Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Putin. Hiển thị tất cả bài đăng

5.9.12

Dương Chí Dũng bị bắt bao giờ và ở đâu?


Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nguồn tin riêng của Petrotimes cho biết chính xác thời gian và địa điểm bắt giữ.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng.
Theo thông tin riêng của Petrotimes, Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Thời điểm bị bắt là ngày 3/9/2012 (không phải là 4/9 như một số phương tiện truyền thông đăng tải sáng nay). Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ việc: Có hay không việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và cơ quan liên ngành, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt được Dương Chí Dũng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia bắt giữ Dương Chí Dũng.
Nhóm phóng viên Petrotimes

28.3.12

Tổng thống Mỹ Obama bị nghe khi nói nhỏ với phía Nga


Các quan chức Hoa Kỳ đã phải lên tiếng bào chữa cho lời nói nhỏ của Tổng thống Barack Obama nhắn gửi người tương nhiệm Dmitry Medvedev của Nga bị nghe được vì microphone không tắt tại Seoul.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tại Hàn Quốc tuần này, Tổng thống Mỹ nêu ra chủ đề an toàn cho một thế giới không bị nạn khủng bố nguyên tử đe dọa.
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được 'không chính thức' của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
'Xin Nga thêm thời gian'
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: "Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,"
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: "Tôi hiểu," và hứa sẽ "truyền tin đó cho Vladimir".
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là "đợi nhé" sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama "đáng gây báo động" và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ "transmit the information to Vladimir", với 'transmit' (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải 'chuyển tin' theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Theo BBC