Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

9.10.12

[CỰC NÓNG] Đã biết chủ nhân thực sự blog Quan Làm Báo là ai

Giữa lúc Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong tuần họp thứ nhì, trang blog có nhiều bài về chính trị Việt Nam ‘Quan làm báo’ không còn cập nhật được ở địa chỉ quanlambao.blogspot như mấy tháng qua.


Chập tối hôm thứ Ba 9/10 giờ Việt Nam, người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.

Trong phần ảnh đăng trong bài có cả nhiều ảnh của gia đình và con cái bà Đặng Thị Hoàng Yến chụp ở Hoa Kỳ.

Về quan điểm chính trị, thông báo của những người mà có vẻ đã chiếm địa chỉ của Quan làm báo chỉ tập trung vào bà Hoàng Yến để giải thích lý do việc làm của họ:

Trang quanlambao.info nay có bài phê phán nặng bà Đặng Thị Hoàng Yến

“Chúng tôi là những người sinh sống tại hải ngoại tuy chưa đồng tình với sự lãnh đạo hiện nay của Nhà nước Việt Nam nhưng cũng tuyệt đối không thể đồng tình với các hành động vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ nhằm đưa đất nước Việt Nam vào cảnh nguy cơ nồi da xáo thịt để thu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích của bà.”

Tuy nhiên, các bài đăng trên quanlambao bộ cũ và cách viết trên bài mới nhất hôm 9/10 tìm cách quy bà Hoàng Yến là người đứng đằng sau trang web bị cho là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không dùng văn phạm theo cách các Việt Kiều ở Hoa Kỳ hay nơi khác thường dùng.

Trang Quan làm báo cho đến sáng ngày hôm nay vẫn còn các bài phê phán nặng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 ở Hà Nội trước ngày bỏ phiếu quan trọng vào thứ Tư này.

Đây là cuộc bỏ phiếu các nhà bình luận bên ngoài cho rằng có tính quyết định với uy tín và vị trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm điều hành kinh tế trong chính phủ của ông.

BBC chưa liên lạc được với bà Đặng Thị Hoàng Yến để hỏi về những diễn biến mới nhất liên quan đến bà.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thư email trong tháng 9, bà nói bà không đứng đằng sau trang quanlambao.

Tin về trang blog, với nội dung chính công kích Thủ tướng, bị chiếm quyền kiểm soát đang thu hút dư luận trong tối ngày 9/10.

Một cây bút, Trương Duy Nhất, viết trên blog rằng bài viết mà hacker đang đưa ra “có nhiều hình ảnh riêng tư của con gái và người thân gia đình bà Yến bị tung lên theo lối bôi nhọ rất hạ đẳng”.

Theo BBC - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121009_quanlambao_new_move.shtml

8.10.12

Tặng bằng khen cho trung tá công an không nhận hối lộ


Ngày 27-8, UBND tỉnh Đồng Nai đã tặng bằng khen cho trung tá Hồ Minh Lam, Đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an huyện Long Thành vì có thành tích nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ.

Trước đó, ngày 20-7, trong quá trình làm việc với ông Phan Tấn Hưng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ngân Bình (trụ sở tại ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) với nội dung công ty này có hành vi trốn thuế.

Sau khi làm việc xong, ông Hưng ra về, trung tá Lam phát hiện trên bàn làm việc của mình có cọc tiền 30 triệu đồng. Lúc này trung tá Lam báo cáo sự việc lên lãnh đạo Công an huyện Long Thành. Đồng thời, yêu cầu ông Hưng quay lại và nhận rõ việc làm trên của ông là vi phạm pháp luật. Sau đó, Công an huyện đã lập biên bản và trả lại toàn bộ 30 triệu đồng cho ông Hưng.

6.10.12

Trầm Bê có bao nhiêu con Tê giác?

Vụ đại gia Trầm Bê (Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An) bị mất trộm sừng tê giác tại khu dinh thự ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.

*** Trầm Bê: 'Sừng mất là từ thú nhồi bông'

Hôm qua (5.10), ông Trầm Bê đã giải thích về vụ việc, tuy nhiên lời giải thích này lại không thực sự ăn khớp với lời kể của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong với Lao Động về xuất xứ của con tê giác trong dinh thự của ông Bê.


Khu dinh thự của ông Trầm Bê, nơi xảy ra vụ mất trộm sừng tê (chụp bên ngoài tường rào).

 Ở nơi ngủ không cần đóng cửa

 Xã Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” vào tháng 6.2009. Theo thượng úy Lê Trần Nghĩa - Trưởng Công an xã - từ đó tới nay trong xã chưa ghi nhận vụ mất trộm nào, dù chỉ là 1 con gà. Vì vậy mà vụ mất trộm “động trời” vào ngày 27.9 vừa qua đang làm cho chính quyền xã và bà con trong vùng rất bức xúc!

Khu dinh thự của Trầm Bê được xây dựng hoàn thành năm 2008, trên diện tích rộng nhiều hécta, có tường cao bao quanh, suốt ngày được canh gác cẩn thận bởi lực lượng bảo vệ hàng chục người.

Một thợ làm vườn cho biết, trong khu dinh thự có cả ngàn cây kiểng quý, có những cây mang từ Nhật Bản về trị giá hàng tỉ đồng/cây. Nhà thờ gia tộc được chủ nhà đặt ở khu vực trung tâm, được bảo vệ cẩn mật nhất, đó cũng là nơi đặt chiếc sừng tê bị mất.

Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân - cho biết, dù đi làm ăn xa, nhưng ông Trầm Bê rất gắn bó với quê hương, tham gia nhiều hoạt động từ thiện cho xã nhà.

Đại gia có 2 con tê giác (?!)

Con tê giác bị mất sừng của ông Trầm Bê.

Ngày 5.10, ông Trầm Bê đã  tiếp xúc với báo chí và trình hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô”, có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).

Ông Trầm Bê bức xúc, đã có một số thông tin sai sự thật vì không hỏi trực tiếp ông, nhưng lấy thông tin từ đâu đó rồi bình luận, suy diễn sai sự thật, cho rằng sừng tê giác của ông bị đánh cắp vừa qua là hàng... trái phép.

