Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thu phí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu phí. Hiển thị tất cả bài đăng

3.4.12

'Ép dân không phải là cách phục vụ dân'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Hoàng Thùy thực hiện

30.3.12

Cái xe vẫn đặt trước... con bò?

Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.

Không giống ai?
Những lần được hỏi so Việt Nam với các nước anh đã đến thì thế nào, anh bạn tôi người từng đi học, đi thăm khá nhiều nước tiên tiến thường nói: "Việt Nam mình chẳng giống ai." Có thể là vì mình độc đáo? Cũng có thể là bất bình thường? Người nghe hiểu thế nào thì tùy.
Ở nước mình, những chuyện "ngược đời" vẫn đang diễn ra hàng ngày hầu như trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Xin điểm vài chuyện trong lĩnh vực giao thông đô thị.
Trong khi chưa có hệ thống giao thông công cộng thì định cấm xe cá nhân. Khi thu nhập bình quân đầu người vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới thì định cấm xe máy. Khi chưa chuẩn bị chỗ gửi xe mới thì đã giải tán chỗ gửi xe cũ. Khi thu phí bảo trì đường thì thu theo lối thu "mớ" không phân biệt xe to xe bé...
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân. Ảnh minh họa  
Việt Nam không phải là quốc gia phát minh ra động cơ đốt trong, không phải là nhà sản xuất và sử dụng ô tô đầu tiên. Khái niệm chỉ sinh ra từ thực tế, những khái niệm về phương tiện xe cộ đã được loài người phát minh xác định từ lâu.
Người viết bài này lại không ở lĩnh vực chuyên môn giao thông nên không biết có quốc gia nào xác định taxi là phương tiện cá nhân hay không? Nhưng trong các từ điển khái niệm của Việt Nam và nước ngoài đều coi taxi là phương tiện công cộng.
Nếu nhà quản lý cho rằng taxi là xe cá nhân thì VN là nơi duy nhất có khái niệm đó.
Đo chân mình để đóng giầy cho người khác
Tại sao lại cấm taxi chỗ này chỗ kia, giờ này giờ kia và dành đường cho ô tô cá nhân, trong khi về bản chất nó vẫn là phương tiện công cộng?
Có một phát biểu trong một bài viết khác "Nhà quản lý không chỉ cần có cái đầu, biết nhìn bằng cả hai con mắt mà còn phải có một con tim. Hoạch định chính sách phục vụ ai: Đa số nhân dân hay một nhóm nhỏ?"
Với một thành phố của một nước nghìn năm nông nghiệp mà phố hẹp, người đông như Hà Nội, nếu cần phải cấm xe tư nhân vào một số đường phố, thì ôtô là phương tiện cần cấm đầu tiên.
Thu phí là chuyện bình thường ở khắp nơi trên thế gian này. Tuy nhiên, thu phí gì là điều cần bàn.
Ai cũng biết xe cơ giới phá hủy môi trường như thế nào. Đường hỏng có thể làm lại, nhưng sức khỏe, tính mạng con người, thì không làm lại được.
Các nhà quản lý giao thông chắc hẳn phải biết, nhiều nước thu phí bảo vệ môi trường hơn là phí bảo trì đường. Vì bản thân trong giá xăng từ lâu đã thu thêm phí lưu thông. Không rõ phí nằm trong giá xăng đó bây giờ ở đâu, hay vào túi doanh nghiệp xăng rồi?
Người viết bài này có một người bạn sống ở thành phố New York. Chị dạy tại trường SIPA (Ngoại giao) thuộc ĐH Columbia, nhưng thường di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe bus, xe điện ngầm hoặc taxi. Chị cho biết: "Mua một chiếc ô tô ở Mỹ thì quá dễ, tương tự như anh mua xe máy ở Việt Nam thôi. Nhưng nuôi nó thì tốn kém lắm, đủ các loại phí." Tương tự cái khó khăn tìm được chỗ đỗ xe mà một lần tôi đã dẫn.
Thu phí theo "mớ"?
Thiển nghĩ nên thu phí bảo vệ môi trường theo độ lớn của dung tích xe (cm3). Đơn giản vì xe càng có phân khối lớn càng tiêu thụ nhiên liệu nhiều và thải khí độc càng nhiều. Xe có phân khối càng lớn càng nặng, càng phá đường nhanh, ...
Có thể lấy 50cm3 làm mức tối thiểu để tính. Quá dễ vì ngay trên đăng ký đã có chỉ số phân khối, chứ đừng thu theo "mớ" như chủ trương đã nêu. Gần như đánh đồng các loại xe lớn, xe nhỏ, xe anh, xe em..., vừa không khoa học vừa bất công!
Mặc dù 80.000-150.000đ/năm đối với xe máy và 180.000-1.440.000/năm đối với ô tô không phải là lớn lắm, nhưng nhìn vào con số, ta thấy ngay sự bất hợp lý và không công bằng.
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!
Lấn chiếm vỉa hè để bày hàng là chiếm dụng vốn của nhân dân!

