Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

2.7.12

Xóa đi nỗi sợ hãi trong dân

Muốn được nghe sự thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe, có năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy…

Tiếp xúc với cử tri tại TP. HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói những lời “gan ruột”: “Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước, với Đảng, với nhân dân, với bộ máy này. Chúng ta đã phải đổ nhiều xương máu mới có được. Nên khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng” và “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động. Tại sao người khác nói mà mình không dám nói? Phải nói để sáng rõ và có một chân lý. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi!”
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Có lẽ không chỉ riêng cử tri TP HCM mà nhiều và rất nhiều cử tri cả nước đều muốn nói lên những điều bức xúc từ cuộc sống, những lời nói thẳng, nói thật!

Không dũng cảm đối mặt với sự thật, chúng ta không chỉ có lỗi với Đảng, với đất nước của ngày hôm nay mà còn có lỗi với tương lai dân tộc.

Mình cũng chia sẻ với Chủ tịch khi ông nói: “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ…”.  Thốt lên điều cay đắng này, chắc người đứng đầu đất nước đã phải nhiều đêm trăn trở. Tại sao một thể chế “của dân, do dân, vì dân” mà người dân và cả đảng viên lại phải sợ khi nói lên sự thật?

Vâng, thưa Chủ tịch! Đúng là muốn được nghe sự thật hay nói cách khác, để người dân nói thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe và năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn cần phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy. Ông Hữu Thọ, một cây đại thụ trong làng báo đã có lần nói rằng: “Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe””.

Nhớ lại cách đây ít lâu, trong bài “Em biết thầy sẽ… im lặng” trên BLOG, mình đã viết:” Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại”.

Chủ tịch Nước đã nói, "phải hành động thôi".
Xin các cấp lãnh đạo hãy bắt đầu bằng việc xóa đi nỗi sợ hãi trong dân.
Bạn có nghĩ như mình hay không?

Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

Theo dantri.com.vn

25.6.12

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: chống tham nhũng thành công phải chấp nhận đau đớn

Với phong cách gần gũi, cởi mở, bao giờ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẵn lòng dành cho báo chí những cuộc trò chuyện thẳng thắn trước nhiều vấn đề “nóng” của đất nước, được đông đảo cử tri quan tâm.

Ngay sau hai buổi tiếp xúc cử tri hôm thứ bảy (23-6), Chủ tịch nước dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện, cũng là những lời chân tình với cử tri.

Chủ tịch nước nói: “Không khí của cuộc tiếp xúc cử tri chiều thứ bảy tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM là khá “nóng”. “Nóng” là phải thôi. Và chính cái “nóng” đó (những ý kiến phát biểu) đã phản ánh được hơi thở của cuộc sống, của đời sống dân sinh, dân chủ ở thực tại”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Không được bỏ qua bất kỳ biểu hiện tham nhũng nào

* Thưa Chủ tịch nước, nhiều cử tri bất bình trước những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thiếu gương mẫu của một bộ phận người có chức vụ cao. Sự việc xôn xao gần đây là vụ xây dựng nhà cửa “hoành tráng” của con trai bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Nhiều cử tri cho rằng với đồng lương của cán bộ, công chức như hiện nay sẽ rất khó làm được cơ ngơi như thế…

- Tôi đã nhiều lần chia sẻ chân tình với cử tri, nếu chống tham nhũng không thành công thì việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 – một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay – đang rất được nhân dân trông đợi sẽ không thể thành công được. Anh không thể nói trước nhân dân rằng mình không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trong khi lại tham nhũng, tiêu cực và do vậy, dân cũng sẽ không thể tin bộ máy được trong sạch. Chống tham nhũng thành công thì những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chắc hẳn sẽ tốt dần lên.

Còn việc kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức là chuyện đại sự. Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu quả để có thể kiểm soát được các “giao dịch ngầm”. Chúng ta luôn mong muốn hạn chế bị ăn cắp, ăn trộm, bòn rút của công hay các giao dịch vì mục đích tiêu cực, nhưng với chế độ sử dụng tiền mặt đại trà như hiện nay sẽ không thể kiểm soát, thậm chí tham nhũng sẽ ngày càng tệ hại hơn.

Với trường hợp cụ thể liên quan đến gia đình anh Quyến (ông Bùi Thanh Quyến, ủy viên Trung ương Ðảng, bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) thì Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra. Báo chí nêu nhiều như thế, nhưng thực tế ra sao phải chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Cho đến giờ này, ngoài thông tin báo chí nêu, tôi chưa nhận được thông tin gì khác ở trường hợp nêu trên, nên phải chờ kết quả kiểm tra xem cái gì đã xảy ra ở đó.

* Nhưng thưa Chủ tịch nước, từ vụ việc cụ thể như vậy, nhiều ý kiến đặt vấn đề tính thực chất, hiệu quả của biện pháp kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?

- Quy định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt đại trà, thì vẫn rất lo ngại sẽ còn tình trạng giấu giếm tài sản, thu nhập bất chính, chưa kể tình trạng rửa tiền thông qua kênh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng thương mại… Trong khi đó, hiệu quả của một số biện pháp kiểm soát như đã áp dụng còn hạn chế. Ðó là điều rất rõ, nên cần phải thay đổi, bổ sung biện pháp kiểm soát hữu hiệu hơn.

Về lâu dài, phải hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong các giao dịch để có thể khống chế, kiểm soát được các “giao dịch ngầm”, các khoản thu nhập không rõ nguồn gốc.

Nếu người ta biếu nhau bằng nhà, đất, xe cộ… thì có thể kiểm soát được bằng biện pháp kê khai, công khai để tổ chức, nhân dân giám sát, khó có thể che đậy được tai mắt của dư luận, báo chí. Nhưng nếu họ biếu nhau bằng tiền thì sẽ rất khó khăn để kiểm soát trong điều kiện hiện nay.

Tuy nhiên, trước hết là những gì đã phơi bày trong cuộc sống, người dân, báo chí phản ánh thì nhất định phải được làm rõ, có kết luận và công khai để nhân dân biết. Tại cuộc tiếp xúc cử tri ở Ủy ban MTTQ VN TP.HCM hôm thứ bảy vừa qua, có một ý kiến phản ảnh về một cán bộ cấp cao được cấp đến mấy suất đất. Hay một ý kiến khác nói rằng có trường hợp “chiêu đãi” đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm “vui vẻ” với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn…

Tôi đã cử ngay cán bộ đến tiếp xúc với những người phản ảnh công khai hai trường hợp trên để phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ, trả lời kết quả cho cử tri. Hằng ngày có nhiều thông tin phản ảnh như thế. Nói tóm lại, đừng bỏ qua và nhất định không được bỏ qua bất kỳ dư luận nào, nếu dư luận nêu đúng thì phải xử lý, nếu nói sai cũng phải được thanh minh cho rõ ràng, trả lại sự trong sạch cho những cá nhân, tập thể bị phản ảnh không đúng.

