
Điểm CPI: 2,4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 9.943 USD
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn tham nhũng ở Ajerbaijan đang rất trầm trọng. Nhân quyền bị lạm dụng, bạo lực chống lại báo chí và người biểu tình thường xuyên diễn ra và những người tình nghi phạm tội thường bị tra tấn rất nhiều. Có tới 47% người dân nước này đã phải đút lót để được sử dụng các dịch vụ công cộng.
10. Lebanon
Lebanon
Lebanon
Điểm CPI: 2,5
Xếp hạng: 134/183
GDP đầu người: 14.067 USD
Theo báo cáo của TI, 82% người dân Lebanon nói rằng nạn tham nhũng đang ngày càng trở nên tồi tệ trong vòng ba năm trở lại đây. 1/3 số người được hỏi cho biết họ phải “lót tay” cho quan chức để được tiếp cận các dịch vụ công cộng. Vì vậy, từ năm ngoái, TI đã thực hiện chiến dịch “Thức tỉnh tham nhũng” để đấu tranh giành quyền tự do truy cập thông tin, cải tổ hệ thống bầu cử và chống hối lộ trong ngành y tế Lebanon.
Theo CNBC