Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống. Hiển thị tất cả bài đăng

21.4.12

Myanmar: Vì đâu Tổng thống thành nhà vận động dân chủ?

Ông là một thành viên đã từng rất trung thành của một trong những chế độ quân sự cứng rắn nhất thế giới và giờ đây ông đang làm "sứt mẻ" một số trong những di sản tồi tệ nhất của chế độ ấy - khi ông quyết định thả tù chính trị, nới lỏng một phần quy định với báo chí và cho phép phe đối lập tham gia cuộc bầu cử quốc hội.

Câu chuyện tại sao U Thein Sein, Tổng thống của Myanmar, lại chuyển biến từ một người vốn cánh tay phải trong chế độ cũ trở thành một nhà vận động cho những thay đổi dân chủ vẫn còn rất nhiều bí ấn cũng như chuyện tại sao các nhà lãnh đạo của chế độ quân sự cũ lại cho phép ông làm những việc như vậy.

Nhưng trong nhiều cuộc phỏng vấn với những người từng chứng kiến sự thăng tiến của ông Thein Sein trong quân đội (gồm cả hai cố vấn) và một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới quê hương ông, một bức tranh đã bắt đầu xuất hiện về người đàn ông đã luôn luôn có sự khác biệt so với những tướng tá đồng nhiệm.

Tổng thống Myanmar U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ. Ảnh: Reuters
Tổng thống Myanmar U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ. Ảnh: Reuters
Ở tuổi 66, ông Thein Sein có dáng mảnh khảnh, trí thức và ôn hoà hơn so với các thành viên trong chế độ quân sự lên nắm quyền sau cuộc nổi dậy năm 1988. Ông được đánh giá là một nhân vật "sạch", không vướng vào tham nhũng - vấn nạn đã nhuộm đen rất nhiều tướng tá Myanmar. Thậm chí kể cả những người phê bình cũng phải thừa nhận rằng, vợ và các con gái ông đã tránh được sự phô trương hào nhoáng khác hẳn so với gia đình người tiền nhiệm của ông tại một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á.
Những cuộc phỏng vấn nối tiếp nhau, những người chỉ trích cũ hay kẻ trung thành đều nhất trí đánh giá về ông ở sự chân thật và khiêm nhường. Một cựu cố vấn và là người viết diễn văn cho tổng thống, U Nay Win Maung, đưa ra bình luận về ông: "Không tham vọng, không quả quyết, không có sức lôi cuốn nhưng rất chân thành".

Chân thành cải cách

Chính sự chân thành của ông Thein Sein về cải cách đã thuyết phục bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ,  trở lại hoạt động chính trị trong năm ngoái. Quyết định ấy là một bước ngoặt với ông, không chỉ dành cho ông sự ủng hộ ở trong nước mà còn giúp ông xích lại gần Mỹ - nhà "quán quân" trong việc áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những ngày Aung San Suu Kyi quyết định tranh cử, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Myanmar, trở thành quan chức cấp cao nhất nước Mỹ tới thăm quốc gia này trong nửa thế kỷ. Ông Thein Sein đang trở thành một người mà chính quyền sẽ nhìn vào khi họ nỗ lực khẳng định vị trí quyền lực của mình ở châu Á và là "phép thử" với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hôm qua, ông tiếp tục công khai lên tiếng ủng hộ quá trình cải cách cho dù phe đối lập đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội hôm chủ nhật. Ông khẳng định, cuộc bầu cử "được tiến hành theo một cách rất thành công". Trong khi đó, thắng lợi của phe đối lập cộng với thắng lợi của chính bản thân bà Aung San Suu Kyi đã giành được chiếc ghế cho chính mình có thể đặt ra mối đe dọa với đảng cầm quyền - đảng sẽ đối mặt với cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015.

Nhưng những người chỉ trích vẫn không hoàn toàn hài lòng với thay đổi mà Thein Sein đang tiến hành. Dù rất nhiều tù chính trị đã tự do nhưng vẫn còn nhiều người trong trại giam. Và họ cũng không quên quá khứ của ông. Nhưng Irrawaddy, một ấn phẩm của người lưu vong ở Thái Lan, gần đây đã nêu sự khác biệt khi thông tin rằng, đơn vị của ông năm 1988 hoặc đã thả những nhà hoạt động dân chủ, hoặc giao họ cho chính quyền địa phương có lẽ là để cứu sống họ.