Theo hồ sơ của ông Trầm Bê thì đây là nguyên một con tên giác trắng, có 2 sừng, dài khoảng 4m, đã được xử lý thành thú nhồi bông do ông Ng.Th.Nh (ngụ ở đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Trầm Bê nhân dịp tân gia vào năm 2007. Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng đã được qua xử lý làm khô.

Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục Hải quan khu vực IV (thuộc Cục Hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24.10.2006, lô hàng chứa con tê giác 2 sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép ximăng và nhựa composite), đã làm khô. Nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng...

Với chứng cứ từ hồ sơ nhập khẩu “con tê giác trắng đã qua xử lý khô” và được thông quan tại Chi cục Hải quan vùng IV của người đứng tên Nh, ông Trầm Bê muốn cho thấy sự nghi ngờ nguồn gốc bất hợp pháp về con tê giác “nhồi bông” bị mất trộm ở dinh thự của mình là chưa chính xác và ông là người đã đi báo công an để điều tra.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, sáng 5.10, tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở TP.Cần Thơ, Trung tướng Huỳnh Tiền Phong – nguyên Tư lệnh Quân khu 9 – cho biết, cách đây khoảng gần 10 năm, khi còn đương chức, ông có đến nhà Trầm Bê chơi và thấy trưng bày tiêu bản một con tê giác to hơn con bò còn nguyên cả sừng. Sau đó, ông Trầm Bê đã cho mượn con tê giác này đem về trưng bày ở trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 để trang trí và phục vụ khách tham quan.

Tiêu bản được lưu lại nơi đây khoảng 5 năm, dù được bảo quản trong lồng kính, nhưng nó có biểu hiện xuống cấp, bộ da bị nấm mốc, một số chỗ trên thân bị thủng...; vì vậy mà Trung tướng Huỳnh Tiền Phong đề nghị ông Trầm Bê đem về bảo quản, phục chế lại. Tướng Huỳnh Tiền Phong cũng cho biết, ông không biết nguồn gốc con tê giác này, chỉ biết đó là của ông Trầm Bê.

Như vậy, rất dễ dàng nhận thấy phát biểu của ông Trầm Bê ngày 5.10 về con tê giác quà tặng mà ông nhận nhân dịp tân gia năm 2007 khác với trả lời phỏng vấn Báo Lao Động của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong về con tê giác mà Trung tướng mượn của ông Trầm Bê gần 10 năm trước. Liệu ông Trầm Bê có sở hữu... hai con tê giác (!?).

Theo P. Bắc - Trung Ngôn
 Lao động

Bắt nguyên GĐ phòng giao dịch Ngân hàng Việt Á


Ngày 5-10, Nguyễn Phương Giang - nguyên giám đốc phòng giao dịch An Nghiệp, chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Á tại Cần Thơ - đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ khởi tố, bắt tạm giam vì vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cùng bị bắt còn có Trần Thị Kim Luyến về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Theo cơ quan điều tra, lúc làm giám đốc phòng giao dịch An Nghiệp, Giang đã cho Trần Thị Bạch Huệ (sinh năm 1978, ngụ P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vay gần 83 tỉ đồng thông qua 110 hồ sơ; cho Nguyễn Minh Bảo, nguyên trưởng chi nhánh Phú An Ngân hàng TMCP Việt Á, vay gần 4 tỉ đồng thông qua năm hồ sơ chủ yếu thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là quyền sử dụng đất.

Sau khi vay được tiền, Huệ đã mượn lại tài sản thế chấp từ cán bộ tín dụng đưa đi chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, trả lại chủ cũ dẫn đến mất tài sản thế chấp của 39 hồ sơ vay với số tiền 27,4 tỉ đồng và 300 chỉ vàng SJC. Kim Luyến (em ruột của Huệ), là người giúp Huệ thực hiện việc vay tiền tại ngân hàng, trả tài sản cho chủ sở hữu.

Ngoài ra Luyến có hành vi dùng một tài sản chuyển nhượng cho hai người khác nhau; trực tiếp dùng tài sản cầm cố đứng tên thế chấp vay tiền Ngân hàng Việt Á, chưa tất toán khoản vay, chưa giải chấp tài sản nhưng lấy tài sản thế chấp ra trả cho chủ cũ. Với hành vi này Luyến giúp Trần Thị Bạch Huệ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác số tiền gần 3 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra xác định Giang có 12 sai phạm như: cho vay vượt quá mức phán quyết tín dụng; giải ngân chưa đủ điều kiện, không đúng quy trình, sai quy chế, không đúng đối tượng; đa số hồ sơ không đi thẩm định thực tế tài sản thế chấp trước khi giải ngân; giao tài sản thế chấp cho khách hàng tự đi sang tên...

Việc làm của Giang đã cố ý làm trái các quy định, quy trình của Ngân hàng Việt Á, gây thiệt hại trên 15 tỉ đồng. Cùng vụ này, trước đó cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố hai cán bộ Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ là Châu Thùy Dương và Nguyễn Ngọc Nguyên Khánh cũng về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Trần Thị Bạch Huệ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

5.10.12

Áp giải Dương Chí Dũng từ TP.HCM ra Hà Nội

Sáng nay 5.10, nguồn tin của Thanh Niên Online từ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) xác nhận, ông  Dương Chí Dũng được đưa từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay số hiệu VN1166.

Tin liên quan nên đọc:
--- Đã bắt được Dương Chí Dũng
--- Bộ Công an thông tin vụ bắt Dương Chí Dũng

Theo đó, Dương Chí Dũng có mặt trên chuyến bay số hiệu VN1166, với chỗ ngồi số 38A, không có hành lý và được ghi rõ là "tội phạm kinh tế", khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), hạ cánh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào lúc 7 giờ 30 sáng 5.10.

Tại sân bay Nội Bài, Dương Chí Dũng được dẫn giải qua cổng số 4 với sự tham gia của nhiều cảnh sát.

Dương Chí Dũng, 55 tuổi, trú tại phường Thành Công (Hà Nội), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện là bị can trong vụ án liên quan đến hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Vinalines.


Dương Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 4.9.2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế - Ảnh: Thái Uyên

Ngày 17.5, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng Dương Chí Dũng. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17.5.2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.