“Tôi muốn nghe sự thật”

* Trở lại không khí của buổi tiếp xúc cử tri tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, đa số ý kiến nêu bức xúc, có lúc gay gắt, ít thấy lời khen. Có ý kiến e ngại không khí đó làm cho tình hình đất nước thêm phần nặng nề, thiếu phấn khởi, kém đi phần tươi sáng… Riêng cảm nhận của Chủ tịch nước như thế nào về bầu không khí đó?

- Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật.

Tôi là đại biểu của dân, phải nghe để hiểu lòng dân đang muốn gì ở Ðảng, ở Nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và trong tương lai của đất nước. Với tôi, không có gì lấy làm khó nghe, mà ngược lại thấy rất thích thú. Cái gì đúng cần được ghi nhận, biểu dương. Cái gì cô bác cử tri, báo chí chê trách đúng, cần nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa.

Cuộc sống đang diễn ra như thế nào thì cần nói thế đó, không được quy kết thế này thế kia và như vậy không phải là người đại biểu của dân. Những gì dân còn muốn nói với người đại biểu của mình, muốn lãnh đạo biết, hay các phản ánh của báo chí thì suy cho cùng những ý kiến đó cũng nhằm mong muốn phản ánh sự thật, phản ánh những điều nóng bỏng của cuộc sống, mong muốn sớm được giải quyết, chứ không có ý làm cho vấn đề nóng lên hay làm phức tạp thêm.

* Thưa Chủ tịch nước, hội nghị trung ương 5 đã đưa ra quyết sách mạnh mẽ là thay đổi cách tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng, cụ thể là Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành bộ máy này. Với một quyết sách như vậy, người dân có thể trông đợi gì ở kết quả phòng chống tham nhũng?

- Khi đưa ra quyết sách như vậy, trung ương đã có nhiều cân nhắc, tính toán. Với tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng trước đây, sau một khóa thực hiện chức trách của mình, tuy đạt được một số kết quả nhưng mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì rõ ràng chưa đạt được như nhân dân mong đợi. Ðại hội XI của Ðảng đã kết luận rất rõ điều này.

Trung ương cũng nhận thấy tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng như vừa qua có phần không thích hợp thì nay cần được thay đổi và tổ chức làm sao để thích hợp hơn. Mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Việc thay đổi tổ chức bộ máy chỉ đạo chống tham nhũng cũng là để thực hiện mục tiêu này, tạo được chuyển biến rõ rệt, đáp ứng mong đợi của nhân dân.

Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi và “ra tay” cỡ như vậy cũng đã là cao nhất. Nhân dân đang rất trông chờ kết quả từ quyết sách mới.

Mong đồng bào cử tri và cán bộ, đảng viên đều phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm cao, cả báo chí nữa, đóng góp vào công cuộc phòng chống tham nhũng đạt kết quả theo mong đợi của nhân dân. Tôi tin rằng tình hình sẽ có chuyển biến tích cực tới đây.

* Chủ tịch nước đã có lần nói thẳng với cử tri nếu chống tham nhũng không thành công và kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức như nhận định lâu nay thì ngay bây giờ đã có thể dự thảo được báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết trung ương 4…

- Dứt khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không thể để nghị quyết trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công.
Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này.

Nhiều cử tri TP.HCM đã nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn (hối lộ) thì cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn”, nghe thật xót xa, đau đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác.

Công tác quản lý cán bộ có vấn đề

* Tuy nhận trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ðinh La Thăng cho rằng quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải VN là đúng. Nhiều cử tri rất than phiền về điều này, chưa kể việc ông Dũng dễ dàng trốn thoát… Thưa Chủ tịch nước, quy trình bổ nhiệm có vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?

- Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?

Tôi cho rằng trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử tri sẽ không đồng tình. Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.

Trách nhiệm của người bổ nhiệm trong trường hợp này là đánh giá sai con người. Tất nhiên không phải trường hợp bổ nhiệm, đề bạt nào cũng như thế cả. Nhưng ở đây có thể thấy công tác quản lý cán bộ có vấn đề, cán bộ đã hỏng rồi mà không biết. Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ.

“Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào” – Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

QUỐC THANH – VIỄN SỰ (TTO)

8.6.12

Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang làm đất nước yếu đi


Tôi rất tâm đắc với nhận định của ĐB tỉnh Quảng Trị, ông Lê Như Tiến và ĐB tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Đồng Hữu Mạo trong phiên thảo luận về tình hình KTXH đất nước năm 2011 và những tháng đầu năm nay khi cho rằng: Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang làm yếu đi kỷ cương phép nước và làm yếu đi nền kinh tế; làm hại cho sự phát triển xã hội của đất nước.
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Thảo luận về tình hình KTXH nhưng không ít ĐBQH đã đề cập tới nạn tham nhũng, lãng phí cũng là có cái lý của họ. Bởi, tham nhũng, lãng phí đang có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực trong nền kinh tế: Đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư, xây dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ… Những lĩnh vực mà theo như nhận xét của ĐB là rất màu mỡ. Đáng nói hơn, chính từ những sai phạm ấy đã dẫn đến những hệ luỵ khôn lường cho đất nước: Không chỉ suy yếu về kinh tế mà chúng ta còn khiến lòng tin vào chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong dân bị giảm sút nghiêm trọng. Một khi lòng tin mai một thì vô hình trung, chúng ta đã đánh mất đi "hậu phương” vững chắc, sự đồng lòng của toàn dân.

Bắt đúng bệnh, cắt đúng thuốc nhưng những con bệnh có chịu uống thuốc và uống có đủ liều không? - băn khoăn ấy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - ĐBQH Hà Nội cho thấy: Tham nhũng, lãng phí quả đã là "quốc nạn” nếu không làm sao chúng ta phải lo trị bệnh cấp tốc đến như vậy! Trên thực tế, để trị quốc nạn này dù khó nhưng vẫn làm được. Vấn đề chỉ là chúng ta có đủ dũng khí, đủ bản lĩnh và đủ quyết tâm hay không? Cử tri và nhân dân đang trông chờ vào vai trò của mỗi đảng viên, đặc biệt là vai trò của những đảng viên đồng thời là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đứng đầu các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. "Đã là trọng bệnh thì phải dùng biệt dược, không thể chỉ xoa bóp ngoài da” và phải có biện pháp "cưỡng chế” họ uống thuốc đặc trị - đòi hỏi ấy không phải chỉ của ĐBQH mà còn là đòi hỏi của cử tri và nhân dân cả nước trong cuộc chiến chống tham nhũng vì sự phồn vinh của dân tộc.

Hoàng Mai

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=51224&Style=1
Báo Vì Dân đặt lại tiêu đề

6.6.12

Tiền tham nhũng chia theo cấp bậc


Để tăng thu nhập cho nhân viên, trưởng trạm y tế xã ở Đồng Tháp chỉ đạo thuộc cấp ghi khống hàng nghìn đơn thuốc để chiếm đoạt tiền, chia nhau hưởng lợi theo hệ số lương.

