Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

5.4.12

Trung Quốc hãy vui vẻ với quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines


Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị đe dọa vì sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa nước này và Mỹ. 


Để đổi lại việc mở các căn cứ quân sự tại Philipines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện binh lính.



Philippines yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự để đổi lại việc Mỹ muốn mở các căn cứ tại Philippines.
Philippines yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự để đổi lại việc Mỹ muốn mở các căn cứ tại Philippines.  

Để đổi lại việc mở các căn cứ tại Philippines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện, trong đó có thêm một tàu chiến lớp Hamilton và có thể là một phi đội máy bay tiêm kích F-16 cũ, vấn đề này sẽ được hai bên đưa ra thảo luận tại một cuộc họp giữa hai bên vào ngày 30/4/2012 tại Washington.

Bên cạnh đó, theo thỏa thuận sử dụng chung, Mỹ đang xem xét tiếp cận 6 sân bay dân sự của Philippines để nâng cấp khả năng phục vụ cất/hạ cánh các máy bay vận tải, chiến đấu và do thám của Mỹ, tiếp nhiên liệu và triển khai tạm thời.

Các cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước sẽ được tiến hành trước cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào cuối năm 2012.

Ông Rosario còn cho biết, Philippiness ủng hộ việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung thường xuyên hơn và cuộc tập trận đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/4/2012 tại phía Tây đảo Palawan. Động thái trên của Philippines có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario.

Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị đe dọa vì sự tắng cường hợp tác quốc phòng giữa nước này và Mỹ.

Ông Rosario bày tỏ, Philippines hài lòng về việc Trung Quốc đang trong tiến trình xây dựng quân đội và tăng ngân sách quốc phòng do vậy, Philippines mong muốn Trung Quốc hãy “vui vẻ chấp nhận” việc Philippines tăng cường các khả năng quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Hiện nay, Mỹ đã triển khai khoảng 600 lính biệt kích tại miền Nam Philippines. Ông Rosario cho biết, Mỹ có thể tăng cường các chuyến thăm của binh sỹ, máy bay và tàu chiến Mỹ tới Philippiness nhưng hai bên sẽ không thảo luận về việc thiết lập căn cứ thường trực của Mỹ tại Philippines.

Mỹ là đồng minh thân cận nhất và cũng là đối tác an ninh chiến lược duy nhất của Philippines kể từ khi hai nước này ký một hiệp ước phòng thủ chung. Trong 10 năm qua, Philippines đã nhận hơn 512 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ.

Ông Rosario cũng lên tiếng hoan nghênh mối quan hệ tình báo chặt chẽ hơn tại Biển Đông, sau khi Mỹ đề xuất triển khai các máy bay do thám P3C Orion tới tuần tra những khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào năm 2011.

Ông này nói: “Bất kỳ phương thức hợp tác nào giữa hai nước cũng sẽ cung cấp thêm thông tin tình báo cho Philippines trong lĩnh vực hàng hải. Có nhiều thông tin hơn thì sẽ tốt hơn”.

Trước đó, ngày 28/3/2012, Australia cũng đã cho phép các máy bay do thám Mỹ hoạt động từ các hòn đảo xa ngoài khơi biển Ấn Độ Dương.
Hoàng Ngân (theo Reuters)

29.3.12

Việt Nam mua tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn

Sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những cú đấm thép được mua từ Nga? Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. 
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.



Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  



Danh Nguyễn

28.3.12

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 

Trong buồng điều khiển hành trình tàu tên lửa, “thuyền trưởng” Hoàng Văn Tiến căng mắt nhìn phía trước, tay nắm chắc bộ đàm lắng nghe các “sĩ quan” hàng hải, rađa, súng - pháo - tên lửa báo cáo tình hình. "Thuyền trưởng" ra khẩu lệnh: “Công kích tên lửa! Toàn tàu về vị trí chiến đấu. Mở máy phóng...”. Qua bộ đàm, tiếng của sĩ quan ngành 2 vang lên: “Máy phóng sẵn sàng, đài chỉ huy!”.

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn
Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 
Giọng Tiến đanh lại: “Chuẩn bị: ba... hai... một... Phóng!”. Lần lượt 11 quả tên lửa trên chiến hạm rời bệ phóng, theo quỹ đạo hướng thẳng tới mục tiêu. Đó là một “lát cắt” trong buổi thực hành tình huống chiến đấu của học viên sĩ quan năm thứ 5 Học viện Hải quân tại Trung tâm mô phỏng kíp tàu 1241.8 - một loại tàu chiến hiện đại, được trang bị tổ hợp tên lửa UranE và các loại pháo hạng nặng công kích cùng một lúc nhiều mục tiêu trên mặt biển và trên không.