Ngày 18.5, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc và sau đó phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng...

Sau gần 3 tháng truy nã gắt gao, ngày 4.9, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Liên quan đến việc khởi tố Dương Chí Dũng, đầu năm 2012, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định có dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M (hợp phần thuộc dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam do Vinalines làm chủ đầu tư). Từ đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 4 bị can về tội tham ô tài sản.

Trong quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT xác định Dương Chí Dũng có liên quan đến nhiều sai phạm của dự án này; làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, khi còn làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng khi chưa có sự phê duyệt của Thủ tướng. Dự án này sau đó đội lên thành 6.489 tỉ đồng.

Dương Chí Dũng cũng đã cùng cấp dưới quyết định mua ụ nổi No83M với mức đầu tư 14,136 triệu USD. Trong đó chi phí mua, sửa chữa tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD nhưng khi đưa về nước thì đội lên thành 24,3 triệu USD. Đặc biệt, ụ nổi No83M sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.

Ngoài ra, lãnh đạo Vinalines trình, phê duyệt, tổ chức mua khi chưa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy. Chính vì điều này, ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, dẫn đến hậu quả là đến tháng 4.2010, Vinalines phải chi 30 tỉ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỉ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa, gây thiệt hại 100 tỉ đồng.

4.10.12

Trầm Bê: 'Sừng mất là từ thú nhồi bông'


Hiệp hội bảo tồn Ðộng Vật Hoang dã (WCS) yêu cầu công an Việt Nam xác nhận tính hợp pháp của chiếc sừng tê “bị trộm” từ nhà ông Trầm Bê, một trong những người giàu nhất Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trầm Bê, trả lời BBC hôm 4/10, xác nhận có vụ mất trộm ở nhà ông nhưng bác bỏ nghi ngờ ông sở hữu sừng tê bất hợp pháp.

Công văn của WCS, một tổ chức phi chính phủ, gửi Công an huyện Trà Cú, Tỉnh Trà Vinh đề ngày 03/10/2012 nhắc nhở nhà chức trách về nghĩa vụ đấu tranh chống các hành vi vi phạm liên quan tới động vật hoang dã.

“Thông qua Bấm báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/10/2012, chúng tôi được biết công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình của ông Trầm Bê ở Xã Hàn Giang”, WCS viết.

'Tính hợp pháp'

Bài báo ra ngày 02/10 đưa tin “Tối 27-9, người thân của ông Trầm Bê phát hiện sừng tê giác được cất giữ nơi thờ cúng gia tộc trọng lượng gần 4 kg (trị giá hơn 4 tỷ đồng, khoảng 190 ngàn đôla) đã bị mất”.

"Chúng tôi [WCS] cho rằng, chiếc sừng tê giác mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp"

TS Scott Robertson, Giám đốc Chương trình WCS

“Các thông tin từ bài báo không thể phản ánh toàn bộ vụ việc, do vậy WCS mong được Quý cơ quan xác nhận về tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác trong vụ truy tìm này” WCS nói thêm trong công văn.

Giám đốc Chương trình WCS, Tiến sỹ Scott Robertson, cho biết qua cuộc trao đổi của cơ quan này với giới chức phía Việt Nam thì “Ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam”.

“Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi”.

“Vì vậy chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo trên mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp” WCS nhận định.

Ông Trầm Bê được xem là một trong các doanh nhân giàu có hàng đầu tại Việt Nam.

Ông từng là phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Phương Nam trước khi trở thành phó Chủ tịch của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

'Thú nhồi bông'

Nói chuyện với BBC chiều 4/10, ông Trầm Bê bày tỏ bức xúc về những thông tin đang đăng tải trên báo chí trong nước.

"Họ đăng mà không phỏng vấn tôi, sừng thật hay giả cũng không hỏi, họ tự đăng, tự phăng," ông Trầm Bê nói.

"Nào là nói bất hợp pháp, sừng bốn ký, không biết ai chứng minh chuyện này. Họ nói lung tung, tôi hơi buồn."

"Đến tôi còn không biết sừng đó thế nào thì làm sao nhà báo biết sừng đó là 4 kg"

Ông nói thêm: "Hãy chờ hai ba ngày nữa, để tôi làm cho rõ những kẻ ăn cắp là ai."

Vị tỷ phú này xác nhận chính ông "ra lệnh" cho cấp dưới đi báo công an về vụ mất cắp.

"Họ đăng mà không phỏng vấn tôi, sừng thật hay giả cũng không hỏi, họ tự đăng, tự phăng."
Ông Trầm Bê

"Họ đăng báo, tưởng tôi lấy nó đi thờ mồ mả gì đó tùm lum. Nếu tôi mua đồ lậu, chẳng lẽ lại còn đi báo công an?"

"Tôi đã mời công an tới làm việc thì sừng đó phải là hợp pháp, chứ không hợp pháp thì mời công an vô làm gì", ông Trầm Bê cho hay.

Theo giải thích của ông Trầm Bê, "đấy là một con [tê giác] nhồi bông, có sừng chứ không phải là cái sừng rời."

Tuy nhiên ông không bình luận đây là sừng tê giác thật hay giả, và nói "sừng đó thiệt hay giả thì tôi không giám kết luận".

Vào tháng Bảy năm nay, Việt Nam bị Quỹ Động vật Hoang dã (WWF) đánh giá liệt vào danh sách “điểm đến mạnh nhất của sừng tê”, thúc đẩy nạn săn bắn trái phép ở Nam Phi.

Phúc trình của WWF đặt Việt Nam vào số 23 nước “là điểm trung chuyển và điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn lậu các sản phẩm từ voi, tê giác và hổ”.

Trong số các nước bị nêu danh, Việt Nam là quốc gia “thất bại trong các mặt cơ bản về tuân thủ và áp dụng quy định” nhằm ngăn nạn buôn sừng tê và các phần của hổ.

Chỉ trong năm ngoái, theo WWF, có 448 con tê giác bị giết trái phép tại châu Phi để lấy sừng.

- BBC

Trung Quốc chiếm Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?


Biển Đông đã trở thành một khu vực cạnh tranh dữ dội. Trung Quốc và Việt Nam đang tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Hoa Kỳ thì ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc tranh luận này.


