Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn lính thủy đánh bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lính thủy đánh bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

16.4.12

Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Ngày 4/4, 200 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Thuỷ quân lục chiến 3 của Mỹ đã tới thành phố Darwin, miền Bắc Australia.

(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)
(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)

hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.
hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.

Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.
Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.

Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.
Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.

Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).
Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.

Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.
Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.

Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.
Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.

Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.
Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.

Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.
Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.

Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.
Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.

Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.
Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.

Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.
Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.

Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.
Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.

200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.
200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.
Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.

20.3.12

Nga điều lính thủy đánh bộ tới Syria chống khủng bố

Một đơn vị quân đội Nga vừa tới Syria với nhiệm vụ ngăn chặn khủng bố tại quốc gia Trung Đông này, đặc biệt sau các vụ đánh bom chết người ở thủ đô Damascus.
Tàu chở nhiên liệu Iman thuộc Hạm đội Hắc Hải vừa tới cảng Tartus bên bờ Địa Trung Hải của Syria. Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, tàu này chở theo một đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Nga.

Nga điều binh sĩ chống khủng bố tới Syria

Tàu Iman thay thế một tàu khác của Nga đã được điều tới Syria để duy trì sự hiện diện của Moscow tại khu vực bất ổn này, đồng thời cũng sẵn sàng cho khả năng phải di tản các công dân Nga, thông báo của Hạm đội Hắc Hải cho hay.

Chính quyền của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad muốn đơn vị này giúp đỡ trong việc đối phó với các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, truyền thông Nga không nêu chi tiết nhiệm vụ của binh sĩ nước này tại Syria, cũng như liệu số quân nhân này có rời cảng Tartus.

Theo ông Mark Galeotti, chuyên gia an ninh Nga kiêm giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại đại học New York, sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Syria là một cách thể hiện rõ ràng cho thấy sự ủng hộ của Moscow đối với Damascus.

Đại sứ quán Nga tại Mỹ và Liên Hợp Quốc hiện không đưa ra một bình luận nào về thông tin kể trên, với lý giải họ không có thông tin cụ thể về việc một đơn vị chống khủng bố của Nga đã tới Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuần trước cho hay nước này không có kế hoạch điều quân tới Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thì bác bỏ các thông tin cho rằng lực lượng đặc nhiệm Nga đang hoạt động ở Syria, nhưng cho biết có các cố vấn kỹ thuật và quân sự Nga đang có mặt ở quốc gia Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay Washington chưa được biết về các thông tin cho rằng binh sĩ Nga được điều tới Syria, đồng thời từ chối đưa ra bình luận.

Moscow vốn có quan hệ mật thiết lâu dài với chính phủ của tổng thống Assad. Nga hiện vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại Tartus, một trong những cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Moscow từng cùng với Bắc Kinh bác bỏ nghị quyết của Liên Hợp Quốc có nội dung yêu cầu Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.