Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn TP Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

29.5.12

Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ báo

Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…

Trong khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên là những mô hình báo chí thành công về mọi mặt thì nhiều tờ báo thuộc một số cơ quan ở TP Hồ Chí Minh đã tự đánh mất mình và đánh mất bạn đọc vì lối làm báo xơ cứng, thiếu hơi thở của đời sống, xa rời bạn đọc hoặc chỉ chạy theo lợi nhuận quảng cáo mà quên mất nội dung thông tin.

Đã có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật

Ở thời đại thông tin, khi nhu cầu và trình độ của độc giả đã được nâng cao, những cách làm báo tự cho mình là chính thống theo kiểu “ông trời” con, muốn “phán” gì cũng được như báo Sài Gòn Giải phóng hoặc chỉ chạy theo phục vụ các “đại gia” nhiều tiền với la liệt các loại PR, quảng cáo trá hình trơ trẽn và thô thiển trên trang báo như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thì việc bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt cũng là điều dễ hiểu. Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…


Tác nghiệp theo cách... đứng trên tất cả

Như một sự sắp đặt mang tính chất “liên minh” từ trước, sáng hôm qua (28/5/2012), 2 tờ báo thuộc các cơ quan TP. Hồ Chí Minh là Sài Gòn Giải phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đồng loạt đăng bài phê phán báo “lá cải” và cơ quan quản lý báo chí.

