Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

25.5.12

Tin dân mọi việc sẽ thành công

Các ông vua ngày xưa hiểu rất rõ sức mạnh "đẩy thuyền và lật thuyền cũng là dân" nên thường "tìm kế sâu rễ bền gốc" đó là "khoan thư sức dân". Nhiều quan tham bị phát hiện và xử rất nghiêm, rất nhanh chóng chứ không phải báo cáo qua các cấp, không bị "bẻ cong" hay "nén bạc đâm toạc tờ giấy".

Lợi ích nhóm là sự biến tướng hay phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Nguy hiểm của lợi ích nhóm cao hơn hẳn chủ nghĩa cá nhân vì nó dám nhân danh tổ chức, nhân danh tập thể để "làm quan phát tài".


 LTS: Nhân dân bao giờ cũng là cội nguồn sức mạnh thành công của một quốc gia. Điều đó, càng trở nên bức thiết với đất nước Việt Nam đang trên hành trình hội nhập và phát triển. Trong dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19/5, Tuần Việt Nam nhận được bài viết về chủ đề này của tác giả Nguyễn Đăng Tấn. Tuần Việt Nam xin đăng tải dưới đây.

Bác Hồ đặt DÂN trong mọi mối quan tâm của Người. Suốt cuộc đời, tư tưởng ấy luôn thường trực trong suy nghĩ và hành động. Bác cho rằng Đảng không phải là tổ chức để "làm quan phát tài" mà để phục vụ dân.

Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bác đã chỉ ra một loạt những căn bệnh làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Một trong những căn bệnh đó là quan liêu, xa dân và sự tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên.
Chưa đến được với đồng bào
Bệnh của đảng cầm quyền như Bác cảnh báo chính là bệnh quan liêu, xa dân, là đứng trên quần chúng, khi gian khổ thì được dân đùm bọc khi hưởng thụ thì không nghĩ đến dân.
Đánh giá về vai trò của quần chúng, Bác viết: "Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Không được rời xa dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại". Và "Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết". Bởi vì: So với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên.
Bác khuyên cán bộ là phải học hỏi quần chúng, gần gũi quần chúng. Những điều Bác dặn nhiều cán bộ đã không làm được. Họ mới đến được với đồng chí mà... chưa đến được với đồng bào.
Bác Hồ đặt DÂN trong mọi mối quan tâm của Người. Ảnh tư liệu  

Khi về một nhà máy hay xí nghiệp nào, Bác không báo trước, không cho đón rước linh đình, treo khẩu hiệu long trọng. Bác đến thăm thực chất là về với dân. Nơi đầu tiên Người thường ghé thăm là bếp ăn tập thể. Người xem từng suất ăn, nhắc nhở lãnh đạo phải quan tâm đến bữa ăn của người lao động.

Có lần xuống một địa phương, mặc dù được mời cơm nhưng Bác từ chối, trên đường về ăn cơm nắm cùng với những người phục vụ. Hình ảnh ấy được chính quyền tỉnh Quảng Ninh ghi nhớ, xây thành nơi lưu niệm như bài học quý giá.

Về với đồng bào, Bác trực tiếp đi tát nước cùng dân, đi thăm từng cánh đồng, thửa ruộng, hỏi han và chỉ đạo cụ thể "trồng cây gì nuôi con gì".
Người phê bình một số cán bộ thường ngộ nhận cho là dân dốt nên không thèm học hỏi dân, hoặc khi làm được một số việc thành công đã vội cho mình là tài giỏi, và cảnh báo: "Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng".
Gần dân là truyền thống và cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Các ông vua ngày xưa hiểu rất rõ sức mạnh "đẩy thuyền và lật thuyền cũng là dân" nên thường "tìm kế sâu rễ bền gốc" đó là "khoan thư sức dân". Nhiều quan tham bị phát hiện và xử rất nghiêm, rất nhanh chóng chứ không phải báo cáo qua các cấp, không bị "bẻ cong" hay "nén bạc đâm toạc tờ giấy". 

Cán bộ đến địa phương thì nhiều nhưng đó là những chuyến đi "tìm hiểu", nắm tình hình. Ít có những quyết sách nhanh chóng vì phải qua rất nhiều công đoạn. Nhiều trường hợp "nóng" nhưng đến khi có giải pháp thì đã nguội, thời cơ đã qua, chưa kể đến chuyện đùn đẩy, ỷ lại. Chuyện địa phương, bộ ngành lại được đẩy lên trên...
Căn bệnh "tha hóa"
Trong bốn nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ,  có nguy cơ tham nhũng như Đảng đã nhận định. Tham nhũng đã làm băng hoại đạo đức lối sống, làm suy yếu tổ chức Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11) một lần nữa Đảng lại cảnh báo về nguy cơ trên.