Cho đến thế kỷ 16, rất nhiều những đảo nhỏ và vách đá không có người ở, mà bây giờ được gọi là quần đảo Trường Sa và Hoàng sa, hoàn toàn không được ai quan tâm. Năm 1529, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ký hiệp ước Saragossa, phân định vùng ảnh hưởng của mình ở bán cầu Đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Năm 1898, theo Hiệp ước Paris, đảo này được chuyển giao cho Mỹ và sau đó là Philippines. Đối với quần đảo Hoàng Sa, cho đến giữa thế kỷ 19, phần lớn các hòn đảo của quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Pháp khi đó đang chinh phục Đông Dương.

Vào thế kỷ 20, Quốc Dân Đảng Trung Quốc và Việt Nam, khi đó còn đang là thuộc địa Pháp, bắt đầu quan tâm đến các đảo của Biển Nam Trung hoa (Biển Đông). Năm 1946, Quốc dân đảng đã đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa ở nơi người Pháp không chiếm đóng. Năm 1950, một phân đội của Quân đội Giải phóng Trung Quốc thay chân Quốc Dân Đảng. Ngày 15 Tháng Tám 1951, chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các đảo tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Tuy nhiên, sau khi Pháp rời Đông Dương vào năm 1954, quân đội “Việt Nam Cộng hòa” đã đổ bộ vào các quần đảo Hoàng Sa mà trước đó do Pháp kiểm soát. Trong gần 20 năm, một phần quần đảo Hoàng Sa do quân đội Trung Quốc chiếm đóng, còn một phần khác là do giới chức Sài gòn quản lý. Cả hai bên đều không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi tình hình. Năm 1974, Trung Quốc đã lợi dụng sự thất bại của Sài gòn trong cuộc chiến tranh với Hà Nội và đẩy bật quân Sài Gòn ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Khi đó Hà Nội đã chấp nhận mất mát vì họ quan tâm đến việc giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, và chỉ hạn chế bằng lời kêu gọi Bắc Kinh giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp trên tinh thần tôn trọng, hữu nghị và quan hệ láng giềng. Hà Nội chỉ công khai yêu cầu Trung Quốc trả lại các hòn đảo tranh chấp vào cuối những năm 1970, khi phát hiện trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa.

Năm 1988, gần quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra những cuộc đụng độ nghiêm trọng đầu tiên giữa các lực lượng hải quân hai nước, khi đó một tàu biển Việt Nam đã bị đánh chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu gồm 77 người. Sau vụ này Bắc Kinh đã chiếm luôn 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng Hai năm 1992, Đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thông qua "Luật Lãnh hải và các khu vực xung quanh". Theo Luật này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được tuyên bố là “một phần không tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”. Để củng cố thêm quyền lợi của mình trong con mắt cộng đồng quốc tế, năm 1992, Bắc Kinh đã ký với công ty Mỹ "Krestoun Energy" một hợp đồng nhượng quyền, cho phép công ty này đến khu vực thềm lục địa chỉ cách bờ biển Việt Nam 250 km. Những người Mỹ đã được bảo đảm rằng để thực hiện đề án, phía Trung Quốc sẽ không từ ngay cả trường hợp phải sử dụng đến lực lượng hải quân của họ.

Để đáp lại, Quốc hội Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong nghị quyết về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.

Song song đó, Hà Nội và Bắc Kinh đã có những cố gắng đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp các quần đảo bằng biện pháp hòa bình. Tháng Mười năm 1993, tại Bắc Kinh, các bên đã ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết các vấn đề lãnh thổ, trù định việc xem xét giải pháp về đường biên giới ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Sau đó một thời gian, báo chí Mỹ loan tin rằng Bắc Kinh và Hà Nội dường như đã đạt được thỏa thuận bằng miệng tạm hoãn vấn đề chủ quyền trên quần đảo Trường Sa trong 50 năm và trong thời gian này sẽ cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, thông tin này đã bị các đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ với tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “thuộc về Việt Nam”.

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ngày một trở nên căng thẳng. Từ năm 2009, tàu tuần duyên Trung Quốc thỉnh thoảng lại bắn vào những tàu nước ngoài đang đánh bắt cá trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là lãnh hải của mình, đồng thời ngăn chặn những tàu đang thăm dò địa chất tại khu vực tranh chấp của thềm lục địa.

Bắt đầu từ năm 2010, tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã trở nên gay gắt hơn do sụ tham gia của Hoa Kỳ vào các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực. Lo ngại về ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, người Mỹ tuyên bố chính sách quay lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chuyển sang chiến thuật kiềm chế Trung Quốc. Điều này phần nào có nghĩa là những người Mỹ sẽ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đứng về phía các đối thủ của Bắc Kinh trong những tranh chấp lãnh thổ. Năm 2011, Hoa Kỳ lần đầu tiên ký một thỏa thuận với Hà Nội về hợp tác quân sự. Mùa hè năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã thực hiện một chuyến thăm đến Việt Nam. Ông đã đi thăm căn cứ Liên Xô cũ Cam Ranh, nơi có hệ thống radar cực mạnh cho phép kiểm soát vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, việc tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt đồng nghĩa với việc người Mỹ sẽ nghiêng về hỗ trợ Hà Nội trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về phần mình, để khẳng định quyền của mình trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự trên đảo Udi, một trong những hòn đảo của quần đảo, và gọi tên là thành phố Tam Sa. Những động thái này đã bị phía Việt Nam kịch liệt phản đối và thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc trong việc “đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn” và gây nguy cơ gia tăng mối căng thẳng trong khu vực. Bắc Kinh lên tiếng phản kháng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, còn các phương tiện truyền thông Trung Quốc ít ngoại giao hơn thì yêu cầu người Mỹ hãy “ngậm miệng”.