Trong khi tự cho mình quyền đưa ra nhận định thay cho cơ quan chức năng quản lý báo chí, để tăng tính “gây sốc”, tờ Sài Gòn Giải phóng còn dẫn ý kiến của một sĩ quan an ninh - Ông Nguyễn Tuấn Việt, thiếu tá, phó trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin -Truyền thông cần phải làm thế này, thế khác như sau: "Cần kiên quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm; tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ quản lý trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo chí vi phạm. Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý mạnh tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục. Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với những tờ báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý người đứng đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai phạm”.
Những bài báo này sẽ khách quan và hữu ích nếu như mang tính xây dựng. Đáng tiếc là trong khi khoác “tấm áo đạo đức” và lên giọng dạy dỗ người khác, dưới chiêu bài phê phán báo “lá cải”, hai tờ báo này đã “trình diễn” một cách làm báo “lá cải” nhất với những lời bôi bẩn đồng nghiệp một cách thiếu văn hoá, thậm chí đưa ra những thông tin bịa đặt mà không hề kiểm chứng.
Một trong số những điều mà báo “lá cải” khiến nhiều người “sợ” nhất là việc trở thành nạn nhân của những cuộc “trả lời phỏng vấn” mà như không được nói, theo đó mọi câu trả lời đều được bóp méo, xuyên tạc, cắt cúp theo ý đồ của phóng viên, mọi việc làm, cử chỉ dù là vô tình của đối tượng phỏng vấn đều được đưa vào bài viết theo góc nhìn của người viết. Những cuộc phỏng vấn này thường được đưa ra với một lời quy chụp chung chung theo kiểu: “nhiều người cho rằng…”, “có ý kiến nói rằng…”. Thì đây, trong bài “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo lá cải”, một phóng viên trẻ của báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã không ngần ngại thể hiện cách tác nghiệp “phỏng vấn” theo kiểu “ông trời con” đối với… lãnh đạo một tờ báo khác.
Xin được trích lại nguyên văn đoạn box trong bài viết này: “Chiều 24/5/2012, chúng tôi hẹn phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng - Trưởng văn phòng đại diện Báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia VN). Phóng viên đặt vấn đề: “Một số người cho rằng tờ Đời sống và Pháp luật cùng một số ấn phẩm phụ như Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Người đưa tin đang dần lá cải hóa để thu hút bạn đọc, bất ngờ, ông Nguyễn Tiến Thanh (Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật), lúc này đang ngồi ở bàn làm việc bên cạnh, chen ngang cuộc phỏng vấn. Ông nổi giận cho rằng phóng viên Báo Phụ Nữ TP đặt vấn đề sai và chỉ đạo ông Dũng ngưng ngay cuộc phỏng vấn. Ông Thanh quát tháo: “Báo Đời sống và Pháp luật hoạt động với tôn chỉ khác, không làm theo kiểu lá cải, người ta lấy căn cứ nào dám bảo báo của chúng tôi lá cải?. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Riêng trong tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ ra nhiều tin bài của Báo Đời sống và Pháp luật, đã vi phạm Nghị định 51. Ông Thanh tiếp tục cắt ngang: “Đó là chuyện của Sở, họ có quyền thống kê”. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Thưa ông, còn những ấn phẩm phụ của Đời sống và Pháp luật như Hôn nhân và Pháp luật, Người đưa tin thì thế nào?”. Ông Thanh vẫn chưa hết nóng giận, tuyên bố từ chối trả lời phỏng vấn”.
Trên thực tế, phóng viên này đăng ký gặp ông Dũng (quyền trưởng cơ quan đại diện, không phải trưởng Văn phòng đại diện như bài báo đưa) với nội dung trao đổi về kinh nghiệm của một tờ báo có lượng phát hành lớn, nhưng đến khi gặp lại đưa ra câu hỏi mang tính quy chụp cho rằng tờ báo “đang dần lá cải hoá để thu hút bạn đọc”. Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn vì phóng viên trẻ này đã vi phạm quy chế phỏng vấn của cơ quan quản lý Nhà nước và nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn cũng như quyền của người được phỏng vấn, không hề có chuyện nóng giận và quát tháo. Việc bà tổng biên tập báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho đăng đoạn “phỏng vấn” nói trên đủ cho thấy thế nào là một tờ báo “lá cải” theo đúng nghĩa của từ này.
Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hoá
Tương tự như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, với tiêu đề: “Thảm hoạ “báo lá cải””, báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 28/5/2012 đăng bài của tác giả Đường Loan với một cách tác nghiệp “lá cải” mang tính “gây sốc”, sử dụng những lời lẽ quy chụp để bôi bẩn đồng nghiệp một cách trắng trợn nhất. Báo SGGP viết: “Hãi hùng nhất trong việc “trồng cải” là “tập đoàn” ĐS&PL với 4 ấn phẩm “con, cháu”. Đáng chú ý, tờ báo chính là ĐS&PL chỉ được xuất bản 4 số/tuần thì ấn phẩm phụ Người đưa tin lại được cấp phép xuất bản hàng ngày! Có số lượng hùng hậu “tập đoàn” này làm mưa làm gió với những thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”.
Chúng tôi chưa nói đến tính đúng sai trong một số thông tin trong đoạn bài báo này (như chuyện cấp phép) mà chỉ nói đến cách viết tuỳ tiện, thiếu hiểu biết, vô văn hoá đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của không chỉ Báo ĐS&PL mà còn với hàng chục vạn độc giả và đặc biệt là những người đã từng tham gia đóng góp tin bài, trả lời phỏng vấn trên báo ĐS&PL.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Báo ĐS&PL tự hào và có thể liệt kê, chứng minh rằng: Đã có hàng chục ngàn lượt các nhà khoa học, các chuyên gia; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương cũng như các địa phương (trong đó có cả lãnh đạo của Thành uỷ TP Hồ Chí Minh-cơ quan chủ quản của báo SGGP) và thậm chí các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã từng trả lời phỏng vấn, viết bài trực tiếp, trích dẫn đăng trên báo ĐS&PL.
Báo cũng đã tổ chức nhiều loạt bài và các tin bài lẻ khác thông tin, tuyên truyền, đóng góp ý kiến về các chủ trương lớn, hoạt động lớn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý khác. Từ các kỳ Đại hội, hội nghị của Đảng đến các kỳ họp Quốc hội, các diễn đàn, hội thảo quốc tế với sự có mặt của các nguyên thủ, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy mà tác giả bài báo này dám viết một câu nhận xét: “...làm mưa làm gió với những thông tin TRƠ TRẼN, THÔ TỤC” (Chúng tôi nhấn mạnh những chữ viết hoa - PV). Không có từ ngữ nào chính xác hơn để mô tả cách viết báo này là “quy chụp, thiếu hiểu biết và vô văn hoá”.
Ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải bài viết, Báo ĐS&PL đã nhận được nhiều thư, điện thoại của độc giả bày tỏ sự bất bình về nội dung bài báo của Báo Sài Gòn Giải phóng và đề nghị Báo ĐS&PLphải lên tiếng để bảo vệ danh dự cho bản thân tờ báo và hàng chục vạn độc giả, cộng tác viên của Báo.
Với cách viết quy chụp như trên, bài báo này còn tiếp tục: “Ngay cả ĐS&PL, bạn đọc cũng “ngã ngửa” khi phác hoạ bức tranh xã hội Việt Nam quả là dễ sợ đủ chuyện cướp – giết - hiếp với giọng văn vô cảm và bỏ lửng, không hề thấy nhà báo phân tích việc nào đúng việc nào trái pháp luật; hung thủ có khả năng phạm tội gì, điều luật nào, nạn nhân có thể vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề theo cách nào...”.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với cách viết quy chụp một cách “trơ trẽn” và “chợ búa” trong đoạn bài báo trên. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, với hàng triệu tin, bài mà Báo ĐS&PL đã xuất bản, không hiểu tác giả Đường Loan đã đọc được bao nhiêu bài mà dám “tổng kết” như trên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi cũng không muốn liệt kê tính toán từng bài báo cụ thể để “so đo” với tác giả Đường Loan của Báo Sài Gòn Giải phóng (mời đọc thêm ý kiến độc giả của Báo ĐS&PL mà chúng tôi đăng tải trên số báo này-PV) mà chỉ muốn nói về một kiểu tác nghiệp mà các nhà báo, cơ quan báo chí tự cho mình cái quyền đứng trên tất cả để dạy dỗ bạn đọc, dạy dỗ người khác-mà bài báo này nói chung và đoạn bài báo chúng tôi trích dẫn nói trên là một điển hình.