Về vấn đề này, Bác đã chỉ ra nguyên nhân từ rất sớm, đó chính là căn bệnh tha hóa. Tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên xuất phát từ bệnh hẹp hòi, chủ nghĩa cá nhân, từ đó làm suy yếu đến sức mạnh chiến đấu của Đảng. Họ coi tổ chức Đảng như một tổ chức để "làm quan, phát tài", để lôi kéo bè phái, "cánh hẩu" với nhau.


Trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc" Bác phê phán gay gắt những cán bộ, đảng viên mắc phải bệnh trên, từ đó sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm như:


- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài


- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.


- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình.


Ngày nay đó chính là những căn bệnh rất phổ biến mà như Người phân tích sâu sắc: "Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, v.v... đều do bệnh hẹp hòi mà ra!...


Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách đẩy ra..."


Chúng ta bây giờ thường hay nói đến lợi ích nhóm, đấy là xuất phát từ những căn bệnh trên mà ra.
Hệ lụy của bệnh đó trong công tác cán bộ là không tìm được, hay không muốn sử người tài, người giỏi hơn mình, không bố trí được người phù hợp với công việc "ham dùng những cán bộ hợp với mình", "ưa ai thì kéo vào, không ưa ai thì đẩy ra".


Chúng ta đã có nhiều bài học khi sáp nhập hoặc chia tách tỉnh, huyện hoặc các công ty, xí nghiệp thời gian vừa qua. Chính những căn bệnh trên đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Tệ nạn bè phái nhóm nọ nhóm kia tranh giành vị trí, quyền lực dẫn đến đấu đá nhau quyết liệt. Ở một vài địa phương thì lôi kéo con em dòng họ hợp thành bè phái.


Trong xã hội hệ lụy đó là những nguy cơ làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế. Họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân nặng hơn lợi ích tập thể, lợi ích đất nước. Đất đai, tài nguyên nhiều khi chưa phục vụ cho phát triển đất nước mà vào những mục đích khác nhau của nhóm lợi ích.


Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ của lợi ích nhóm dẫn đến chi phối cả chủ trương chính sách. Điều này nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: Sự tồn tại của cái gọi là dây lợi ích quyền lực, của nhóm lợi ích, của mối quan hệ quyền lực và đồng tiền chi phối dẫn đến tình trạng lạm quyền, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, cục bộ.


Trong chuyện "nóng" về đất đai hiện nay cũng là hệ lụy của những căn bệnh trên. Nhiều vụ giải phóng, cưỡng chế đã nhân danh chính quyền để thu hồi đất của dân trái luật. Vụ Đoàn Văn Vươn là một ví vụ cho việc xa rời dân, không tin dân và hơn hết phải chăng là lợi ích nhóm?


Bác phê phán rất nặng chủ nghĩa cá nhân coi đó là nguy cơ của mọi nguy cơ làm suy yếu Đảng, làm giảm lòng tin của quần chúng với dân. Lợi ích nhóm là sự biến tướng hay phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Nguy hiểm của lợi ích nhóm cao hơn hẳn chủ nghĩa cá nhân vì nó dám nhân danh tổ chức, nhân danh tập thể để "làm quan phát tài".


Nếu như chỉ vì cá nhân thì dễ phát hiện dễ bị lôi ra ánh sáng nhưng nhân danh tổ chức, tập thể thì có thể lẩn trốn, che đậy.


Những cảnh báo trên của Người cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn nguyên giá trị. Nguy cơ quan liêu, xa dân, tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên là những lực cản trên con đường thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng, văn minh" mà cả dân tộc đang hướng tới.



Học tập Bác chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay để có giải pháp. Và điều quan trọng là nói phải đi đôi với làm, "nói và làm" như chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động.
Tác giả: NGUYỄN ĐĂNG TẤN (TVN)

Chỉ văn minh phần xác

Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!


Nhiều người đã giật mình khi nghe chuyện hai ông bà cụ muốn đến với nhau ở tuổi 91. Ở tuổi đó mà họ vẫn thể hiện sự trân trọng cuộc sống và tình người.

Ở phía ngược lại, chúng ta lại lạnh lưng với những vụ chém giết man rợ của nhóm côn đồ trên đê sông Đáy. Xa hơn nữa là chuyện cô bé xinh đẹp bị săm hình rết lên mặt, ba thanh niên trẻ tuổi vô cớ dội nước người đi đường...

