Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn ODA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ODA. Hiển thị tất cả bài đăng

11.6.12

Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực

Có thể nói, ở nhiều dự án có sử dụng vốn vay ODA có những dạng sai phạm khá phổ biến như: kê khai sai, kê khai khống giá trị, quyết toán sai, quyết toán trùng chi phí, làm giả hóa đơn, chứng từ để rút tiền dự án ..

Trong những ngày gần đây, một số tờ báo cho rằng, cơ quan chức năng Việt Nam ít phát hiện các vụ việc tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA. Các vụ được phát hiện mới có thể kể tên là: vụ tham nhũng tại PMU 18 (xảy ra năm 2006), mới đây, năm 2011, là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ-giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây bị kết án 20 năm tù do nhận hối lộ 262.000 USD từ các nhà thầu Nhật Bản. Vụ mới đây nhất, bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngừng ¾ dự án tài trợ vốn ODA cho Việt Nam do nghi ngờ có gian lận về tài chính, do phản ứng từ một số cơ quan thực hiện dự án, 2 bên vẫn đang tiếp tục họp, xác định cho đúng bản chất vụ việc.

Nhưng trên thực tế, không chỉ có 3 vụ việc trên. Đã có một loạt các dự án vay vốn ODA thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây, có nhiều tiêu cực, sai phạm. Có điều không phải dự án nào cũng được xác định là có yếu tố tham nhũng, phải khởi tố các vụ án điều tra hình sự. Có thể điểm sơ qua một số  vụ việc sai phạm, tiêu cực dưới đây: có những vụ việc được đưa công bố nhưng có những việc chưa được công khai đầy đủ cho báo chí:
Tại dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III Hà Nội do bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 5.635 tỷ đồng (chủ yếu vay vốn ODA từ JBIC-Nhật Bản), năm 2011, kết thúc cuộc thanh tra ở đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định giá thành xây lắp của dự án bị đội lên quá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam từ 30-40%. Tại dự án này, cơ quan chức năng xác định: ban quản lý dự án (PMU Thăng Long) thanh toán, hạch toán một số khoản tiền không đúng  như thanh toán sai đơn giá tại gói thầu số 3 gần 1,76 tỷ đồng; thanh toán trùng lắp khối lượng tại gói thầu 3 A trên 2,4 tỷ đồng; chi phí, hạch toán một khoản chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án chưa đúng quy định số tiền trên 3,6 tỷ đồng...Cơ quan chức năng còn cho rằng, tổng mức đầu tư thiếu chính xác, lớn hơn thực tế về khối lượng, giá trị tại các gói thầu xây lắp chính với tổng giá trị lên tới trên 1.010 tỷ đồng.
Tại dự án thủy lợi Phước Hòa (thực hiện tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước) có tổng mức đầu tư trên 5.594 tỷ đòng trong đó vốn vay ODA từ ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 2.518 tỷ đồng, vốn vay AFD 1.062 tỷ đồng. Tại dự án này, năm 2011, TTCP cũng đã phát hiện những sai phạm trong quá trình lập hồ sơ mời thầu đã làm cho giá dự thầu tăng 17-26% so với giá mời thầu; việc nghiệm thu khối lượng và thanh toán, tính bù giá vật liệu với nhà thầu chưa đúng theo hợp đồng, nghiệm thu trùng lắp, vượt giá trị dự phòng, nghiệm thu các loại bảo hiểm theo hợp đồng cao hơn giá trị thực hiện...tổng cộng gần 17 tỷ đồng; thiếu cơ sở phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành với giá trị 32,5 tỷ đồng.
Tại một dự án khác của ngành giao thông-dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp và giai đoạn II sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản cũng có hàng loạt sai phạm khiến TTCP, trong một kết luận thanh tra ban hành năm 2010 đã kiến nghị xử lý số tiền lên tới trên 170,7 tỷ đồng do các sai phạm như: thanh toán tiền dịch hồ sơ nhưng không hề có sản phẩm; không phạt các nhà thầu do thực hiện hợp đồng chậm; sử dụng vốn dự án xây dựng hạng mục không có trong danh mục đầu tư dự án; lãng phí tiền do lỗi thiết kế; dùng tiền ngân sách nộp thay nhà thầy tiền thuế nhập khẩu mua ô tô...
Đó là một số dự án có qui mô lớn. Còn ở những dự án qui mô nhỏ, sai phạm, tiêu cực không phải là ít và ít được công khai nhưng mức độ sai phạm, thất thoát cũng rất lớn. Ví dụ như hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA) thuộc dự án FSPS II tại Cà Mau cũng do Đan Mạch hỗ trợ vốn ODA, số tiền bị tham nhũng, sử dụng sai mục đích chiếm tới gần 50% số kinh phí được tài trợ. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2009, FSPS II tổ chức và giao cho trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh... Tổng kinh phí cho các chương trình ước tính hơn 6,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thông Nhận nguyên là phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau kiêm giám đốc FSPS II và ông Nguyễn Trung Chánh, nguyên giám đốc trung tâm Khuyến ngư Cà Mau đã chỉ đạo các nhân viên cấp dưới lập khống các khoản chi phí cho học viên, tổ chức các buổi hội thảo "khống"...qua đó chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hơn 3,1 tỷ đồng. Cho đến giữa năm 2011, 2 ông này và 3 cán bộ khác có liên quan đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra (đến nay chưa đưa ra xét xử).
Điểm lại các vụ việc nêu trên cho thấy, không phải các cơ quan chức năng của Việt Nam không chủ động thanh tra, kiểm tra, phát hiện các vụ việc sai phạm, tiêu cực trong việc tiếp nhận, sử dụng vốn ODA.
Có thể nói, ở nhiều dự án có sử dụng vốn vay ODA có những dạng sai phạm khá phổ biến như: kê khai sai, kê khai khống giá trị, quyết toán sai, quyết toán trùng chi phí, làm giả hóa đơn, chứng từ để rút tiền dự án ..Nhưng các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã chưa có sự tổng hợp, đánh giá đầy đủ để tìm ra những giải pháp để siết chặt quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn này. Và ngoại trừ vụ việc xảy ra tại dự án FSPS II tại Cà Mau có truy tố người phạm tội, ở hầu hết các dự án khác, người ta cũng mới chỉ quy trách nhiệm, kiểm điểm nhẹ nhàng đến cấp đơn vị quản lý dự án chứ hầu như không quy rõ, xử lý trách nhiệm cá nhân. Đây có thể là một nguyên nhân chính khiến các việc làm trái quy định, tiêu cực tiếp tục xảy ra ở nhiều dự án có sử dụng vốn ODA về sau này.
Cũng từ những vụ việc xảy ra như ở các dự án nói trên, đã có những khuyến cáo, đề xuất thành lập cơ quan quản lý vốn ODA độc lập của Việt Nam để thường xuyên có hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA từ trung ương xuống địa phương chứ không chỉ dừng lại ở cơ quan quản lý cấp vụ ở bộ Kế hoạch và đầu tư; tiến hành thanh tra, kiểm tram kiểm toán ngay  trong quá trình triển khai các dự án ODA chứ không chờ dự án kết thúc mới tiến hành hậu kiểm...Nhưng thực tế, rõ ràng những khuyến cáo này đã không được tiếp thu đầy đủ.
Tác giả: NGUYỄN HÀ