Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

22.5.12

Những trái khoáy của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng

Đó là những hạn chế, thiếu sót và sai phạm của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng. Và người dân có quyền hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?

Trong việc đóng mới, mua, bán tàu, Thanh tra chính phủ đã chỉ rõ những hạn chế và thiếu sót của Vinalines trong đó có nhiều điểm trái ngược hẳn với quyết định của Thủ tướng Chính phủ như cơ cấu đội tàu chưa phù hợp với kế hoạch được phê duyệt. Cụ thể là Vinalines chủ yếu đầu tư các loại tàu vận chuyển hàng khô, tàu tải trọng lớn, ít chú ý đến tàu chuyên dùng.
Với những sự "trái khoáy" của mình, Vinalines đã gây ra sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước
Không chỉ vậy, tiến độ thực hiện Chương trình đóng mới tàu chậm so với kế hoạch 7 năm (Theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2005 nhưng Vinalines đề nghị Chính phủ cho phép đến hết năm 2012; 11/27 dự án đã có quyết toán và kiểm toán, chưa lập quyết toán 16/27 dự án…

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các dự án mua tàu được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất, dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng thực tế có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005 – 2010 lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.

Kết luận chỉ ra, trong việc mua tàu, những tàu có nhiều năm tuổi vẫn được mua là chưa phù hợp với chủ trương trẻ hóa đội tàu của Chính phủ. Có 17 tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiện đăng ký tại Việt Nam, thậm chí có tàu đã 30 tuổi vẫn mua, được Bộ GTVT cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài (Mông Cổ, Panama), điển hình các tàu do Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam mua có tuổi trung bình là 26 năm và hiện tại có 7/10 tàu treo cờ của nước ngoài.

Các tàu mua có quy mô, tính năng kỹ thuật khác nhau, có sự chênh lệch giá mua lớn khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng rất khác nhau đối với kinh tế vận tải biển nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc lưu trữ hồ sơ bán tàu của Vinalines và các đơn vị trực thuộc không tốt. Thực tế, có tàu bán chỉ có 1 đơn vị tham gia chào và trúng, giá bán được chấp nhận rất ít so với giá chào bán ban đầu. Thậm chí sau khi bán tàu còn này sinh các tình huống khác dẫn đến khiếu nại và dư luận không tốt.
Trong những lần sửa chữa ụ nổi No83M, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư (Ảnh Quốc Thắng/VNE)

Việc tổ chức vận chuyển phân tán, thiếu kinh nghiệm trong điều hành dẫn đến tình trạng tàu của Vinalines bị giữ và bị phạt nhiều, đặc biệt trong thời gian vừa qua đã xảy ra 5 vụ tranh chấp lớn dẫn đến tàu của Vinalines bị nước ngoài bắt giữ phải ngừng hoạt động, người thuê tàu hủy hợp đồng, phát sinh chi phí nộp phạt, tranh tụng dẫn giảm hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, trong dự án xây dựng Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong, Vinalines đã chi 4,144 tỷ đồng cho lễ khởi công vượt quá quy định hơn 4 tỷ đồng (Thủ tướng chỉ cho phép chi phí tổ chức lễ khởi công không quá 50 triệu đồng).

Trong vụ mua ụ nổi No83M, trong quản lý về đơn giá sửa chữa khi tiến hành 2 lần sửa chữa tại Việt Nam, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Cả 11 hợp đồng sửa chữa Vinalines đều không thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thẩm tra để làm căn cứ phê duyệt dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư và đấu thầu sửa chữa.

Với những trái khoáy trên, Vinalines đã làm lãng phí nhiều tiền của nhà nước. Với những sai phạm rõ ràng và trong nhiều năm liên tiếp, Vinalines đã “đẩy” mọi người vào thế phải suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?

Đột ngột được chuyển công tác

Dư luận đã sốc khi việc làm ăn thua lỗ triền miên tại Vinalines được công bố tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011. Nhiều nhà báo còn nhớ, tại hội nghị được tổ chức vào cuối tháng 7/2011, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng Giám đốc Vinalines cho biết: 6 tháng đầu năm 2011, Vinalines lỗ 660 tỉ đồng. Đây là cơ sở để đến ngày 7-9-2011, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines.

Những sai phạm xảy ra tại Vinalines đều diễn ra trong thời gian ông Dương Chí Dũng giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines (từ tháng 8/2005) và đến tháng 7/2011 khi ông Dũng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trong khi công tác thanh tra còn chưa hoàn tất, đầu tháng 2/2012, Bộ GTVT ra quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Hơn một tuần sau, ngày 16-2, tại trụ sở Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã công bố dự thảo lần đầu kết luận với những sai phạm tại Vinalines.