Điều gì đáng giật mình hơn? Nên bước ra với cuộc đời mỗi sớm mai hay thu mình giữ lấy thân?
Một câu hỏi mà nhiều người đã không nghĩ tới: Sao các nước phát triển "lắm tiền nhiều của" mà người ta vẫn đầu tư rất nhiều vào văn hóa? Đương nhiên, họ không thích chơi trội như đám cưới đình đám của đại gia Việt. Với họ, danh tiếng luôn đi trước tiền bạc. Danh tiếng tự nuôi sống mình bằng chữ tín chứ không cậy nhờ vào đồng tiền để đánh bóng.
Tôi đã chứng kiến một người nước ngoài sang trọng vuốt thẳng từng tờ bạc lẻ khi trả tiền một tách cà phê. Trước đó, ông đã xin chút nước sôi để khuấy đều và uống nốt những hạt đường dưới đáy tách. "Một ứng xử văn hóa của một người văn minh", anh bạn ngồi cạnh tôi khi đó đã thốt lên như vậy....
Giờ đây, khi đời sống tiêu dùng đã phần nào bão hòa thì nhiều người mới thấm: Xế hộp để mang theo đao kiếm, máy tính để chat sex, sắm điện thoại sành điệu để con trẻ lột áo quay phim nhau. Trẻ em được chăm chút bằng phiếu bé ngoan để rồi ra đường nhập vào bầy sát thủ... Tất cả đều nói lên một điều: tiền bạc và công nghệ không thể làm thay phần việc của "bà mẹ văn hóa".

Phải chăng, càng hiện đại về phần xác thì lại càng man rợ về phần hồn. Tục săn đầu người của các bộ tộc có đáng sợ bằng việc thanh niên có học chặt người thành nhiều mảnh vứt mỗi tỉnh một phần? Tục hiến tế trinh nữ có man rợ bằng việc cưỡng hiếp rồi giết chết các cô gái? Thậm chí, có kẻ còn nhẫn tâm cưỡng dâm cả xác chết...

Ảnh minh họa: DNSG
Tuy chỉ là một bộ phận trong xã hội nhưng ung nhọt đó đủ làm tê tái cả một cơ thể cộng đồng.
Tóm lại, văn hóa là cái không thể trao đổi trong đời sống tiêu dùng, không thể trực tiếp đáp ứng được những đòi hỏi quen thuộc mà chúng ta thường định tính là "miếng cơm, manh áo". Nhưng cao hơn bất kỳ sức mạnh, hay luật lệ nào, nó có thể kiểm soát được nhân tính.
Vào thời điểm cuộc sống còn đơn giản, kinh tế và công nghệ chưa phát triển, thực ra vai trò của văn hóa không lớn lắm. Bởi lẽ, con người có ít cái để tính, ít ham muốn và kiêng nể nhau. Thế nhưng, khi tất cả đã phát triển, tư duy lợi nhuận, sức mạnh cộng nghệ... dễ làm người ta lóa mắt.
Một chiếc ti vi công nghệ mới, mạng internet tốc độ cao đủ tạo nên một thế giới ảo khiến bạn coi thường tình cảm với người hàng xóm. Ngồi trong xe hơi sang trọng không còn cảm giác chạm mặt người qua đường. Kéo, thả màn hình cảm ứng có thể tâm sự không giới hạn, thay vì đến tận nhà thăm hỏi một người thân và cảm nhận cuộc sống của họ... Chúng ta đã tạo ra và rồi chính chúng ta lại bị vây hãm giữa bầy "quái vật" công nghệ đó. 

Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Thượng viện Mỹ sẽ sớm thông qua UNCLOS?

Ngày 23-5, Thượng viện Mỹ tiến hành xem xét việc thông qua Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982. Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang có những điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại và thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo đáng chú ý.

