Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

13.3.12

Bị cáo buộc tham nhũng bộ trưởng Malaysia đã xin từ chức


Bộ trưởng phụ nữ, gia đình và cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul Jalil tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 8-4 do bị cáo buộc gia đình bà đã sử dụng nguồn tiền chính phủ cấp cho một dự án gia súc để mua các căn hộ sang trọng, xe Mercedes và đi du lịch.
Bộ trưởng Jalil
Bộ trưởng Jalil
AFP cho biết chồng bà Shahrizat giữ chức chủ tịch của Tập đoàn Chăn nuôi quốc gia (NFC) và ba người con của họ cũng làm việc tại đây. NFC được nhận số tiền 250 triệu ringgit (83 triệu USD) từ nguồn vốn vay của chính phủ để thúc đẩy ngành chế biến thịt bò ở Malaysia. Thế nhưng, các báo cáo kiểm toán cho thấy NFC đã không hoàn thành mục tiêu này.
Phe đối lập cáo buộc gia đình bà Shahrizat đã lấy số tiền này để tư lợi. NFC nói rằng việc mua một số tài sản như căn hộ sang trọng, xe hơi… mà phe đối lập cáo buộc là cách “đầu tư” để đem lại nhiều tiền hơn cho dự án. Hiện cảnh sát đang điều tra tập đoàn này.

3.3.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng cần phải loại trừ

       Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
       Hôm nay 15/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng BCĐ đồng chủ trì phiên họp thứ 16 của BCĐ.

       Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình… tham dự phiên họp. Phiên họp nhằm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng quý III/2011, chỉ đạo nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012; thảo luận, xem xét một số vấn đề liên quan như việc phân công nhiệm vụ của các thành viên BCĐ; việc thành lập các đoàn công tác nắm tình hình và kiểm tra việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí”. 
       Khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
       Trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng đã tiếp tục bám sát, phục vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị của đất nước và đạt được những kết quả tích cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè, sai phạm 3.400 tỷ đồng; lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông, sai phạm 1.000 tỷ đồng; Công ty Công Chính tại tỉnh Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương và một số ngân hàng khác 500 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2011, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai 2.129 cuộc thanh tra, kết thúc 937 cuộc. 
       Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm gần 208 tỷ đồng, hơn 242 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 83 tỷ đồng, hơn 72 ha đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý gần 125 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 52 tập thể, 152 cá nhân, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 6 vụ việc và 14 cá nhân. Về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong 9 tháng đầu năm 2011, đã khởi tố 161 vụ/327 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010, giảm 2,4% về số vụ, giảm 2,3% về số bị can); truy tố 174 vụ/353 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 26,2% về số vụ, giảm 35,8% về số bị can); xét xử sơ thẩm 167 vụ/392 bị cáo về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 14,3% về số vụ, giảm 8,6% về số bị cáo). 
       Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện kiểm sát đang truy tố 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 6 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ và đình chỉ điều tra 1 vụ. Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ giao Văn phòng BCĐ theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử giám đốc thẩm 1 vụ; xét xử phúc thẩm 1 vụ; xét xử sơ thẩm 4 vụ; Tòa án đang thụ lý 4 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra và điều tra bổ sung 2 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ.
       Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế như tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn bị chậm; thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phạm tội trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây lo ngại trong dư luận xã hội. Quá trình theo dõi 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho thấy tổng tài sản sai phạm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trên 3.000 lượng vàng, song việc phát hiện chủ yếu qua đơn thư tố cáo, ít được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán.

       Tập trung xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp
       Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, các thành viên BCĐ thống nhất nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng trong quý III/2011 tiếp tục được chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, trong đó có nhấn mạnh tới vai trò của báo chí đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; song cũng cho rằng tình hình tham nhũng vẫn có những diễn biết hết thức phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, ngân hàng… mà còn ở các lĩnh vực khác.
       Tham nhũng không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế mà còn làm mất cán bộ và hơn tất cả là làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
       Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng, các thành viên BCĐ nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là phải tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp mà BCĐ và Văn phòng BCĐ đang theo dõi, đôn đốc, không để dây dưa, kéo dài.
       Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất, cần đặc biệt lưu ý tới công tác giám định tư pháp, bởi đây là một trong những khâu còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, gây chậm tiến độ xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.


       Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử
       Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai đồng bộ, tích cực với các giải pháp hiệu quả, thể hiện trong các mặt công tác từ truyên truyền, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế đến xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng.
       Những kết quả đạt được trong phòng chống tham nhũng là cụ thể, có tác dụng tích cực, thể hiện được quyết tâm liên tục của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.
       Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn; có những vụ án, vụ việc tham nhũng xử lý chậm, để kéo dài, gây suy diễn trong dư luận xã hội…
Nhấn mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải có đánh giá sâu, làm rõ được đúng thực trạng về tham nhũng, qua đó có chủ trương, chỉ đạo các giải pháp cụ thể, hiệu quả, sát thực tế đối với công tác này.
       Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ đúng thực trạng về tham nhũng; những mặt làm được và mặt chưa làm được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nắm vững quan điểm chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là phải kiên trì, bền bỉ với các giải pháp quyết quyết liệt, triệt để, hiệu quả, đồng bộ… trên cả 2 mặt là ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng.
       Trong nhóm công tác phòng ngừa tham nhũng, trước hết phải tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; tuyên truyền, giáo dục…; tập trung mạnh vào việc phòng ngừa tham nhũng ở lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều kẽ hở, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như thu hồi đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công…
       Khi đã phát hiện các hành vi tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… với những bản án thích đáng, đủ sức răn đe; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng và có các biện pháp bảo vệ những cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng
       Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng. Thông tin trên báo chí phải bảo đảm tính khách quan, trung thực về những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được; tránh thông tin phiến diện, một chiều, thổi phồng sự kiện làm dư luận hiểu lầm sự vụ là “đầu voi đuôi chuột”.
       Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; đồng thời Thủ tướng cũng cho quan điểm chỉ đạo để sớm đưa ra xét xử trong những tháng cuối năm 2011 đối với một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc ( Theo http://nguyentandung.org )

9.1.12

Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”


Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”

Tiết mục "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng báo Nhân Dân, có bài bàn về "Mới tắm từ vai”, chỉ có bốn chữ ngắn gọn thế thôi đã đủ để mọi bạn đọc biết ngay đến chỗ yếu đang là nỗi lo lắng của mọi người về Đảng: cơ quan đầu não, lãnh đạo Trung ương các cấp còn đứng ngoài tự phê bình và phê bình (tắm nhưng chưa gội đầu, rửa mặt).

Nhiều năm, lãnh đạo Trung ương vẫn tưởng đã "miễn dịch” với mọi tiêu cực. Đầu năm 1990, tiếp xúc với các lão thành cách mạng và cán bộ cao cấp nghỉ hưu để nghe góp ý kiến vào đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Từng đồng chí trong Bộ Chính trị kể từ Tổng Bí thư sẽ tiến hành tự kiểm điểm.”

Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm,  mua rẻ của nông dân rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm, mua rẻ của nông dân
rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Tổng Bí thư đã vạch rõ, trong Đảng có những "vùng cấm” vì người ta đã gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ, lãnh đạo và cho rằng đụng chạm tới sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo là đụng chạm tới uy tín của Đảng do vậy phải bảo vệ bằng mọi giá không thể công khai kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm của lãnh đạo Trung ương. Đặc biệt khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nói nhà đã dột từ nóc thì bên trong dù tiện nghi sang trọng cũng ẩm mốc, mục nát, con người dù cường tráng, thông minh cũng dễ nhiễm bệnh yếu hèn. Ai cũng mừng thấy Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật. Rất tiếc đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng được chuẩn bị công phu nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, "vùng cấm” vẫn không loại bỏ được, lãng phí, tham nhũng không sao ngăn chặn nhưng không có lãnh đạo nào bị kỷ luật.

10 năm sau (năm 1999- 2000) cán bộ hư hỏng nhiều hơn, có cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo. Tổng Bí thư lúc này là đồng chí Lê Khả Phiêu. Nhắc đến những khó khăn của đất nước, trả lời báo Tuổi Trẻ, đồng chí đã nói: "Hồi trước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, giờ cái nhà không phải chỉ dột từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”. Một lần nữa lại tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Dân tỏ ra hài lòng thấy lãnh đạo cao từ Tổng Bí thư tự phê bình và phê bình trước. Cuộc chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhưng không tiếp tục phát huy được. Đồng chí Lê Khả Phiêu đã nói: "Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt đúng vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt các ông trên”. Kết quả còn rất hạn chế vì lãnh đạo cao phê bình còn hình thức, ông này còn nóng nảy, ông kia thế này, thế khác, chứ chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất như đồng chí Lê Khả Phiêu nêu ví dụ: "Tại sao anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân”.

