Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn dự báo thời tiết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dự báo thời tiết. Hiển thị tất cả bài đăng

11.6.12

Ngón đòn "xâm lấn mềm":Trung Quốc dự báo thời tiết toàn bộ biển Đông

Những động thái tương tự như vậy có thể coi như một hình thức mới, “xâm lấn mềm”, tìm cách hợp thức hóa những hành vi thể hiện cái gọi là “chủ quyền” hoàn toàn sai trái của Trung Quốc đối với biển Đông, mà bản thân nó đã là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm cam kết với các bên tranh chấp khác.

Giới truyền thông Trung Quốc ngày 9/6 dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã cho biết, hôm qua 8/6 tại thành phố Giang Môn tỉnh Quảng Đông, trung tâm Dự báo khí tượng Nam Hải (biển Đông) thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuyên bố đơn vị này đã phủ sóng dự báo thời tiết, khí tượng trên toàn bộ khu vực biển Đông.

Trung tâm dự báo khí tượng Nam Hải (biển Đông) thuộc Cục Hải dương ký văn bản hợp tác với đài truyền hình bờ biển Quảng Châu về cái gọi là dự báo thời tiết, thủy văn trên toàn khu vực biển Đông, một động thái "xâm lấn mềm" hết sức nguy hiểm, vi phạm chủ quyền các bên tranh chấp và bất chấp mọi thỏa thuận không làm phức tạp thêm tình hình

Thông tin này được Thái Dương, Giám đốc trung tâm Dự báo khí tượng hải dương tỉnh Quảng Đông kiêm Chủ nhiệm Trung tâm dự báo khí tượng Nam Hải (biển Đông) đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này đã sớm bắt đầu từ ngày 23/3 vừa qua.

Trước đó cơ quan này cũng đã triển khai hoạt động dự báo thời tiết biển Đông nhưng không qua truyền hình mà bằng hệ thống tin nhắn, sau đó tung nội dung dự báo thời tiết lên mạng, qua các kênh blog, các website để cung cấp thông tin cho tàu cá Trung Quốc.
Cơ sở vật chất đài truyền hình bờ biển Quảng Châu được đầu tư khá hiện đại để tăng cường dự báo, hỗ trợ ngư dân và tàu thuyền Trung Quốc hoạt động trên biển Đông, trong đó không loại trừ cả những vùng tranh chấp hoặc thuộc chủ quyền nước khác

Ngoài ra, trung tâm nay còn xây dựng một hệ thống đảm bảo dịch vụ ngư nghiệp hải dương tại khu vực biển Đông, dự kiến cuối năm nay sẽ đi vào sử dụng. Hệ thống này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về gió, các dòng hải lưu trên từng ngư trường ở biển Đông giúp ngư dân Trung Quốc tăng hiệu quả đánh bắt.

Cùng với việc thành lập hiệp hội Đánh bắt cá xa bờ trên biển Đông, động thái phủ sóng toàn bộ biển Đông theo đường lưỡi bò 9 đoạn phi lý và phi pháp, xâm phạm vùng biển chủ quyền của các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc về biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Những động thái tương tự như vậy có thể coi như một hình thức mới, “xâm lấn mềm”, tìm cách hợp thức hóa những hành vi thể hiện cái gọi là “chủ quyền” hoàn toàn sai trái của Trung Quốc đối với biển Đông, mà bản thân nó đã là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm cam kết với các bên tranh chấp khác.

Quan trọng hơn và cũng nguy hiểm hơn, chính những động thái tương tự như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân, tàu thuyền Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển Đông, trong đó không loại trừ những vùng biển tranh chấp, thuộc chủ quyền của nước khác.
CCTV 13 chính thức dự báo thời tiết trên bãi Scarborough từ 25/5 trong lúc căng thẳng với Philippines đang leo thang để khẳng định cái gọi là chủ quyền. Trong bản tin này, truyền hình CCTV của Trung Quốc tiếp tục đưa ra dự báo thời tiết tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng ngang nhiên chú thích là Tây Sa, Nam Sa (phi lý và phi pháp) khiến dư luận quốc tế dễ hiểu lầm. 

Một khi sự hỗ trợ của giới chức Trung Quốc đối với ngư dân, tàu thuyền hoạt động trên biển Đông được chính sách hóa, hệ thống hóa sẽ làm tăng thực lực và sự hiện diện của người Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp, điều này đi ngược lại thỏa thuận giữa các bên – không làm phức tạp thêm tình hình.

Khác với việc xây dựng các công trình quân sự, tăng quân hay tập trận, Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hình thức “xâm lấn mềm” này để nhằm độc chiếm biển Đông, một cách thức được đánh giá là hạn chế sự chú ý và phản ứng của các bên, nhưng lại có thể đạt được hiệu quả cao trên thực tế.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)

giaoduc.net.vn