Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dầu khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dầu khí. Hiển thị tất cả bài đăng

11.6.12

Trung Quốc: Tập đoàn dầu khí thành công cụ chính sách hàng hải


Đôi khi tập đoàn dầu khí theo sau những lá cờ, đôi khi lá cờ theo sau họ - và đôi khi tự thân họ trở thành chính lá cờ mang đầy tính biểu tượng.


Kịch bản thứ ba đã xảy ra ở Biển Đông - vùng biển nhiều tranh chấp với việc gần đây Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) khánh thành một giàn khoan nước sâu khổng lồ đầu tiên và triển khai ở khu vực phía nam Hong Kong khoảng 320km.

Vào ngày 9/5, Chủ tịch CNOOC Vương Dĩ Lâm đã mô tả giàn khoan mới của tập đoàn giống như chiếc tàu sân bay, gọi nó là "chủ quyền lãnh thổ di động" và một "vũ khí chiến lược" để phát triển tài nguyên năng lượng Biển Đông. Tuyên bố này khiến rất nhiều người tự hỏi liệu CNOOC có trở thành một công cụ hiệu quả của chính sách quốc gia tại Biển Đông.

Ở mức ít nhất, có vẻ như Bắc Kinh đang cho phép CNOOC gia tăng các hoạt động trong một đấu trường hàng hải, nơi chính phủ Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm nỗ lực nhằm ngăn chặn các quốc gia khác thực hiện các hoạt động tương tự - kể cả những khu vực sát cạnh bờ biển của những nước này. Và họ đã đặt thiết bị cũng như nhân sự của CNOOC vào một vị trí trở nên rất khó khăn để có thể được bảo vệ kể cả trong tình huống xảy ra căng thẳng hoặc khủng hoảng.

Bắc Kinh có lẽ không trực tiếp ra lệnh cho CNOOC tiến hành khoan dầu. Nó nhằm dự phòng cho những kế hoạch dài hạn của công ty nhằm mở rộng hoạt động sản xuất nước sâu tại Biển Đông. Theo giới phân tích, có sự tương quan chặt chẽ giữa quan điểm chính sách chính thức của Trung Quốc và cả các lợi ích quốc gia với khát khao mở rộng của CNOOC ở Biển Đông. Khi đó, hoạt động sản xuất dầu khí trở thành một công cụ chính sách hiệu quả dù người chơi đóng vai nhà nước hay tư nhân.

Thêm vào đó, sự "bật đèn xanh" của nhà nước có thể khuyến khích CNOOC cân nhắc tiến xa, tiến sâu hơn nữa vào Biển Đông. Chúng ta chưa chứng kiến điều này xảy ra với khả năng rất cao ở hiện tại, nhưng việc trùng khớp rõ ràng giữa lợi ích quốc gia và tập đoàn thể hiện trong tình huống hiện tại cho thấy nguy cơ của việc Trung Quốc quyết định khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế chấp thuận đã gia tăng.

Giàn khoan khổng lồ mới, gọi là Haiyang Shiyou 981, đã mở rộng đáng kể các chọn lựa trong hoạt động khoan của CNOOC. Các giàn khoan cũ của Trung Quốc điển hình chỉ có thể hoạt động ở vùng nước có độ sâu chưa đầy 200m. Trong khi đó, HYSY 981 có thể khoan ở độ sâu hơn 3.000m, giúp cho CNOOC có khả năng hút dầu và khí hầu như bất cứ nơi nào tại Biển Đông ngoài trừ những phần sâu nhất của vùng biển thẳm.

Các địa điểm đáng chú ý bao gồm những vùng nước sâu gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các khu vực khác được biết tới trong phạm vi "đường 9 đoạn" hay còn gọi là hình chữ U được in trên các bản đồ tại Trung Quốc bao trùm phần lớn Biển Đông. Bắc Kinh coi nó như một phạm vi ranh giới mà Trung Quốc có các quyền ưu tiên phát triển tài nguyên.

Khu vực khoan hiện tại của CNOOC rõ ràng nằm trong vùng biển Trung Quốc quản lý, nhưng nó đủ gần các vùng tranh chấp khiến các láng giềng của Bắc Kinh sẽ có khả năng hiểu những hoạt động (thương mại hàng hải) của CNOOC là cách thể hiện sức mạnh ở gần biên giới tranh chấp. Giàn khoan nước sâu cung cấp một dấu mốc quốc gia để mở rộng những chọn lựa của các công ty Trung Quốc trong hoạt động ở Biển Đông và làm dấy lên mối quan ngại rộng rãi trong các nước láng giềng rằng, sự hiện diện của nó đại diện cho bước đi đầu tiên trong chuyện Trung Quốc đơn phương khẳng định quyền kiểm soát các khu vực hàng hải và tài nguyên ở những vùng tranh chấp trong Biển Đông.

Giống như bất kỳ công ty niêm yết nào, mục tiêu chung của CNOOC là tối đa hóa lợi nhuận và giúp các cổ động hài lòng. Thực tế là, ngoài khu vực Đông Á, các hoạt động của CNOOC dường như tương đối độc lập với các mục tiêu cụ thể trong chính sách đối ngoại Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Biển Đông, cả hai yếu tố trực tiếp và gián tiếp có thể giúp CNOOC hoạt động hiệu quả như một công cụ của chính sách đối ngoại Trung Quốc.