Việt Nam đang cố gắng đưa vụ tranh chấp này ra cấp độ quốc tế, trong đó có sàn ASEAN. Trung Quốc khăng khăng thảo luận tất cả các vấn đề lãnh thổ trên cơ sở song phương. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói về điều này trong tư liệu tiếp theo về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

1.10.12

Sacombank và Eximbank bất ngờ thay "phó tướng"

Không hẹn mà gặp, cả Sacombank và Eximbank cùng thông báo việc thay nhân sự ban điều hành trong cùng một ngày. Trong khi ông Phạm Nhật Vinh rời chiếc ghế Phó Tổng Giám đốc Sacombank để về SBS thì ở Eximbank, ông Nguyễn Đức Thanh cũng thôi giữ chức vụ này.

Hình minh họa.

Hôm nay, với một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cả hai ngân hàng lớn là TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) và TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) đều công bố thay đổi nhân sự Ban điều hành.

Dân nên… từ chức đi!

Hình như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.

>>> Vai trò của TT Nguyễn Tấn Dũng với nền kinh tế Việt Nam
>>> Hỏa tốc gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
>>> Liên quan ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xử lý blog phản động





Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “hình như”. Mà hình như là khó thật.

Có vị chê dân trí thấp nên phải nuôi mấy ngân hàng xấu, có vị khác thì bảo dân trí thấp nên mới... hổng chịu làm đường sắt cao tốc như ông nghị ở Hà Nam, lại có vị bảo dân phải hy sinh cho thủy điện. Thực tình dân cũng không biết phải làm gì ngoài đóng thuế để các vị quản lý và giải quyết các loại sự vụ xảy ra trong cái xã hội nhiều rắc rối rất nhức đầu này. Thậm chí dân Quảng Nam ngày đêm lo lắng tưởng như chết đến nơi, có vị tiến sĩ còn bảo, đại khái là, mới có động đất một tí mà đã nháo nhác hết cả lên.

Ngày xưa dân mình làm gì có thủy điện. Đến thời Pháp thuộc chúng ta mới có vài cái thủy điện nhỏ. Ngày trước vì không có thủy điện, nên chẳng có cái gọi là động đất kích thích, nứt đập sông đập suối này nọ. Đâm ra chẳng có cán bộ nào mắng dân là mới có thế đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Cũng vì thế mà chẳng có cán bộ nào bảo dân phải “chia sẻ và hy sinh” cho cái thủy điện không biết vỡ đập lúc nào. Dân Quảng Nam hồi đó, về cơ bản là không bị mắng, cũng không có thiệt hại gì vì một cái thủy điện.

Đầu năm, ông nghị Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Chưa cần luật biểu tình, vì dân trí ta còn thấp”. Cuối năm, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lại cho rằng: “Do dân trí thấp, nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng xấu”. Ngày xưa dân mình cũng chẳng mấy khi đến ngân hàng. Mãi năm 1951 mới có Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên không thấy có bằng chứng lịch sử nào ghi lại lời một quan chức ngân hàng chê dân trí thấp nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng làm ăn thua lỗ. Chưa hết, trên lĩnh vực văn hóa, trước tình trạng chân dài váy ngắn hở hang biểu diễn, ông cục trưởng quản lý biểu diễn lên TV tuyên bố "nói chung là dân trí chúng ta còn thấp..." đến nỗi một nhà văn hóa chịu hết thấu phải lên tiếng: Việc quản lý của ông ấy thấp nên mới để xảy ra tình trạng âm nhạc như thế. Nhờ sống chung với cái dân trí thấp nên nay ông cục trưởng đã... thăng chức thứ trưởng (!).

Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp thì không làm được cách mạng. Tình trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn mòn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.

Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của mình. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “bình dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi thì cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.

Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ thì họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.

Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!

Nguồn: http://phapluattp.vn/20120930123349641p0c1015/lam-dan-kho-lam-phai-dau-chuyen-dua.htm

Rút kinh nghiệm vụ Dương Chí Dũng


Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GTVT chiều 28-9, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ GTVT đã rà soát, báo cáo với Chính phủ và cơ quan chức năng về quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, sai phạm của ông Dương Chí Dũng xảy ra từ năm 2007, sau đó ông Dũng trải qua nhiều chức vụ trong Vinalines. “Quá trình làm việc của ông Dũng chưa có biểu hiện gì sai phạm. Quy trình bổ nhiệm cán bộ thực hiện đúng từ dưới lên và đảm bảo dân chủ. Tuy nhiên, bộ cũng có trách nhiệm trong việc chưa rà soát một cách kỹ lưỡng. Đây là việc khó lường trước được. Trong kiểm điểm, bộ đã rút kinh nghiệm sâu sắc và trong quy trình bổ nhiệm cán bộ sắp tới phải rà soát kỹ hơn về nhân thân, quá trình công tác cũng như các quan hệ với cơ quan chức năng để thẩm định thông tin. Với doanh nghiệp thì phối hợp cơ quan công an, thanh tra để nắm thêm thông tin” - ông Trường nói.

Về số phận cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong trong giai đoạn tiếp theo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết do những năm gần đây kinh tế hàng hải sụt giảm nên việc đầu tư cảng biển có ảnh hưởng. Sau khi xem xét lại tổng thể tình hình, Vinalines đề xuất và Bộ GTVT cũng đồng tình đề nghị Chính phủ tạm dừng đầu tư cảng.

Liên quan đến quốc lộ 14 qua Tây nguyên có nhiều đoạn tan nát, gây tai nạn và khó khăn trong lưu thông, ông Trường khẳng định đây là tuyến đường rất quan trọng qua Tây nguyên và trùng với đường Hồ Chí Minh. Từ năm 2005, Chính phủ có bố trí vốn nâng cấp các tuyến qua thị trấn, thành phố và cơ bản đã được nâng cấp. Đoạn còn lại đang lập dự án đầu tư tiếp bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nhưng do thực hiện cắt giảm đầu tư công nên tạm dừng dự án.

Các tỉnh đề xuất cho các nhà đầu tư làm dự án BOT và Bộ GTVT đồng ý. Nhưng do gặp khó khăn kinh tế và vay vốn, dự án triển khai chậm. Vừa qua Bộ trưởng Đinh La Thăng đã họp với các nhà đầu tư và địa phương, đưa ra các giải pháp vừa làm BOT vừa dùng ngân sách đầu tư. Theo đó, chậm nhất đến năm 2015, quốc lộ 14 được nâng cấp toàn diện.

