Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

29.5.12

Ba cơ quan sẽ "tìm hiểu" tài sản bí thư Hải Dương?

Đó là ý kiến của đại biểu QH Đinh Xuân Thảo khi ông cho rằng Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nên vào cuộc tìm hiểu tài sản của bí thư Hải Dương.


Nếu có sai phạm, công an sẽ vào cuộc

Liên quan đến báo chí và dư luận xôn xao mấy ngày nay về chuyện nhà cửa, đất đai của con trai ông bí thư tỉnh Hải Dương, ông Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội (đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), cho rằng, Đoàn đại biểu Quốc hội - nơi đại biểu đó ứng cử cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để cùng làm rõ vấn đề.Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo khẳng định: "Việc xử lý thông tin liên quan đến các đại biểu, Quốc hội vẫn làm. Khi có những ý kiến của công luận đưa lên về một vụ việc nào đó mà có nghi vấn về tính minh bạch tài chính, thu nhập thì cần phải làm, bất cứ người đó là ai. Người đó có chức quyền, cán bộ, đảng viên thì càng phải làm nhanh, làm sớm. Để thứ nhất, công luận rõ thì sẽ tạo niềm tin đối với người dân và nếu không có cũng là một cách để “minh oan” cho người bị nghi ngờ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ uy tín cho Đảng, Nhà nước. 

Khu vườn trị giá hàng trăm tỉ đồng của con trai Bí thư Hải Dương


Nói về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan sẽ vào cuộc để xác minh thực hư vụ việc, ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, sẽ có 3 cơ quan phải vào cuộc. Ông Thảo giải thích: Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng thì cơ quan nào quản lý hồ sơ kê khai tài sản phải vào cuộc đầu tiên. Thanh tra công vụ, cơ quan tổ chức, bộ phận tổ chức là nơi nắm giữ hồ sơ có kê khai tài sản. Do đó, nếu liên quan tới đất đai, tài sản thì thanh tra Tài nguyên - Môi trường phải đi làm; Nếu liên quan đến cấp nào thì cơ quan cấp trên (phải trên 1 cấp) phải vào cuộc thì mới khách quan.

Đối với trường hợp liên quan đến ông Bùi Thanh Quyến, bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, ông Thảo cho biết: Trường hợp này do thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ và là Đảng viên thì UB Kiểm tra Trung ương phải tiến hành xác minh, làm rõ. Nếu xác định, nguồn gốc tài sản là minh bạch thì trả lại cho người ta, còn nếu có vấn đề, liên quan tới dấu hiệu phạm pháp sẽ đến việc của thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra của công an vào cuộc.

Đồng thời, ông Đinh Xuân Thảo cũng cho rằng, Quốc hội có cơ quan công tác đại biểu (như cơ quan tổ chức của Đảng) có chức năng quản lý các đại biểu của mình, Quốc hội cũng phải có trách nhiệm xem xét việc này để kiến nghị, phối hợp các cơ quan để xem xét, bảo vệ cho đại biểu của mình. Hoặc nếu trong trường hợp Quốc hội không họp phải thông qua Ủy ban Thường vụ quốc hội xem xét.
Phải công khai, minh bạch tài sản…
 Liên quan đến vụ việc này, dư luận băn khoăn về hiệu quả tính công khai, minh bạch tài sản của những người ứng cử vào các vị trí lãnh đạo hiện nay.
Ông Đinh Xuân Thảo cho biết: "Việc công khai ra bên ngoài thì quy định chưa rõ".
Ông Thảo lấy ví dụ như Quốc hội Na Uy, tất cả thu nhập của các quan chức, kể cả đại biểu Quốc hội, nghị sĩ… đều được lưu trữ đầy đủ (trong dữ liệu của Quốc hội-PV). Nếu ai quan tâm thì chỉ cần tìm kiếm trên máy tính chứ không cần lục vào hồ sơ.
Do đó, theo ông Thảo, nếu Việt Nam tiến tới công khai, minh bạch thì cũng phải làm như thế. Tất cả tài sản, thu nhập của cán bộ công chức cũng được kê khai để khi cần thiết bất cứ ai đó (người dân hoặc báo chí) muốn đi thẩm tra thì cứ việc làm.
Đặc biệt, khi công khai những thông tin này, theo ông Thảo, sẽ có tác dụng là nếu ai quan tâm, muốn điều tra có thể đến xem. Nếu phát hiện ra cái không bình thường thì có thể đặt vấn đề yêu cầu chủ sở hữu của nó cho biết nguồn gốc tài sản đó do đâu mà có. Người có tài sản phải có trách nhiệm chứng minh.
Ông Đinh Xuân Thảo: Ở một số nước, nếu người nào ra ứng cử mà không có tài sản thì bị mất điểm. Vì bản thân anh năng lực không có, chưa lo được cho cuộc sống gia đình, bản thân thì còn lo được cho ai. Vì thế, có nước còn quy định, ai muốn ra ứng cử một chức vụ về quản lý hoặc dân biểu phải có năng lực nói chung, trong đó có năng lực về kinh tế. Điều này như một tiêu chí để đặt cược.
Theo Zing.vn/Infonet.vn

Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ báo

Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…

Trong khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên là những mô hình báo chí thành công về mọi mặt thì nhiều tờ báo thuộc một số cơ quan ở TP Hồ Chí Minh đã tự đánh mất mình và đánh mất bạn đọc vì lối làm báo xơ cứng, thiếu hơi thở của đời sống, xa rời bạn đọc hoặc chỉ chạy theo lợi nhuận quảng cáo mà quên mất nội dung thông tin.

Đã có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật

Ở thời đại thông tin, khi nhu cầu và trình độ của độc giả đã được nâng cao, những cách làm báo tự cho mình là chính thống theo kiểu “ông trời” con, muốn “phán” gì cũng được như báo Sài Gòn Giải phóng hoặc chỉ chạy theo phục vụ các “đại gia” nhiều tiền với la liệt các loại PR, quảng cáo trá hình trơ trẽn và thô thiển trên trang báo như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thì việc bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt cũng là điều dễ hiểu. Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…


Tác nghiệp theo cách... đứng trên tất cả

Như một sự sắp đặt mang tính chất “liên minh” từ trước, sáng hôm qua (28/5/2012), 2 tờ báo thuộc các cơ quan TP. Hồ Chí Minh là Sài Gòn Giải phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đồng loạt đăng bài phê phán báo “lá cải” và cơ quan quản lý báo chí.