Khuensai Jaiyen, biên tập viên tổ chức cung cấp tin tức về một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất Myanmar tổng kết những cảm nhận tương đối tốt về vị Tổng thống. “Nếu bạn hỏi mọi người ở đây, vị chỉ huy nào họ thích nhất, thì sẽ là ông ấy". Khuensai nói qua điện thoại. “Hoặc chính xác hơn, ông ấy là chỉ huy mà họ ít ghét nhất”.

Một cố vấn cho vị Tổng thống đã từ chối trả lời câu hỏi về nền tảng của ông Thein Sein hay động cơ dẫn ông đến cải cách. Chỉ biết rằng, ít nhất cho đến bây giờ, ông đang cố gắng đưa nước mình hướng tới một xã hội cởi mở hơn.

Một chất xúc tác xuất hiện, đó là bão Nargis. Cơn bão xảy ra cách đây 4 năm là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của Myanmar, khiến hơn 130.000 người thiệt mạng và biến miền quê trù phú thời thơ ấu của ông Thein Sein thành nơi của những ngôi làng bị san phẳng, những dòng sông trôi nổi xác người.

Khi ấy, Thein Sein là lãnh đạo đơn vị phản ứng khẩn cấp của chính quyền quân sự. Nhưng khi đi khắp châu thổ Irrawaddy trên một chiếc trực thăng, ông đã thấy quốc gia nghèo khổ của mình bị động thế nào trước thảm họa. Cơn bão trở thành "thứ kích hoạt tinh thần", U Tin Maung Thann, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu ở Yangon chuyên cố vấn chính sách cho Tổng thống nói. “Nó khiến ông hiểu ra những hạn chế của chế độ cũ".

Ở cương vị lãnh đạo ủy ban ứng phó của chế độ cũ, ông Thein Sein đã bị đổ lỗi một phần cho những hạn chế của chính phủ. Những người chỉ trích phê bình gay gắt quyết định từ chối viện trợ nước ngoài trong việc cấp phát lương thực và những hàng hoá khác. Nhưng theo giới phân tích, ít nhất ông Thein Sein đã tự mình tiếp cận với dân, khác các tướng tá đồng nhiệm.

Hình mẫu 'sạch'

Ông chào đời tại ngôi làng hẻo lánh Kyonku và lớn lên trong nghèo khó. Là con út trong ba người con, ông sinh ra ở căn nhà gỗ nhỏ bé trên con đường chạy qua trung tâm thị trấn, nơi cách tây nam Yangon khoảng 8h đi xe. Cha mẹ ông không có đất đai, và cha ông, U Maung Phyo, kiếm sống bằng nghề đan chiếu - U Kyaw Soe, người cùng làng nói. Nhưng cha của ông nguyên là một tăng ni Phật giáo, người mà dân làng mô tả là có học thức khác thường. “Lý do chính cho sự thành công của ông là cha ông", Kyaw Soe nói. “Ông là người thầy vĩ đại và có những giá trị đạo đức đáng tôn trọng".

Kyaw Soe cho biết, vị tổng thống đã không hề thiên vị Kyonku kể từ khi lên nắm quyền một năm trước đây. Và sự thiếu thốn của làng là minh chứng cho tính chân thực của Thein Sein. Ngôi làng vẫn không có con đường trải đá, thiếu nước sạch. Du khách được cảnh báo không ra ngoài khi tối trời trên con đường bụi bặm nối Kyonku với thế giới bên ngoài vì có thể họ sẽ cham mặt những con voi sinh sống trên các quả đồi.

Đánh giá của Kyaw Soe cũng giống nhiều người khác. “Chắc chắn những người thân cận với quân đội, người nghĩ rằng ông là một trong số những người tốt hơn cả, đều chung ý nghĩ ông không hề tư lợi cá nhân", Larry M.Dinger, đại biện lâm thời của Mỹ tại Myanmar nói.