Chiều 5/6, TAND thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) tuyên phạt Bùi Phước Thiêm (nguyên Trưởng Trạm Y tế xã Tân Thuận Tây) 4 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

Liên quan đến vụ án, 7 bị cáo khác nguyên là thuộc cấp của Thiêm bị phạt 2-3 năm tù nhưng được hưởng án treo về cùng tội danh.

Theo cơ quan công tố, lợi dụng nhiệm vụ được giao ông Thiêm chỉ đạo cấp dưới ghi khống đơn thuốc khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi. Từ năm 2008 đến lúc bị phát hiện vào tháng 4/2010, Trạm Y tế Tân Thuận Tây đã ghi khống trên 4.200 đơn thuốc, chiếm đoạt gần 130 triệu đồng.

Số tiền tham nhũng này ông Thiêm chỉ đạo chia theo công sức đóng góp và hệ số lương của từng người.

Nguồn: Sưu tầm.

5.6.12

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kế sách chống tham nhũng

Kính gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiên cứu, tham khảo để đưa ra những kế sách hay giúp nước.
HIẾN KẾ GIÚP NƯỚC
Trong thời nào cũng vậy, từ thời xa xưa trong những đời vua sáng trị vì đất nước đều trọng dụng những người tài có những kế sách hay giúp nước. Kế sách đó có thể là chống ngoại xâm hoặc để phát triển kinh tế. Trong thế giới ngày nay, một số nước đã có những kế sách hay để điều hành đất nước và trở nên giàu có. Nhiều đất nước trước đây với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn nhưng với sự điều hành tuyệt vời mà họ đã bứt phá trở lên giàu có mà các nước phải học tập. Điển hình như đất nước Hàn quốc, Sinhgapo…hay một số nơi như Hồng Kông, Đài Loan… và như đất nước Nhật Bản với tài nguyên không có gì và thiên tai đe dọa nhưng đã trở thành cường quốc trên thế giới. Quản lý đất nước cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật pháp trị. Một số đất nước có thu nhập cao, đời sống cao, kinh tế phát triển trước đây cũng xuất phát điểm thấp nhưng nhờ việc quản lý đất nước giỏi mà đã thành công.
Chống tham nhũng và rửa tiền chính là góp thêm vốn cần thiết cho sự phát triển
Tôi là một người công dân nhưng được học, nghiên cứu về pháp luật. Là một người con trên quê hương Hà Nam. Tôi xin đem sức nhỏ bé của mình hiến kế để giúp đất nước ngày một phát triển.
Trong thời gian qua, đất nước ta đã có bước phát triển về kinh tế xã hội. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Việt Nam là đất nước còn nghèo, kinh tế phát triển chưa bền vững còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Về thu nhập, mức sống của người dân Việt thuộc tốp sau của thế giới ( thu nhập còn thấp GDP đầu người khoảng 1200 USD/ năm). Tuy nhiên mức thu nhập chia ra thì như vậy nhưng thực tế đa số người dân làm gì có thu nhập khoảng 2 triệu 1 tháng trên đầu người, Tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo quá lớn có người chỉ thu nhập mấy trăm nghìn một tháng, điều đó là thực tế chúng ta phải nhìn nhận.
Nói đến trí tuệ người Việt Nam, trong cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình. Việt Nam là đất nước mà con người chịu thương chịu khó, hiền hòa và có trí tuệ. Đối với hai đế quốc lớn trước đây, trường kỳ gian khổ nhưng chúng ta cũng đánh bại. Đến hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ông cha ta vẫn vùng lên chống lại khi có cơ hội, là đất nước nhỏ bé nhưng đã đánh bại các thế lực xâm lược lớn. Trên thế giới có ở đâu có nữ tướng Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa và xưng Vương. Con người Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam tài tình lắm. Tuy nhiên, trải qua bao biến cố lịch sử đau thương đã mấy chục năm mà đất nước Việt Nam cũng như người dân Việt Nam còn nghèo lắm. Đọc những bài báo nói về trẻ em ở vùng cao đi học mà rơi nước mắt. Các em học sinh cấp 2 ở vùng cao Hà Giang, Yên Bái phải ở nội trú những lán tự dựng lên. Cuộc sống quá khó khăn điện không có chỉ có ít gạo nhà mang đến. Chủ yếu các em ăn cơm tự thổi bằng củi đi kiếm. Những lúc rỗi các em bẫy được con chuột đó là bữa ăn tươi của các em. Đọc bài báo đó thật cảm động và thấy rằng những người có lương tri phải xót xa.
Chống tham nhũng và rửa tiền chính là góp thêm vốn cần thiết cho sự phát triển
Một thực tế trong thời gian gần đây, lực lượng công nhân đình công quá nhiều là do tình trạng lương không đủ sống, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Hiện nay, ta thấy ở các thành phố lớn có nhiều nhà xây đẹp lộng lẫy nhưng tỷ lệ đó rất ít ỏi so với số đông người dân còn nhiều khó khăn. Vậy sau gần 40 năm hòa bình mà dân ta còn khó khăn quá. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao đó là theo tiêu chí Việt Nam.  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ ra một số yếu kém của đảng cần phải khắc phục ngay. Đảng đã rất thành thật và một thực tế nhức nhối còn đang diễn ra như:
- Người dân mất niềm tin vì tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ, chạy chức chạy quyền còn phổ biến. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo mức báo động. Tình trạng đó gây lên nguy cơ người dân mất niềm tin vào Đảng, nguy cơ đối với Đảng, với Nhà nước mà chúng ta đang thực hiện  việc chỉnh đốn Đảng.
Ngoài ra ta thấy đại đa số người dân còn rất nghèo chưa được hưởng hạnh phúc sung sướng sau hòa bình mà còn đang hang ngày chật vật với miếng cơm manh áo.
- Về đất đai (nơi ở) của người dân quá đắt không phù hợp thu nhập đời sống của người Việt Nam. Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên MT đã nói: Đất đai đắt gấp 25 lần so với thu nhập và đời sống của người Việt Nam. Tình trạng các khu đất quy hoạch để ở mua bán đã lâu nhưng không có người xây dựng, thậm chí những biệt thự bỏ hoang mà người muốn một tý đất cắm dùi không có. Tình trạng đầu cơ đất gây lãng phí đất đai cũng như tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Nếu số tiền đó không đổ vào đất là đầu tư chết thì đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh để sinh lời. Thị trường BĐS bong bóng gây ra lạm phát tiêu cực. Như nước Mỹ hùng mạnh như vậy mà thị trường BĐS sụp đổ làm cả toàn cầu điêu đứng. Theo tôi đất nước ta còn nghèo và kém phát triển thì chúng ta phải khắc phục ngay một số việc sau tôi xin được hiến kế giúp Đảng, Chính phủ:
1. Tình trạng tham nhũng, lãng phí , hối lộ còn nhức nhối nó làm đất nước nghèo đi không phát triển được. Thống kê thế giới cho thấy các nước nghèo thu nhập thấp là những nước tham nhũng cao. Ví dụ như về đầu tư xây dựng, tham nhũng, lãng phí đã và đang rút ruột Nhà nước, các công trình không đảm bảo chất lượng đó là tiền của người dân bị xà xẻo. Nếu không bị tham nhũng, lãng phí ta sẽ có tiền để xây nhiều công trình cũng như làm nhiều việc phúc lợi xã hội tốt đẹp.
Chống tham nhũng (Ảnh minh họa)
Tham nhũng lãng phí hối lộ như là bệnh dịch lan tràn khắp mọi nơi làm bóp méo toàn bộ xã hội: Xét xử thì sai, công trình bị xà xẻo. Cán bộ công chức thì làm sai miễn là đem lại lợi lộc đầy túi có tiền thì việc gì cũng xong mà không có tiền thì trì hoãn không làm. Vào bệnh viện bệnh nhân bị đối xử bất công. Nhiều nơi, có tiền hối lộ thì được quan tâm còn không thì vô trách nhiệm. Ngay đến bậc tiểu học, vào được trường điểm trường tốt theo dư luận thì còn mất hàng chục triệu đồng. Tình trạng đó gây tâm lý hoang mang cho xã hội, từ các cháu còn nhỏ tuổi cho đến người lớn bị đầu độc về nhân cách khi thấy sự bất công của xã hội. Tình trạng mãi lộ đối với ngành công an giao thông diễn ra nhức nhối trong toàn xã hội. Tình trạng chạy chức, chạy quyền diễn ra phổ biến. Tham nhũng, lãng phí, hối lộ đã và đang làm tha hóa nhân cách người dân, gây bất bình đẳng trong xã hội và làm nghèo đất nước. Đảng và Chính Phủ rất đau xót trước vấn đề này và quan tâm chặn đứng nhưng hiệu quả chưa cao. Vậy tôi xin được hiến kế như sau để chặn đứng tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ:
+ Khuyến khích người tố cáo tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Người bị tố cáo mà có hành vi nêu trên phải đưa ra khỏi ngành không cho làm việc nữa (nếu là cán bộ nhà nước) và phải có cơ chế bồi thường gấp 10 lần số tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Người tố cáo là người đưa hối lộ thì cũng không bị xử lý về pháp luật. Bởi vì theo như hiện nay, người hối lộ là bất đắc dĩ mới phải hối lộ, nếu không có không giải quyết được việc. Đối với người có hành vi tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ có công tố cáo, tự thú thì không phải chịu trách nhiệm xử lý về pháp luật chỉ phải bị xung quỹ nhà nước số tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Có cơ chế như vậy thì mới khuyến khích được việc tố cáo đối với những hành vi nêu trên, khuyến khích những thành phần tự thú nếu đã trót vi phạm.
Hơn nữa, trong nội bộ cũng không dám tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ nữa vì sợ bị đồng bọn tố cáo lẫn nhau. Bởi vì, không thể một người tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ được mà thành đường dây. Quy định như trên tôi cam đoan rằng không ai dại gì mà vi phạm pháp luật. Nếu quy định như trên thì người muốn tham nhũng, nhận hối lộ cũng không dám nhận nữa vì họ sợ bị tố cáo, sợ bị mất việc làm và bồi thường. Chỉ một quy định nhỏ thôi nhưng như cái vòng kim cô mà cán bộ công chức phải tuân thủ. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, hối lộ không còn nữa thì đất nước sẽ giàu, mọi cái đi vào trật tự, không còn tình trạng chạy chức chạy quyền nữa tìm được người tài giỏi ra giúp nước. Việc cai trị đất nước cũng là một thủ thuật pháp trị.  Mà tôi tin rằng chỉ nói xuông không được đâu, phải có thủ thuật từ đó mới chế ngự được lòng tham của con người.
Chống tham nhũng (Ảnh minh họa)
Cũng như các nước bạn (Singapore) chính phủ trong sạch nhất thế giới tại sao bạn làm được. Họ cũng có thủ thuật riêng xử lý rất nghiêm minh đối với tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, hối lộ. Quan chức Singapore muốn vi phạm cũng không dám vì có chế tài xử lý quá mạnh. Đất nước Singapore trong sạch họ mới giàu có như vậy. Đất nước nghèo đói là đất nước có tỷ lệ tham nhũng, tham ô, hối lộ, lãng phí cao nhất thế giới. Tuy những quy định trên có thể cứng nhắc, không được lòng với đa số những người có lòng tham, hay có cơ hội tham nhũng, nhận hối lộ tuy nhiên theo tôi phù hợp với đa số lòng dân. Quy định như trên có phần khác với bộ luật hình sự về xử lý người có hành vi hối lộ, tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên chúng ta cần sự bứt phá ngoạn mục đề cao việc tố cáo của người dân. Những người đưa hối lộ mà là người tố cáo thì cũng không bị xử lý ( bởi vì là bất đắc dĩ mới phải đưa hối lộ, hối lộ là một trào lưu ( văn hóa phong bì) như phân tích ở trên). Hay người có hành vi tham nhũng, lãng phí, tham ô mà tố cáo vụ việc (tự thú) thì cũng được khuyến khích, không bị xử lý chỉ bị nộp tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô như đã nêu ở trên. Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, diệt trừ tận gốc lòng tham của con người.

