Kính gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiên cứu, tham khảo để đưa ra những kế sách hay giúp nước.
HIẾN KẾ GIÚP NƯỚC
Trong thời nào cũng vậy, từ thời xa xưa trong những đời vua sáng trị vì đất nước đều trọng dụng những người tài có những kế sách hay giúp nước. Kế sách đó có thể là chống ngoại xâm hoặc để phát triển kinh tế. Trong thế giới ngày nay, một số nước đã có những kế sách hay để điều hành đất nước và trở nên giàu có. Nhiều đất nước trước đây với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn nhưng với sự điều hành tuyệt vời mà họ đã bứt phá trở lên giàu có mà các nước phải học tập. Điển hình như đất nước Hàn quốc, Sinhgapo…hay một số nơi như Hồng Kông, Đài Loan… và như đất nước Nhật Bản với tài nguyên không có gì và thiên tai đe dọa nhưng đã trở thành cường quốc trên thế giới. Quản lý đất nước cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật pháp trị. Một số đất nước có thu nhập cao, đời sống cao, kinh tế phát triển trước đây cũng xuất phát điểm thấp nhưng nhờ việc quản lý đất nước giỏi mà đã thành công.
Chống tham nhũng và rửa tiền chính là góp thêm vốn cần thiết cho sự phát triển |
Tôi là một người công dân nhưng được học, nghiên cứu về pháp luật. Là một người con trên quê hương Hà Nam. Tôi xin đem sức nhỏ bé của mình hiến kế để giúp đất nước ngày một phát triển.
Trong thời gian qua, đất nước ta đã có bước phát triển về kinh tế xã hội. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Việt Nam là đất nước còn nghèo, kinh tế phát triển chưa bền vững còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Về thu nhập, mức sống của người dân Việt thuộc tốp sau của thế giới ( thu nhập còn thấp GDP đầu người khoảng 1200 USD/ năm). Tuy nhiên mức thu nhập chia ra thì như vậy nhưng thực tế đa số người dân làm gì có thu nhập khoảng 2 triệu 1 tháng trên đầu người, Tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo quá lớn có người chỉ thu nhập mấy trăm nghìn một tháng, điều đó là thực tế chúng ta phải nhìn nhận.
Nói đến trí tuệ người Việt Nam, trong cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình. Việt Nam là đất nước mà con người chịu thương chịu khó, hiền hòa và có trí tuệ. Đối với hai đế quốc lớn trước đây, trường kỳ gian khổ nhưng chúng ta cũng đánh bại. Đến hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ông cha ta vẫn vùng lên chống lại khi có cơ hội, là đất nước nhỏ bé nhưng đã đánh bại các thế lực xâm lược lớn. Trên thế giới có ở đâu có nữ tướng Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa và xưng Vương. Con người Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam tài tình lắm. Tuy nhiên, trải qua bao biến cố lịch sử đau thương đã mấy chục năm mà đất nước Việt Nam cũng như người dân Việt Nam còn nghèo lắm. Đọc những bài báo nói về trẻ em ở vùng cao đi học mà rơi nước mắt. Các em học sinh cấp 2 ở vùng cao Hà Giang, Yên Bái phải ở nội trú những lán tự dựng lên. Cuộc sống quá khó khăn điện không có chỉ có ít gạo nhà mang đến. Chủ yếu các em ăn cơm tự thổi bằng củi đi kiếm. Những lúc rỗi các em bẫy được con chuột đó là bữa ăn tươi của các em. Đọc bài báo đó thật cảm động và thấy rằng những người có lương tri phải xót xa.
Chống tham nhũng và rửa tiền chính là góp thêm vốn cần thiết cho sự phát triển |
Một thực tế trong thời gian gần đây, lực lượng công nhân đình công quá nhiều là do tình trạng lương không đủ sống, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Hiện nay, ta thấy ở các thành phố lớn có nhiều nhà xây đẹp lộng lẫy nhưng tỷ lệ đó rất ít ỏi so với số đông người dân còn nhiều khó khăn. Vậy sau gần 40 năm hòa bình mà dân ta còn khó khăn quá. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao đó là theo tiêu chí Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ ra một số yếu kém của đảng cần phải khắc phục ngay. Đảng đã rất thành thật và một thực tế nhức nhối còn đang diễn ra như:
- Người dân mất niềm tin vì tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ, chạy chức chạy quyền còn phổ biến. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo mức báo động. Tình trạng đó gây lên nguy cơ người dân mất niềm tin vào Đảng, nguy cơ đối với Đảng, với Nhà nước mà chúng ta đang thực hiện việc chỉnh đốn Đảng.