Trong khi tự cho mình quyền đưa ra nhận định thay cho cơ quan chức năng quản lý báo chí, để tăng tính “gây sốc”, tờ Sài Gòn Giải phóng còn dẫn ý kiến của một sĩ quan an ninh - Ông Nguyễn Tuấn Việt, thiếu tá, phó trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin -Truyền thông cần phải làm thế này, thế khác như sau: "Cần kiên quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm; tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ quản lý trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo chí vi phạm. Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý mạnh tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục. Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với những tờ báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý người đứng đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai phạm”.
Những bài báo này sẽ khách quan và hữu ích nếu như mang tính xây dựng. Đáng tiếc là trong khi khoác “tấm áo đạo đức” và lên giọng dạy dỗ người khác, dưới chiêu bài phê phán báo “lá cải”, hai tờ báo này đã “trình diễn” một cách làm báo “lá cải” nhất với những lời bôi bẩn đồng nghiệp một cách thiếu văn hoá, thậm chí đưa ra những thông tin bịa đặt mà không hề kiểm chứng.
Một trong số những điều mà báo “lá cải” khiến nhiều người “sợ” nhất là việc trở thành nạn nhân của những cuộc “trả lời phỏng vấn” mà như không được nói, theo đó mọi câu trả lời đều được bóp méo, xuyên tạc, cắt cúp theo ý đồ của phóng viên, mọi việc làm, cử chỉ dù là vô tình của đối tượng phỏng vấn đều được đưa vào bài viết theo góc nhìn của người viết. Những cuộc phỏng vấn này thường được đưa ra với một lời quy chụp chung chung theo kiểu: “nhiều người cho rằng…”, “có ý kiến nói rằng…”. Thì đây, trong bài “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo lá cải”, một phóng viên trẻ của báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã không ngần ngại thể hiện cách tác nghiệp “phỏng vấn” theo kiểu “ông trời con” đối với… lãnh đạo một tờ báo khác.
Xin được trích lại nguyên văn đoạn box trong bài viết này: “Chiều 24/5/2012, chúng tôi hẹn phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng - Trưởng văn phòng đại diện Báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia VN). Phóng viên đặt vấn đề: “Một số người cho rằng tờ Đời sống và Pháp luật cùng một số ấn phẩm phụ như Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Người đưa tin đang dần lá cải hóa để thu hút bạn đọc, bất ngờ, ông Nguyễn Tiến Thanh (Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật), lúc này đang ngồi ở bàn làm việc bên cạnh, chen ngang cuộc phỏng vấn. Ông nổi giận cho rằng phóng viên Báo Phụ Nữ TP đặt vấn đề sai và chỉ đạo ông Dũng ngưng ngay cuộc phỏng vấn. Ông Thanh quát tháo: “Báo Đời sống và Pháp luật hoạt động với tôn chỉ khác, không làm theo kiểu lá cải, người ta lấy căn cứ nào dám bảo báo của chúng tôi lá cải?. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Riêng trong tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ ra nhiều tin bài của Báo Đời sống và Pháp luật, đã vi phạm Nghị định 51. Ông Thanh tiếp tục cắt ngang: “Đó là chuyện của Sở, họ có quyền thống kê”. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Thưa ông, còn những ấn phẩm phụ của Đời sống và Pháp luật như Hôn nhân và Pháp luật, Người đưa tin thì thế nào?”. Ông Thanh vẫn chưa hết nóng giận, tuyên bố từ chối trả lời phỏng vấn”.
Trên thực tế, phóng viên này đăng ký gặp ông Dũng (quyền trưởng cơ quan đại diện, không phải trưởng Văn phòng đại diện như bài báo đưa) với nội dung trao đổi về kinh nghiệm của một tờ báo có lượng phát hành lớn, nhưng đến khi gặp lại đưa ra câu hỏi mang tính quy chụp cho rằng tờ báo “đang dần lá cải hoá để thu hút bạn đọc”. Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn vì phóng viên trẻ này đã vi phạm quy chế phỏng vấn của cơ quan quản lý Nhà nước và nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn cũng như quyền của người được phỏng vấn, không hề có chuyện nóng giận và quát tháo. Việc bà tổng biên tập báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho đăng đoạn “phỏng vấn” nói trên đủ cho thấy thế nào là một tờ báo “lá cải” theo đúng nghĩa của từ này.
Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hoá
Tương tự như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, với tiêu đề: “Thảm hoạ “báo lá cải””, báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 28/5/2012 đăng bài của tác giả Đường Loan với một cách tác nghiệp “lá cải” mang tính “gây sốc”, sử dụng những lời lẽ quy chụp để bôi bẩn đồng nghiệp một cách trắng trợn nhất. Báo SGGP viết: “Hãi hùng nhất trong việc “trồng cải” là “tập đoàn” ĐS&PL với 4 ấn phẩm “con, cháu”. Đáng chú ý, tờ báo chính là ĐS&PL chỉ được xuất bản 4 số/tuần thì ấn phẩm phụ Người đưa tin lại được cấp phép xuất bản hàng ngày! Có số lượng hùng hậu “tập đoàn” này làm mưa làm gió với những thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”.
Chúng tôi chưa nói đến tính đúng sai trong một số thông tin trong đoạn bài báo này (như chuyện cấp phép) mà chỉ nói đến cách viết tuỳ tiện, thiếu hiểu biết, vô văn hoá đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của không chỉ Báo ĐS&PL mà còn với hàng chục vạn độc giả và đặc biệt là những người đã từng tham gia đóng góp tin bài, trả lời phỏng vấn trên báo ĐS&PL.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Báo ĐS&PL tự hào và có thể liệt kê, chứng minh rằng: Đã có hàng chục ngàn lượt các nhà khoa học, các chuyên gia; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương cũng như các địa phương (trong đó có cả lãnh đạo của Thành uỷ TP Hồ Chí Minh-cơ quan chủ quản của báo SGGP) và thậm chí các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã từng trả lời phỏng vấn, viết bài trực tiếp, trích dẫn đăng trên báo ĐS&PL.