2. Về đất đai chính sách của ta chưa quản lý tốt để tình trạng đầu cơ lãng phí quá nhiều. Người thì có quá nhiều đất để không, người thì không có mảnh đất cắm dùi. Đất đai quá đắt không phù hợp với thu nhập của người dân. Nhiều người sinh ra lớn lên ở Hà Nội mà không có lấy chỗ ở phải sống chen chúc trật hẹp. Đây là một thực tế đau lòng. Vậy muốn khắc phục tình trạng này cần phải lập lại trật tự, không để tình trạng giá cả vô lý như vậy xảy ra. Người có nhu cầu ở thật mới đầu tư đất để ở, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn đất đai như hiện nay. Việc không quản lý đất đai tốt gây nên tình trạng lạm phát, giá cả leo thang, sự bất bình đẳng trong xã hội xảy ra (người có quá nhiều nhà đất không ở hết, người thì không có tý đất cắm dùi) gây lãng phí đất đai. Hơn nữa tiền của trong dân đổ hết vào đất đai là tiền chết. Nếu số tiền đó đưa vào ngân hàng hay đầu tư sản xuất kinh doanh thì phát sinh lợi nhuận có ích cho xã hội. Từ đó dòng tiền nhàn rỗi sẽ đổ vào ngân hàng, chống lạm phát. Tôi xin được hiến kế như sau:
- Đối với mỗi cặp vợ chồng chỉ được sở hữu một mảnh đất duy nhất đang ở. Ví dụ như họ có con cái lớn thì khi lấy vợ lấy chồng thành một cặp cũng được sở hữu một mảnh đất. Còn vợ chồng đã ly hôn nếu có con rồi thì cũng mỗi người được sở hữu một mảnh đất. Đối với trường hợp người dân có dư tiền mà muốn đầu tư thêm đất thì nhà nước vẫn cho phép mua nhưng đánh thuế cao khi chuyển nhượng mảnh đất thứ 2 trở lên. Đối với nhà đất mua dưới 5 năm mà bán đi đánh thuế 100% giá trị lô nhà đất. Từ 5 năm trở đi mới bán thì đánh thuế thấp hơn 100% giá trị nhà đất, đến tròn 10 năm mới bán thì thuế như hiện nay 2,5% giá trị nhà đất. Nếu quy định như trên không còn tình trạng vay tiền ngân hàng mà lướt sóng đầu tư đất nữa chỉ có ai có thực tiền mới đầu tư mà họ xem có lãi hay không mới dám đầu tư. Vì dưới 5 năm mà đánh thuế cao như vậy thì họ cũng không dám đầu tư làm gì chắc sẽ không có lãi bằng thứ khác. Dòng tiền nhàn rỗi sẽ vào ngân hàng hoặc họ sẽ đầu tư cái gì sinh lời hơn như sản xuất kinh doanh và người có nhu cầu ở thật mới mua nhà đất thì giá nhà đất sẽ về đúng thực chất giá trị.
Quy định như trên sẽ xảy ra tình trạng gian dối, người có đất sẽ gian dối đó là mảnh đất duy nhất họ đang ở để chịu thuế thấp (2,5% giá trị nhà đất như hiện nay) khi bán nhà đất. Nếu có tình trạng đó xảy ra thì khuyến khích người dân tố cáo. (xem xét cả tố cáo không có tên bởi người dân ngại va chạm). Quy định người bị tố cáo gian dối sẽ bị tước hết nhà đất đang sở hữu (kể cả ngôi nhà đang ở) xung quỹ nhà nước. Nếu quy định nghiêm như vậy thì theo tôi không ai dám gian dối nữa, vì nếu gian dối sẽ mất tất cả, do vậy ta đã phòng tránh được tình trạng gian dối về không chịu nộp thuế cao đối với việc mua bán mảnh đất thứ 2 trở lên (tức gian dối là kê khai mảnh đất duy nhất chứ không phải mảnh đất khác).

