Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn biên giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên giới. Hiển thị tất cả bài đăng

23.8.12

Bầu Kiên từng học lớp chọn trong quân đội


Bầu Kiên từng học khóa 15, thuộc đơn vị có nhiều người học giỏi của Học viện Kỹ thuật quân sự. Được học lớp chọn

Một lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự (trước kia là ĐH kỹ thuật quân sự) cho biết, những ngày đầu thập niên 80, gần 500 học sinh xuất sắc nhất cả nước đã trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật quân sự.

Hồi ấy, ngôi trường này thu hút được rất nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh trường chuyên đăng ký tuyển sinh (hiện nay, sức hút có giảm hơn, nhưng vẫn có nhiều người giỏi thi vào).

Ngày đó, trường này được quyền đặc cách đến từng trường phổ thông để chọn những học sinh xuất sắc nhất.

Nguyễn Đức Kiên hồi đó là học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cũng trúng tuyển vào đây, cùng với nhiều học sinh chuyên Toán A0 của ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên Chu Văn An (năm đó Việt Nam không thi học sinh giỏi quốc tế, nhưng những học sinh này đều năm trong đội dự thi quốc tế, nếu nước ta tham gia) và nhiều nhân tài từ các trường chuyên khác trên cả nước.

Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học như vậy).

Khóa 15 sau đó có nhiều người đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như Ủy viên Trung ương Đảng, Trương Quang Nghĩa (vốn là kỹ sư xây dựng, khóa 15), Bí thư tỉnh ủy Sơn La.

Đại gia ngân hàng và bóng đá

Năm 1994, bầu Kiên cùng nhiều người đã sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Ông bắt đầu nổi tiếng với màn phát biểu như đổ nước nóng vào ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Sự kiện bầu Kiên bị bắt chiều 20/8 là một sự kiện lớn, khiến đông đảo người dân quan tâm.

http://vtc.vn/538-345659/giao-duc/bau-kien-tung-hoc-lop-chon-trong-quan-doi.htm

21.6.12

Campuchia bàn giao 2 ngôi làng biên giới cho Việt Nam

Việc bàn giao này dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và hãng thông tấn BBC (Anh) đã dẫn lại các thông tin từ báo Phnom Penh Post của Campuchia, theo đó Campuchia sẽ bàn giao hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam theo một hiệp ước ký kết gần đây giữa hai nước.

Sau đây là  2 bài viết của VOA và BBC

***

VOA: Campuchia sắp nhượng 2 ngôi làng cho Việt Nam

Tờ Phnom Penh Post ngày 18/6 đưa tin một Bộ trưởng cao cấp của Campuchia loan báo Campuchia sẽ phải nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam nếu muốn giữ lại 2 ngôi làng khác.

Bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Va Kimhong, cho biết chính phủ Campuchia sẽ phải thỏa hiệp với Việt Nam để giữ được hai ngôi làng khác là Thlock Trach và Anlung Chrey (thuộc huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham) trong khuôn khổ tiến trình phân định biên giới giữa hai nước.

Ông Kimhong nói Campuchia giữ được hai ngôi làng vừa kể nhưng bắt buộc phải tìm bất kỳ khu vực nào trong tỉnh Kampong Cham để trao lại cho phía Việt Nam theo điều mà ông mô tả là một sự thỏa hiệp.


Tuy nhiên, ông Kimhong không nêu tên cụ thể hai ngôi làng phải trao cho Việt Nam.

Năm ngoái, chính phủ Campuchia loan báo tăng tốc tiến trình phân định biên giới với Việt Nam và Lào.

Cáo buộc về việc Việt Nam lấn chiếm đất là đề tài gây phẫn nộ mạnh mẽ tại vương quốc Campuchia. Đảng đối lập của nước này có tên là Sam Rainsy cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để mất đất cho Việt Nam.

