Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng

5.9.12

Bộ Công an thông tin vụ bắt Dương Chí Dũng

Bộ Công an ngày 5-9 đã thông tin trên cổng thông tin điện tử của bộ về việc bắt giữ Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

 Bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17-5-2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.


Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả.


Ngày 18-5-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4-9-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng.


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/510081/Bo-Cong-an-thong-tin-vu-bat-Duong-Chi-Dung.html

29.5.12

Ba cơ quan sẽ "tìm hiểu" tài sản bí thư Hải Dương?

Đó là ý kiến của đại biểu QH Đinh Xuân Thảo khi ông cho rằng Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nên vào cuộc tìm hiểu tài sản của bí thư Hải Dương.


Nếu có sai phạm, công an sẽ vào cuộc

Liên quan đến báo chí và dư luận xôn xao mấy ngày nay về chuyện nhà cửa, đất đai của con trai ông bí thư tỉnh Hải Dương, ông Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội (đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), cho rằng, Đoàn đại biểu Quốc hội - nơi đại biểu đó ứng cử cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để cùng làm rõ vấn đề.Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo khẳng định: "Việc xử lý thông tin liên quan đến các đại biểu, Quốc hội vẫn làm. Khi có những ý kiến của công luận đưa lên về một vụ việc nào đó mà có nghi vấn về tính minh bạch tài chính, thu nhập thì cần phải làm, bất cứ người đó là ai. Người đó có chức quyền, cán bộ, đảng viên thì càng phải làm nhanh, làm sớm. Để thứ nhất, công luận rõ thì sẽ tạo niềm tin đối với người dân và nếu không có cũng là một cách để “minh oan” cho người bị nghi ngờ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ uy tín cho Đảng, Nhà nước. 

Khu vườn trị giá hàng trăm tỉ đồng của con trai Bí thư Hải Dương


Nói về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan sẽ vào cuộc để xác minh thực hư vụ việc, ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, sẽ có 3 cơ quan phải vào cuộc. Ông Thảo giải thích: Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng thì cơ quan nào quản lý hồ sơ kê khai tài sản phải vào cuộc đầu tiên. Thanh tra công vụ, cơ quan tổ chức, bộ phận tổ chức là nơi nắm giữ hồ sơ có kê khai tài sản. Do đó, nếu liên quan tới đất đai, tài sản thì thanh tra Tài nguyên - Môi trường phải đi làm; Nếu liên quan đến cấp nào thì cơ quan cấp trên (phải trên 1 cấp) phải vào cuộc thì mới khách quan.

Đối với trường hợp liên quan đến ông Bùi Thanh Quyến, bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, ông Thảo cho biết: Trường hợp này do thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ và là Đảng viên thì UB Kiểm tra Trung ương phải tiến hành xác minh, làm rõ. Nếu xác định, nguồn gốc tài sản là minh bạch thì trả lại cho người ta, còn nếu có vấn đề, liên quan tới dấu hiệu phạm pháp sẽ đến việc của thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra của công an vào cuộc.

Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo cũng cho rằng, Quốc hội có cơ quan công tác đại biểu (như cơ quan tổ chức của Đảng) có chức năng quản lý các đại biểu của mình, Quốc hội cũng phải có trách nhiệm xem xét việc này để kiến nghị, phối hợp các cơ quan để xem xét, bảo vệ cho đại biểu của mình. Hoặc nếu trong trường hợp Quốc hội không họp phải thông qua Ủy ban Thường vụ quốc hội xem xét.
Phải công khai, minh bạch tài sản…
 Liên quan đến vụ việc này, dư luận băn khoăn về hiệu quả tính công khai, minh bạch tài sản của những người ứng cử vào các vị trí lãnh đạo hiện nay.
Ông Đinh Xuân Thảo cho biết: "Việc công khai ra bên ngoài thì quy định chưa rõ".
Ông Thảo lấy ví dụ như Quốc hội Na Uy, tất cả thu nhập của các quan chức, kể cả đại biểu Quốc hội, nghị sĩ… đều được lưu trữ đầy đủ (trong dữ liệu của Quốc hội-PV). Nếu ai quan tâm thì chỉ cần tìm kiếm trên máy tính chứ không cần lục vào hồ sơ.
Do đó, theo ông Thảo, nếu Việt Nam tiến tới công khai, minh bạch thì cũng phải làm như thế. Tất cả tài sản, thu nhập của cán bộ công chức cũng được kê khai để khi cần thiết bất cứ ai đó (người dân hoặc báo chí) muốn đi thẩm tra thì cứ việc làm.
Đặc biệt, khi công khai những thông tin này, theo ông Thảo, sẽ có tác dụng là nếu ai quan tâm, muốn điều tra có thể đến xem. Nếu phát hiện ra cái không bình thường thì có thể đặt vấn đề yêu cầu chủ sở hữu của nó cho biết nguồn gốc tài sản đó do đâu mà có. Người có tài sản phải có trách nhiệm chứng minh.
Ông Đinh Xuân Thảo: Ở một số nước, nếu người nào ra ứng cử mà không có tài sản thì bị mất điểm. Vì bản thân anh năng lực không có, chưa lo được cho cuộc sống gia đình, bản thân thì còn lo được cho ai. Vì thế, có nước còn quy định, ai muốn ra ứng cử một chức vụ về quản lý hoặc dân biểu phải có năng lực nói chung, trong đó có năng lực về kinh tế. Điều này như một tiêu chí để đặt cược.
Theo Zing.vn/Infonet.vn