Hơn 10 năm tiếp theo, từ Đại hội Đảng IX đến Đại hội Đảng X (2001 - 2011), tự phê bình đôi lúc cũng được nhắc đến nhưng không thực hiện đều nữa, nhất là bên trên. Khác hẳn 10 năm trước, lãnh đạo các cấp giàu có đông hơn, cả ở trung ương và địa phương. Tình trạng năm 2010, 2011 còn khác tình trạng năm 1990 ở những cán bộ lãnh đạo giàu có khác thường không che giấu được nữa vì lương, nguồn thu nhập bao nhiêu mọi người đều biết, tham nhũng trở nên lộ liễu, quen mắt dần. Chỗ dột đáng sợ nhất là từ trên. Có quyền, có tiền lại biến chất, lòng tham không đáy. Từ Đại hội Đảng IX tham nhũng đã là mối đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đến hiện nay mối đe dọa này đã quá lớn. Tham nhũng có phần do chủ quan ta gây ra. Không nhìn thẳng vào sự thật này sẽ vẫn cảm thấy không hiểu nổi tại sao Đảng và Nhà nước ta càng chống thì tham nhũng càng gia tăng. Sự thật bày ra trước mắt chúng ta, đâu có quá khó nhận ra.

Nghị quyết của Đại hội Đảng VI (1986) đã quyết định phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có giải thích cặn kẽ rằng, đã nắm tài chính, ngân hàng nhà nước, quyết định mọi thu, chi, lại kiêm buôn bán, kinh doanh, sản xuất,vừa đá bóng vừa thổi còi, rất dễ xảy ra tham nhũng. Thế nhưng một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố không muốn tách. Vì vậy, cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn được duy trì mặc dù Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc nhở phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xóa bỏ cơ chế chủ quản. Một số bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố quản lý hàng trăm DNNN, có bộ quản lý gần 5000 DNNN. Lãnh đạo mỗi bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố nắm giữ một số vốn hàng trăm tỷ đồng, có nơi hàng nghìn tỷ đồng cùng với khối lượng tài sản công rất lớn: cửa hàng, nhà xưởng, đất công, xe công của những DNNN dưới quyền. Cơ quan chủ quản đối với DNNN dưới quyền có nhiều đặc quyền và từ đây dẫn đến nhiều đặc lợi, trong thực chất là tham nhũng đối với lãnh đạo không liêm khiết. Mỗi bộ có DNNN dưới quyền thường là cái vòng khép kín từ A đến Z, từ quy hoạch, tư vấn, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công... đều trong vòng tròn thuộc một bộ khó ai giám sát dược, kể cả Quốc hội. Một "vùng cấm” đứng trên và đứng ngoài pháp luật, trong đó một số nhóm lợi ích cấu kết với nhau tạo nên thế lực tác động đến các chính sách. Có đại biểu Quốc hội gọi đây là nơi sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền. Trong cái vòng khép kín ấy có nơi Đảng bộ vẫn phát triển nhưng đảng viên kết nạp phải do tỷ phú có chức quyền thông qua, phải là chỗ dựa của họ. Báo chí đã vạch rõ, trong mỗi vòng khép kín không có tham nhũng mới lạ. Tại cuộc hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức giữa năm 2004, Bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đã nêu câu hỏi:

"Liệu chúng ta có thể xóa được hết "các vòng khép kín” không? Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm...”.
Xóa rất khó vì "cái vòng khép kín” ấy lại ở dưới cái ô "cơ chế chủ quản”. Bao nhiêu lãnh đạo ở Trung ương và địa phương giàu có, thành những tỷ phú nhờ cơ chế chủ quản. Không đếm được nhưng chắc chắn không ít. Cơ chế lỗi thời này là con đẻ của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp. Khi đổi mới Đảng đã quyết tâm xóa bỏ nhưng không sao xóa nổi, nó vẫn tồn tại đến hiện nay vì không có cơ chế nào mang lại nhiều lợi ích cho cục bộ và cá nhân bằng cơ chế chủ quản. Một số lãnh đạo kể cả cao cấp đã suy thoái về đạo đức, lối sống không phải tại địch mà chủ yếu là tại cơ chế do ta đặt ra. Còn một số chính sách, cơ chế khác đang bị cán bộ có chức quyền lợi dụng mang lại lợi ích cho cá nhân, dựa vào những sơ hở để tham nhũng một cách hợp pháp, Luật Đất đai là một ví dụ điển hình. Nông dân chỉ được sử dụng đất đang canh tác và không thể có ngược đời nào hơn là cán bộ có chức quyền ở địa phương mới là chủ sở hữu đất nông dân đang canh tác và còn có quyền thu hồi đất.

