Trang

29.6.12

La Viện hô hào Trung Quốc thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông
La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.

Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.
Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm. 

************
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. 

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. 

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. 

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh
- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online


Theo báo Giáo Dục Việt Nam"

0 comments:

Đăng nhận xét