Tranh luận nội bộ về UNCLOS

Là một quốc gia luôn đề cao sức mạnh của luật pháp nhưng quá trình Mỹ xem xét phê chuẩn UNCLOS chưa bao giờ diễn ra như mong đợi. Vấn đề UNCLOS đã trở thành "di sản" đối ngoại của nước Mỹ từ thời Tổng thống thứ 40 Ronal Reagan. Trải qua gần 4 đời Tổng thống Mỹ với 6 nhiệm kỳ kể từ đó, UNCLOS luôn là đề tài tranh luận giữa phía Chính quyền và Quốc hội Mỹ. Trong khi, các Tổng thống thúc giục phê chuẩn để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Bắc Cực cũng như nhiều nơi khác, thì Quốc hội luôn chần chừ vì lợi ích từ khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa và duy trì ảnh hưởng của lực lượng hải quân Mỹ với "nguyên tắc" tự do lưu thông hàng hải.
Kể từ tháng 3/2004, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ít nhất 2 lần đồng thuận thông qua một nghị quyết ủng hộ việc phê chuẩn UNCLOS. Sau đó, một số tướng lĩnh quân đội, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ, nhiều chỉ huy chiến dịch hải quân, và Phòng Thương mại Mỹ cũng đã ủng hộ văn bản này.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại phiên điều trần (từ phải qua). Ảnh: AP 
Gần đây vấn đề này càng trở nên nóng hơn khi chỉ còn ít tháng nữa sẽ đến bầu cử Tổng thống Mỹ và các cuộc tranh chấp biển đảo, trong đó có tranh chấp biển Đông, đang có những diễn biến mới phức tạp hơn, ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực.
Công ước Luật biển hiện nay là kết quả hội nghị UNCLOS lần thứ III của Liên hợp quốc diễn ra từ năm 1973 đến năm 1982, trong đó có những quy định về các vùng biển như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Công ước này có hiệu lực từ năm 1994, sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn. Mặc dù, Mỹ đã ký vào bản Công ước có 162 thành viên này nhưng điều này không phát sinh hiệu lực đối với Mỹ do chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Phê chuẩn: Được nhiều hơn?
Thông qua UNCLOS sẽ đảm bảo những lợi ích hàng hải cho chính nước Mỹ. Sở hữu vùng EEZ lớn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới với các nguồn tài nguyên biển phong phú trong đó có các vùng biển giàu khoáng sản gần bờ, Mỹ có thể thúc đẩy kinh tế, tăng sản xuất năng lượng và tạo ra nhiều việc làm mới trong nước, từ đó góp phần khắc phục khủng hoảng kinh tế hiện tại.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, việc phê chuẩn Công ước luật biển 1982 sẽ hỗ trợ nhiều ngành kinh tế chính của Mỹ như các ngành dầu mỏ, năng lượng, đóng tàu, vận tải biển,... Các ngành kinh tế này sẽ được lợi vì Công ước Luật biển 1982 cung cấp khung pháp lý hợp pháp hình thành một môi trường an ninh ổn định cho các hoạt động kinh doanh.
Chia sẻ quan điểm này, Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ nhận xét rằng việc phê chuẩn UNCLOS sẽ giúp Mỹ đạt được những mục tiêu chiến lược ở các khu vực như châu Á. Tại khu vực biển Đông, yêu sách "đường lười bò" của Trung Quốc không hề có tính pháp lý nếu tham chiếu các điều khoản của UNCLOS 1982. Nếu Mỹ phê chuẩn công ước này, Mỹ sẽ trở thành một bên thành viên của công ước như 5 nước tranh chấp chính ở quần đảo Trường Sa là Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei (ngoài ra có có yếu tố Đài Loan). Từ đó, Mỹ sẽ có thêm một công cụ hòa bình để kiềm chế những hành động gây hấn và bảo vệ lợi ích của đồng minh Philipines ở khu vực biển Đông.
Lợi ích từ việc phê chuẩn này còn thể hiện ở chỗ Mỹ sẽ giành lại sự tín nhiệm của các nước và có tiếng nói hơn trong các vấn đề liên quan tới biển khi kêu gọi các quốc gia khác phải tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế. Minh họa cho điều này chính là cuộc khủng hoảng hiện nay tại eo biển Hormuz. Với việc tự do lưu thông hàng hải được quy định trong UNCLOS, Mỹ sẽ có lập trường pháp lý vững vàng trong việc tự do qua lại dù Iran tuyên bố có thể đóng cửa eo biển này. Như vậy, chính sách cô lập Iran buộc nước này từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân có thêm cơ sở để thành công.
Ngoại trưởng Hillary Clinton từng tuyên bố xem việc thông qua UNCLOS là ưu tiên hàng đầu về đối ngoại trong nhiệm kỳ của bà. Ngoài ra, UNCLOS cũng được Tổng thống Obama, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và nhiều chỉ huy hải quân Mỹ ủng hộ. Do vậy, nhiều người đã lạc quan cho rằng Thượng viện Mỹ sẽ sớm tích cực xem xét bỏ phiếu thông qua Công ước quan trọng này.
Tác giả: QUỐC KHÁNH-THẠCH HÀ (TVN)