Báo cũng đã tổ chức nhiều loạt bài và các tin bài lẻ khác thông tin, tuyên truyền, đóng góp ý kiến về các chủ trương lớn, hoạt động lớn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý khác. Từ các kỳ Đại hội, hội nghị của Đảng đến các kỳ họp Quốc hội, các diễn đàn, hội thảo quốc tế với sự có mặt của các nguyên thủ, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy mà tác giả bài báo này dám viết một câu nhận xét: “...làm mưa làm gió với những thông tin TRƠ TRẼN, THÔ TỤC” (Chúng tôi nhấn mạnh những chữ viết hoa - PV). Không có từ ngữ nào chính xác hơn để mô tả cách viết báo này là “quy chụp, thiếu hiểu biết và vô văn hoá”.
Ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải bài viết, Báo ĐS&PL đã nhận được nhiều thư, điện thoại của độc giả bày tỏ sự bất bình về nội dung bài báo của Báo Sài Gòn Giải phóng và đề nghị Báo ĐS&PLphải lên tiếng để bảo vệ danh dự cho bản thân tờ báo và hàng chục vạn độc giả, cộng tác viên của Báo.
Với cách viết quy chụp như trên, bài báo này còn tiếp tục: “Ngay cả ĐS&PL, bạn đọc cũng “ngã ngửa” khi phác hoạ bức tranh xã hội Việt Nam quả là dễ sợ đủ chuyện cướp – giết - hiếp với giọng văn vô cảm và bỏ lửng, không hề thấy nhà báo phân tích việc nào đúng việc nào trái pháp luật; hung thủ có khả năng phạm tội gì, điều luật nào, nạn nhân có thể vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề theo cách nào...”.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với cách viết quy chụp một cách “trơ trẽn” và “chợ búa” trong đoạn bài báo trên. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, với hàng triệu tin, bài mà Báo ĐS&PL đã xuất bản, không hiểu tác giả Đường Loan đã đọc được bao nhiêu bài mà dám “tổng kết” như trên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi cũng không muốn liệt kê tính toán từng bài báo cụ thể để “so đo” với tác giả Đường Loan của Báo Sài Gòn Giải phóng (mời đọc thêm ý kiến độc giả của Báo ĐS&PL mà chúng tôi đăng tải trên số báo này-PV) mà chỉ muốn nói về một kiểu tác nghiệp mà các nhà báo, cơ quan báo chí tự cho mình cái quyền đứng trên tất cả để dạy dỗ bạn đọc, dạy dỗ người khác-mà bài báo này nói chung và đoạn bài báo chúng tôi trích dẫn nói trên là một điển hình.
Cũng trong bài báo trên, báo SGGP đã trắng trợn bịa đặt thông tin khi nói rằng: “Ấn phẩm HN&PL không hề giấy phép theo quy định của Luật báo chí và báo ĐS&PL lại có tới 2 văn phòng đại diện hoàn toàn riêng biệt để sản xuất nội dung tại TP Hồ Chí MInh”. Việc bịa đặt này nhằm mục đích gì thì có lẽ chỉ có báo Sài Gòn Giải phóng mới có câu trả lời.
Không thể “bán báo” bằng cách xúc phạm người khác
Ai cũng hiểu rằng, khi phản ánh một vấn đề sự kiện, mỗi cơ quan báo chí phải tuân theo tôn chỉ, mục đích và có cách tiếp cận riêng. Đối với Báo ĐS&PL, ngoài việc đưa thông tin chính xác, tôn trọng kết quả xác minh của các cơ quan chức năng luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực (trong đó đặc biệt là các luật gia) để phân tích không chỉ sự đúng sai mà soi rọi và tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn và nhân phẩm của con người.
Báo ĐS&PL là cơ quan tuyên truyền của Hội Luật gia Việt Nam nên các vấn đề liên quan đến pháp lý là mảng để tài lớn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của luật pháp là để hướng con người đến làm điều thiện nên không cần phải có những biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp.
Chính vì vậy, có lẽ không một người hiểu biết nào lại nghĩ rằng tuyên truyền các điều luật một cách khô khan kiểu “tầm chương trích cú” có thể đem lại hiệu quả. Hơn thế nữa, những đối tượng cần được hỗ trợ pháp lý nhiều nhất là những người bình dân trong xã hội, cho nên báo chí cần có cách viết đa dạng, sinh động cho phù hợp.
Vì thế, khi phản ánh các vấn đề sự kiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp lý, Báo ĐS&PL không chỉ đưa các thông tin mang tính gợi mở, định hướng thông qua ý kiến của các luật gia mà luôn có ý thức đi sâu khắc hoạ số phận của mỗi con người, mối quan hệ xã hội, qua đó soi rọi và làm rõ những giá trị nhân văn, đạo đức.
Đặc biệt, ĐS&PL xác định Báo là một diễn đàn, đăng tải chính xác ý kiến của mỗi người dân, của các cơ quan chức năng chứ không thể làm thay công việc của họ bằng cách đứng ra “phán” ai đúng ai sai, “kết tội” người này người khác như cách mà Báo Sài Gòn Giải phóng “chỉ đạo”. Chính vì vậy, Báo ĐS&PL tự hào khi có một lượng bạn đọc đông đảo, có hàng chục vạn người chờ đón đọc các ấn phẩm của BáoĐS&PL mỗi kỳ xuất bản.
Báo ĐS&PL không thể rập khuôn theo bất kỳ một tờ báo nào, đặc biệt là Báo Sài Gòn Giải phóng Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn lời nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua trong lần đến thăm Báo SGGP ngày 5/5/2012 (đã được chính Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải): “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Báo Sài Gòn Giải phóng nên Đảng uỷ, Ban biên tập BáoSài Gòn Giải phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để Báo Sài Gòn Giải phóng đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo”.
Theo phó bí thư thường trực Thành uỷ, hiện nay Báo Sài Gòn Giải phóng đã đảm bảo được tính đúng trong thông tin nhưng phải nghĩ cách để báo đến với đông đảo, qua việc đổi mới công tác phát hành, lượng báo phát hành phải tính đến từng người đọc, cũng như tính đến bạn đọc truy cập báo điện tử. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh nội dung báo phải luôn bám sát thực tiễn để phản ánh được hơi thở cuộc sống, khơi gợi những cách viết đi vào lòng người.
Từ những nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua- lãnh đạo cơ quan chủ quản của Báo Sài Gòn Giải phóng có thể nhận thấy: Những người làm Báo Sài Gòn Giải phóng cần xem lại chính mình, với việc hàng năm được cấp một khoản ngân sách không nhỏ cộng với sự đầu tư về trang thiết bị, trụ sở... từ nguồn đóng góp qua thuế của người dân nhưng báo Sài Gòn Giải phóng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ là tuyên truyền để đưa các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh đến với đồng đảo người dân. Báo Sài Gòn Giải phóng không thể che đậy sự yếu kém hay lớn mạnh được như mong muốn của lãnh đạo cơ quan chủ quản bằng việc đi bôi nhọ xúc phạm cơ quan báo chí khác và đồng nghiệp.
Nhóm phóng viên
http://www.nguoiduatin.vn/choang-vang-chieu-boi-ban-dong-nghiep-cua-mot-so-to-bao-a44071.html

