Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

29.11.08

Nguyễn Thiện Nhân: Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng

Sau 4 tháng giữ cương vị Bộ trưởng với các cuộc “hành quân” liên tục vào Nam ra Bắc và đặc biệt trong hơn 200 phút “đăng đàn” Quốc hội vào hai ngày 25 và 27/11, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân không những chiếm được cảm tình của đông đảo dư luận mà còn luôn khiến mọi người bất ngờ.

Mạnh mẽ, quyết liệt, không rào đón, không né tránh - đó là phong cách phát ngôn của ông Nhân. Hầu như trong các lần diễn thuyết, Bộ trưởng Nhân đều “nói vo” và rất ít khi phải cầm theo văn bản. Ông có thể đứng nói 40-60 phút liền một mạch mà không hề bị lặp ý hay vấp váp.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

Một điều nổi bật khác trong phong cách phát ngôn của Bộ trưởng Nhân còn là sự thẳng thắn trong việc sử dụng ngôn từ - những ngôn từ thường được coi là phải “né” như theo luật bất thành văn của những người làm chính trị. Dù vậy, ông vẫn dùng một cách rất hợp lý và cũng rất chính xác. Chính điều này đã vừa tạo nên sự bất ngờ, vừa tạo nên sự thiện chí đặc biệt của dư luận dành cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chúng tôi xin giới thiệu một số câu nói đầy ấn tượng như vậy của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

- Năm 2010 là năm tôi kết thúc “kỳ thi tuyển sinh” của chính bản thân tôi với đề bài là chống tiêu cực và bệnh thành tích. (Trao đổi cùng báo chí nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007)

- Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

- “Tặc lưỡi” cấp bằng cho học sinh vào đời là sai lầm! Điều này có thể ví với việc xác nhận quân nhân bắn súng tốt trong khi anh ta chưa đủ tài cầm súng. Như vậy, khi ra trận, anh ta dễ dàng bị giết đầu tiên và hậu quả không chỉ là tổn thất của cá nhân anh ta mà là tổn thất của xã hội nói chung. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không…”, 31/7/2006)
- “Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Các câu nói của Bộ trưởng trong dịp trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

- Đó là những nụ cười ra nước mắt. Khi tôi lên các vùng cao và nói chuyện với các thầy cô ở đây, lúc nói chuyện, họ hay lấy tay che miệng. Không phải để làm duyên mà để che hàm răng đen vì phải thường xuyên ăn rau đắng. Ở đó, các thầy cô cũng không có nhiều P/S hay Colgate như ở dưới miền xuôi!

- Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!

- Không phải chúng ta không thấy mà là chúng ta “quên”. Các thầy cô của chúng ta hiện nay đang phải ở trong những cái gọi là “lều” công vụ chứ không phải nhà công vụ.

- Các thầy cô đừng tự ái nếu như có lúc này hay lúc khác dư luận không ủng hộ mình.

- Những người đã là GS thì làm thế nào để sớm có ngày có một PGS làm việc cạnh mình, đó là “phúc” cho ngành, cho xã hội.

- Việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta luôn trong tình trạng “cơm chấm cơm”. “Chấm” 31 năm không sao nhưng đến thời kỳ hội nhập là không bình thường nên không thể kéo dài tình trạng này.

Tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.

- Chúng ta phải mạnh dạn lên khi trình Chính phủ những ý tưởng của chúng ta. Chúng ta cũng phải mạnh dạn “nhắc” Chính phủ về quyền lợi cho ngành giáo dục.

- Nhà nước phải hỗ trợ theo “đầu” sinh viên của mỗi trường, không để tình trạng trường công thì được hỗ trợ, trường tư thì không như hiện nay.

- Đối với đào tạo tại chức và từ xa thì chỉ cần gióng chuông cảnh báo, việc giải quyết chưa cần cấp bách và để cho các trường có thời gian để sẵn sàng vì dù sao, tại chức cũng là “cái nồi cơm” của các trường và các trường đã có 40 đến 50% khoản thu thêm từ đó. “Siết” lại ngay thì khổ cho các trường.

- Các trường ĐH phải “đùm bọc” lẫn nhau để cùng phát triển.

Các câu nói trong phần trả lời chất vấn của Quốc hội trong hai ngày 25 và 27/11/2006:

- Dự thảo tăng lương cho giáo viên có khả thi không? Tháng 5/2007 Bộ mới “nộp bài”cho Chính phủ nên chưa thể có “đáp án” ngay được.
- Nếu hỏi tôi bao giờ mới xoá xong phòng học tranh tre nứa lá, tôi không thể trả lời được.

- Chúng tôi đã cân thử cặp của học sinh, nếu chỉ có SGK thì cặp không nặng, nhưng do học sinh còn mang theo tập vở, sách tham khảo, thậm chí cả đồ chơi nên cặp của các em rất nặng.

- Trong quá trình phát triển, ban đầu Bộ quản tất các các trường ĐH, CĐ, nhưng ở địa phương có tâm lý trường nào trực thuộc Uỷ ban thì cao hơn, oai hơn!

- Chức năng phát triển nhân tài của chúng ta trong chương trình giáo dục là chưa rõ.

- Các Giáo sư là một tài sản vô giá, không thể để “phí” đi khi các giáo sư đồng loạt về hưu.

- Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!

- 50% học sinh Hồng Công học thêm, ở Braxin là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.

M.M
(Tổng hợp)