Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Tử Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Song Tử Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

9.5.12

Trường Sa hôm nay – Xúc động ngày trở về

Có những người con đất Việt vì nhiều lý do khác nhau, đã sống xa quê hương hơn 36 năm qua. Ngày trở về của họ, thật bất ngờ lại diễn ra trong một không gian, thời gian đặc biệt: tại quần đảo Trường Sa. Nơi đây hằn sâu ký ức của biết bao thế hệ tổ tiên người Việt trong việc gìn giữ, xây dựng và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Xúc động ngày trở về
Trở về sau bao năm lưu lạc xứ người,
 nhà báo Nguyễn Phương Hùng bật khóc tại buổi giao lưu
 với quân và dân xã đảo Song Tử Tây
Giọt nước mắt lúc nào cũng chực trào ra, nhà báo Nguyễn Phương Hùng (67 tuổi, kiều bào Mỹ) đã vỡ òa trong khoảnh khắc của ngày trở về thăm quê hương”… Ông Hùng là một trong những kiều bào may mắn được tham gia chuyến hải trình đặc biệt cùng Đoàn công tác số 6 ra thăm, tặng quà và “chia lửa” với quân và dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) trong những ngày tháng 4 lịch sử.
Ông Hùng kể, nhớ như in những kỷ niệm thời trai trẻ ở Bắc Giang, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Đó là một vùng quê yên ả và thanh bình, với màu xanh bạt ngàn của những đồi chè trải dài mà dường như không có điểm kết thúc,…
Tại buổi giao lưu với quân và dân xã đảo Song Tử Tây, ông Hùng không kìm được lòng mình. Ông đã khóc nức nở, giọt nước mắt của một người đã ở tuổi xế chiều, với nhiều tâm tư khó giãi bầy. “Một người bạn hỏi tôi tại sao 36 năm anh mới trở về, anh có gì hối hận không?. Dạ thưa, tôi có một hối hận là tại sao ngần ấy năm tôi mới trở về đất nước của tôi…”. Nói xong, nước mắt ông lại nhạt nhòa.
Sau năm 1975, nhiều người trong hoàn cảnh của ông Hùng, đến nay vẫn chưa có dịp về thăm lại quê hương, vì nhiều lý do khác nhau. Ông Hùng tâm sự: “Bà con mình bên ấy, xa quê hương bao nhiêu năm rồi, thông tin về đất nước lại chủ yếu đọc trên báo và các trang mạng ngoài nước nên chắc chắn có những thông tin chưa hẳn khách quan, thậm chí xuyên tạc, sai sự thật. Vì vậy mà không ít người còn cứng lòng lắm…”. Ông Hùng cho biết: khi trở lại My, ông sẽ kể với bạn bè, người thân về những gì đã thấy và cảm nhận. Bởi vì theo ông, thực tế một số bà con đã có mong muốn trở về nhưng lại chưa dám làm điều như ông đã trải qua. “Ngày hôm nay, chúng tôi trở về không để tìm một chỗ ngồi, một chỗ đứng (trong xã hội – PV), mà về để tìm một “chỗ nằm” – nơi chúng tôi đã sinh ra và lớn lên, nhưng lạc lối bao năm qua” – ông Hùng day dứt.
Những món quà của kiều bào và chức sắc tôn giáo
 tặng quân và dân xã đảo Song Tử Tây 
Đất mẹ mở rộng vòng tay
Ngoài nhà báo Nguyễn Phương Hùng, trong chuyến công tác lần này, hơn 30 kiều bào trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng mang theo những tâm trạng riêng, nhưng ai cũng không khỏi bồi hồi, xúc động.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) cho biết: trong nhiều năm qua, Uy ban đã tiếp nhận nhiều thư từ của bà con kiều bào bày tỏ nguyện vọng được một lần ra thăm Trường Sa. “Đây là những tình cảm, tâm tư hết sức chính đáng của kiều bào, đồng thời cũng là trách nhiệm của UBVNVNONN trong việc chuyển nguyện vọng của bà con tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước”. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, không lâu sau khi nhận được đề nghị của UBVNVNONN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tổ chức một đoàn công tác đặc biệt ra thăm quần đảo Trường Sa, với thành phần gồm hơn 200 kiều bào và chức sắc các tôn giáo trên cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng, nhiều ngày qua hàng trăm bà con kiều bào ở Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Campuchia,… đã liên lạc thường xuyên với Ban Tổ chức để hỏi thăm, cũng như động viên đoàn. Theo Thứ trưởng Phạm Dũng, đó là những tình cảm hết sức xúc động mà ông và các thành viên Ban Tổ chức đã nỗ lực ở mức tốt nhất để tổ chức thành công chuyến công tác đặc biệt này. Ngoài ra, tham gia chuyến công tác còn có đại diện của 6 tôn giáo chính, chiếm hơn 21 triệu đồng bào theo tôn giáo trên cả nước. “Họ mang theo những niềm tin tâm linh riêng, nhưng chung một mục đích duy nhất là nguyện cầu cho quốc thái dân an, cầu siêu cho linh hồn các anh hùng, liệt sĩ Hải quân đã hi sinh, nhưng vì điều kiện trang thiết bị tìm kiếm còn hạn chế nên đến nay các anh vẫn còn nằm lại dưới biển sâu mênh mông,…”.
Tổ quốc ta có biển, có trời…
Trong chuyến công tác lần này, Giáo sư Huỳnh Trí Chánh (nguyên giảng viên trường Đại học Hải dương Tokyo) là kiều bào duy nhất đại diện Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Giáo sư tâm sự: ông rất bất ngờ vì trong những năm tháng xa quê hương đã không thể hình dung Tổ quốc, đất nước mình lại rộng lớn, mênh mông đến thế.
Không có khoảng cách nào giữa kiều bào
và quân dân huyện đảo Trường Sa. Ảnh: HỒNG PHÚC
Giáo sư cho biết, vào giai đoạn đất nước có chiến tranh, khi đó ông giữ vai trò thường vụ tổ chức người Việt Nam tại Nhật Bản đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, đã từng nghe một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Tuy vậy, đến tận bây giờ ông mới cảm nhận hết được ý nghĩa sâu xa câu trong nói của Người, và “đó là một may mắn lớn nhất cuộc đời tôi, một vinh dự mà hàng triệu kiều bào vẫn chưa có điều kiện để cảm nhận trực tiếp” – Giáo sư Chánh xúc động.
Bồi hồi cảm xúc trong lần đầu được đặt chân đến các đảo chìm, đảo nổi và nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa, anh Trần Bằng (kiều bào tại Pháp) tâm sự: chuyến đi lần này anh không chỉ đi một mình, mà mang theo một món quà tinh thần đặc biệt mà hàng ngàn kiều bào tại Pháp gửi tặng cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đó là hai bức thư pháp được gói ghém cẩn thận: một bức chép toàn bài “Nam Quốc Sơn Hà” (Lý Thường Kiệt) và bức còn lại trích hai câu cuối trong bài “Tụng giá hoàn kinh” (Thái Bình tu nỗ lực – Vạn cổ thử giang san).
Cùng với Hội người Việt Nam tại Pháp, đại diện kiều bào tại Kampongsom (Campuchia), Hội người Việt Nam tại Tây Ban Nha, kiều bào tại Mỹ,… cũng đã chuyển tới quân và dân trên các xã đảo và thị trấn Trường Sa những món quà chan chứa ý nghĩa và tình cảm đặc biệt của hàng triệu kiều bào ta ở nước ngoài, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà chưa có dịp trở về.
“Tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đặc biệt như chính những gì mà chúng tôi đã thấy, đã nghe, đã cảm nhận từ đất mẹ, biển cha…” – nhà báo, Việt kiều Mỹ Nguyễn Phương Hùng xúc động tâm sự với chúng tôi sau chuyến đi.
THÀNH LUÂN (Báo Đại Đoàn Kết)