Cũng trong bài báo trên, báo SGGP đã trắng trợn bịa đặt thông tin khi nói rằng: “Ấn phẩm HN&PL không hề giấy phép theo quy định của Luật báo chí và báo ĐS&PL lại có tới 2 văn phòng đại diện hoàn toàn riêng biệt để sản xuất nội dung tại TP Hồ Chí MInh”. Việc bịa đặt này nhằm mục đích gì thì có lẽ chỉ có báo Sài Gòn Giải phóng mới có câu trả lời.
Không thể “bán báo” bằng cách xúc phạm người khác
Ai cũng hiểu rằng, khi phản ánh một vấn đề sự kiện, mỗi cơ quan báo chí phải tuân theo tôn chỉ, mục đích và có cách tiếp cận riêng. Đối với Báo ĐS&PL, ngoài việc đưa thông tin chính xác, tôn trọng kết quả xác minh của các cơ quan chức năng luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực (trong đó đặc biệt là các luật gia) để phân tích không chỉ sự đúng sai mà soi rọi và tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn và nhân phẩm của con người.
Báo ĐS&PL là cơ quan tuyên truyền của Hội Luật gia Việt Nam nên các vấn đề liên quan đến pháp lý là mảng để tài lớn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của luật pháp là để hướng con người đến làm điều thiện nên không cần phải có những biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp.
Chính vì vậy, có lẽ không một người hiểu biết nào lại nghĩ rằng tuyên truyền các điều luật một cách khô khan kiểu “tầm chương trích cú” có thể đem lại hiệu quả. Hơn thế nữa, những đối tượng cần được hỗ trợ pháp lý nhiều nhất là những người bình dân trong xã hội, cho nên báo chí cần có cách viết đa dạng, sinh động cho phù hợp.
Vì thế, khi phản ánh các vấn đề sự kiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp lý, Báo ĐS&PL không chỉ đưa các thông tin mang tính gợi mở, định hướng thông qua ý kiến của các luật gia mà luôn có ý thức đi sâu khắc hoạ số phận của mỗi con người, mối quan hệ xã hội, qua đó soi rọi và làm rõ những giá trị nhân văn, đạo đức.
Đặc biệt, ĐS&PL xác định Báo là một diễn đàn, đăng tải chính xác ý kiến của mỗi người dân, của các cơ quan chức năng chứ không thể làm thay công việc của họ bằng cách đứng ra “phán” ai đúng ai sai, “kết tội” người này người khác như cách mà Báo Sài Gòn Giải phóng “chỉ đạo”. Chính vì vậy, Báo ĐS&PL tự hào khi có một lượng bạn đọc đông đảo, có hàng chục vạn người chờ đón đọc các ấn phẩm của BáoĐS&PL mỗi kỳ xuất bản.
Báo ĐS&PL không thể rập khuôn theo bất kỳ một tờ báo nào, đặc biệt là Báo Sài Gòn Giải phóng Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn lời nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua trong lần đến thăm Báo SGGP ngày 5/5/2012 (đã được chính Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải): “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Báo Sài Gòn Giải phóng nên Đảng uỷ, Ban biên tập BáoSài Gòn Giải phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để Báo Sài Gòn Giải phóng đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo”.
Theo phó bí thư thường trực Thành uỷ, hiện nay Báo Sài Gòn Giải phóng đã đảm bảo được tính đúng trong thông tin nhưng phải nghĩ cách để báo đến với đông đảo, qua việc đổi mới công tác phát hành, lượng báo phát hành phải tính đến từng người đọc, cũng như tính đến bạn đọc truy cập báo điện tử. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh nội dung báo phải luôn bám sát thực tiễn để phản ánh được hơi thở cuộc sống, khơi gợi những cách viết đi vào lòng người.
Từ những nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua- lãnh đạo cơ quan chủ quản của Báo Sài Gòn Giải phóng có thể nhận thấy: Những người làm Báo Sài Gòn Giải phóng cần xem lại chính mình, với việc hàng năm được cấp một khoản ngân sách không nhỏ cộng với sự đầu tư về trang thiết bị, trụ sở... từ nguồn đóng góp qua thuế của người dân nhưng báo Sài Gòn Giải phóng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ là tuyên truyền để đưa các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh đến với đồng đảo người dân. Báo Sài Gòn Giải phóng không thể che đậy sự yếu kém hay lớn mạnh được như mong muốn của lãnh đạo cơ quan chủ quản bằng việc đi bôi nhọ xúc phạm cơ quan báo chí khác và đồng nghiệp.
Nhóm phóng viên
http://www.nguoiduatin.vn/choang-vang-chieu-boi-ban-dong-nghiep-cua-mot-so-to-bao-a44071.html