Ngoài ra ta thấy đại đa số người dân còn rất nghèo chưa được hưởng hạnh phúc sung sướng sau hòa bình mà còn đang hang ngày chật vật với miếng cơm manh áo.
- Về đất đai (nơi ở) của người dân quá đắt không phù hợp thu nhập đời sống của người Việt Nam. Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên MT đã nói: Đất đai đắt gấp 25 lần so với thu nhập và đời sống của người Việt Nam. Tình trạng các khu đất quy hoạch để ở mua bán đã lâu nhưng không có người xây dựng, thậm chí những biệt thự bỏ hoang mà người muốn một tý đất cắm dùi không có. Tình trạng đầu cơ đất gây lãng phí đất đai cũng như tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Nếu số tiền đó không đổ vào đất là đầu tư chết thì đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh để sinh lời. Thị trường BĐS bong bóng gây ra lạm phát tiêu cực. Như nước Mỹ hùng mạnh như vậy mà thị trường BĐS sụp đổ làm cả toàn cầu điêu đứng. Theo tôi đất nước ta còn nghèo và kém phát triển thì chúng ta phải khắc phục ngay một số việc sau tôi xin được hiến kế giúp Đảng, Chính phủ:
1. Tình trạng tham nhũng, lãng phí , hối lộ còn nhức nhối nó làm đất nước nghèo đi không phát triển được. Thống kê thế giới cho thấy các nước nghèo thu nhập thấp là những nước tham nhũng cao. Ví dụ như về đầu tư xây dựng, tham nhũng, lãng phí đã và đang rút ruột Nhà nước, các công trình không đảm bảo chất lượng đó là tiền của người dân bị xà xẻo. Nếu không bị tham nhũng, lãng phí ta sẽ có tiền để xây nhiều công trình cũng như làm nhiều việc phúc lợi xã hội tốt đẹp.
Chống tham nhũng (Ảnh minh họa) |
Tham nhũng lãng phí hối lộ như là bệnh dịch lan tràn khắp mọi nơi làm bóp méo toàn bộ xã hội: Xét xử thì sai, công trình bị xà xẻo. Cán bộ công chức thì làm sai miễn là đem lại lợi lộc đầy túi có tiền thì việc gì cũng xong mà không có tiền thì trì hoãn không làm. Vào bệnh viện bệnh nhân bị đối xử bất công. Nhiều nơi, có tiền hối lộ thì được quan tâm còn không thì vô trách nhiệm. Ngay đến bậc tiểu học, vào được trường điểm trường tốt theo dư luận thì còn mất hàng chục triệu đồng. Tình trạng đó gây tâm lý hoang mang cho xã hội, từ các cháu còn nhỏ tuổi cho đến người lớn bị đầu độc về nhân cách khi thấy sự bất công của xã hội. Tình trạng mãi lộ đối với ngành công an giao thông diễn ra nhức nhối trong toàn xã hội. Tình trạng chạy chức, chạy quyền diễn ra phổ biến. Tham nhũng, lãng phí, hối lộ đã và đang làm tha hóa nhân cách người dân, gây bất bình đẳng trong xã hội và làm nghèo đất nước. Đảng và Chính Phủ rất đau xót trước vấn đề này và quan tâm chặn đứng nhưng hiệu quả chưa cao. Vậy tôi xin được hiến kế như sau để chặn đứng tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ:
+ Khuyến khích người tố cáo tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Người bị tố cáo mà có hành vi nêu trên phải đưa ra khỏi ngành không cho làm việc nữa (nếu là cán bộ nhà nước) và phải có cơ chế bồi thường gấp 10 lần số tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Người tố cáo là người đưa hối lộ thì cũng không bị xử lý về pháp luật. Bởi vì theo như hiện nay, người hối lộ là bất đắc dĩ mới phải hối lộ, nếu không có không giải quyết được việc. Đối với người có hành vi tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ có công tố cáo, tự thú thì không phải chịu trách nhiệm xử lý về pháp luật chỉ phải bị xung quỹ nhà nước số tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ. Có cơ chế như vậy thì mới khuyến khích được việc tố cáo đối với những hành vi nêu trên, khuyến khích những thành phần tự thú nếu đã trót vi phạm.
