Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

5.5.12

Chính phủ bơm 29.000 tỷ đồng ‘cứu’ doanh nghiệp

Thông qua giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên, Chính phủ hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Chủ trương giải cứu doanh nghiệp được đại diện Chính phủ thể hiện rõ trong phiên họp báo thường kỳ chiều 4/5. Cụ thể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong ít ngày tới, Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy không phải là một gói kích cầu, nhưng theo người phát ngôn của Chính phủ, đây là một hệ thống giải pháp vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, cải cách hành chính… nhưng trọng tâm là hỗ trợ tài chính, thuế cho doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định gói giải pháp không chỉ hướng tới các doanh nghiệp "còn khỏe". 

Mặc dù chi tiết còn chờ sự ra đời của văn bản nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nội dung cơ bản của các giải pháp sẽ nhắm tới việc giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), lui thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với một số đối tượng ưu tiên, đồng thời miễn một số sắc thuế, phí khác.
Đại diện cơ quan đề xuất (Bộ Tài chính) - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định các biện pháp hỗ trợ lần này không chỉ hướng đến các doanh nghiệp “còn khỏe” mà sẽ mở rộng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể, việc xác định các giải pháp hỗ trợ được xây dựng theo 5 nguyên tắc là đảm bảo ổn định vĩ mô, đúng đối tượng, phối hợp với chính sách tiền tệ, gắn với tái cơ cấu và tính đến khả năng cân đối của ngân sách. Theo đó, đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép…

Các đối tượng này (trừ doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, xổ số, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập đặc biệt) sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuế VAT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…

Để kích thích sản xuất, Bộ Tài chính dự kiến đẩy nhanh việc phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tốc giải ngân để tiêu thụ các mặt hàng xi măng, sắt thép… Cơ quan chức năng cũng sớm thông qua việc bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, nuôi trồng thủy sản… Theo Thứ trưởng Mai, các biện pháp này sẽ có tác dụng kích thích tiêu thụ hàng tồn kho, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng giá trị gói kích thích đối với doanh nghiệp là 29.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ “chịu thiệt” khoảng 9.000 tỷ do số thuế giãn sẽ thu được vào cuối năm nay và đầu 2013 cũng như được bù đắp do tăng thu từ dầu thô. Trao đổi tại phiên làm việc chiều 4/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ cũng nhận định gói hỗ trợ doanh nghiệp lần này được xây dựng với tinh thần “tiền ít nhưng tác động nhiều”, chủ yếu giúp tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Gói giải pháp này cũng được đưa ra dựa trên các kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các bộ, ngành tiến hành nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, mặc dù có những khởi sắc về mặt vĩ mô nhưng kết quả sản xuất, kinh doanh vẫn xấu do tác động bên ngoài cũng như việc thắt chặt tài khóa, tiền tệ. GDP quý I/2012 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,3% so với cùng kỳ, tồn kho tăng. Theo VCCI, trong năm 2011 và đầu năm 2012, có đến8,4% doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách thuế cũng từng được áp dụng vào năm 2009 khi Việt Nam tiến hành kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT. Ngoài ra, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng.

Kết quả kiểm toán cho thấy giá trị gói hỗ trợ bằng thuế đạt 32.935 (tăng so với mức 28.000 tỷ dự kiến). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, riêng số giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ trên 5.000 tỷ và thu ngân sách vẫn vượt dự kiến. Theo đánh giá giám sát của Thường vụ Quốc hội sau này, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc hỗ trợ thuế năm 2009 còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.

Nhật Min