Vậy vấn đề đặt ra là người bán nhà đất và người mua nhà đất sẽ thông đồng với nhau để chịu thuế thấp thì lại có quy định. Nếu ai tố cáo việc gian dối khi khai thuế nêu trên thì người tố cáo (kể cả người tố cáo là người mua nhà đất) sẽ được ½ số nhà đất xung quỹ nhà nước nêu trên. Tức là nhà nước tặng cho họ ½ số nhà đất người bán nhà đất còn lại. Vì thường thì người mua nhà đất mới biết rõ về mảnh đất mình mua. Có quy định như vậy người bán nhà đất khi kê khai thuế gian dối sẽ không dám gian dối nữa và người mua nhà đất( là người tố cáo hoặc ai đó tố cáo) được số tài sản lớn như vậy thì họ mới tố cáo chứ nếu không được gì thì sẽ không ai tố cáo bởi vì gây ảnh hưởng đến bản thân (quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ). Tôi cam đoan rằng nếu quy định như trên thì rất ít người dám mạo hiểm mà gian dối, từ đó cơ quan chức năng cũng không cần đến người phải đi giải quyết, điều tra là có gian dối nộp thuế hay không rất phức tạp.
Làm được quy định đó dòng tiền nhàn rỗi trong dân sẽ ít đổ vào đất mà gửi ngân hàng hay sản xuất kinh doanh. Từ đó nền kinh tế mới phát triển được không để tiền chết và sẽ không lạm phát nữa do tình trạng lũng đoạn giá cả của đất đai như hiện nay.
Trên đây là một số kế tôi xin hiến cho Đảng, Chính Phủ. Với tấm lòng trong sáng, thành tâm mong muốn đất nước được giàu có, dân được ấm no hạnh phúc. Đó cũng là mong mỏi của Đảng và nhà nước ta. Nếu cần người để giúp ích cho đất nước tôi xin nguyện cống hiến sức mình bằng những sáng kiến cụ thể hơn trên nhiều lĩnh vực.
Tôi xin có một đề nghị nhà nước ta có thể mở một cuộc thi tìm những ý tưởng hiến kế giúp nước. Chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng hay ứng dụng trong việc quản lý đất nước như thời cha ông ta đã từng làm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Địa chỉ Gmail: luong.hoa02@gmail.com. 

http://thutuongnguyentandung.net/ke-sach-chong-tham-nhung-gui-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tham-khao.html

29.5.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng vẫn là vấn đề nổi cộm


“Chỉ số PAPI giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như cộng đồng phát triển quốc tế hiểu được tâm tư, nguyện vọng, trải nghiệm của người dân. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm bớt tham nhũng, cải thiện hiệu quả và hiệu lực của công tác quản trị công, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính công” - bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khẳng định như vậy tại buổi công bố kết quả khảo sát trên phạm vi toàn quốc, diễn ra hồi đầu tháng này.

Mặc dù tham nhũng là một vấn đề rộng, song để thuận lợi cho phân tích, Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) tập trung phân tích những vấn đề như lạm dụng công quỹ vào mục đích riêng; tầm quan trọng của việc thân quen (vị thân) khi xin hoặc thi vào làm việc trong khu vực Nhà nước; vòi vĩnh và đòi hối lộ trong xử lý các thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ y tế và giáo dục; nhận thức của người dân về quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và cảm nhận về hiệu quả của những nỗ lực CTN của các cơ quan Nhà nước. 

Dân Hải Phòng phải đưa hối lộ nhiều nhất

Khi được hỏi về một số hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực công, nhiều người cho rằng: Có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công (31%), xin việc vào làm trong khu vực Nhà nước (29%), để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường (17%) và trong xin cấp giấy phép xây dựng (16%)…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN. 
Đáng chú ý, các vấn đề liên quan đến đất đai và quản lý đất đai (chẳng hạn như thiếu công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); thu hồi và giá đền bù đất) thường có nguy cơ tham nhũng cao và là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa người dân và các cấp chính quyền.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương. Cứ 8/10 người được hỏi cho biết, không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường.

Gần 2/3 người dân không biết tới đâu để tìm kiếm thông tin về khung giá đất được chính quyền địa phương chính thức ban hành. Ở tỉnh Trà Vinh, hơn 90% số người được hỏi không biết tìm kiếm thông tin này ở đâu. Tỉ lệ này ở Hòa Bình khoảng 30%.  