Hơn nữa, trong nội bộ cũng không dám tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ nữa vì sợ bị đồng bọn tố cáo lẫn nhau. Bởi vì, không thể một người tham nhũng, lãng phí, tham ô, nhận hối lộ được mà thành đường dây. Quy định như trên tôi cam đoan rằng không ai dại gì mà vi phạm pháp luật. Nếu quy định như trên thì người muốn tham nhũng, nhận hối lộ cũng không dám nhận nữa vì họ sợ bị tố cáo, sợ bị mất việc làm và bồi thường. Chỉ một quy định nhỏ thôi nhưng như cái vòng kim cô mà cán bộ công chức phải tuân thủ. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, hối lộ không còn nữa thì đất nước sẽ giàu, mọi cái đi vào trật tự, không còn tình trạng chạy chức chạy quyền nữa tìm được người tài giỏi ra giúp nước. Việc cai trị đất nước cũng là một thủ thuật pháp trị. Mà tôi tin rằng chỉ nói xuông không được đâu, phải có thủ thuật từ đó mới chế ngự được lòng tham của con người.
Chống tham nhũng (Ảnh minh họa) |
Cũng như các nước bạn (Singapore) chính phủ trong sạch nhất thế giới tại sao bạn làm được. Họ cũng có thủ thuật riêng xử lý rất nghiêm minh đối với tình trạng tham nhũng, lãng phí, tham ô, hối lộ. Quan chức Singapore muốn vi phạm cũng không dám vì có chế tài xử lý quá mạnh. Đất nước Singapore trong sạch họ mới giàu có như vậy. Đất nước nghèo đói là đất nước có tỷ lệ tham nhũng, tham ô, hối lộ, lãng phí cao nhất thế giới. Tuy những quy định trên có thể cứng nhắc, không được lòng với đa số những người có lòng tham, hay có cơ hội tham nhũng, nhận hối lộ tuy nhiên theo tôi phù hợp với đa số lòng dân. Quy định như trên có phần khác với bộ luật hình sự về xử lý người có hành vi hối lộ, tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên chúng ta cần sự bứt phá ngoạn mục đề cao việc tố cáo của người dân. Những người đưa hối lộ mà là người tố cáo thì cũng không bị xử lý ( bởi vì là bất đắc dĩ mới phải đưa hối lộ, hối lộ là một trào lưu ( văn hóa phong bì) như phân tích ở trên). Hay người có hành vi tham nhũng, lãng phí, tham ô mà tố cáo vụ việc (tự thú) thì cũng được khuyến khích, không bị xử lý chỉ bị nộp tiền đã tham nhũng, lãng phí, tham ô như đã nêu ở trên. Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, diệt trừ tận gốc lòng tham của con người.
2. Về đất đai chính sách của ta chưa quản lý tốt để tình trạng đầu cơ lãng phí quá nhiều. Người thì có quá nhiều đất để không, người thì không có mảnh đất cắm dùi. Đất đai quá đắt không phù hợp với thu nhập của người dân. Nhiều người sinh ra lớn lên ở Hà Nội mà không có lấy chỗ ở phải sống chen chúc trật hẹp. Đây là một thực tế đau lòng. Vậy muốn khắc phục tình trạng này cần phải lập lại trật tự, không để tình trạng giá cả vô lý như vậy xảy ra. Người có nhu cầu ở thật mới đầu tư đất để ở, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn đất đai như hiện nay. Việc không quản lý đất đai tốt gây nên tình trạng lạm phát, giá cả leo thang, sự bất bình đẳng trong xã hội xảy ra (người có quá nhiều nhà đất không ở hết, người thì không có tý đất cắm dùi) gây lãng phí đất đai. Hơn nữa tiền của trong dân đổ hết vào đất đai là tiền chết. Nếu số tiền đó đưa vào ngân hàng hay đầu tư sản xuất kinh doanh thì phát sinh lợi nhuận có ích cho xã hội. Từ đó dòng tiền nhàn rỗi sẽ đổ vào ngân hàng, chống lạm phát. Tôi xin được hiến kế như sau:
- Đối với mỗi cặp vợ chồng chỉ được sở hữu một mảnh đất duy nhất đang ở. Ví dụ như họ có con cái lớn thì khi lấy vợ lấy chồng thành một cặp cũng được sở hữu một mảnh đất. Còn vợ chồng đã ly hôn nếu có con rồi thì cũng mỗi người được sở hữu một mảnh đất. Đối với trường hợp người dân có dư tiền mà muốn đầu tư thêm đất thì nhà nước vẫn cho phép mua nhưng đánh thuế cao khi chuyển nhượng mảnh đất thứ 2 trở lên. Đối với nhà đất mua dưới 5 năm mà bán đi đánh thuế 100% giá trị lô nhà đất. Từ 5 năm trở đi mới bán thì đánh thuế thấp hơn 100% giá trị nhà đất, đến tròn 10 năm mới bán thì thuế như hiện nay 2,5% giá trị nhà đất. Nếu quy định như trên không còn tình trạng vay tiền ngân hàng mà lướt sóng đầu tư đất nữa chỉ có ai có thực tiền mới đầu tư mà họ xem có lãi hay không mới dám đầu tư. Vì dưới 5 năm mà đánh thuế cao như vậy thì họ cũng không dám đầu tư làm gì chắc sẽ không có lãi bằng thứ khác. Dòng tiền nhàn rỗi sẽ vào ngân hàng hoặc họ sẽ đầu tư cái gì sinh lời hơn như sản xuất kinh doanh và người có nhu cầu ở thật mới mua nhà đất thì giá nhà đất sẽ về đúng thực chất giá trị.
