Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng

29.3.12

Việt Nam mua tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn

Sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những cú đấm thép được mua từ Nga? Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. 
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.



Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  



Danh Nguyễn

20.3.12

Trung Quốc lọt top nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới


Theo một viện nghiên cứu của Thụy Điển, Trung Quốc giờ đây là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ sáu thế giới sau Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh. 

Ảnh: Wordpress

Nhưng "trong khi lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang gia tăng, thì phần lớn đó là kết quả của việc Pakistan nhập khẩu vũ khí nhiều hơn từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã không đạt được đột phá lớn trong bất kỳ thị trường quan trọng nào khác", báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) kết luận.
Theo báo cáo, Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, thế chân Trung Quốc khi chiếm khoảng 10% lượng tiêu thụ vũ khí toàn cầu.
Trong 5 năm qua, Ấn Độ nhập khẩu các vũ khí lớn tăng 38% giai đoạn từ 2007 - 2011. Tính ở cấp độ khu vực, châu Á đã đứng đầu trong nhập khẩu vũ khí.
SIPRI nói, khá gần với Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan với lượng nhập khẩu vũ khí mỗi nước chiếm 5% doanh số toàn cầu. Pakistan đã nhận được "số lượng lớn máy bay chiến đấu trong giai đoạn này: 50 chiếc JF-17 từ Trung Quốc và 30 chiếc F-16 từ Mỹ", viện nghiên cứu của Thụy Điển nhấn mạnh.
SIPRI cho hay, Trung Quốc - nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong giai đoạn 2006-2007 giờ đây đã tụt xuống thứ 4 do sự cải tổ ngành công nghiệp vũ khí trong nước và gia tăng xuất khẩu vũ khí.
Ước tính, Ấn Độ có thể chi tiêu nhiều hơn 100 tỉ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong 15 năm tới. Viện nghiên cứu đã đưa ra một số hợp đồng lớn gần đây của Ấn Độ như 126 máy bay chiến đấu, 120 Su-30MK và 16 chiếc MIG-29K từ Nga, 20 máy bay Jaguars từ Anh. Một số thỏa thuận khác gồm máy bay vận chuyển, tàu ngầm, tàu hải quân, xe tăng, vũ khí loại nhỏ và pháo.
Nghiên cứu của SIPRI cho thấy, trong 5 năm qua (2007-2011), lượng nhập khẩu vũ khí quân sự của châu Á và châu Đại Dương tăng 44%, trong khi con số này của châu Âu là 19%, Trung Đông là 17%, Bắc và Nam Mỹ là 11% và châu Phi 9%. Top 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ (10% toàn cầu), Hàn Quốc với 6%, Trung Quốc và Pakistan đều là 5% và Singapore là 4%.
Thái An (theo onlinenews)