Từ bốn năm (1994 - 1997) bất ổn ở nông thôn Thái Bình đến vụ cưỡng đoạt đất đai trái phép ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, trải qua 19 năm Luật Đất đai có hiệu lực, nhiều cán bộ cấp huyện, xã, có nơi cả cấp tỉnh trên cả nước đã lợi dụng những bất cập của Luật để tước đoạt, lấn chiếm, mua rẻ đất của nông dân rồi bán với giá thị trường, cao gấp nhiều lần. Những tổn thất lớn lao do cơ chế chủ quản và Luật Đất đai gây ra đã chứng minh rất cụ thể tham nhũng không chỉ do ta góp phần gây ra và còn nuôi dưỡng nó thông qua những cơ chế, chính sách, luật còn quá nhiều sơ hở nhưng không loại bỏ được, không chỉnh sửa được để tồn tại năm này qua năm khác.
Từ lâu, chống tham nhũng đã là vấn đề sống còn. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết về xây dựng Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa qua, chống tham nhũng lại càng cực kỳ cấp bách. Muốn đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh, nếu chúng ta tiếp tục chống tham nhũng như thời gian qua thì chắc chắn không thể đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Phải chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn và nếu vậy cần tăng cường, củng cố Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều. Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”, họp ngày 7-3-2012, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã nói: "Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm”.

Ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo được nhiều người đồng tình. Ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trả lời báo Tuổi trẻ, đã đề nghị:

"Về mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không nên để bên cơ quan hành pháp, vì đây là cơ quan phải điều hành hàng ngày về kinh tế - xã hội. Ví dụ như chủ tịch tỉnh tốt hay không tốt mà khi đã là người đá bóng thì không thể khách quan bằng anh thổi còi. Nếu hỏi để cơ quan này ở đâu thì theo tôi có thể để ở Quốc hội”.

Thái Duy

2.1.12

Top 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam

Lần đầu tiên, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông. Các hành vi tham nhũng cũng được "chỉ mặt đặt tên".

Cuộc điều tra này được Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển thực hiện từ tháng 3/2005 ở 7 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và 3 bộ: Công nghiệp, Xây dựng và Giao thông - Vận tải.
Tham nhũng trong quản lý đất đai 
"Top 10" cơ quan tham nhũng được “bầu chọn” dựa trên đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 đơn vị công quyền và dịch vụ công. Theo báo cáo đánh giá, có tất cả 4 nhóm hành vi tham nhũng.
Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình. Đây được coi là hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay.

Nhóm hành vi thứ hai là mang lại lợi ích cho người thứ hai, tất nhiên là không chính đáng để nhận được lợi ích trong tương lai. Nhóm này khá phổ biến, có 20-30% số cán bộ công chức (CBCC) được hỏi cho biết đã gặp hành vi này trong năm qua.
Nhóm hành vi thứ ba được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp. 15-20% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến các hành vi này trong năm.
Nhóm cuối cùng, tuy tần suất xuất hiện không nhiều, từ 10-15% số CBCC được hỏi đã chứng kiến trong năm, nhưng đây là hành vi trắng trợn, liều lĩnh: Giả mạo giấy tờ, ra chính sách một cách có chủ định tư lợi. Nhìn chung, số CBCC được hỏi cho biết hành vi tham nhũng phổ biến nhất là "sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng". 
Có đến 40% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến hành vi "người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc biếu quà".
Theo báo cáo, tham nhũng hiện nay vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Người tham nhũng thường có chức vụ quyền hạn, trình độ cao, am hiểu pháp luật nên hành vi tham nhũng của họ thường được che chắn rất kín đáo, khó bị phát hiện.
Họ có nhiều cách để tham nhũng. Chẳng hạn, gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Có khoảng 30% số người được hỏi đã chứng kiến hành vi này. Nhưng hành vi tinh vi nhất chính là các thoả thuận ngầm dưới các hợp đồng hợp pháp. Đó là các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng thật 100%, nhưng đằng sau là các thoả thuận ngầm mà cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm tra và phát hiện. Trong đó, hình thức tăng thoả thuận hợp đồng để nhận tiền trích phần trăm từ bên B, được 35,7% số CBCC Bộ GTVT, 30,7% số CBCC tỉnh Sơn La chứng kiến. Nếu tính chung ở 7 tỉnh và 3 bộ thì tỉ lệ này là 20,9%.
Về mức độ tham nhũng, ngày nay ai cũng biết có tảng băng tham nhũng, nhưng không ai nhìn thấy tảng băng đó to lớn như thế nào. Chính vì vậy trong những năm qua, tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà CBCC đã chứng kiến. Tính chung, có tới 56,5% số CBCC đánh giá cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong đó, chỉ có 21,6% tin tưởng cấp trên của họ không tham nhũng.

Vấn đề xã hội được người dân quan tâm nhất hiện nay theo thứ tự: Tham nhũng, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, chất lượng giáo dục và giá cả sinh hoạt.

10 cơ quan được "bầu chọn" tham nhũng phổ biến nhất theo thứ tự : Địa chính - nhà đất; hải quan; cảnh sát giao thông; cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.

Theo Vương Hà
Lao Động