Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn lao động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lao động. Hiển thị tất cả bài đăng

11.6.12

Tràn ngập lao động Trung Quốc, Lãnh đạo Hải Phòng ở đâu ?

Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.


Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện  Thủy Nguyên) được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 - 3.000 người.

Xử ép tiền lương lao động trong nước

Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.

Lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc trên công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Hưng Nguyên). Ảnh: G.Linh
Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng gửi Công an huyện Thủy Nguyên, con số này gần 1.500 người. Đây là số người được Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cấp giấy phép lao động 1 năm. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số người trung Quốc sang lao động phổ thông tại công trường không có giấy tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năng của thành phố phải tìm cách trục xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa ai thống kê nổi.
Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên số ít lao động người Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết kêu ai. Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng nhiều lao động Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, mức lương thấp nhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lao động Việt Nam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo vệ người Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.

Phức tạp

Đại diện Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.

“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiến nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ, tình trạng mất cắp thường xảy ra..., trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề, bằng cấp” (?). 

Khó quản lý

Tuy nhiên, một cán bộ Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định, không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.

Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống  tại 2 khu nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công) do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 - 400 người thuê nhà dân trong làng tá túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.

Giang Linh (Báo Đất Việt)

24.4.12

Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR

Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

Cuối tuần rồi, hàng loạt người dân ở các làng nuôi nghêu ở Thái Bình trở nên điêu đứng khi nghêu chết hàng loạt. Không có thu hoạch, nợ ngân hàng đến kỳ không có trả, nợ nần vật tư, công sá đè nặng lên vai... Cả làng nghêu được một phen điên đảo vì nhưng chẳng biết kêu ai. Ngân hàng đến hạn thì thu nợ, nghêu chết do thời tiết thì địa phương cũng chỉ cử người xuống ghi nhận rồi về ngồi phòng lạnh viết báo cáo. Biết phận mình, người nông dân lại đành gạt mộ hôi, nuốt nước mắt bán tài sản, gán nhà để trả nợ... rồi lạy lục khắp nơi để tìm vốn nuôi trồng vụ mới chỉ với hy vọng trả được món nợ cũ.


Trong khi đó, hàng loạt nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng đang điêu đứng vì bị nợ nần. Số là hàng loạt DN cà phê nơi đây mua cà phê rồi kinh doanh thua lỗ, không thể trả nợ cho nông dân. Thế là "đại gia" cà phê lên ô tô về Thành phố lánh mặt, bỏ lại người nông dân khốn cùng giữa nợ nần ngân hàng, nợ vật tư phân bón và cuộc sống khốn cùng vì không có tiền chi trả... Nông dân nhiều vùng cà phê Tây Nguyên đang điên đảo vì phá nợ nần và đẩy đến bước đường cùng khi không có tiền trang trải cuộc sống và nguồn sống của họ là các rãy cà phê cũng đang chết dần vì không có tiền để mua phân bón, bơm nước chăm sóc.

Trong khi đó, ở Miền Tây Nam bộ, không chỉ có Bianfishco mà hàng loạt DN thu mua và chế biến thủy sản cũng đang gặp khó khăn và các DN chọn cách dễ nhất là xù nợ của nông dân. Người ít thì vài trăm triệu, người nhiều cũng bị DN chiếm dụng vài chục tỷ tiền cá... Nông dân bán cá có tiền tỷ tưởng là giàu có lắm nhưng đằng sau đó là một khối nợ lớn từ tiền con giống, tiền thức ăn, nhân công, vật tư chăn nuôi... có lấy tiền về, trang trải nợ nần, ngân hàng siết nợ - lãi... May mắn lắm, nông dân mới có khoản tiền lời gọi là lấy công làm lãi. Thế nhưng, nay DN phá sản và trốn nợ, nông dân không còn con đường nào khác là phá sản. DN nợ không trả cho nông dân vẫn ô tô, nhà đẹp, tài sản triệu USD... còn nông dân thì quay quắt trong nợ nần chỉ còn nước bán nhà, bán ao đầm mới thoát được cảnh ra tòa.