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Tôi thấy mình bị xúc phạm"

Ngay sau khi báo Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh xúc phạm danh dự Báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), nhiều bạn đọc và những người đã từng cộng tác với Báo đã gọi điện chia sẻ và yêu cầu Ban biên tập cần thể hiện chính kiến bảo vệ danh dự cho họ.

Dưới đây chúng tôi trích dẫn một số ý kiến của một số người đã từng cộng tác với Báo ĐS&PL để bạn đọc tham khảo.


Viện sỹ, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu- nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: “Nếu có ý kiến cho rằng báo ĐS&PL “lá cải”... là nhân vật từng được viết trên báo, tôi thấy mình bị xúc phạm”!





Khi được hỏi về những cảm nhận của ông về báo ĐS&PL, Viện sỹ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết: Đọc báo ĐS&PL khá thường xuyên, tôi nhận thấy báo có nhiều nội dung bổ ích và đi vào cuộc sống, gần gũi, thiết thực, phù hợp với đời sống xã hội và sở thích của bạn đọc. Cần đặt câu hỏi, vì sao cứ Báo ĐS&PL phát hành là người ta lại háo hức đón nhận? Đơn giản vì trong đó có những câu chuyện, nhiều nội dung sâu sắc, nhân văn, gắn với số phận con người, với đời sống bình dị của bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân mà Báo ĐS&PL được đón nhận, được trân trọng, vì nó chứa đựng sự nhân văn trong đó. Ví dụ như loạt bài “Vị tướng huyền thoại trưởng thành từ binh nhì” có nội dung rất sâu sắc, xúc động. Các đồng chí, đồng đội của tôi khi đọc loạt bài này đều phản hồi rất tốt, đánh giá cao chất lượng của bài viết, của tờ báo.
Nếu có ý kiến nào đó cho rằng báo ĐS&PL là “lá cải”, là trơ trẽn, đi sâu vào đời tư người khác, cố tình hạ thấp danh dự tờ báo…thì với tư cách là một độc giả thường xuyên của báo, là nhân vật từng được viết trên báo ĐS&PL tôi thấy mình bị xúc phạm. Ngoài ra, những đơn vị, cá nhân có ý kiến như vậy về Báo ĐS&PL là họ đang tự hạ thấp chính mình, vì tôi quan niệm cố tình tìm mọi cách hạ thấp người khác cũng chính là hạ thấp bản thân mình. Tôi tin là bộ phận như vậy là không nhiều, chỉ là số ít mới đưa ra những nhận xét như vậy về báo ĐS&PL.

