Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian. Hiển thị tất cả bài đăng

16.5.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: VINASAT-2 thể hiện chủ quyền Việt Nam trong không gian


Lúc 5h13 phút ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), vệ tinh VINASAT-2 đã rời bệ phóng đi vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Châu Âu trên đảo Guiana thuộc Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã theo dõi quá trình phóng vệ tinh này từ trụ sở của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông VNPT (Hà Nội).
Đồ họa mô phỏng đường đi của vệ tinh VINASAT-2.
Khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian
Phát biểu ngay sau khi vệ tinh VINASAT-2 được đưa lên quỹ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 là các dự án được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế – xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vệ  tinh VINASAT-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo (2008) và nay là vệ tinh VINASAT-2 đã mở ra những cơ hội để ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực và vị thế của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Chính phủ phê duyệt.
Nhấn mạnh sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 lên quĩ đạo ngày hôm nay là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương đưa VINASAT2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả vệ tinh và cùng với VINASAT1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Bước tiến của ngành CNTT Việt Nam
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Tổng trọng lượng của vệ tinh là 2969 kg, kích thước 3 chiều là 4,4 x 1,9 x 1,8 m, sải cánh khi di chuyển trong quỹ đạo là 18,9 m.
Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2:
Phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại Trung tâm Vũ trụ Châu Âu ngay sau khi vệ tinh đi vào quỹ đạo, ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng Giám đốc VNPT khẳng định việc phóng vệ tinh VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông.
VINASAT-2 cũng được thiết kế nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
Tổng mức đầu tư cho VINASAT-2 là khoảng 280 triệu USD, trong đó 20% là vốn của VNPT, 80% là vốn vay. Thời gian thu hồi vốn dự kiến trong 10 năm.
Cùng với quá trình sản xuất và chuẩn bị phóng VINASAT-2, VNPT cũng đã tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VINASAT-2.
Đường đi của vệ tinh
Việc phóng, duy trì tốc độ, hướng bay và  quỹ đạo của tên lửa đẩy Ariane 5 được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính được gắn ngay trên tên lửa và hệ thống điều khiển mặt đất. Tốc độ trung bình của tên lửa là 9339m/giây.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2
Theo thiết kế, 2 tên lửa đẩy gắn 2 bên sẽ  được khởi động 7 giây sau động cơ chính khởi động để đẩy tên lửa rời bệ phóng.
Lúc 5h13, tên lửa được khởi động, rời bệ phóng.
Tên lửa sẽ bay theo phương thẳng đứng trong 6 giây, sau đó sẽ bay theo hướng Đông.
Khi tên lửa đạt độ cao khoảng 100 km, hai tên lửa đẩy sẽ tách khỏi động cơ chính. Khi độ cao so với trái đất đạt 200 km, lần lượt phần đầu và khoang động cơ của tên lửa sẽ tách ra khỏi 2 khoang chứa vệ tinh JCSAT-12 và VINASAT-2. Động cơ của tên lửa sau đó được điều khiển để rơi xuống trái đất ở khu vực ngoài khơi Châu Phi trên Đại Tây Dương (Mũi Ghi-nê).
Đúng 5h39 phút giờ Hà Nội, tức 26 phút kể từ khi tên lửa rời bệ phóng, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản đã rời khỏi khoang chứa để  đi vào quỹ đạo.
Đúng 5h49 phút, vệ tinh VINASAT-2 rời khoang chứa, đi vào quỹ đạo, đánh dấu việc phóng vệ tinh của tên lửa Ariane 5 đã thành công.
Sau khi rời khoang chứa, VINASAT-2 sẽ  bay 2 vòng quanh trái đất trước khi đi vào quỹ  đạo ổn định tại 131,8 độ Đông.
Theo VGP