Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ luật đồng chí X. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ luật đồng chí X. Hiển thị tất cả bài đăng

11.5.15

Kami - Thấy gì từ Hội nghị Trung ương 11?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.
Hội nghị TW 11
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI vừa tại Hà nội ngày 4/5/2015, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc. Hội nghị này đã tập trung vào các vấn đề, bao gồm về phương hướng công tác tổ chức nhân sự, về số lượng-việc phân bổ đại biểu, vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, nên Hội nghị TW11 có tầm quan trọng đặc biệt, chính vì thế điều được dư luận quan tâm nhất vẫn là vấn đề đường hướng lựa chọn và cơ cấu 20 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng CSVN. Đó là danh sách các Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Điều đáng chú ý và được dư luận hết sức quan tâm bàn thảo đó là chi tiết trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói về tiêu chí lựa chọn các Uỷ viên TW Đảng. Đó là "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân..."

Dựa vào những tiêu chí đó, đã xuất hiện luồng ý kiến cho rằng TBT ngầm ám chí quyết tâm loại bỏ đồng chí X và phe cải cách của ông ta, điều đó chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN đã lên tới đỉnh điểm trước ĐH XII.

Vậy sự thật của vấn đề này như thế nào?

Chuyện trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN có sự phân hóa và chia rẽ thành các phe nhóm hay không là điều không phải bàn cãi. Với bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI, đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây được coi là nước cờ nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Câu hỏi được đặt ra là, vào thời điểm hiện tại tương quan lực lượng giữa các phe phái ra sao? Phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh hay yếu? Và có hay không cơ hội lật ngược thế cờ của phe bảo thủ mà người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII?

Có thể nói, có lẽ thời điểm trước Hội nghị TW4 là giai đoạn hoàng kim nhất của phe Đảng của người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, khi đó dư luận ủng hộ việc xử lý kỷ luật đồng chí X và cho rằng đó là việc làm cần thiết. Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.

Đây là thời điểm đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng về quyền lực trong chính trường Việt nam, khi quyền lực tối cao trong Đảng vốn từ lâu đã thuộc về Bộ Chính trị và người đứng đầu là Tổng Bí Thư đã phải chuyển sang cho Ban Chấp hành TW. Và cũng chỉ không lâu, điều này đã được chứng minh tại Hội nghị TW sau đó, khi tiến hành bầu bổ xung thêm 02 vị trị trong Bộ Chính trị, thì các ứng cử viên hàng đầu do TBT Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, đó là các ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính TW và Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW đã không được Ban Chấp hành TW ủng hộ. Mà thay vào đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân những người được cho là ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ thế, tại Hội nghị TW10 khi Ban Chấp hành TW tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đạt được số phiếu tín nhiệm cao cao nhất.

Tuy nhiên, dư luận bất ngờ với thông tin từ bài viết "Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới", từ blog Cầu Nhật tân nhận định cho rằng "Sau một số thất bại tạm thời tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, hàng loạt quyết định nhân sự vừa qua cho thấy phe Đảng trị đã có những động thái mang tầm vóc chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.".

 Không chỉ thế, bài viết còn nhận định khẳng định rằng "Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe lợi ích nhóm đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe lợi ích nhóm chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe Đảng trị xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016."
Nhận định đó, nếu kết hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đột nhiên "trở mặt" chửi "Đế quốc Mỹ" trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30/4/2015 tại Sài gòn vừa qua thì cho thấy có nhiều cơ sở đáng tin. 

Tuy nhiên, nếu để ý chi tiết khi Dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành - một Dự án của nhóm lợi ích ODA vốn được dư luận cho là cú vét ODA cuối của Chính phủ, bỗng nhiên trở thành một trong 4 vấn đề quan trọng của Đảng CSVN hiện nay, được đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị trung ương thông qua. Và kết quả cuối cũng đã được Ban Chấp hành TW chuẩn y. Chi tiết này được các nhà bình luận cho rằng đó là một sự thỏa thuận lợi ích, có liên quan đến vấn đề nhân sự giữa các phe nhóm, kiểu "Ông rút chần giò, bà thò chai rượu". Điều đó cho thấy phe cán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không yếu như người ta đồn đoán.

Có thể giải thích vấn đề này như sau:

Trước hết, thời gian gần đây người ta thấy truyền thông nhà nước đã hạn chế và hầu như không đưa các tin tức liên quan đến hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời người ta cũng không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có các phát biểu "mị dân" hay "đi ngược Cương lĩnh của Đảng" như trước đây. Ngược lại, người ta còn thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Cần phải hiểu trong lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang chứng tỏ mình là người vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và đường lối của Đảng hòn để lôi kéo các Ủy viên TW khác đang còn lừng chừng vì nghi ngờ ông Dũng sẽ phá rào tiến tới sự cải cách về chính trị. Đây là kế sách "nín thở để qua sông" của ông Dũng nhằm vươn tới chiếc ghế quyền lực cao nhất, đó là giành cho bằng được vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước như của ông Tập Cận Bình ở Trung quốc.

Nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà buổi chiều 8/5/2015 tại Hà Nội, ngay sau khi Hội nghị TW11 bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, trao đổi với các cử tri Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Đây chính là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và không ít các lãnh đạo cao cấp trong Đảng CSVN đã và đang lo ngại vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà theo họ, ông Dũng có thể phá nát Đảng CSVN nếu nắm một quyền lực bao trùm như thế.

Nhìn sang quan hệ Việt - Mỹ thì người ta dễ dàng nhận thấy phía Mỹ hết sức nhẫn nhục và cam chịu trong quan hệ với Việt nam, cho dù phía Việt nam có nhiều biểu hiện có thể gọi là thiếu tôn trọng và không tin tưởng nước Mỹ. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một người vốn được coi là thân Mỹ song sẵn sàng lớn tiếng chửi Mỹ là đế quốc, là tàn bạo.... Nên hiểu, chính trị là như thế, nói yêu không có nghĩa là yêu, nói ghét cũng không có nghĩa là không thích. Chính trị là "nói dzậy nhưng không phải như dzậy". Với phía Mỹ trong lúc này họ cũng ở trong tâm trạng như Thủ tướng Dũng, hy sinh nhiều thứ về một mục tiêu đại cục của mình, trong trường hợp sau Đại hội XII nếu ông Dũng đảm trách trọng trách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước thì mọi vấn đề trong quan hệ với Việt nam của người Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Quay sang Trung quốc để thấy, sau chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng với sự tiếp đón ở mức độ trọng thị nhất thì báo chí Trung Quốc đã không ngần ngừ trong việc tấn công và bôi nhọ ông Tổng Bí thư. Đặc biệt là khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo của Việt nam. Các nhà bình luận cho rằng, nếu hiện tại phe của ông Tổng Bí thư đang mạnh, ở thế thượng phong thì không bao giờ họ sẽ công khai công kích ông Trọng như vậy. Việc gia tăng xây dựng các đảo nhân tạo của Trung quốc trên Biển Đông vào thời điểm này cũng cho thấy họ muốn mọi việc rơi vào thế đã rồi, trước khi kết thúc Đại hội XII. Vì lúc đó nếu ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ cao nhất trọng bộ máy Đảng và Nhà nước Việt nam thì chuyện gì sẽ xảy ra trong quan hệ Việt nam - Trung quốc khó mà có thể đoán trước được. Nên nhớ, trong gần hết thời gian hơn 9 năm, đảm trách 02 nhiệm ký làm Thủ tướng, ông Dũng chưa hề tiến hành thăm chính thức Trung Quốc.

Người ta có câu "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", ông Nguyễn Tấn Dũng từ chỗ hầu như không có gì và ít ai biết đến, thì sau 9 năm đảm trách chức vụ thủ tướng thì ông không chỉ đã thâu tóm hầu hết các quyền lực trong bộ máy nhà nước Việt nam, mà còn thu được một lượng tiền bạc khổng lồ. Với ưu thế đó, ông Dũng còn có khả năng khuynh loát và điều khiển được đa số các Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng. Miếng bánh Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được đưa ra tại Hội nghị TW11 ngoài mục đích kiếm chác của nhóm lợi ích thì nó còn là một miếng mồi để "dử" những ai còn đang chần chừ trở cờ để theo Thủ tướng, với thông điệp "Hãy quyết định dứt khoát, rồi sẽ có phần trong chiếc bành này!" Đây là lý do chính để giải thích vì sao, Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành lại là một trong 4 vấn đề trọng đại của Đảng và được đưa vào thành một nội dung quan trọng của Hội nghị TW11. Điều đó chứng tỏ phe của ông Nguyễn Tấn Dũng đang trên thế thượng phong.

Qua những chi tiết ngầm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là mối lo của ông Tổng Bí thư khi lo rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Điều đó cho thấy việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN từ nay đến sau Đại hội Đảng lần thứ XII, dự kiến sẽ khai mạc vào đầu năm 2016 sẽ hết sức khốc liệt. Các thế lực và phe nhóm chống lại Thủ tướng Dũng sẽ bằng mọi cách cản, phá con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước của ông Nguyễn Tấn Dũng. Và chắc chắn người đồng chi Phương Bắc sẽ không thể làm ngơ đối với cái gia mang tên ông Thủ tướng.

Do vậy cần hết sức chú ý theo dõi các động thái liên quan đến chính trị Việt nam trong thời gian này. Sẽ có những diễn biến mà chúng ta không thể ngờ tới sẽ xuất hiện.

Ngày 09 tháng 05 năm 2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Theo RFA Blog