Kể từ tháng 6/2011, Bắc Kinh đã cố gắng có cách tiếp cận chừng mực hơn để kiểm soát các tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, những tiếng nói có ảnh hưởng liên quan tới quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục bày tỏ những quan điểm trái ngược với cách tiếp cận thiên về hòa bình này. Một số - ví dụ như sĩ quan cấp cao PLA  Long Tao thậm chí công khai tuyên bố ủng hộ các cuộc tấn công để chiếm lại những vỉa đá, vùng biển mà Philippines hay Việt Nam tuyên bố chủ quyền, coi đó là cách dạy cho các nước nhỏ hơn một bài học.

Trong khi quan điểm hiếu chiến của Long - được trích dẫn gần đây trong một bài viết của Henry Kissinger - không chính thức đại diện cho chính sách Trung Quốc - thì nó cũng cho thấy tư duy căng thẳng đáng kể trong hàng ngũ sĩ quan PLA rằng, các nhà lãnh đạo dân swjcuar họ hoặc không sẵn sàng hoặc không thể ủng hộ vũ lực. Trước tình hình này, những nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc  có thể coi chương trình thăm dò khai thác mới mà CNOOC thực hiện như một kiểu hành xử kép (khắt khe với người này nhưng rộng rãi với người khác - ưu tiên phát triển Trung Quốc trên phí tổn của những bên khác.

Các nhà sản xuất dầu Trung Quốc thường hành xử theo định hướng thị trường, lấy lợi nhuận làm chuẩn. Tuy nhiên, "thường" không có nghĩa là "luôn luôn". Thời điểm và các tuyên bố của CNOOC về giàn khoan mới thường thu hút sự chú ý đặc biệt trong bối cảnh khu vực tăng cường xây dựng quân sự với mục tiêu phòng thủ bảo vệ lợi ích quốc gia; chính phủ các nước thì đau đầu đối mặt với áp lực chủ nghĩa dân tộc trong nước dâng cao và vì những nguy cơ tính toán sai lầm có thể châm ngòi cho xung đột vũ trang...

Trong một thị trường hàng hóa, nhận thức rủi ro của nhà đầu tư thường thay đổi vì những bất ngờ và các sự kiện đại diện có thể tạo ra cảm nhận lo ngại, sợ hãi và bất an. Vì thế, quyết định của CNOOC đưa giàn khơn nước sâu mới ra khu vực ngay cạnh vùng tranh chấp quốc tế được đánh giá là sự tính toán kỹ lưỡng, chứ không đơn thuần là chuyện không đếm xỉa tới vấn đề chiến lược.

Một thực thể thương mại có thể đảm nhận những vai trò quan trọng trong thúc đẩy những lợi ích quốc gia và cung cấp các dịch vụ mà bản thân chính phủ có thể khó cung cấp. Những công ty dầu khí tư nhân ở các nước phương Tây đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy các chính sách đối ngoại quốc gia, đặc biệt là trong phương diện an ninh năng lượng. Một ví dụ là sự hợp tác và thông tin liên lạc chặt chẽ giữa chính phru Mỹ với Exxon cũng như Chevron khi trữ lượng dầu Biển Caspia được mở cửa cho các nhà đầu tư bên ngoài vào đầu những năm 1990.

Các sự kiện gần đây ở Trung Quốc đã cho thấy rằng, trong thời gian xảy ra khủng hoảng, chính phủ có quyền lực yêu cầu các công ty như CNOOC tham gia vào phục vụ quốc gia. Khi các cơn bão tuyết xảy ra làm gián đoạn nguồn cung cấp than vào đầu năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nhà cung cấp giao thông vận tải cung cấp mọi tài sản sẵn có vào phục vụ đất nước. Sau đó, tập đoàn China Ocean Shipping Co. đã triển khai 34 tàu vận chuyển cỡ lớn để giúp bổ sung nguồn dự trữ than bị thiếu hụt.

Các hành động của CNOOC cho thấy, công ty này có khả năng giống như một cánh tay hữu dụng cho chính sách quốc gia một cách trực tiếp hơn nhiều những gì mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã làm ở Sudan. Việc triển khai giàn khoan gần đây được thảo luận và cân nhắc, phân tích kỹ càng vì vấn đề rất có thể tái diễn khi CNOOC theo đuổi hoạt động sản xuất lớn hơn ở Biển Đông trong khi căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Động thái của Trung Quốc làm tăng khả năng rằng, các láng giềng hàng hải của họ cũng sẽ cân nhắc những động thái quả quyết tương tự để khẳng định chủ quyền mà họ đã tuyên bố ở những vùng tranh chấp - điều mà Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn. Trung Quốc có thể phản ứng thế nào nếu PetroVietnam bắt đầu chương trình khoan dầu ở Trường Sa hay bộ Năng lượng Philippines khôi phục hoạt động thăm dò gần bãi cạn Scarborough?

Cân nhắc các khía cạnh liên quan, CNOOC có thể thấy rằng, Biển Đông - cho dù có những hấp lực chào mời về nguồn tài nguyên - thì vẫn sẽ là một nơi phức tạp về chính trị và họ sẽ không thể đưa ra các quyết định chỉ dựa trên những yếu tố thị trường.

Tác giả: NGUYỄN HUY THEO WSJ (tuanvietnam)