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Tôi thấy mình bị xúc phạm"

Ngay sau khi báo Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh xúc phạm danh dự Báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), nhiều bạn đọc và những người đã từng cộng tác với Báo đã gọi điện chia sẻ và yêu cầu Ban biên tập cần thể hiện chính kiến bảo vệ danh dự cho họ.

Dưới đây chúng tôi trích dẫn một số ý kiến của một số người đã từng cộng tác với Báo ĐS&PL để bạn đọc tham khảo.


Viện sỹ, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu- nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: “Nếu có ý kiến cho rằng báo ĐS&PL “lá cải”... là nhân vật từng được viết trên báo, tôi thấy mình bị xúc phạm”!





Khi được hỏi về những cảm nhận của ông về báo ĐS&PL, Viện sỹ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết: Đọc báo ĐS&PL khá thường xuyên, tôi nhận thấy báo có nhiều nội dung bổ ích và đi vào cuộc sống, gần gũi, thiết thực, phù hợp với đời sống xã hội và sở thích của bạn đọc. Cần đặt câu hỏi, vì sao cứ Báo ĐS&PL phát hành là người ta lại háo hức đón nhận? Đơn giản vì trong đó có những câu chuyện, nhiều nội dung sâu sắc, nhân văn, gắn với số phận con người, với đời sống bình dị của bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân mà Báo ĐS&PL được đón nhận, được trân trọng, vì nó chứa đựng sự nhân văn trong đó. Ví dụ như loạt bài “Vị tướng huyền thoại trưởng thành từ binh nhì” có nội dung rất sâu sắc, xúc động. Các đồng chí, đồng đội của tôi khi đọc loạt bài này đều phản hồi rất tốt, đánh giá cao chất lượng của bài viết, của tờ báo.
Nếu có ý kiến nào đó cho rằng báo ĐS&PL là “lá cải”, là trơ trẽn, đi sâu vào đời tư người khác, cố tình hạ thấp danh dự tờ báo…thì với tư cách là một độc giả thường xuyên của báo, là nhân vật từng được viết trên báo ĐS&PL tôi thấy mình bị xúc phạm. Ngoài ra, những đơn vị, cá nhân có ý kiến như vậy về Báo ĐS&PL là họ đang tự hạ thấp chính mình, vì tôi quan niệm cố tình tìm mọi cách hạ thấp người khác cũng chính là hạ thấp bản thân mình. Tôi tin là bộ phận như vậy là không nhiều, chỉ là số ít mới đưa ra những nhận xét như vậy về báo ĐS&PL.

Ông Trần Đại Hưng – Nguyên Phó Trưởng ban Nội chính TW: “Các vụ việc nêu trên báo đều rõ ràng, có đầu, có cuối”