Sự khiêm nhường, không phô trương của ông đã tạo ra ấn tượng tốt đẹp với những người dân Myanmar, những người đã chứng kiến sự phô trương ngày một xa hoa không hề nao núng của các cựu tướng lĩnh quân sự sau khi chế độ cũ bán nhiều tài sản giá trị của đất nước trong năm dẫn tới chuyển giao quyền lực 2011. Một số nhà phân tích dự đoán rằng, sự giàu có có thể là một phần giải thích vì sao những nhà lãnh đạo cũ ưng thuận với các cải cách của Tổng thống.

Khi bước sang năm thứ hai làm Tổng thống, ông Thein Sein lại đang nhằm tới những mục tiêu táo bạo.

Trong bản Thông điệp liên bang hồi tháng 3, ông cam kết sẽ áp dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, và tăng gấp đôi chi tiêu cho giáo dục. Ông cũng nhắc lại "quyền lực thứ tư" của truyền thông đại chúng và khẳng định báo chí "có thể đảm bảo tự do và trách nhiệm".

Ít nhất cho tới nay, ông Thein Sein đã thể hiện một mức độ hiểu biết về chính trị, địa chính trị. Bằng việc ngừng dự án xây con đập thủy điện do Trung Quốc tiến hành gây nhiều tranh cãi, ông đã giảm bớt nỗi lo lắng khá phổ biến ở Myanmar - quốc gia 55 triệu dân - sẽ bị láng giềng rộng lớn hơn nhiều "khai khẩn".

Vẫn còn nhiều người lo lắng rằng, cải cách có thể bị dừng lại hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào Tổng thống. Người viết diễn văn cho Tổng thống, ông Nay Win Maung, trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng, có lý do cho những lo lắng ấy. “Những thay đổi không được dự tính trước", ông nói. "Nó không phải là chiến lược, nó dựa trên cá nhân".

Thái An (theo New York Times)

28.3.12

Tổng thống Mỹ Obama bị nghe khi nói nhỏ với phía Nga


Các quan chức Hoa Kỳ đã phải lên tiếng bào chữa cho lời nói nhỏ của Tổng thống Barack Obama nhắn gửi người tương nhiệm Dmitry Medvedev của Nga bị nghe được vì microphone không tắt tại Seoul.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tại Hàn Quốc tuần này, Tổng thống Mỹ nêu ra chủ đề an toàn cho một thế giới không bị nạn khủng bố nguyên tử đe dọa.
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được 'không chính thức' của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
'Xin Nga thêm thời gian'
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: "Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,"
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: "Tôi hiểu," và hứa sẽ "truyền tin đó cho Vladimir".
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là "đợi nhé" sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama "đáng gây báo động" và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ "transmit the information to Vladimir", với 'transmit' (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải 'chuyển tin' theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Theo BBC



20.3.12

Tổng thống Myanmar sẽ học được gì ở Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chiều 20/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein đang thăm chính thức Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Thein Sein thăm chính thức Việt Nam; bày tỏ tin tưỏng chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein sẽ thành công tốt đẹp, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đặc biệt đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar phát triển tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)


Chúc mừng những thành tựu to lớn của Myanmar dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn mong muốn cùng với Myanmar tiếp tục đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa vì lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả Việt Nam và Myanmar.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên duy trì cơ chế tham khảo chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao; thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mekong (CLMV). Đồng thời, hai bên đẩy mạnh triển khai các chương trình, các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao 2 nước đã thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, tài chính, viễn thông, năng lượng.

Về vấn đề khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm của Việt Nam là ủng hộ để Myanmar đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2014; sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, ủng hộ Myanmar trong các diễn đàn khu vực.

Tổng thống Thein Sein cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống Việt Nam-Myanmar; đồng thời nhận định trong thời gian qua, 2 nước đã mở rộng hợp tác trên khá nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng… và đã mang lại những kết quả hết sức tích cực.

Bày tỏ sự đồng tình với các quan điểm nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Thein Sein cảm ơn thiện chí hợp tác cũng như sự ủng hộ của Việt Nam đối với Myanmar trong các diễn đàn khu vực và quốc tế. Tổng thống Thein Sein mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, an ninh quốc phòng; đồng thời mong muốn Việt Nam chia sẻ với Myanmar các kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng thống Thein Sein khẳng định, Myanmar sẽ luôn tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam sang hợp tác, đầu tư nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, viễn thông, dầu khí, khách sạn./.

Thiện Thuật