Ví dụ ô tô có dung tích trung bình là 2000 cm3, nặng trên dưới một tấn tiêu thụ nhiên liệu, thải khí độc và phá hỏng đường gấp bao nhiêu lần chiếc xe máy dung tích 100cm3, nặng trên dưới một tạ?
Câu trả lời là gấp 20 lần!
Đã là luật thì cho dù chỉ ảnh hưởng đến 2 xu vẫn phải hợp lý.
Cho dù xe máy to đến mấy, với trọng lượng của nó, cũng không phải là thủ phạm phá đường! Thủ phạm chính là ô tô.
Lợi ích của việc thu phí theo dung tích xi-lanh là khuyến khích người sử dụng chọn phương tiện nhỏ hơn nếu vẫn đáp ứng nhu cầu. Lợi ích rất rõ: Ít phá môi trường, tiết kiệm cá nhân và xã hội.
Nhưng cách văn minh nhất vẫn là thu theo lít nhiên liệu sử dụng.
Mọi người bình đẳng trước pháp luật?
Hình như xe biển xanh được miễn trả phí? Mặc dù ai cũng biết, thu phí xe biển xanh là thu túi trái bỏ túi phải. Tuy nhiên, trên tinh thần "mọi người bình đẳng trước pháp luật", xe biển xanh cũng phải thu. Việc này vừa tôn trọng tinh tần thượng tôn pháp luật đồng thời giúp nhắc nhở các cơ quan Nhà nước giảm bớt khoản chi công.
Một thời xe biển xanh được miễn phí cầu phà đã khiến xe công bị lạm dụng vào việc ... rong chơi của một số "người Nhà nước".
Hơn nữa, quy định như thế vẫn giẫm lên vết xe cũ phân biệt "quốc doanh" với "dân doanh", "nhân dân" với "cán bộ" -  điều tối kỵ trong một xã hội hướng đến dân chủ, công bằng.
Nếu có miễn phí thì chỉ miễn phí xe hộ đê, cứu hỏa hay xe cảnh sát/quân đội đang làm nhiệm vụ.
"Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"?
Từ ngày cấm trông giữ xe trên vỉa hè, giao thông trên đường đã tốt hơn. Quyết định giao việc quản lý vỉa hè cho ngành giao thông là hợp lý vì nó là bộ phận của hạ tầng giao thông. Trước đó, giao việc quản lý vỉa hè cho phường, quận đã có ý kiến cho là "giao trứng cho... ác". Bởi đó là nguồn thu cho họ thì làm sao vỉa hè thông thoáng đươc?
Xã hội cần phải nhận thức đúng rằng việc chiếm dụng vỉa hè để bày hàng, để xe nhân viên chính là hình thức chiếm dụng vốn của nhân dân.
Số người này chiếm bao nhiêu phần trăm trong hơn 4 triệu cư dân Hà Nội?
Vỉa hè vẫn mỗi ngày bị lấn một ít, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Láng Hạ .... Ngay tại lúc này đây đi qua đường La Thành, ai cũng thấy trước cửa một dãy quán ăn (ví dụ, số 448, ... 578, ...), xe máy để thậm chí hai hàng xuống hẳn xuống lòng đường, còn vỉa hè là các bếp nấu, đồ gỗ, xe máy chắn ngang để ... ngăn người đi bộ. Việc này xảy ra hàng ngày mà không ai hỏi han.
Ai can thiệp đây? Người dân với nhau là không thể giải quyết được. Còn phường ư? Đã thu phí rồi thì "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"!
Một đề xuất
Các đô thị lớn cần tổ chức lực lượng tuần tra như ở các thành phố lớn khác trên thế giới, thay cho các chốt... "núp và rình" như hiện nay.
Sự có mặt của lực lượng này sẽ tạo hiệu quả. Người vi phạm luật giao thông sẽ giảm. Người chiếm dụng vỉa hè sẽ giảm vì họ thường đối phó bằng cách khi thấy lực lượng đến, họ dẹp hàng, sau lại bỏ ra. Nhưng thử hỏi có thể khuân ra khuân vào một ngày vài lần những tủ gỗ, bếp nấu ... được mãi không?
Thêm vào đó việc xử phạt nghiêm khắc sẽ làm nản chí những kẻ tái phạm.
Tuy nhiên, không biết cái dùi trống này sau khi đánh lên mấy hồi, liệu có sẽ bị bỏ xó hay không? Hay để rồi, chính người chiếm dụng vỉa hè bảo nhau: "Phong trào ấy mà. Được mấy thở?"
Vì thế, người dân vẫn quan sát.
Tác giả: NGUYỄN PHƯƠNG