Tấn công trên tàu tên lửa

Hôm đó, các học viên thực hành tình huống giả định: tại tọa độ X của vùng biển miền Trung VN, một nhóm tàu mặt nước của địch đang xâm nhập, gây hấn, chiến hạm 1241.8 được lệnh hành trình đến tọa độ xác định và công kích tấn công đối phương, giữ vững chủ quyền biển đảo.

Thủy thủ đoàn do các học viên trẻ từ 22-24 tuổi của lớp TP14 nhập vai, từ thuyền trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ các ngành hàng hải, vũ khí, rađa, thông tin, cơ điện...

Trong cabin, nơi tập trung nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại của một chiến hạm, sau khi thuyền trưởng Hoàng Văn Tiến ra lệnh toàn tàu tập trung, nhổ neo chuẩn bị rời bến, thì máy trưởng kiêm lái tàu Phan Bá Khánh mở máy, tăng dần tốc độ đạt mức 38 hải lý/giờ.

Nhân viên hàng hải Hồ Sỹ Lương theo dõi thông số trên các màn hình, liên tục báo cáo. Ở các buồng bên cạnh, các sĩ quan rađa, vũ khí... cũng vào vị trí chiến đấu.

 Biển cả mênh mông hiện ra trước mũi tàu, rồi từng đợt sóng cao gió lớn khiến con tàu nặng gần 500 tấn, công suất máy hàng vạn mã lực cũng chênh chao.

Tàu hành trình khoảng nửa giờ thì sĩ quan rađa Lưu Vĩnh Hải báo cáo về đài chỉ huy: “Đã phát hiện được nhóm mục tiêu, mục tiêu số 1 cự ly 35km, phương vị 31 độ, vận tốc 6,2m/giây.

Mục tiêu số 2 cự ly 37km, phương vị 38 độ, vận tốc 6,2m/giây”. Bộ phận rađa cũng thực hiện phát hiệu lệnh xác định chủ quyền mục tiêu, nhưng hai mục tiêu không có tín hiệu trả lời.

Thuyền trưởng Tiến ra lệnh cho bộ phận vũ khí thực hiện giải tính, đưa ra các phương án chiến đấu hiệu quả nhất và quyết định chọn phương án có xác suất thành công cao hơn, sử dụng lượng tên lửa ít hơn.

Trong phòng điều khiển phóng tên lửa, hai sĩ quan Bùi Ngọc Toán và Phùng Thế Lát tập trung cao độ trước những thông số trên màn hình, liên tục báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Vài phút sau đó, vị thuyền trưởng trẻ tuổi ra lệnh công kích đối phương bằng tên lửa. 11 trong tổng số 16 quả tên lửa trên tàu lần lượt rời bệ phóng. Kết quả, các tên lửa đã tấn công trúng mục tiêu, tàu 1241.8 hoàn thành nhiệm vụ và quay về căn cứ.

Như trên tàu thật

“Chiến hạm 1241.8” là một khối nhà kiên cố nằm trong Học viện Hải quân. Mỗi căn phòng trong trung tâm được trang bị những thiết bị chuẩn mô phỏng các buồng chức năng của tàu tên lửa thật gồm buồng điều khiển hành trình (đài chỉ huy), phòng điều khiển bắn tên lửa, phòng điều khiển bắn pháo, phòng điều khiển động cơ tuôcbin...

Phòng điều khiển hành trình là nơi cho sự cảm nhận thật nhất trong hệ thống này. Cabin được thiết kế với đầy đủ thiết bị theo dõi, điều khiển, xử lý.

Phía trước cabin là một màn hình rộng lớn hình vòng cung, chiếu hình ảnh trên biển dạng 3D. Đứng trong cabin này có thể quan sát được hành trình con tàu, cảm nhận được các cấp độ sóng, nghe được mọi thứ âm thanh...

Sau buổi thực hành, học viên Bùi Sỹ Lương hào hứng: “Với thiết kế, không gian, trang thiết bị, chức năng... y như trên tàu thật,

Trung tâm mô phỏng kíp tàu tên lửa 1241.8 đã tạo cơ hội cho những học viên sĩ quan hải quân chúng tôi tiếp cận với tàu tên lửa hiện đại, nắm bắt được toàn bộ quy trình, kỹ thuật, chiến thuật và thao tác điều khiển hành trình, điều khiển các loại vũ khí chiến đấu trên tàu”.

Còn học viên Lưu Vĩnh Hải thổ lộ: “Việc liên tục thực hành, thực hiện các tình huống và hợp đồng chiến đấu nhiều lần với hệ thống mô phỏng giúp chúng tôi thuần thục mọi thao tác nghiệp vụ, nhớ nằm lòng các tình huống chiến đấu”.