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó chủ nhiệm UB kiểm tra Trung ương thẳng thắn lên tiếng: "Vinalines là doanh nghiệp thuộc hệ thống các tổng công ty 91 thì chịu sự quản lý của ai? Nếu nói “vội vàng’ thì các bộ GTVT, Tài chính phải chịu trách nhiệm". Trước vấn đề "dùng người" của các cơ quan chức năng, ông Hùng cho biết: "Tôi được biết là ông ta (ông Dương Chí Dũng - PV) làm ăn bên Vinalines không tốt, thế mà lại bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng Hải – một công việc lớn hơn. Điều đó là không được và bằng chứng là bây giờ bị truy nã rồi. Bộ GTVT cần phải trả lời công luận về công tác cán bộ này".

Tuệ Minh

http://giaoduc.net.vn

5.5.12

Chính phủ bơm 29.000 tỷ đồng ‘cứu’ doanh nghiệp

Thông qua giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên, Chính phủ hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Chủ trương giải cứu doanh nghiệp được đại diện Chính phủ thể hiện rõ trong phiên họp báo thường kỳ chiều 4/5. Cụ thể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong ít ngày tới, Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy không phải là một gói kích cầu, nhưng theo người phát ngôn của Chính phủ, đây là một hệ thống giải pháp vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, cải cách hành chính… nhưng trọng tâm là hỗ trợ tài chính, thuế cho doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định gói giải pháp không chỉ hướng tới các doanh nghiệp "còn khỏe". 

Mặc dù chi tiết còn chờ sự ra đời của văn bản nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nội dung cơ bản của các giải pháp sẽ nhắm tới việc giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), lui thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với một số đối tượng ưu tiên, đồng thời miễn một số sắc thuế, phí khác.
Đại diện cơ quan đề xuất (Bộ Tài chính) - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định các biện pháp hỗ trợ lần này không chỉ hướng đến các doanh nghiệp “còn khỏe” mà sẽ mở rộng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể, việc xác định các giải pháp hỗ trợ được xây dựng theo 5 nguyên tắc là đảm bảo ổn định vĩ mô, đúng đối tượng, phối hợp với chính sách tiền tệ, gắn với tái cơ cấu và tính đến khả năng cân đối của ngân sách. Theo đó, đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép…

Các đối tượng này (trừ doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, xổ số, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập đặc biệt) sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuế VAT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…

Để kích thích sản xuất, Bộ Tài chính dự kiến đẩy nhanh việc phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tốc giải ngân để tiêu thụ các mặt hàng xi măng, sắt thép… Cơ quan chức năng cũng sớm thông qua việc bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, nuôi trồng thủy sản… Theo Thứ trưởng Mai, các biện pháp này sẽ có tác dụng kích thích tiêu thụ hàng tồn kho, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng giá trị gói kích thích đối với doanh nghiệp là 29.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ “chịu thiệt” khoảng 9.000 tỷ do số thuế giãn sẽ thu được vào cuối năm nay và đầu 2013 cũng như được bù đắp do tăng thu từ dầu thô. Trao đổi tại phiên làm việc chiều 4/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ cũng nhận định gói hỗ trợ doanh nghiệp lần này được xây dựng với tinh thần “tiền ít nhưng tác động nhiều”, chủ yếu giúp tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Gói giải pháp này cũng được đưa ra dựa trên các kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các bộ, ngành tiến hành nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, mặc dù có những khởi sắc về mặt vĩ mô nhưng kết quả sản xuất, kinh doanh vẫn xấu do tác động bên ngoài cũng như việc thắt chặt tài khóa, tiền tệ. GDP quý I/2012 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,3% so với cùng kỳ, tồn kho tăng. Theo VCCI, trong năm 2011 và đầu năm 2012, có đến8,4% doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách thuế cũng từng được áp dụng vào năm 2009 khi Việt Nam tiến hành kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT. Ngoài ra, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng.

Kết quả kiểm toán cho thấy giá trị gói hỗ trợ bằng thuế đạt 32.935 (tăng so với mức 28.000 tỷ dự kiến). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, riêng số giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ trên 5.000 tỷ và thu ngân sách vẫn vượt dự kiến. Theo đánh giá giám sát của Thường vụ Quốc hội sau này, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc hỗ trợ thuế năm 2009 còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.

Nhật Min