Trong số gần 30% hộ gia đình bị thu hồi đất, chỉ số ít cho biết, giá đền bù đất là xấp xỉ giá thị trường. Ở Bến Tre, khoảng một nửa số người được hỏi cho biết, giá đền bù xấp xỉ giá thị trường, đưa Bến Tre trở thành tỉnh được người dân đánh giá có vẻ là công bằng nhất về giá đền bù đất. Trong khi đó, 100% số hộ bị thu hồi đất ở Đắk Lắk cho biết, giá đền bù thấp hơn giá thị trường. Trung bình toàn quốc chỉ có 12,86% số hộ bị mất đất cho biết, giá đền bù gần với giá thị trường. Tỉ lệ này thấp hơn con số 17% của năm 2010.

Trong quản lý đất đai, thủ tục và dịch vụ hành chính liên quan đến chứng nhận quyền SDĐ là nội dung mà người dân còn phàn nàn nhiều nhất. Người dân không những chưa hài lòng với dịch vụ và quy trình thủ tục, mà còn phàn nàn nhiều về thái độ làm việc của công chức và thủ tục nhiêu khê. 

Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng trong khu vực công, trên toàn quốc có 21% người trả lời cho biết, hối lộ để làm xong thủ tục về chứng nhận quyền SDĐ là cần thiết! 

Về mức tiền hối lộ để có được giấy chứng nhận quyền SDĐ, người dân Hải Phòng dường như phải chi nhiều nhất bởi giá trị trung bình ở ngưỡng 9,8 triệu đồng. Ngược lại, ở Hà Giang người dân hầu như không phải đưa hối lộ để làm xong thủ tục này. Ở Sơn La, 79,01% cho biết, không phải đưa hối lộ để nhận được giấy chứng nhận quyền SDĐ. Ngược lại, tại Hưng Yên, hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn bởi chỉ có 29% người dân cho biết, không phải đưa hối lộ khi đi làm giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Ngoài ra, 13% người dân cho rằng, cán bộ chính quyền dùng công quỹ vào mục đích riêng.

“Đây là những phát hiện được tổng hợp ở cấp quốc gia. Những phát hiện này không thay đổi nhiều khi lấy kết quả khảo sát ở 5 TP trực thuộc T.Ư để phân tích so sánh với 57 tỉnh còn lại. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của tham nhũng và hối lộ ở khắp các tỉnh, TP”, đại diện UNDP khẳng định. 

Khoảng cách lớn trong kiểm soát tham nhũng

Kiểm soát tham nhũng là trục nội dung có mức độ khác biệt nhiều giữa các tỉnh/TP, ở cả cấp độ mẫu khảo sát và cấp tỉnh. Khoảng cách về điểm số trung bình giữa nhóm đạt điểm cao nhất và nhóm đạt điểm thấp nhất là 2,33 điểm. Khi so sánh điểm trung bình của các tỉnh/TP, điểm số cao nhất (7,269 của Long An) cao hơn nhiều so với điểm số thấp nhất (4,944 của Cao Bằng).

Các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bình Định, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Nam Trung bộ và Nam bộ thuộc nhóm đạt điểm cao nhất. (10 địa phương đứng đầu và 12/15 địa phương đứng đầu là các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ).

Trong số 10 địa phương đạt điểm thấp nhất có Quảng Ninh, Trà Vinh, TP Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Tây Ninh, Ninh Bình, Ninh Thuận và Lâm Đồng (với sự kết hợp của nhiều đặc điểm địa lý, xã hội như đô thị, miền núi, duyên hải, cao nguyên và đồng bằng).

Số người dân cho rằng, chính quyền tỉnh/TP nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng khá thấp. Trên toàn quốc, chỉ có 22,95% số người được hỏi cho rằng, chính quyền tỉnh/TP của họ đã nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng được phát hiện. Tỉ lệ này ở Hà Nội là cao nhất (50,66%), ở Bạc Liêu là thấp nhất (5,39%).

Theo kết quả khảo sát trên toàn quốc, 46,52% số người được hỏi cho biết, không có hiện tượng phải đưa hối lộ để được chăm sóc y tế tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận, và 59,14% cho biết, không có hiện tượng phụ huynh học sinh phải đưa hối lộ để con em mình được quan tâm hơn, và ở trường tiểu học công lập để học sinh được quan tâm đặc biệt hơn là 1,2 triệu đồng. 

Vậy nhưng, đã có sự khác biệt lớn khi xét đến trải nghiệm thực tiễn của người dân đối với vấn đề hối lộ ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận. Hành vi nhũng nhiễu này dường như xảy ra thường xuyên ở bệnh viện tuyến quận/huyện ở tỉnh Quảng Ngãi khi có tới 100% số người trả lời hoặc trực tiếp hoặc đưa người thân đi khám, chữa bệnh cho biết, đã phải đưa thêm tiền ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ. Tỉ lệ này ở tỉnh Đắk Nông là thấp nhất, với 19,83%. Tỉnh Bình Phước có số người dân phản ánh tình trạng tương tự rất gần với số trung bình toàn quốc - 55,05%. Về số tiền đã phải chi ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ, con số trung vị cấp tỉnh được người dân cho biết thông qua khảo sát có giá trị lớn nhất là 29,2 triệu đồng ở tỉnh Cà Mau, và thấp nhất là Điện Biên, ở mức 5 nghìn đồng. 

Về số tiền chi ngoài quy định ở trường tiểu học trong học kỳ vừa qua, giá trị trung vị lớn nhất là ở Hải Phòng, với mức 11,2 triệu đồng. Số tiền trung vị thấp nhất gần bằng giá trị ‘0’ ở Quảng Ninh. Đây là những thái cực đáng lưu ý khi so với giá trị trung bình chung toàn quốc là 1,2 triệu đồng.

An Hà

http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/tabid/73/newsid/2995/seo/Tham-nhung-van-la-van-de-noi-com/Default.aspx

16.5.12

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng


Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về vấn đề sửa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính Trung ương.
Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng - Ảnh: VGP
Sáng 15-5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới với hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường cùng nhiều ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận.
Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012-2020, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chặt chẽ, khoa học
Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Tại Hội nghị, Trung ương nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.
Trung ương cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hội nghị thống nhất, cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửa đổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Đất đai: Hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư
Hội nghị nhất trí cho rằng: Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc - Ảnh: VGP
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.
Lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị
Trung ương Đảng nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư - Ảnh: VGP
Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng, chống tham nhũng; tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh uỷ, thành uỷ.
***
Ưu tiên điều chỉnh tiền lương công chức
Về chính sách xã hội, Trung ương yêu cầu, phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay; ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 – 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
H. Thành (Theo TTXVN)



28.4.12

Nếu là thủ tướng, Medvedev sẽ làm gì?


Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga, Dmitry Medvedev, trong buổi trả lời phỏng vấn cuối cùng với đài truyền hình quốc gia đã nhìn nhận lại các thành công và thất bại suốt bốn năm ở điện Kremlin và phác thảo kế hoạch chính sách tương lai nếu trở thành thủ tướng.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Wordpress 
Tái tạo kinh tế

Medvedev, người có nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc vào 7/5, nói rằng, tạo ra các điều kiện để đa dạng hóa nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục là một tâm điểm trong chính sách kinh tế của ông nếu ông trở thành người kế nghiệm Vladimir Putin ở cương vị đứng đầu chính phủ.

"Tôi không hoàn toàn hài lòng với các thành tựu của chính phủ trong nhiệm kỳ này", ông chỉ ra thực tế rằng, 70% xuất khẩu của Nga là nguyên liệu thô. Ông cảnh báo, sự phụ thuộc lớn của Nga vào xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ trở thành nguy cơ lớn cho phát triển tiếp theo.

Nếu là một thủ tướng tương lai, ông Medvedev nhấn mạnh, ông sẽ cống hiến hết sức mình để thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga từ 4% hiện tại lên ít nhất 6%, và giữ tỉ lệ lạm phát ở mức dưới 5%.

Đồng thời, vị tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga cũng hứa rằng, ông sẽ thay đổi cơ cấu chính phủ. "Đây là ý định của tôi, và nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý định của Tổng thống đắc cử Vladimir Putin trong việc thay đổi các thành phần chính phủ hiện tại", ông Medvedev nhấn mạnh rằng, sẽ có thêm nhiều gương mặt mới trong chính phủ của ông.

Ông nói sẽ trưng cầu ý kiến của các thành viên "trong chính phủ mở" trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. "Nếu có được sự tín nhiệm (trở thành thủ tướng), tôi sẽ đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội quan trọng thông qua nền tảng ấy", ông nói.

Chống tham nhũng

Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Medvedev đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng. Ông nói đó là bổn phận của quốc gia. Ông khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Nga hiện đang vào giai đoạn "mạnh tay nhất".

"Khoảng 50% các thống đốc đã bị thay thế trong nhiệm kỳ của tôi, và rất nhiều trong số họ đang bị điều tra phạm tội". Tổng thống Nga cho hay, số lượng các vụ tham nhũng được ghi lại hoặc điều tra đang tăng mạnh.

Medvedev còn kêu gọi mọi người dân giúp đỡ chính phủ và các cơ quan hành pháp đấu tranh chống lại tham nhũng.

Trong khi đó, ông cam kết rằng, ông sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ các tài sản cá nhân và cải thiện môi trường đầu tư của Nga.

Ưu tiên đối ngoại

Tổng thống sắp mãn nhiệm Medvedev nói rằng, trong tương lai gần, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không có những thay đổi gì đáng kể. "Chúng tôi muốn làm bạn và quan hệ thương mại với tất cả mọi người".

Về chính sách với Mỹ, ông nhấn mạnh rằng, những năm ông làm tổng thống là "những năm tốt nhất" trong lịch sử quan hệ Moscow và Washington.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa tấn công phủ đầu nếu không đạt được tiến bộ trong hiệp ước phòng thủ tên lửa với Mỹ trong những năm tới.

Về quan hệ với các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, ông Medvedev đã ca ngợi người đồng nhiệm Belarusia - Alexander Lukashenko - trong việc thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Moscow.

Thái An (theo THX, AP)

17.4.12

Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền Trung Quốc


Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc có thể mất quyền lực nếu không giám sát chặt chẽ hơn với các lãnh đạo cấp cao để chống tham nhũng.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail

Trong bài xã luận xuất bản trên báo Cầu thị, ông Ôn lặp lại những cảnh báo trước đây rằng, nạn tham nhũng lan tràn trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có thể khiến “cả người dân và chính quyền tới chỗ diệt vong”. Ông cho rằng, tệ nạn tham nhũng phổ biến bởi "sự tập trung quyền lực và thiếu giám sát hiệu quả".

''Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. ''Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất của chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong. Đó là phép thử vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt”.

Ông Ôn nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các quan chức phải tiếp tục làm việc vì "một chính phủ trong sạch trong năm 2012". Ở bài xã luận có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.

Tuyên bố của ông Ôn được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đang là nghi can của một cáo buộc giết doanh nhân người Anh Neil Heywood đã làm chấn động Trung Quốc. Bản tin phát ngày 10/4 của Tân Hoa xã cho biết, ông Bạc bị đình chỉ chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Trong bài viết của mình, ông Ôn nói rằng, chính phủ nên xem xét yêu cầu các nhóm cốt cán trong đảng cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt đối với những người có vợ/chồng và con đã ra nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, tại một cuộc họp với cơ quan pháp luật, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo sẽ chống lại việc cho phép tham nhũng lan tràn trong chính phủ: "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với một đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.

Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, chính phủ sẽ đảm bảo chi tiêu ngân sách minh bạch hơn. “Chính phủ sẽ yêu cầu mọi cấp đưa ra tất cả nguồn thu chi trong báo cáo ngân sách". Ông cũng cam kết mọi thông tin chính phủ cần được công bố theo luật pháp sẽ được đưa ra nhanh chóng, chính xác và chi tiết.

Thái An (theo smh)

28.3.12

Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ


Báo Vì Dân xin gửi bạn đọc bài viết Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ của RFI Việt ngữ


Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Bản tin trên mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết là hôm qua, 26/03/2012, trong cuộc họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo « tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc.»
Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định là « nạn thâm ô tăng đều đặn trong lãnh vực quốc doanh » và « nơi nào mà bộ máy hành chánh tập trung nhiều, nơi nào có tài nguyên nhiều, có vốn nhiều, nơi đó tham ô hoành hành dễ dàng ». Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu phải ngăn cấm số tệ nạn như « sử dụng công quỹ, tiền thuế của dân để mua thuốc lá, rượu ngoại, quà cáp, tổ chức liên hoan, hội thảo ». Ông kêu gọi cán bộ cao cấp làm gương công khai hóa tài sản của bản thân và của vợ con.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham ô đe dọa chế độ. Ngay từ lúc mới lên cầm quyền cách nay 9 năm, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đương quyền cũng tuyên bố « tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ ».

Công luận càng ngày càng công khai tố cáo và đả kích cán bộ tham ô qua internet. Điển hình là hàng loạt cán bộ tham ô thích khoe khoang đồng hồ đắt tiền đã bị một blogger tố giác trên mạng internet, với hình ảnh và giá tiền cụ thể.

Người dân Trung Quốc cũng không còn thụ động chấp nhận bất công áp bức. Tháng 12 năm ngoái , dân oan làng Ô Khảm, tiếp theo đó là ít nhất hai làng khác ở Quảng Đông đã nổi dậy chống tình trạng cướp đất.

