Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Saigontourist. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Saigontourist. Hiển thị tất cả bài đăng

17.4.12

Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tiến hành khảo sát cho dự án đầu tư khai thác du lịch tại thác Bản Giốc.


Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc
Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc  
Lãnh đạo Saigontourist đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu khả năng 'đầu tư và xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp' tại khu vực gần thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, ông Trần Hùng cho biết đây là một phần trong chủ trương mời gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước "nhằm giúp xây dựng nền kinh tế chung của tỉnh và đặc biệt cho khu vực người thiểu số".

Ông Trần Hùng cho biết các địa điểm được khảo sát sẽ chỉ nằm ở khu vực đất của Việt Nam.

Các dự án phát triển ở khu vực này chắc chắn thu hút chú ý của dư luận, bởi lẽ thác Bản Giốc cùng một số địa điểm khác có liên quan tới tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính phủ hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008. Sau đó, Hà Nội đã bị chỉ trích là "nhân nhượng quá nhiều" cho Bắc Kinh.

Thỏa thuận biên giới

Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, là một phần của sông Quây Sơn và được chia làm hai phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

Việc chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".

Kinh doanh du lịch trước khi có cắm mốc phân định biên giới giữa hai nước tại khu vực này còn nghèo nàn, tuy phía Trung Quốc đã có xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ.

Ông Trần Hùng, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, cũng nói thêm hiện tại mới đang ở giai đoạn khảo sát, tuy nhiên tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Saigontourist để hỗ trợ cho dự án này.

Đại diện của Saigontourist đã đi khảo sát tìm hiểu một số địa điểm có tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng này và tùy theo quỹ đất mà địa phương có thể giao, Saigontourist sẽ tiến hành lập dự án về quy mô đầu tư với hy vọng sẽ sớm triển khai dự án.