Xung quanh đề án hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ GTVT giao Viện Chiến lược GTVT nghiên cứu. Lúc nào hoàn thiện báo cáo đầu kỳ sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, còn thời điểm này Bộ GTVT chưa thể nói gì thêm.

Giải thích việc mặt cầu Thăng Long vẫn tiếp tục hư hỏng sau nhiều lần sửa chữa, ông Trường cho biết mặt cầu có cấu tạo đặc biệt, rải thảm bêtông nhựa lên bản mặt cầu thép tương đối phức tạp.

“Qua nhiều lần bảo hành sửa chữa vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu. Gần đây, một số công ty nước ngoài thay lớp dính bám mới và nhựa mới, những chỗ hư hỏng đã có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, mặt cầu là hệ dầm thép qua nhiều năm bị biến dạng và võng, bộ kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu lại tổng thể cầu và mặt cầu. Bộ cũng trình Chính phủ đề xuất Nhật Bản giúp Việt Nam nghiên cứu toàn diện để khắc phục triệt để mặt cầu” - ông Trường cho biết.

Cần 12 tỉ đồng nghiên cứu sửa mặt cầu Thăng Long

Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản gửi Bộ GTVT xin chủ trương sử dụng vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản để nghiên cứu, thực hiện sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long.

Theo đó, Tổng cục Đường bộ xin phép nghiên cứu sơ bộ sửa chữa mặt cầu Thăng Long và giao cho tư vấn Katahira & Engineers International thực hiện trong tháng 9 và 10-2012, kinh phí ước tính khoảng 12,05 tỉ đồng.

TUẤN PHÙNG

Bổ sung thêm về kế hoạch quảng bá đất nước

Cháu cơ bản nhất trí với nội dung của chỉ thị số 19/CT -TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, cháu đề nghị bổ sung thêm về kế hoạch quảng bá đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Việc này bắt buộc các bộ ngành địa phương phải đưa ra viễn cảnh của địa phương mình, ngành mình, Bộ mình đang phụ trách trong kế hoạch năm 2013 và kết nối các năm tiếp theo.

Cháu thấy đó là một trong 22 quy luật bất biến trong Marketing đó là “Quy luật viễn cảnh”. Tất cả các Bộ, Địa phương mà không vẽ ra được viễn cảnh của mình thì không đạt được mục tiêu đề ra.

Cả dân tộc phải cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam

Cháu thấy đất nước mình tài nguyên rất giàu có, các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản đều rất đa dạng và phong phú. Đó là một lợi thế, chúng ta phải đầu tư vào công nghiệp và công nghệ chế biến, đồng thời đa dạng hóa thị trường trên thế giới để tất cả các sản phẩm và các nguyên liệu phụ khi công tác chế biến sản xuất, thải ra đều là nguyên liệu chính của các sản phẩm khác thành chu kỳ khép kín, không để lãng phí một thứ nguyên liệu nào. Các sản phẩm cao cấp dựa vào thị trường cao cấp của các nước giàu có, các sản phẩm cấp thấp đưa vào tiêu thụ tại các thị trường dễ tính và nghèo. Mặt khác chúng ta nhanh chóng đầu tư về công nghệ thông tin và viễn thông ra các nước nghèo và kém phát triển…

Có một tư mới về “Chiến tranh” hiện đại, kiểu chiến tranh truyền thống là đưa quân và vũ khí đi đánh các nước khác để khai thác tài nguyên về nước mình. Chiến tranh hiện đại không cần phải vũ khí, bom rơi, đạn nổ mà bằng trí tuệ, công nghệ và bằng một ít tiền và đội ngũ quản lý kỹ thuật giỏi tới các nước đầu tư làm ăn rồi thu lợi nhuận về xây dựng đất nước.

Việt Nam chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân giỏi, nhân viên kỹ thuật và chuyên gia giỏi về nghiệp vụ, đạo đức tốt, hình thức ưa nhìn khi đi ra nước ngoài đầu tư để xây dựng thương hiệu cho đất nước, con người, hàng hóa, văn hóa của Việt Nam thân thiện với môi trường và con người của nước sở tại. Làm cho tất cả các nước trên thế giới có cái nhìn yêu quý đất nước, con người, hàng hóa, văn hóa Việt Nam chính là hình mẫu lý tưởng để họ phấn đấu đó là đất nước, con người, hàng hóa, văn hóa XHCN.

Bài viết của bạn đọc gửi từ địa chỉ email: giapdan…@gmail.com

"Sau khi Bầu Kiên bị bắt, tôi không bất ngờ khi ông Giá bị khởi tố"

Ông Trần Xuân Giá - người thích đổi mới

Là người có thời gian công tác cùng thời khi ông Trần Xuân Giá còn làm Bộ trưởng, khi nói về vị cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB vừa bị khởi tố, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận cho biết:

“Dưới góc nhìn của tôi thì ông Trần Xuân Giá là một trong những thành viên của Chính phủ tích cực ủng hộ đổi mới và thích sáng tạo. Ông ấy cũng là người đã nói là làm”.

Ông Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Nói về sự đổi mới sau những cố gắng của ông Trần Xuân Giá khi còn tại vị Bộ trưởng, ông Trần Quốc Thuận nói: “Tôi đánh giá rất cao những người tích cực ủng hộ đổi mới trong đó có ông Trần Xuân Giá.

Hiện nay ở nước mình, sự đổi mới cũng chưa phải là hoàn toàn vì đến nay mình vẫn phải đang yêu cầu thế giới công nhận kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường. Tôi ủng hộ phương hướng đổi mới một cách triệt để, toàn bộ về kinh tế”.

Khi được hỏi về hành vi của ông Giá ra chủ trương ủy thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng như trong Quyết định khởi tố đã nêu, ông Thuận cho biết: “Nói về dấu hiệu pháp lý thì không phải tội làm trái quy định của nhà nước”.

Ông Thuận cũng cho biết ông không hề bất ngờ trước thông tin ông Trần Xuân Giá – người từng giữ cương vị Bộ trưởng, cựu chủ tịch HĐQT của Ngân hàng ACB bị khởi tố. Vì theo ông Thuận, ngay sau khi Bầu Kiên bị bắt, ông đã nghĩ ngay đến vấn đề này rồi. “Thực ra người có thực quyền ký quyết định ủy quyền đó là ông Lý Xuân Hải nhưng mà ông Trần Xuân Giá là Chủ tịch HĐQT cho nên tất cả mọi việc ông ấy phải biết, phải chịu trách nhiệm”, ông Thuận nói.