Quy định như trên sẽ xảy ra tình trạng gian dối, người có đất sẽ gian dối đó là mảnh đất duy nhất họ đang ở để chịu thuế thấp (2,5% giá trị nhà đất như hiện nay) khi bán nhà đất. Nếu có tình trạng đó xảy ra thì khuyến khích người dân tố cáo. (xem xét cả tố cáo không có tên bởi người dân ngại va chạm). Quy định người bị tố cáo gian dối sẽ bị tước hết nhà đất đang sở hữu (kể cả ngôi nhà đang ở) xung quỹ nhà nước. Nếu quy định nghiêm như vậy thì theo tôi không ai dám gian dối nữa, vì nếu gian dối sẽ mất tất cả, do vậy ta đã phòng tránh được tình trạng gian dối về không chịu nộp thuế cao đối với việc mua bán mảnh đất thứ 2 trở lên (tức gian dối là kê khai mảnh đất duy nhất chứ không phải mảnh đất khác).
Vậy vấn đề đặt ra là người bán nhà đất và người mua nhà đất sẽ thông đồng với nhau để chịu thuế thấp thì lại có quy định. Nếu ai tố cáo việc gian dối khi khai thuế nêu trên thì người tố cáo (kể cả người tố cáo là người mua nhà đất) sẽ được ½ số nhà đất xung quỹ nhà nước nêu trên. Tức là nhà nước tặng cho họ ½ số nhà đất người bán nhà đất còn lại. Vì thường thì người mua nhà đất mới biết rõ về mảnh đất mình mua. Có quy định như vậy người bán nhà đất khi kê khai thuế gian dối sẽ không dám gian dối nữa và người mua nhà đất( là người tố cáo hoặc ai đó tố cáo) được số tài sản lớn như vậy thì họ mới tố cáo chứ nếu không được gì thì sẽ không ai tố cáo bởi vì gây ảnh hưởng đến bản thân (quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ). Tôi cam đoan rằng nếu quy định như trên thì rất ít người dám mạo hiểm mà gian dối, từ đó cơ quan chức năng cũng không cần đến người phải đi giải quyết, điều tra là có gian dối nộp thuế hay không rất phức tạp.
Làm được quy định đó dòng tiền nhàn rỗi trong dân sẽ ít đổ vào đất mà gửi ngân hàng hay sản xuất kinh doanh. Từ đó nền kinh tế mới phát triển được không để tiền chết và sẽ không lạm phát nữa do tình trạng lũng đoạn giá cả của đất đai như hiện nay.
Trên đây là một số kế tôi xin hiến cho Đảng, Chính Phủ. Với tấm lòng trong sáng, thành tâm mong muốn đất nước được giàu có, dân được ấm no hạnh phúc. Đó cũng là mong mỏi của Đảng và nhà nước ta. Nếu cần người để giúp ích cho đất nước tôi xin nguyện cống hiến sức mình bằng những sáng kiến cụ thể hơn trên nhiều lĩnh vực.
Tôi xin có một đề nghị nhà nước ta có thể mở một cuộc thi tìm những ý tưởng hiến kế giúp nước. Chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng hay ứng dụng trong việc quản lý đất nước như thời cha ông ta đã từng làm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Địa chỉ Gmail: luong.hoa02@gmail.com.
http://thutuongnguyentandung.net/ke-sach-chong-tham-nhung-gui-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tham-khao.html
0 comments:
Đăng nhận xét