Theo nhận định của giới ly khai, cặp lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thất bại trong việc cải cách tạo cơ sở lành mạnh cho Trung Quốc phát triển bền vững.
Nguồn: RFI Việt ngữ

20.3.12

Top 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới


Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, Turkmenistan chiếm vị trí “quán quân” về tham nhũng. Trong top 10 quốc gia tham nhũng còn có cả Nga, Venezuela và Ukraine
Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) là thước đo được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đưa ra. CPI càng thấp hơn so với 10, tỷ lệ tham nhũng càng lớn.
Để tập trung vào các quốc gia có nhiều hoạt động kinh doanh, CNBC đã đối chiếu với danh sách 100 quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới của Ngân hàng Thế giới để xếp hạng các nước có độ minh bạch thấp. GDP được sử dụng tại đây đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity).
1. Turkmenistan
Turkmenistan
Turkmenistan
Điểm CPI: 1,6
Xếp hạng: 177/183
GDP đầu người: 8.274 USD
Nằm trong số 100 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, nhưng Turkmenistan lại là quốc gia có điểm CPI thấp nhất. Nước này cũng xếp bét trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Revenue Watch và Transparency International về độ cởi mở của Nhà nước trên tổng số 41 quốc gia giàu tài nguyên tham gia, nhất là về các chính sách đối với dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng.
2. Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Guinea Xích Đạo
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 34.732 USD
Tài sản của các gia đình quan chức tại Guinea Xích Đạo đang được kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ, Pháp và Anh. Teodoro Nguema Obiang Mangue – Bộ trưởng Bộ Nông Lâm, đồng thời là con trai tổng thống đã sử dụng ít nhất 5 công ty Mỹ làm vỏ bọc để tích lũy lượng tài sản khổng lồ mà Bộ Tư pháp nước này cáo buộc là do nhận hối lộ. Hiện Pháp cũng đang thu giữ 11 chiếc xe ôtô trị giá 6 triệu USD của gia đình Obiang để điều tra.
3. Venezuela
Venezuela
Venezuela
Điểm CPI: 1,9
Xếp hạng: 172/183
GDP đầu người: 12.233
Theo Freedom House, “chính phủ Venezuela đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, nhưng lại ít có những động thái làm giảm sự mơ hồ trong hệ thống chính sách, từ đó tạo khe hở để nạn tham nhũng hoành hành”. Các nỗ lực chống tham nhũng ở đây chủ yếu là nhằm vào các phe đối lập với tổng thống.
4. Angola
Angola
Angola
Điểm CPI: 2
Xếp hạng: 168/183
GDP đầu người: 6.120 USD
Kể từ tháng 3/2011, giới trẻ ở Angola đã liên tục biểu tình phản đối chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống José Eduardo dos Santos – người đã tại vị 32 năm ở quốc gia này. Việc sản xuất dầu mỏ chiếm tới 85% GDP của Angola. Tuy vậy, chỉ có 2 trên 8 công ty dầu mỏ, khí đốt được chính phủ “bao bọc”. Tại Angola, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh có lãi.
5. Paraguay
Paraguay
Paraguay
Điểm CPI: 2,2
Xếp hạng: 154/183
GDP đầu người: 5.181 USD
Báo cáo của Freedom House lại cho thấy tình hình nước này là “cực kỳ tham nhũng” dù chính phủ đương nhiệm Paraguay cam kết tăng cường minh bạch. Báo cáo này tiết lộ rằng các vụ tham nhũng ở đây nhiều khi không được mang ra xét xử do tòa án thiên vị những người giàu có và quyền lực. Còn các chính trị gia thì ngăn cản tòa án thực hiện các vụ điều tra. Họ cũng lên án tình trạng bắt giữ và tra tấn người trái phép của cảnh sát Paraguay.
6. Ukraine
Ukraine
Ukraine
Điểm CPI: 2,3
Xếp hạng: 152/183
GDP đầu người: 6.721 USD
Theo báo cáo của TI, 59% người dân Ukraine cho rằng các biện pháp phòng chống tham nhũng hiện tại của chính phủ là chưa hiệu quả. Kết quả của cuộc khảo sát Hệ thống quốc gia thống nhất 2011 cũng cho thấy các đảng phái chính trị lớn ở quốc gia này có rất ít hoạt động chống tham nhũng. Đã có nhiều lo ngại về chế độ pháp luật nước này sau khi cựu thủ tướng Yulina Tymoshenko và một vài thành viên chính phủ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực năm 2010.
Tuy nhiên, chính phủ nước này bác bỏ hoàn toàn tin tức trên và nói rằng các công tố viên không hề nhằm vào phe đối lập. Bà Tymoshenko đã bị kết án vào tháng 10 năm ngoái và sẽ phải ngồi tù 7 năm. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho rằng đây là hành động “làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế”.
7. Nga
Nga
Nga
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 19.840 USD
Theo khảo sát toàn cầu của TI đối với các CEO, trong tất cả các quốc gia công nghiệp hóa, Nga có lẽ là nước có khả năng tham nhũng nhất. Tuy rằng gần đây, nước này đã ký hiệp ước cam kết sẽ khởi tố các công ty Nga bị phát hiện đưa hối lộ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng, tòa án Nga chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, và nhân quyền cũng không công bằng.
8. Belarus
Belarus
Belarus
Điểm CPI: 2.4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 13.928 USD
Belarus tách khỏi Liên Xô năm 1991 và hiện nằm dưới quyền Tổng thống Alexander Lukashenko. Quốc gia này được tổ chức phi chính phủ Freedom House đánh giá là: “Tham nhũng do chế độ độc tài và sự thiếu minh bạch, cũng như không đáng tin cậy của chính phủ”.
9. Azerbaijan
Azerbaijan
Azerbaijan
Điểm CPI: 2,4
Xếp hạng: 143/183
GDP đầu người: 9.943 USD
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn tham nhũng ở Ajerbaijan đang rất trầm trọng. Nhân quyền bị lạm dụng, bạo lực chống lại báo chí và người biểu tình thường xuyên diễn ra và những người tình nghi phạm tội thường bị tra tấn rất nhiều. Có tới 47% người dân nước này đã phải đút lót để được sử dụng các dịch vụ công cộng.
10. Lebanon
Lebanon
Lebanon
Điểm CPI: 2,5
Xếp hạng: 134/183
GDP đầu người: 14.067 USD
Theo báo cáo của TI, 82% người dân Lebanon nói rằng nạn tham nhũng đang ngày càng trở nên tồi tệ trong vòng ba năm trở lại đây. 1/3 số người được hỏi cho biết họ phải “lót tay” cho quan chức để được tiếp cận các dịch vụ công cộng. Vì vậy, từ năm ngoái, TI đã thực hiện chiến dịch “Thức tỉnh tham nhũng” để đấu tranh giành quyền tự do truy cập thông tin, cải tổ hệ thống bầu cử và chống hối lộ trong ngành y tế Lebanon.
Theo CNBC