Những ý kiến trái chiều về việc quan chức sau khi nghỉ hưu làm cho các DN và Ngân hàng

Thời gian gần đây và nhất là trong khoảng thời gian ông Trần Xuân Giá vừa bị khởi tố, có nhiều ý kiến cho rằng: các cán bộ cấp cao của Nhà nước và Chính phủ sau khi về hưu thì không nên tham gia vào các tập đoàn kinh tế, ngân hàng nữa.

Tuy nhiên, ông Thuận lại cho rằng: “Cũng không nên nói thế bởi theo tôi, những người từng giữ cương vị quản lý cấp cao của Nhà nước và Chính phủ có chất xám, trí tuệ, hãy để họ phát huy. Ở các nước tư bản, quan chức nước họ sau khi đã về hưu thì chuyển sang làm ở những vị trí khác nhau ở các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Ví dụ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara sau khi về hưu đã qua làm Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới là điều bình thường…

Việc này chỉ bị cấm khi quan chức đó lợi dụng những kiến thức của mình, lợi dụng “kẽ hở” trong nhà nước để làm lợi cho các tập đoàn, tạo sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp. Còn nếu không vi phạm pháp luật thì không có lý do gì không cho người ta làm”.


Bộ trưởng Vũ Đức Đam - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Ảnh: Tuấn Nam)

Về vấn đề quan chức sau khi nghỉ hưu có nên làm việc cho các doanh nghiệp, ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong buổi họp báo chiều 27/9 đã cho biết: “Với tư cách cá nhân, theo tôi Bộ trưởng hay ai thì trước nhất cũng là một công dân. Tôi cũng đã nghe nhiều nhà báo nói.

Tôi nghĩ các nước khác, điều đó rất nhẹ nhàng: ngày nay làm quan chức nhưng ngày mai không làm quan chức nữa thì tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội. Còn làm việc nào thì tùy vào sở trưởng, sở thích và dù làm việc gì thì cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật vì pháp luật phải được thượng tôn và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Với những suy nghĩ khác, trao đổi với chúng tôi, ông Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ lại cho biết: “Đối với cán bộ, công chức đã làm ở những vị trí nhất định thì có quy định của Chính phủ về những việc công chức không được làm và kể cả sau khi đã về hưu”.

Khi được hỏi về “bảo bối” của ông Trần Xuân Giá “là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm”, ông Phúc cho biết đó là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Theo ông Phúc, ông Trần Xuân Giá là người có đầu óc và là người dám nói dám làm…

28.9.12

"Bố già" Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch

Báo Người cao tuổi số 108 (1113) ra ngày 8-9-2012 có bài “Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân...

Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…

>>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo "âm mưu bẩn thỉu phá hoại đất nước"

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm có thể quy thành các dạng sau:

Mua bất động sản không công chứng, giá trên trời?

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và những người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có sáu khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất 1.348,368 tỉ đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng, gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm, Ủy viên Thường trực HĐQT Navibank) 273,694 tỉ đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em gái ông Tâm) 102 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh 609,027 tỉ đồng. Thanh toán hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho bà Phạm Thị Lê 283,241 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kĩ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 72,732 tỉ đồng (ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo Công văn số 03/2008/NQ-HĐQT 43,673 tỉ đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.

Tòa nhà 14 Ngô Lê Cát, Phường 7, Quận 3 (Trụ sở Chi nhánh của bà Nguyễn Thị Kim Thanh vợ Đặng Thành Tâm) Ảnh: Quang Sơn

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lí như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn một năm với số tiền lớn (1.348,368 tỉ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp HĐQT. Tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch. Nghị quyết họp HĐQT ngày 6-7-2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát làm trụ sở chi nhánh… với giá 22,5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang Mua và Bán, Siêu thị đất Sài Gòn tại khu vực trên, giá bán cao nhất từ 280 - 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7,32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 4-7-2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, trong khu vực này giá BĐS cao nhất khoảng 5,8 lượng vàng SJC/m2. Qua xác minh tại một số địa chỉ này xác định: Số 26 Mai Thị Lựu hiện là trụ sở của CTCP Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, Giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 4-12-2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn (đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga, ông Đặng Thành Tâm; Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo Hợp đồng số 0998 và 0999 tại Văn phòng Công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lí mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Mua trái phiếu dùng vào việc đầu tư sai mục đích?

Đợt phát hành 400.000 trái phiếu tổng trị giá 400 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu đô thị Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh do CTCP Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 8-7-2009 đến 8-7-2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu đô thị Cát Lái trị giá 2.019 tỉ đồng. CTCP Xây dựng Sài Gòn do bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm, vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ) làm Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP Xây dựng Sài Gòn có chữ kí của 7/7 thành viên; ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ kí quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết để mua trái phiếu CTCP Xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lí: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng kí giao dịch. Đến ngày 29-2-2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP Xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng như sau: Ngày 8-7-2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn 400 tỉ đồng. Cùng ngày, CTCP Xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 12 tỉ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 9-7-2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 148 tỉ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10-7-2009, chuyển tiền cho vay, 100 tỉ đồng, phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092) chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm 100 tỉ đồng.

Đợt phát hành 3.000.000 trái phiếu tổng trị giá 300 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 9/2009 - 12/2009 đến 9/2014 - 12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: Cuối kì, trả lãi: hằng năm. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc Dự án Tân Phú Trung trị giá 833 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011 tổng chi phí đầu tư vào Dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này được Công ty CPTM Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu chuyển tiền mua trái phiếu, rút một phần gốc, trả lãi Quỹ đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi cho Navibank từ ngày 12-10-2009 đến 9-7-2010 khoảng 20 đợt với tổng số 523,89 tỉ đồng.