Ông Trần Đại Hưng – Nguyên Phó Trưởng ban Nội chính TW: “Các vụ việc nêu trên báo đều rõ ràng, có đầu, có cuối”

Nói về chuyện các báo khác thông tin sai sự thật về báo ĐS&PL, ông Trần Đại Hưng cho rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng. Cảm ơn họ vì đã chỉ ra những điều hay, chưa phù hợp để chúng ta điều chỉnh và phát triển hơn. Và độc giả là người hiểu rõ nhất báo ĐS&PL như thế nào. Tôi là người đọc và theo dõi quá trình phát triển của báo ĐS&PL từ những ngày mới sơ khai. Báo có được sự phát triển, nhiều độc giả quan tâm như hiện nay vì tập thể người làm báo ở đây biết, hiểu được thị hiếu của người đọc. Những vụ việc nêu trên báo đều rõ ràng, có đầu, có cuối”.
Ông Nguyễn Đức Kiên- Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội: Sự “chơi xấu” nhau của báo chí
Là chuyên gia, ông Nguyễn Đức Kiên thường được nhiều báo chí phỏng vấn về các chính sách kinh tế. Thực tế, báo ĐS&PL cũng đã có nhiều cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên về các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô, các giải pháp kinh tế… Tuy nhiên, khi có thông tin về chuyện “báo lá cải” mà một số báo cố tình “chơi xấu” báo ĐS&PL ông Kiên cho biết: “Tôi không bao giờ lựa chọn báo chí để trả lời phỏng vấn, với tôi không có khái niệm báo lớn và báo nhỏ. Tôi nghĩ, mình là ĐBQH có kiến thức về kinh tế nên các báo quan tâm đến vấn đề tôi nghiên cứu thì tôi trả lời”.
Trước câu hỏi của phóng viên, “ông thường xuyên trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, trong đó có báo ĐS&PL nhưng lại có tờ báo cho rằng tất cả những bài đăng trên Báo ĐS&PL toàn những “thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”, ông có thấy bản thân mình bị xúc phạm không”? Ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Đó là sự “chơi xấu” nhau của báo chí. Tôi quan điểm, mỗi báo hướng đến một tiêu chí, một đối tượng bạn đọc riêng. Bản thân tôi không có khái niệm báo “lá cải”, tôi cũng không trả lời phỏng vấn vì nghĩ báo có số lượng phát hành lớn”.
Ông Nguyễn Đức Kiên cũng cho biết: “Tôi có đọc báo ĐS&PL, tiêu chí của báo là đưa tin bài viết về pháp luật. Báo cũng đã đưa nhiều đến các vụ án hình sự, và có phân tích các khía cạnh pháp lý để bạn đọc hiểu rõ vấn đề. Tựu chung lại, tôi vẫn nghĩ mỗi tờ báo có tiêu chí, độc giả riêng nên không thể lấy tiêu chí của tờ báo này, áp cho một tờ báo khác. Nên tôi càng không đồng tình với chuyện báo này, chê báo kia là “lá cải”. Tôi nghĩ, báo ĐS&PL nên có những bài viết phân tích sâu xa những vấn đề pháp lý, của các vụ án. Chẳng hạn vụ cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn nên có những bài viết phân tích sâu, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý như vậy bài viết sẽ sâu sắc và khách quan”.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám- Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội: “Trên tờ Đời sống & Pháp luật, các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng”
ĐBQH Tô Văn Tám nhận xét: “Là cơ quan trung ương của Hội luật gia Việt Nam, báo ĐS&PL đã phản ánh được rất nhiều vấn đề pháp lí, liên quan đến pháp luật, cả những vấn đề bức xúc của xã hội. Thậm chí nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội cũng được nhanh chóng cập nhật. Các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng. Từ đó có thể nhận xét, về mặt tổng thể đây là một tờ báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính thống, góp phần đưa một tiếng nói vào xã hội để thúc đẩy xã hội đi lên”.
Ông cũng khẳng định: “Báo ĐSPL không chỉ phản ánh những vấn đề bức xúc của xã hội mà còn phản ánh được những vấn đề thường nhật của đời sống nhân dân, của các tầng lớp dân cư, kể cả mỗi cá nhân người dân. Đó là ưu điểm của tờ báo vì báo đã phản ánh được muôn mặt của đời sống, không vì thế mà nói là lá cải. Tôi thường xuyên đọc báo ĐS&PL và nhận thấy sau khi phản ánh một vấn đề, một vụ việc cụ thể thì tác giả đều có định hướng, phê phán hoặc có ủng hộ rất rõ ràng. Đó là những nội dung rất tích cực đóng góp cho cuộc sống mà tờ báo này đã làm được.
Trên một tờ báo gần đây có đưa ra ý kiến nhận định, ĐS&PL đã đưa các thông tin về tình, tiền, tội, một cách không trung thực, tôi cho rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân. Theo ý kiến của tôi, trên thực tế Báo ĐS&PL thông qua các chuyên mục đã đề cập đến các vấn đề của xã hội một cách kịp thời, gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, các vấn đề được định hướng được chứ không chỉ đưa lên để gợi mở. Do vậy, đối tượng tìm đọc báo ĐS&PL khá phong phú, rộng khắp.
Tuy nhiên, ở một số vấn đề có tính vĩ mô, báo ĐS&PL đôi lúc cách viết hơi nặng nề, theo tôi, ban biên tập nên đưa nội dung vấn đề ra trao đổi cởi mở, tránh gây hiểu lầm.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kinh Đô: “Một sự xúc phạm với hàng loạt chuyên gia pháp lý từng phát biểu trên ĐS&PL”.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng nêu ý kiến, những thông tin mà bài báo được đăng tải trên báo SGGP có biểu hiện của thông tin sai sự thật gây tổn hại đến uy tín của một cơ quan ngôn luận, làm giảm niềm tin của bạn đọc đối với cơ quan ngôn luận nói chung và báo ĐS&PL nói riêng. Việc làm đó không những xâm hại đến uy tín, lợi ích của báo mà còn xâm hại đến lợi ích của tập thể phóng viên, cán bộ của báo. Việc đưa ra những lý lẽ mang tính xúc phạm như vậy là việc làm tăng thêm tính nghiêm trọng của hành vi đưa thông tin sai lệch đã nêu. Dưới góc độ báo chí thì đây là hành vi phạm Luật Báo chí, vi phạm đạo đức của người làm báo. Ở một góc độ khác, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tờ báo đó đối với ĐS&PL và các tờ báo khác.
Dưới góc độ là một độc giả của ĐS&PL, khi đọc những nội dung đó, Luật sư Hùng thấy mình là người bị thiếu tôn trọng, bị tờ báo đăng tải nội dung nhận định phiến diện xem thường về nhận thức. Còn ở góc độ của một chuyên gia đã từng cộng tác nhiều với Báo ĐS&PL, Luật sư Hùng cho rằng những nội dung như SGGP đưa ra là một sự xúc phạm đối với luật sư cũng như hàng loạt chuyên gia pháp lý đã từng phát biểu trên báo ĐS&PL.
Tuy nhiên, theo Luật sư Hùng, các độc giả hiện nay cũng là những độc giả thông thái họ sẽ tự nhận thức được những nội dung sai ở thông tin không lành mạnh đó của báo SGGP. Những thông tin sai lệch mà báo SGGP đưa ra cần thiết phải làm rõ và xử lý nghiêm theo pháp luật. Phải bồi thường và công khai xin lỗi nếu vi phạm và gây thiệt hại cho báo ĐS&PL.
Nhóm PV
http://www.nguoiduatin.vn/thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-toi-thay-minh-bi-xuc-pham-a44077.html




2.1.12

Tiểu sử Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải

Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu bạn độc phần Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính Trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh như sau:



Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành Ủy TPHCM
Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành Ủy TPHCM

Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt)
Sinh ngày 20/2/1950.
Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Dân tộc: Kinh
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 17/4/1968
Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).
Lý luận chính trị: Cao cấp.
Tóm tắt quá trình công tác
Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.
Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.
Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ 7/1001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.
Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian này đồng chí cùng với ban lãnh đạo TPHCM lãnh đạo TP phát triển nhanh và bền vững, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng TPHCM vẫn vượt qua nhiều thách thức và cùng cả nước phát triển.
Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.