Tàu hải quân Hoa Kỳ USNS Richard E. Byrd sửa chữa ở vịnh Cam Ranh

Ngày 24-5, ông Trần Quốc Vương - đại diện Cảng vụ Nha Trang tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa) - xác nhận tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) thuộc hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ đã thả neo trong vịnh Cam Ranh để sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng định kỳ.
Tàu USNS Richard E. Byrd (T - AKE 4) neo tại vịnh Cam Ranh - Ảnh: V.T.
Tàu dài 210m, rộng 32,3m, tổng trọng tải 40.298 tấn, được trang bị hai trực thăng và chuyên dùng chở vũ khí, trang thiết bị và hàng hóa quân nhu loại khô cho hải quân Hoa Kỳ. Êkip vận hành gồm 12 sĩ quan hải quân và 123 nhân viên dân sự. Dự kiến tàu được sửa chữa, bảo dưỡng khoảng hai tuần.
Đây là lần thứ ba tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) vào sửa chữa ở Cam Ranh, hai lần trước vào tháng 2-2010 và tháng 8-2011. Ông Vương cho biết sắp tới cứ 2-3 tháng thì có một tàu của hải quân Hoa Kỳ vào sửa chữa ở cảng Cam Ranh.
V.T.

Vụ trẻ sơ sinh tử vong: Gia đình phản ánh các bác sỹ thiếu trách nhiệm

Sản phụ chuyển dạ, có dấu hiệu bất thường, dù gia đình sản phụ đã yêu cầu các bác sĩ mổ đẻ cho sản phụ nhưng phải 2 tiếng sau ca mổ mới được tiến hành và kết quả là đã không cứu được cháu bé...?

Gia đình phản ánh các bác sĩ thiếu trách nhiệm?
Sản phụ Đỗ Thị Thùy Dung trú tại thông Văn Trai Trung, xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên đã được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa Vân Đình (nơi được đánh giá là có chất lượng trong khu vực phía nam của thành phố Hà Nội) chờ đẻ. Vào khoảng 10h50 sáng ngày 22/5, chị Dung được nhập viện trong tình trạng sức khỏe (cả sản phụ vẫn thai nhi) vẫn bình thường.
Ngay từ sáng sớm, cả trăm người kéo về khu nhà của lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Vân Đình do bức xúc vì cái chết oan uổng của cháu bé. 
Gia đình sản phụ Dung đã đưa chị tới đây và được các bác sĩ của khoa Sản khám và kiểm tra tình hình sức khỏe, kết quả cho thấy cả mẹ và thai nhi rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu suy nhược hay dấu hiệu bất thường nào.
Gia đình đã làm thủ tục để chị Dung nằm viện chờ sinh, đến 02h ngày 23/5, chị Dung có biểu hiện đau bụng, chuyển dạ. Thấy vậy, gia đình sản phụ Dung đã yêu cầu các bác sĩ tiến hành mổ đẻ để đảm bảo được “mẹ tròn con vuông”. 

Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình sức khỏe sản phụ, bác sĩ trực ca là Trần Đăng Tuấn nói rằng sản phụ và thai nhi vẫn bình thường không phải mổ đẻ.
Quá bức xúc, gia đình anh Hải và người dân đã kéo tới phòng làm việc của lãnh đạo bệnh viện với cơ quan điều tra, yêu cầu mở cửa phòng để đặt thi thể cháu bé và thắp hương nghi ngút tại đây.
Cho đến 3h30 cùng ngày, thấy chị Dung kêu đau và yếu hơn, gia đình chị một lần nữa gõ cửa các bác sĩ thì khoảng 15 phút sau, các bác sĩ cho hay thai nhi đang bị suy tim cấp cần được hô hấp.

Quá sốt ruột, mọi người trong gia đình đã chạy tới phòng của trưởng khoa là BS. Thinh gõ cửa và đề nghị mổ đẹ luôn cho thai phụ. “Gia đình chúng tôi đã van nài các bác sĩ làm tất cả để cứu lấy mẹ con cháu nó, nhưng họ lại không làm ngay để xảy ra cơ sự đau lòng này...” – bà Phạm Thị Cam, mẹ của sản phụ Dung uất ức.