Nói về chuyện các báo khác thông tin sai sự thật về báo ĐS&PL, ông Trần Đại Hưng cho rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng. Cảm ơn họ vì đã chỉ ra những điều hay, chưa phù hợp để chúng ta điều chỉnh và phát triển hơn. Và độc giả là người hiểu rõ nhất báo ĐS&PL như thế nào. Tôi là người đọc và theo dõi quá trình phát triển của báo ĐS&PL từ những ngày mới sơ khai. Báo có được sự phát triển, nhiều độc giả quan tâm như hiện nay vì tập thể người làm báo ở đây biết, hiểu được thị hiếu của người đọc. Những vụ việc nêu trên báo đều rõ ràng, có đầu, có cuối”.
Ông Nguyễn Đức Kiên- Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội: Sự “chơi xấu” nhau của báo chí
Là chuyên gia, ông Nguyễn Đức Kiên thường được nhiều báo chí phỏng vấn về các chính sách kinh tế. Thực tế, báo ĐS&PL cũng đã có nhiều cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên về các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô, các giải pháp kinh tế… Tuy nhiên, khi có thông tin về chuyện “báo lá cải” mà một số báo cố tình “chơi xấu” báo ĐS&PL ông Kiên cho biết: “Tôi không bao giờ lựa chọn báo chí để trả lời phỏng vấn, với tôi không có khái niệm báo lớn và báo nhỏ. Tôi nghĩ, mình là ĐBQH có kiến thức về kinh tế nên các báo quan tâm đến vấn đề tôi nghiên cứu thì tôi trả lời”.
Trước câu hỏi của phóng viên, “ông thường xuyên trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, trong đó có báo ĐS&PL nhưng lại có tờ báo cho rằng tất cả những bài đăng trên Báo ĐS&PL toàn những “thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”, ông có thấy bản thân mình bị xúc phạm không”? Ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Đó là sự “chơi xấu” nhau của báo chí. Tôi quan điểm, mỗi báo hướng đến một tiêu chí, một đối tượng bạn đọc riêng. Bản thân tôi không có khái niệm báo “lá cải”, tôi cũng không trả lời phỏng vấn vì nghĩ báo có số lượng phát hành lớn”.
Ông Nguyễn Đức Kiên cũng cho biết: “Tôi có đọc báo ĐS&PL, tiêu chí của báo là đưa tin bài viết về pháp luật. Báo cũng đã đưa nhiều đến các vụ án hình sự, và có phân tích các khía cạnh pháp lý để bạn đọc hiểu rõ vấn đề. Tựu chung lại, tôi vẫn nghĩ mỗi tờ báo có tiêu chí, độc giả riêng nên không thể lấy tiêu chí của tờ báo này, áp cho một tờ báo khác. Nên tôi càng không đồng tình với chuyện báo này, chê báo kia là “lá cải”. Tôi nghĩ, báo ĐS&PL nên có những bài viết phân tích sâu xa những vấn đề pháp lý, của các vụ án. Chẳng hạn vụ cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn nên có những bài viết phân tích sâu, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý như vậy bài viết sẽ sâu sắc và khách quan”.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám- Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội: “Trên tờ Đời sống & Pháp luật, các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng”
ĐBQH Tô Văn Tám nhận xét: “Là cơ quan trung ương của Hội luật gia Việt Nam, báo ĐS&PL đã phản ánh được rất nhiều vấn đề pháp lí, liên quan đến pháp luật, cả những vấn đề bức xúc của xã hội. Thậm chí nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội cũng được nhanh chóng cập nhật. Các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng. Từ đó có thể nhận xét, về mặt tổng thể đây là một tờ báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính thống, góp phần đưa một tiếng nói vào xã hội để thúc đẩy xã hội đi lên”.
Ông cũng khẳng định: “Báo ĐSPL không chỉ phản ánh những vấn đề bức xúc của xã hội mà còn phản ánh được những vấn đề thường nhật của đời sống nhân dân, của các tầng lớp dân cư, kể cả mỗi cá nhân người dân. Đó là ưu điểm của tờ báo vì báo đã phản ánh được muôn mặt của đời sống, không vì thế mà nói là lá cải. Tôi thường xuyên đọc báo ĐS&PL và nhận thấy sau khi phản ánh một vấn đề, một vụ việc cụ thể thì tác giả đều có định hướng, phê phán hoặc có ủng hộ rất rõ ràng. Đó là những nội dung rất tích cực đóng góp cho cuộc sống mà tờ báo này đã làm được.
Trên một tờ báo gần đây có đưa ra ý kiến nhận định, ĐS&PL đã đưa các thông tin về tình, tiền, tội, một cách không trung thực, tôi cho rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân. Theo ý kiến của tôi, trên thực tế Báo ĐS&PL thông qua các chuyên mục đã đề cập đến các vấn đề của xã hội một cách kịp thời, gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, các vấn đề được định hướng được chứ không chỉ đưa lên để gợi mở. Do vậy, đối tượng tìm đọc báo ĐS&PL khá phong phú, rộng khắp.
Tuy nhiên, ở một số vấn đề có tính vĩ mô, báo ĐS&PL đôi lúc cách viết hơi nặng nề, theo tôi, ban biên tập nên đưa nội dung vấn đề ra trao đổi cởi mở, tránh gây hiểu lầm.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kinh Đô: “Một sự xúc phạm với hàng loạt chuyên gia pháp lý từng phát biểu trên ĐS&PL”.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng nêu ý kiến, những thông tin mà bài báo được đăng tải trên báo SGGP có biểu hiện của thông tin sai sự thật gây tổn hại đến uy tín của một cơ quan ngôn luận, làm giảm niềm tin của bạn đọc đối với cơ quan ngôn luận nói chung và báo ĐS&PL nói riêng. Việc làm đó không những xâm hại đến uy tín, lợi ích của báo mà còn xâm hại đến lợi ích của tập thể phóng viên, cán bộ của báo. Việc đưa ra những lý lẽ mang tính xúc phạm như vậy là việc làm tăng thêm tính nghiêm trọng của hành vi đưa thông tin sai lệch đã nêu. Dưới góc độ báo chí thì đây là hành vi phạm Luật Báo chí, vi phạm đạo đức của người làm báo. Ở một góc độ khác, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tờ báo đó đối với ĐS&PL và các tờ báo khác.
Dưới góc độ là một độc giả của ĐS&PL, khi đọc những nội dung đó, Luật sư Hùng thấy mình là người bị thiếu tôn trọng, bị tờ báo đăng tải nội dung nhận định phiến diện xem thường về nhận thức. Còn ở góc độ của một chuyên gia đã từng cộng tác nhiều với Báo ĐS&PL, Luật sư Hùng cho rằng những nội dung như SGGP đưa ra là một sự xúc phạm đối với luật sư cũng như hàng loạt chuyên gia pháp lý đã từng phát biểu trên báo ĐS&PL.
Tuy nhiên, theo Luật sư Hùng, các độc giả hiện nay cũng là những độc giả thông thái họ sẽ tự nhận thức được những nội dung sai ở thông tin không lành mạnh đó của báo SGGP. Những thông tin sai lệch mà báo SGGP đưa ra cần thiết phải làm rõ và xử lý nghiêm theo pháp luật. Phải bồi thường và công khai xin lỗi nếu vi phạm và gây thiệt hại cho báo ĐS&PL.
Nhóm PV
http://www.nguoiduatin.vn/thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-toi-thay-minh-bi-xuc-pham-a44077.html




Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng vẫn là vấn đề nổi cộm


“Chỉ số PAPI giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như cộng đồng phát triển quốc tế hiểu được tâm tư, nguyện vọng, trải nghiệm của người dân. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm bớt tham nhũng, cải thiện hiệu quả và hiệu lực của công tác quản trị công, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính công” - bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khẳng định như vậy tại buổi công bố kết quả khảo sát trên phạm vi toàn quốc, diễn ra hồi đầu tháng này.

Mặc dù tham nhũng là một vấn đề rộng, song để thuận lợi cho phân tích, Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) tập trung phân tích những vấn đề như lạm dụng công quỹ vào mục đích riêng; tầm quan trọng của việc thân quen (vị thân) khi xin hoặc thi vào làm việc trong khu vực Nhà nước; vòi vĩnh và đòi hối lộ trong xử lý các thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ y tế và giáo dục; nhận thức của người dân về quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và cảm nhận về hiệu quả của những nỗ lực CTN của các cơ quan Nhà nước. 

Dân Hải Phòng phải đưa hối lộ nhiều nhất

Khi được hỏi về một số hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực công, nhiều người cho rằng: Có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công (31%), xin việc vào làm trong khu vực Nhà nước (29%), để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường (17%) và trong xin cấp giấy phép xây dựng (16%)…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN. 
Đáng chú ý, các vấn đề liên quan đến đất đai và quản lý đất đai (chẳng hạn như thiếu công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); thu hồi và giá đền bù đất) thường có nguy cơ tham nhũng cao và là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa người dân và các cấp chính quyền.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương. Cứ 8/10 người được hỏi cho biết, không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường.

Gần 2/3 người dân không biết tới đâu để tìm kiếm thông tin về khung giá đất được chính quyền địa phương chính thức ban hành. Ở tỉnh Trà Vinh, hơn 90% số người được hỏi không biết tìm kiếm thông tin này ở đâu. Tỉ lệ này ở Hòa Bình khoảng 30%.  

Trong số gần 30% hộ gia đình bị thu hồi đất, chỉ số ít cho biết, giá đền bù đất là xấp xỉ giá thị trường. Ở Bến Tre, khoảng một nửa số người được hỏi cho biết, giá đền bù xấp xỉ giá thị trường, đưa Bến Tre trở thành tỉnh được người dân đánh giá có vẻ là công bằng nhất về giá đền bù đất. Trong khi đó, 100% số hộ bị thu hồi đất ở Đắk Lắk cho biết, giá đền bù thấp hơn giá thị trường. Trung bình toàn quốc chỉ có 12,86% số hộ bị mất đất cho biết, giá đền bù gần với giá thị trường. Tỉ lệ này thấp hơn con số 17% của năm 2010.

Trong quản lý đất đai, thủ tục và dịch vụ hành chính liên quan đến chứng nhận quyền SDĐ là nội dung mà người dân còn phàn nàn nhiều nhất. Người dân không những chưa hài lòng với dịch vụ và quy trình thủ tục, mà còn phàn nàn nhiều về thái độ làm việc của công chức và thủ tục nhiêu khê. 

Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng trong khu vực công, trên toàn quốc có 21% người trả lời cho biết, hối lộ để làm xong thủ tục về chứng nhận quyền SDĐ là cần thiết! 

Về mức tiền hối lộ để có được giấy chứng nhận quyền SDĐ, người dân Hải Phòng dường như phải chi nhiều nhất bởi giá trị trung bình ở ngưỡng 9,8 triệu đồng. Ngược lại, ở Hà Giang người dân hầu như không phải đưa hối lộ để làm xong thủ tục này. Ở Sơn La, 79,01% cho biết, không phải đưa hối lộ để nhận được giấy chứng nhận quyền SDĐ. Ngược lại, tại Hưng Yên, hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn bởi chỉ có 29% người dân cho biết, không phải đưa hối lộ khi đi làm giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Ngoài ra, 13% người dân cho rằng, cán bộ chính quyền dùng công quỹ vào mục đích riêng.

“Đây là những phát hiện được tổng hợp ở cấp quốc gia. Những phát hiện này không thay đổi nhiều khi lấy kết quả khảo sát ở 5 TP trực thuộc T.Ư để phân tích so sánh với 57 tỉnh còn lại. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của tham nhũng và hối lộ ở khắp các tỉnh, TP”, đại diện UNDP khẳng định. 

Khoảng cách lớn trong kiểm soát tham nhũng

Kiểm soát tham nhũng là trục nội dung có mức độ khác biệt nhiều giữa các tỉnh/TP, ở cả cấp độ mẫu khảo sát và cấp tỉnh. Khoảng cách về điểm số trung bình giữa nhóm đạt điểm cao nhất và nhóm đạt điểm thấp nhất là 2,33 điểm. Khi so sánh điểm trung bình của các tỉnh/TP, điểm số cao nhất (7,269 của Long An) cao hơn nhiều so với điểm số thấp nhất (4,944 của Cao Bằng).

Các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bình Định, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Nam Trung bộ và Nam bộ thuộc nhóm đạt điểm cao nhất. (10 địa phương đứng đầu và 12/15 địa phương đứng đầu là các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ).

Trong số 10 địa phương đạt điểm thấp nhất có Quảng Ninh, Trà Vinh, TP Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Tây Ninh, Ninh Bình, Ninh Thuận và Lâm Đồng (với sự kết hợp của nhiều đặc điểm địa lý, xã hội như đô thị, miền núi, duyên hải, cao nguyên và đồng bằng).

Số người dân cho rằng, chính quyền tỉnh/TP nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng khá thấp. Trên toàn quốc, chỉ có 22,95% số người được hỏi cho rằng, chính quyền tỉnh/TP của họ đã nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng được phát hiện. Tỉ lệ này ở Hà Nội là cao nhất (50,66%), ở Bạc Liêu là thấp nhất (5,39%).

Theo kết quả khảo sát trên toàn quốc, 46,52% số người được hỏi cho biết, không có hiện tượng phải đưa hối lộ để được chăm sóc y tế tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận, và 59,14% cho biết, không có hiện tượng phụ huynh học sinh phải đưa hối lộ để con em mình được quan tâm hơn, và ở trường tiểu học công lập để học sinh được quan tâm đặc biệt hơn là 1,2 triệu đồng. 

Vậy nhưng, đã có sự khác biệt lớn khi xét đến trải nghiệm thực tiễn của người dân đối với vấn đề hối lộ ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận. Hành vi nhũng nhiễu này dường như xảy ra thường xuyên ở bệnh viện tuyến quận/huyện ở tỉnh Quảng Ngãi khi có tới 100% số người trả lời hoặc trực tiếp hoặc đưa người thân đi khám, chữa bệnh cho biết, đã phải đưa thêm tiền ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ. Tỉ lệ này ở tỉnh Đắk Nông là thấp nhất, với 19,83%. Tỉnh Bình Phước có số người dân phản ánh tình trạng tương tự rất gần với số trung bình toàn quốc - 55,05%. Về số tiền đã phải chi ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ, con số trung vị cấp tỉnh được người dân cho biết thông qua khảo sát có giá trị lớn nhất là 29,2 triệu đồng ở tỉnh Cà Mau, và thấp nhất là Điện Biên, ở mức 5 nghìn đồng. 

Về số tiền chi ngoài quy định ở trường tiểu học trong học kỳ vừa qua, giá trị trung vị lớn nhất là ở Hải Phòng, với mức 11,2 triệu đồng. Số tiền trung vị thấp nhất gần bằng giá trị ‘0’ ở Quảng Ninh. Đây là những thái cực đáng lưu ý khi so với giá trị trung bình chung toàn quốc là 1,2 triệu đồng.

An Hà

http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/tabid/73/newsid/2995/seo/Tham-nhung-van-la-van-de-noi-com/Default.aspx