Một chuyên gia kinh tế đã chua chát cho biết: Những DN như cà phê, thủy sản vừa qua có phá sản thì các ông chủ chỉ mất tý tiền vốn họ đóng vào công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn. Mà chừng đó chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận họ kiếm được từ trước tới nay, so với tài sản ngàn tỷ của họ. Vì thế, nên dù cho DN họ làm chủ có bị phá sản thì họ vẫn đàng hoàng nhà to, xe đẹp, tài sản triệu USD không ai dám đụng đến. Còn người nông dân cả nhà, cả cuộc sống và tương lai dồn vào đồng ruộng, ao cá hay mấy tấn cà phê... mất là mất hết, nợ không trả được thì chỉ có ra tòa. Không bán nhà trả nợ không thể sống nổi với ngân hàng và chủ nợ. Cũng là phá sản nhưng ông chủ chỉ là tai nạn còn nông dân là đòn chí mạng, tàn đời.
Chuyện phá sản trong thời buổi khó khăn nghe ra đã quá nhàm. Ai cũng đứng trước nguy cơ phá sản: Ngân hàng cũng có đến chục ông nguy cơ đỗ vỡ, BĐS thì hàng loạt DN đứng trên bờ vực phá sản vì không bán được hàng, các DN kinh doanh khác khốn khó vì thiếu vốn - khó bán hàng... Khó thì phải kêu và đã rất nhiều tiếng kêu được đáp ứng. Ngân hàng khó khăn, nhà nước đảm bảo không đổ vỡ, được hỗ trợ để cấp cứu, thậm chí chấp nhận chưa thể giãm lãi suất để lo cho thanh khoản của các ngân hàng. BĐS khó khăn, khó bán hàng... kêu nhiều rồi cũng dần được gỡ. Tín dụng mở ra, đến nay không chỉ dành cho một vài đối tượng mà mở cho cả đầu tư, đầu cơ và cho những dự án hoàn thành sau năm 2012... với mục địch rõ ràng, kích thích để cứu BĐS nhằm gỡ khó cho ngân hàng và các DN.

Sau động thái của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức đã bơm vốn hàng ngàn tỷ đồng để cứu BĐS, thêm vốn cho các DN. Thậm chí, ngân hàng còn giúp DN bằng cách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ trả nợ quá hạn... Tất nhiên, trong mối quan hệ đó, mọi thứ đều phải được đảm bảo bằng tài sản và cả hai cùng có lợi nên ai cùng sốt sắng. Vì cứu BĐS là cứu ngân hàng.

Còn nông dân, cứu làm sao khi họ chỉ có tài sản duy nhất là sổ đỏ và căn nhà thì đã cầm cố để vay nợ. Nợ không trả được thì chỉ có nước siết nhà. Hết tài sản thì chẳng có gì để có thể làm tin mà vay vốn làm ăn tiếp. Hết tài sản thì chẳng ngân hàng nào dại mà dây dưa với nông dân đã khánh kiệt. Đã khó khăn lại càng thêm bĩ cực.

Chỉ có điều, trong khi những khó khăn và đỉnh điểm là thảm cảnh điêu đứng và phá sản của nhiều nông dân ở ngay tại những vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất đang diễn ra ngày càng nhiều thì cho đến nay từ các địa phương, cho đến các bộ ngành quản lý vẫn chưa có mấy ai lên tiếng về những kế hoạch trợ giúp và phục hồi cho nông dân. Có chăng cũng chỉ là những ghi nhận, báo cáo và sớn nhất là những đề xuất cứu DN rồi từ đó mới có hy vọng cứu nông dân. Với thứ tự ưu tiên như vậy xem ra quá xa vời, vì cứ nhìn Bianfishco thì thấy, dù có được quan tâm nhưng còn lâu nông dân mới được trả hết nợ. Còn dân trồng cà phê thì chưa thấy một lời hứa hay phương hướng nào đề thoát cảnh khốn cùng.

So sánh thì thật là khó, hãy nhìn vào BĐS hay cả ngân hàng, cả một năm qua, trước những khó khăn họ đã kêu ca, vận động rất nhiều mới có được ngày mở cửa, thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, phá sản. BĐS từ phi sản xuất, cấm cho vay rồi được mở dần những nhóm đối tượng nhỏ, sau đó chuyển qua không khuyến khích và cuối cùng là mở cửa cho cả đầu tư và đầu cơ... thế coi như là thoát. Ngân hàng khó khăn, thiếu thanh khoản thì được hỗ trợ, quản trị kém thì được theo dõi chấn chỉnh... cả một lộ trình như thế xem ra nông dân làm sao mà theo được.

Kêu không thấu thì không ai biết, xem ra nông dân cũng nên trách mình trước?!. Cả hàng triệu nông dân, chiếm số đông lao động xã hội với vai trò lớn trong an sinh xã hội, mỗi năm còn đóng góp hàng chục tỷ USD xuất khẩu nông sản mà không biết kêu, không được giúp cũng chỉ tại cái tội không biết PR. 
  Tác giả: LÊ KHẮC (VEF)