Tuy nhiên, theo phản ánh của gia đình bệnh nhân, phải mất gần 2 giờ đồng hồ, các bác sĩ mới quyết định mổ đẻ cho chị Dung. Đồng thời yêu cầu gia đình làm giấy cam kết trước khi tiến hành mổ đẻ.
Anh Đỗ Ngọc Hải nhớ lại: Khoảng 4giờ 55 phút, anh Đỗ Ngọc Hải (chồng sản phụ Dung) đích thân cùng người nhà và ca trực đưa chị Dung lên phòng mổ. Mọi người không ai được vào trong chứng kiến. Sau 30 phút chị Dung được đưa vào phòng, ca mổ đã hoàn thành, các bác sĩ ra gọi người nhà (lúc đó là anh Hải) vào phòng bác sĩ và thông báo: “cháu bé khó qua khỏi”.
Anh Hải hỏi các bác sĩ: “Tại sao lại như vậy? Trước đó mọi người nói là cả mẹ và con đều bình thường. Bây giờ các bác sĩ nói thế, vậy con tôi có mệnh hệ gì, ai chịu trách nhiệm?” Đáp lại câu hỏi của anh Hải, bác sĩ Tuấn nói: “Nếu cháu có làm sao, chúng tôi không chịu trách nhiệm.”? Thấy vậy, bà Thinh - Trưởng khoa Sản đã bảo bác sĩ Tuấn nói thế là không được.
Quá bàng hoàng, lo lắng, anh Hải đã ngay lập tức chạy sang phòng mổ, lúc này chị Dung đã được đưa về phòng hồi sức, chỉ còn lại con anh nằm đó “trong tình trạng chưa được vệ sinh, môi thâm, da tím cháu được quấn quần áo ở phía dưới cơ thể, trên trán có chất gì đó màu vàng nhợ”, anh Hải kể lại. 
Người nhà của sản phụ mặt không còn thần hồn vì quá đau buồn trước cái chết của cháu bé. 
Anh Hải và gia đình quá đau buồn trước cái chết đầy bất ngờ của con cháu mình, mọi người đã yêu cầu các bác sĩ cho xem và chụp lại hồ sơ thai phụ từ lúc nhập viện tới khi xảy ra sự việc nhưng đã không được đáp ứng.
Anh Hải và mọi người không biết làm thế nào, gọi điện về nhà báo tin buồn với gia đình. Quá bức xúc vì cho rằng các bác sĩ trong ca trực thiếu trách nhiệm đã dẫn tới cái chết đầy oan uổng của cháu bé, mọi người trong gia đình và người dân nơi đây đã kéo tới bệnh viện yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Vân Đình làm rõ sự việc.
Có mặt tại BV vào lúc 10h ngày 23/5, theo ghi nhận của PV, hàng trăm người dân bức xúc kéo về bệnh viện la ó, người bàn tán, người gào khóc vì thương xót con cháu.
Gia đình và phía BV Vân Đình đã thương thảo nhưng không đi đến thống nhất về cách giải quyết để cơ quan CA vào cuộc. Lý do là bởi gia đình đã không được đáp ứng yêu cầu được xem toàn bộ hồ sơ bệnh án của sản phụ Dung từ lúc nhập viện và sao chụp lại.
Người thân của sản phụ Dung quá bức xúc đã không kìm chế được, lao vào đòi hành hung lãnh đạo bệnh viện trước mặt công an và đã bị lực lượng CA huyện ứng hòa sử dụng biện pháp mạnh (dùng súng điện, đánh đập) để giữ an ninh trật tự. 
Sau khi sự việc xảy ra, người dân kéo tới quá đông, phía BV Vân Đình đã báo CA huyện Ứng Hòa tới giải quyết.
Đến khoảng 13h30 cùng ngày, do quá bức xúc, một số người thân của vợ chồng anh Hải, chị Dung đã lao vào đòi hành hung các bác sĩ khi đang làm việc với phía CA huyện Ứng Hòa. Công an huyện Ứng Hòa đã phải dùng biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh khiến anh trai của sản phụ Dung là anh Hòa Hải cũng bị thương nhẹ.
Những điều bất thường và thiếu logich
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Văn Chương – Phó GĐ BV Đa khoa Vân Đình cho khẳng định, khi sản phụ Dung nhập viện, đã được các bác sĩ khám, siêu âm và kiểm tra. Kết quả cho thấy cả sản phụ và thai nhi đều khỏe mạnh bình thường.
Đến “3h30 sáng ngày 23/5 kíp trực phát hiện chị Dung có dấu hiệu suy thai cấp. Cổ tử cung đã xóa hết nhưng chưa mở” – ông Chương nói.
Lý giải vì sao khi phát hiện tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi có dấu hiệu bất thường thì không tiến hành mổ đẻ cứu mẹ và bé? Ông Chương cho rằng khi sản phụ và thai nhi có dấu hiệu suy thai thì cần có thời gian chuẩn bị để cả hai hồi sức sau đó mới mổ đẻ được. Tuy nhiên, khoảng thời gian này đã phải mất gần 2 tiếng đồng hồ, sản phụ mới được đưa vào phòng mổ.
Biên bản làm việc giữa đại diện gia đình sản phụ và lãnh đạo bệnh viện đã không ghi rõ tình trạng sức khỏe của sản phụ Dung trước khi xảy ra sự việc là hoàn toàn bình thường theo lời của ông Chương nên phía gia đình đã không đồng ý ký vào biên bản. 
đến khoảng 4h 45, chị Dung được đưa vào phòng mổ và được mổ đẻ. Cũng theo ông Chương, trước đó, chị Dung đã được các bác sĩ sử dụng thuốc trợ lực. Nhưng thuốc gì, sử dụng qua đường nào thì ông Chương không rõ.
Theo ông Chương cho hay, BS Tuấn đã báo cáo, khi mổ đưa cháu bé ra khỏi bụng mẹ, các bác sĩ đã tiến hành hô hấp, cho thở ô xi cấp cứu mất 35 phút.? Tuy nhiên điều này là bất hợp lý bởi theo lời ông Chương, ca mổ mất khoảng nửa tiếng (ca mổ bắt đầu từ 4giờ 55 phút) cộng thêm thời gian hô hấp cho cháu bé (theo lời BS Tuấn) là 35 phút thì đã mất 1 tiếng đồng hồ. Trong khi đó, chỉ sau khi sản phụ Dung được đưa vào phòng mổ chừng 35 phút, các bác sĩ đã rời khỏi phòng mổ và thông báo với anh Hải về tình trạng của cháu bé?
Ông Chương nhận định: trường hợp này diễn biến quá nhanh, đây là tai biến trong quá trình chuyển dạ. Do đầu cháu bé chẹt vào dây rau khiến quá trình tuần hoàn bị cản trở dẫn tới cháu bị ngạt và suy tim. Cũng có thể là do cháu bé mang bệnh bẩm sinh (điều này cần tiến hành phẫu thuật mới làm rõ được).
Cho tới 15h 30, khi đại diện gia đình sản phụ Dung còn đang làm việc với đại diện Ban Giám đốc BV, người nhà chị Dung đã đưa cháu về nhà chon cất do quá thương cháu.
Nam Phong (GDVN)