21.3.12

Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng


Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn sẽ đón tăng sĩ từ đất liền ra tiếp quản các ngôi chùa vừa xây xong.

Từ đây, trên quần đảo Trường Sa, ngoài những ngôi trường vang tiếng trẻ thơ, còn có những ngôi chùa với câu kinh lời kệ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tôn giáo cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

    Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa 


Những người khoác áo cà sa ra Trường Sa không phải chỉ tìm cho mình một nơi để tu tập, một cộng đồng để hành đạo, mà lựa chọn một vùng biển đảo phên giậu của tổ quốc để dấn thân. Những tăng sĩ tuổi còn rất trẻ, đến Trường Sa vì làm việc phật sự nhưng cũng vì một lẽ yêu nước thương nòi. Lịch sử đất nước còn ghi danh nhiều nhà sư yêu nước. Ngày nay cũng thế.

Trường Sa có những ngọn hải đăng là cột mốc chủ quyền, có cán bộ, chiến sĩ là những cột mốc sống. Hôm nay, Trường Sa có những ngôi chùa của nước Việt, có lời kinh được đọc bằng tiếng Việt, đó là những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa được đóng sâu, chôn chặt vào biển đảo ngàn dặm quê hương. Nhiệm vụ đó được các tăng sĩ đảm đương. Đã đến Trường Sa, nhiệm vụ nào cũng khó khăn, cũng đối diện với hiểm nguy và với tinh thần dấn thân cao nhất.

Người tu hành không thiếu những sóng gió, những cám dỗ của đời thường, những mời mọc an thân. Cho nên, đến với những hòn đảo san hô xa xôi để hành đạo cũng là một lựa chọn rất đáng trân trọng.


Tọa lạc trên hòn đảo xa nhất trong toàn quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây có quy mô hoành tráng cùng cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
    Tọa lạc trên hòn đảo xa nhất trong toàn quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây có quy mô hoành tráng cùng cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.


Không chỉ hành đạo, những tăng sĩ ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa đều là những trí thức được đào tạo bài bản, có người được tu học ở nước ngoài. Cho nên, ngoài dạy đạo, tăng sĩ trên Trường Sa còn là những người thầy dạy chữ, dạy văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ. Sự kết hợp giữa tu và hành, đạo và đời thật rất có ý nghĩa.

theo Lao Động