Đợt phát hành 10.000.000 trái phiếu tổng trị giá 1.000 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kì hạn 5 năm (từ 31 - 12 - 2009 đến 31 - 12 - 2014) lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi: hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỉ đồng

Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng do ông Đặng Nhứt làm Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên. Ông Đặng Thành Tâm là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30-12-2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có đủ chữ kí của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm). Đến ngày 7-3-2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 441 tỉ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu 233 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 1-1-2009 đến 31-12-2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu (1.000 tỉ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29-2-2012 (208 tỉ đồng) Công ty đã dùng một phần tiền sai mục đích.

Các chú THÍ anh à?

Trước khi bị khởi tố, ông Trần Xuân Giá nói với PV Tiền Phong ngày 21-9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ mình.
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm.
Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện.
Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá
Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
“Cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như trong bài đăng cùng trang này.
P.C Theo tienphong.vn

27.9.12

4 quan đánh cờ tiền tỷ được giảm án

Ngày 27/9, phiên tòa phúc thẩm vụ án quan chức ở Sóc Trăng đánh cờ tiền tỉ đã được mở tại Tòa phúc thẩm – TAND tại TPHCM. 4 bị cáo đều được hạ án so với phán quyết trước đó của tòa sơ thẩm.

Tại phiên sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Lèo, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng, 5 năm tù giam; Đinh Văn Mười, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Thành ủy TP Sóc Trăng, 4 năm tù giam cùng về tội danh “Đánh bạc”; Trần Văn Tân, nguyên Giám đốc Trung tâm sát hạch lái xe loại 3, 17 năm 6 tháng tù giam về 2 tội danh “Đánh bạc” và “Cưỡng đoạt tài sản”; Ngô Huệ Phấn, 2 năm tù giam về tội “Gá bạc”; Nguyễn Thanh Hùng, Hùng “cải lương” và con trai là Nguyễn Thanh Truyền, mỗi bị cáo nhận 12 năm tù giam cùng về tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”.

Sau đó, các bị cáo Mười, Tân, Hùng “cải lương” và Truyền cho rằng bản án sơ thẩm tuyên quá nặng nên đã kháng án.


Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2008 - 2011, hai bị cáo Nguyễn Thanh Lèo và Trần Văn Tân đã “sát phạt” nhau bằng cờ tướng từ 500.000 đồng đến 5 tỷ đồng/ván. Tính đến ngày 22/12/2011, Tân đã ăn và lấy của Lèo 1,9 tỷ đồng; 6 lượng vàng 24k; 6 thửa đất trị giá 16,1 tỷ đồng. Lèo còn thiếu Tân tiền thua cờ trên 20 tỷ đồng. Đến lúc Lèo không còn khả năng chung tiền mặt, Tân đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với Lèo, đồng thời vạch ra kế hoạch thông qua Nguyễn Thanh Hùng và con là Nguyễn Thanh Truyền uy hiếp tinh thần Lèo hòng chiếm đoạt cho bằng được tài sản của Lèo.

Hùng, Truyền đã cưỡng đoạt của Lèo hơn 600 triệu đồng. Từ năm 2009 đến 2011, Lèo còn đánh cờ ăn tiền với Đinh Văn Mười nhiều lần. Mười đã ăn của Lèo hơn 580 triệu đồng. Bị cáo Ngô Huệ Phấn bán vé số cho Lèo, Tân, Mười đánh cờ ăn vé số tại câu lạc bộ bi-da Cón. Đến năm 2011, Lèo, Tân, Mười nhiều lần đến nhà Phấn đánh cờ tướng ăn tiền. Ba bị cáo thỏa thuận giao cho Phấn lấy tiền của người thua chung cho người thắng. Qua nhiều lần lấy tiền của bên thua chung cho bên thắng, Phấn được hưởng lợi 400 triệu đồng.

Tại hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Mười đều cho rằng mình đánh cờ ăn vé số với Lèo chứ hoàn toàn không đánh cờ ăn tiền. TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt 4 năm tù giam là oan cho bị cáo. Trả lời thẩm vấn tại phiên phúc thẩm, Lèo rất bình thản (bị cáo Lèo không kháng án) và trả lời rành rọt từng câu hỏi của HĐXX. Thậm chí khi luật sư hỏi tiền ở đâu mà đánh cờ nhiều vậy? Lèo thẳng thừng: “Tôi không trả lời câu hỏi này vì không có liên quan đến vụ án”.

Một lần nữa Lèo “tố” bản thân liên tiếp bị Tân đe dọa nhiều lần, nhiều cách: điện thoại, đến cơ quan, dọa mách vợ, cho “xã hội đen” xử… khiến Lèo sợ phải trả tiền, bán đất, gá nhà cho Tân… Hùng “cải lương” và con trai là Truyền kháng cáo đề nghị giảm án với lý nhiều lý do. Truyền cho rằng mình không đồng phạm với cha, mà đồng phạm với Tân do Tân nhờ đi lấy tiền hộ từ Lèo…

Khi được hỏi lý do xin kháng cáo xin giảm án, Trần Văn Tân nêu nhiều lý do. Tuy nhiên, có một lý do khiến nhiều người phì cười là “Do bị cáo với vợ ly dị nhau đã lâu nên bị cáo rất khó khăn, mong tòa xem xét giảm án”.

Đối với Đinh Văn Mười, tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm đều một mực kêu oan, cho rằng mình chỉ đánh cờ giải trí, ăn vé số chơi chứ không đánh cờ ăn tiền. Theo Luật sư Nguyễn Trường Thành (bào chữa cho bị cáo Mười), bản anb1 sơ thẩm và cáo trạng có nhiều điểm “vênh” nhau nên Luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Mười bởi bị cáo này có mẹ là Mẹ VNAH, 2 người anh là Liệt sĩ.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Mười, 2 năm tù giam (sơ thẩm 4 năm); Trần Văn Tân, 11 năm 6 tháng tù giam (sơ thẩm 17 năm 6 tháng tù); Nguyễn Thanh Hùng, 8 năm tù giam (sơ thẩm 12 năm) và Nguyễn Thanh Truyền, 8 năm tù giam (sơ thẩm 12 năm tù). Trước đó, Vị đại diện VKSNDTC đề nghị phạt Trần Văn Tân 13 năm tù giam cho 2 tội; phạt Hùng và Truyền mỗi bị cáo 8-9 năm tù giam; giữ nguyên hình phạt với bị cáo Mười.