Lãnh tụ đảng Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi bị Campuchia tuyên án hơn chục năm tù vì nhổ bỏ 1 cột mốc biên giới và phổ biến một bản đồ Google chứng minh cho lời tố cáo rằng Việt Nam lấn đất của Campuchia. 

Ông Yim Sovann, phát ngôn nhân của đảng Sam Rainsy nói đòi hỏi của Việt Nam về đất đai dựa trên một hiệp ước bổ sung không thể chấp nhận.

Hiệp ước 2005 bổ sung cho Hiệp ước 1985 về Phân định Biên giới Quốc gia giữa Việt Nam với Campuchia

Nguồn: The Phnom Penh Post, Khmerization.blogspot.com, Cambodia.org

***
BBC: Campuchia 'sẽ mất hai làng cho VN'

Một bộ trưởng cao cấp của Campuchia nói rằng nước này sẽ phải cắt hai làng biên giới để trao cho Việt Nam trong đàm phán biên giới, báo Phnom Penh Post đưa tin.

Ông Va Kimhong, bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, được dẫn lời nói Phnom Penh sẽ phải thỏa hiệp để giữ được hai làng khác, Thlock Trach và Anlung Chrey tại huyện Ponhea Krek ở tỉnh Kampong Cham.

Ông Kimhong nói: "Chúng ta vẫn giữ cả hai ngôi làng nhưng chúng ta có nghĩa vụ phải tìm bất kỳ vùng nào ở Kampong Cham để đền cho Việt Nam.

"Đó là điều chúng tôi gọi là thỏa hiệp."

Theo Phnom Penh Post, chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong năm ngoái đã tuyên bố đẩy nhanh quá trình phân định biên giới với Việt Nam, vốn bắt đầu từ năm 1985, sáu năm sau khi Việt Nam đánh đổ Khmer Rouge.

Chính phủ của ông Hun Sen bị đối lập cáo buộc để mất đất vào tay Việt Nam  
Nhật báo bằng tiếng Anh này nói ông Va Kimhong không nói rõ những làng nào sẽ được trao cho Việt Nam để giữ hai ngôi làng hiện nay trong đó có Anlung Chrey, quê của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.

Tờ báo cũng trích lời ông Sean Penh Se, chủ tịch của liên minh các tổ chức phi chính phủ mang tên Ủy ban Biên giới Campuchia, nói rằng chính phủ cần tham khảo ý kiến của những người sẽ mất đất nếu không sự hoán đổi của họ là không chấp nhận được.

Hiệp ước bổ sung

Cáo buộc Việt Nam lấn chiếm đất của Campuchia gây bức xúc lớn tại nước này và là vấn đề bản lề trong tranh cử của đảng đối lập Sam Rainsy.

Lãnh đạo đảng này hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi nhận án tù hơn mười năm ở Campuchia vì nhổ một cột mốc biên giới và công bố bản đồ Google để chứng minh cho điều ông gọi là sự lấn chiếm của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Sam Rainsy, ông Yim Sovann, được dẫn lời nói đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Tuy nhiên ông Sovann nói đảng của ông không chấp nhận hiệp ước 2005 và riêng tên của hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey đã cho thấy các làng này thuộc về Campuchia.

Hai cư dân của làng lân cận với hai ngôi làng tranh chấp nói lính Việt Nam dùng hai làng làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo VOA & BBC


Việt Nam - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới

Ngày 2/4/2012, Thủ tướng Việt Nam và Campuchia có cuộc hội đàm song phương ở Phnom Penh, nhân dịp đoàn Việt Nam đến dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Truyền thông Việt Nam cho hay trong cuộc gặp, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hun Sen "nhất trí tiếp tục triển khai các thỏa thuận đã đạt được, tập trung tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành phân giới cắm mốc".

Biên giới giữa hai quốc gia trở thành một vấn đề chính trị tại Campuchia từ sau khi Việt Nam rút quân, dẫn tới cuộc tổng tuyển cử năm 1993 do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Tranh cãi

Trong giai đoạn chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) cầm quyền sau khi Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, Campuchia và Việt Nam ký ba thỏa thuận biên giới chính.