24.5.12

TS.Lê Đăng Doanh: "Tư lệnh ngành" Đinh La Thăng nên trả lời công luận về vụ Vinalines

Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vinalines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp? 

TS Lê Đăng Doanh: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nên có lời giải thích với công luận về việc ký duyệt đề án liên quan đến 100.000 tỷ cho Vinalines
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về những sai phạm ở Vinalines, TS Lê Đăng Doanh nói: “Vụ Vinalines được Thanh tra Chính phủ kết luận và đưa ra công luận là một tiếng chuông báo động nữa cho tình hình quản trị doanh nghiệp có nhiều lỗ hổng và các yếu kém ở các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta.

Đó là điều hết sức đáng tiếc vì các tập đoàn và các tổng công ty được nhiều ưu cái, dược sử dụng nhiều vốn tín dụng và có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận các dự án về đất đai và các lĩnh vực khác. 

Trong trường hợp của Vinalines thì những sai phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng vì đã kéo dài và đã tiếp diễn qua nhiều vụ việc đơn lẻ. Điều đó thể hiện vai trò giám sát trong nội bộ Vinalines là hoàn toàn không có hiệu lực. Thứ hai, các dự án đầu tư như kết luận của Thanh tra Chính phủ được xây dựng một cách hết sức sơ sài và thông qua một cách dễ dãi rồi thực hiện. 

Ví dụ như việc mua nhiều tàu cũ tới mức mà không thể đăng ký theo luật của Việt Nam được mà phải đăng ký dưới cờ của nước ngoài rồi sau đó bị nước ngoài bắt vì tàu quá cũ, người ta không cho vận chuyển nữa. Tất cả những việc đó không những chỉ có hại về mặt kinh tế mà nó còn xấu cả thanh danh của thương hiệu Vinalines, một doanh nghiệp Việt Nam”.

Cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. 
Theo ông Lê Đăng Doanh, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và truy nã ông Dương Chí Dũng là điều hết sức cần thiết và phải làm để chứng tỏ sự nghiêm minh của pháp luật. "Nhưng rộng ra hơn, sau Vinashin, đến Vinalines, chúng ta thấy toàn bộ mô hình quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm của người chủ sở hữu vốn nhà nước, trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện, cái đó đối với người chủ sở hữu đích thực là nhân dân và các cơ quan dân cử là hết sức thiếu sót và có những cái sai kéo dài mang tính hệ thống. Vì vậy đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý cũng như là cơ chế quản trị và giám sát của các doanh nghiệp nhà nước", ông Doanh nói.

Mong Quốc hội nâng cao vai trò giám sát

“Tôi cũng rất mong các đại biểu quốc hội sẽ nâng cao vai trò giám sát tối cao của mình, có những chất vấn đòi phải làm nghiêm túc rút ra những kết luận cần thiết. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải thực hiện hết sức mạnh mẽ và cơ bản tức là xem xét lại trên cơ sở nhìn thẳng vào thực tế, đánh giá đúng các sai phạm chứ không phải đánh giá một cách qua loa mà cho đến nay, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đưa ra chủ yếu là sắp xếp lại chứ không phải là có cải cách một cách cơ bản; xem xét lại về trách nhiệm, về chủ sở hữu, công khai minh bạch và việc thực hiện chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại”, ông Doanh bày tỏ quan điểm.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh nói tiếp: “Những sai phạm của Vinalines diễn ra trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có những giám sát chặt chẽ thì đã không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Cũng cần phải đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý là Bộ GTVT là tại sao Bộ quản lý mà để sai phạm kéo dài như vậy và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc chứ có phải một nhiệm kỳ đâu? 
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Vì vậy cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. Các cơ quan có liên quan ở đây là Bộ GTVT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chủ sở hữu, về việc bổ nhiệm nhân sự. Tại sao ông Dương Chí Dũng có sai phạm và đang trong quá trình thanh tra như vậy lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng như vậy?

Một vấn đề nữa là tại sao ông Dương Chí Dũng biết trước để mà trốn trong khi những ngày trước đó còn đi làm việc bình thường. Đó là việc hết sức không bình thường. Phải chăng có lỗ hổng ở đâu đó? Hành vi của ông ấy (ông Dương Chí Dũng – PV) hoàn toàn là hành vi của một tên tội phạm nguy hiểm chứ một người cán bộ bình thường khi có sai phạm thì nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân? Vụ này phải xem xét trách nhiệm như thế nào vì tiền không thất thoát đi đâu cả mà nó vào túi của một số người nào đó”.

Vấn đề không nằm ở đầu tư vốn mà là tái cơ cấu
Liên quan tới con số 100.000 tỷ trong đề án Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Bộ GTVT để hiện đại hóa đội tàu biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đến năm 2030 do bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt, TS Lê Đăng Doanh nói: “Theo tôi, vấn đề hiện nay của Vinalines không phải là đầu tư vốn mà là phải tái cơ cấu lại, xem xét, đánh giá thực trạng của Vinalines như thế nào. 

Như vậy, việc đưa ra con số về đầu tư của Vinalines trong đề án được Bộ GTVT duyệt trong tháng 4/2012 vừa qua và tiếp đến là việc truy nã ông Dương Chí Dũng vì liên quan đến hàng loạt sai phạm tại tổng công ty này cho thấy 1 sự lạc hậu, và việc nắm tình hình của Bộ GTVT là 1 điều không thể giải thích được. Có lẽ Bộ GTVT nên có giải trình trước Quốc hội về việc tại sao lại có đề nghị như vậy và trách nhiệm của Bộ GTVT trong bê bối của Vinalines tới đâu và bây giờ nên làm gì. Bây giờ mà đưa ra con số đầu tư như vậy thì ai có thể chấp nhận được bây giờ. 

Bất kỳ người tỉnh táo nào cũng thấy không có bất kỳ một khả năng nào của Tổng công ty này để làm như vậy. Việc đưa ra một đề nghị trong một đề án như vậy trong khi phải chứng kiến cảnh phải đối mặt với những cáo buộc về tham nhũng thì là điều không thể giải thích được, nó không thể là một ưu điểm trong công tác quản lý của Bộ GTVT được. Tôi nghĩ Bộ trưởng Đinh La Thăng nên có lời giải thích với công luận về việc làm đó đúng trong thời điểm hiện nay. 

Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vianlines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp?

Với tuyên bố là “Tư lệnh ngành” của Bộ trưởng Đinh La Thăng thì ông Thăng nên giải thích với nhân dân về vấn đề này”. 

Tuệ Minh (GDVN)