Năm 1982, ông Hun Sen, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, cùng Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử. Theo đó, vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước.

Trong hai năm 1983 và 1985, hai nước ký hai hiệp ước về quy chế biên giới, đáng chú ý là nguyên tắc biên giới hai nước "là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất".

Tuy vậy, từ sau bầu cử đa đảng lần đầu năm 1993, các đảng như Funcinpec, Đảng Sam Rainsy, bác bỏ mọi hiệp định biên giới mà chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) đã ký với Việt Nam với lý do đây chỉ là vệ tinh của Việt Nam và nhà nước này đã không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận.

Năm 1996, Quốc vương Sihanouk cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ bằng cách lấn mốc giới vào tỉnh Svay Rieng 300 đến 400 mét.

Tháng Tư năm đó, phái đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Phnom Penh, bàn việc biên giới với hai đồng thủ tướng Ranarridh và Hun Sen.

Ông Kiệt đề nghị lập cơ chế chính thức để giải quyết, nhưng Campuchia bác bỏ.

Trong chiến dịch tranh cử năm 1998, Hoàng thân Ranariddh cáo buộc ông Hun Sen là lờ đi những vi phạm của Việt Nam. Đến cuộc bầu cử kế tiếp năm 2003, Đảng Sam Rainsy lại chỉ trích Hun Sen là nhượng bộ Hà Nội về biên giới.

Trước sức ép trong nước, Campuchia - nay dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen - ký với Việt Nam Hiệp ước bổ sung về biên giới quốc gia năm 2005.

Hiệp ước này đã có tác dụng giảm bớt căng thẳng từ vấn đề biên giới.

Tuy vậy, vẫn có chỉ trích, ví dụ từ Đảng Sam Rainsy nói ban lãnh đạo Campuchia hiện thời đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng "mất đất".

Việt Nam cho biết, đến nay hai nước mới chỉ phân giới được 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới.

Chỉ có 72 mốc được cắm trong tổng số 322 mốc giới dự kiến.

Theo BBC

17.4.12

Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tiến hành khảo sát cho dự án đầu tư khai thác du lịch tại thác Bản Giốc.


Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc
Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc  
Lãnh đạo Saigontourist đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu khả năng 'đầu tư và xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp' tại khu vực gần thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, ông Trần Hùng cho biết đây là một phần trong chủ trương mời gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước "nhằm giúp xây dựng nền kinh tế chung của tỉnh và đặc biệt cho khu vực người thiểu số".

Ông Trần Hùng cho biết các địa điểm được khảo sát sẽ chỉ nằm ở khu vực đất của Việt Nam.

Các dự án phát triển ở khu vực này chắc chắn thu hút chú ý của dư luận, bởi lẽ thác Bản Giốc cùng một số địa điểm khác có liên quan tới tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính phủ hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008. Sau đó, Hà Nội đã bị chỉ trích là "nhân nhượng quá nhiều" cho Bắc Kinh.

Thỏa thuận biên giới

Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, là một phần của sông Quây Sơn và được chia làm hai phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

Việc chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".

Kinh doanh du lịch trước khi có cắm mốc phân định biên giới giữa hai nước tại khu vực này còn nghèo nàn, tuy phía Trung Quốc đã có xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ.

Ông Trần Hùng, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, cũng nói thêm hiện tại mới đang ở giai đoạn khảo sát, tuy nhiên tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Saigontourist để hỗ trợ cho dự án này.

Đại diện của Saigontourist đã đi khảo sát tìm hiểu một số địa điểm có tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng này và tùy theo quỹ đất mà địa phương có thể giao, Saigontourist sẽ tiến hành lập dự án về quy mô đầu tư với hy vọng sẽ sớm triển khai dự án.