Đại tá Lương Mạnh Cường - phó chính ủy Học viện Hải quân - cho biết sau khi lực lượng hải quân được trang bị các tàu tên lửa hiện đại thì Học viện Hải quân - nơi đào tạo sĩ quan hải quân duy nhất của toàn quân - cũng được trang bị song song một hệ thống mô phỏng những con tàu như thế để giúp các học viên thao tác theo chức trách, nhiệm vụ trên tàu.

Hiện nay, Học viện Hải quân đang lắp đặt hệ thống mô phỏng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 để đầu năm tới đưa vào sử dụng.

“Thực hành với các hệ thống mô phỏng, học viên sĩ quan hải quân tiến bộ rất nhanh trong chuyên môn. Với các tình huống kỹ thuật, chiến thuật, học viên có thể thực hành nhiều lần, làm đi làm lại cho đến khi thành thục.

Nhờ vậy, học viên ra trường có thể tiếp cận nhanh, làm chủ các trang bị, vũ khí mới, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của các đơn vị hải quân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống” - đại tá Cường khẳng định.

* Tiêu đề gốc: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

23.3.12

Tuần dương hạm hải quân Pháp thăm Việt Nam


Tuần dương hạm Vendemiaire của hải quân Pháp cùng thủy thủ đoàn gần 100 người đang có chuyến thăm chính thức TP Hồ Chí Minh.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay tàu Pháp đã cập cảng Sài Gòn sáng thứ Sáu 23/3, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày.
Vendemiaire do Trung tá Jean Christophe Olieric làm chỉ huy, có 91 thủy thủ.
Tuần dương hạm Vendemiaire đã nhiều lần thăm Việt Nam
Đây là lần thứ tư tàu chiến này thăm Việt Nam, lần trước vào tháng 4/2011, cập cảng Hải Phòng. Trước đó nữa, tàu đã thăm Hải Phòng và Đà Nẵng.
Năm ngoái, một thủy thủ Việt Nam đã được lựa chọn để tháp tùng thực tập trên tuần dương hạm Vendemiaire khi tàu này tới Campuchia sau Việt Nam.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ tàu Vendemiaire sẽ tới chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Họ cũng sẽ tham quan thành phố và có hoạt động giao lưu thể thao với các lính thủy tương lai của Việt Nam.
Ngày 27/3, chiến hạm Pháp sẽ khởi hành đi Campuchia.
Tàu tuần dương Vendemiaire đóng thường trực tại căn cứ New Caledonia ở Thái Bình Dương, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Tàu nặng 2.950 tấn, có trang bị máy bay trực thăng và các vũ khí, khí tài hiện đại.

'Đối tác tin cậy'

Cơ quan ngôn luận của Quân đội Việt Nam nhận xét rằng chuyến thăm của tuần dương hạm Vendemiaire "phù hợp với chủ trương xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong thế kỷ 21 đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận".
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.
Đầu năm nay, hải quân Việt Nam nhận hai trực thăng EC-225 Super Puma sản xuất ở Pháp. Phi đội trực thăng này, được tin sẽ tăng cường trong thời gian tới, có nhiệm vụ bao quát thềm lục địa Việt Nam và làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Mới đây, Đô đốc Edouard Guillaud - Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 21/2-23/2.
Tháng 11/2011, Việt Nam và Pháp đã có cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng lần thứ hai tại Paris.
Hai nước đang nỗ lực để có thể ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về quốc phòng trong tương lai gần.
Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, do vậy phần nào có tiếng nói trong bối cảnh khu vực đang nảy sinh nhiều bất đồng.
Paris cũng có thể cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, nhất là trong lĩnh vực không quân và hải quân.

20.3.12

Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và người đồng cấp phía Hàn Quốc nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương. 
Sáng 19/3, tại Hà Nội, Việt Nam và Hàn Quốc đã tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ nhất, dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Tại buổi đối thoại, cùng với việc trao đổi tình hình thế giới, an ninh khu vực, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ngài Lee Young Geol đều nhất trí cho rằng, thời gian qua mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực; trong đó hợp tác quốc phòng tiếp tục phát triển tích cực, hiệu quả và phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.

Đặc biệt, thông qua tiếp xúc, giao lưu và đối thoại chiến lược quốc phòng, quân đội hai nước đã xây dựng được lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau, tạo ra động lực mới để phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai quân đội.

Về phương hướng hợp tác, hai bên nhất trí nhiều biện pháp nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, hợp tác công nghiệp quốc phòng, đào tạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc và năm hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc.

Hai bên cũng đề cập việc triển khai quan hệ quốc phòng đa phương đã ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM +) diễn ra tại Hà Nội vào năm 2010 và các vấn đề cùng quan tâm, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa quân đội và nhân dân hai nước. Tại hội nghị, hai bên nhất trí tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ hai tại Hàn Quốc vào năm 2013.

Cùng ngày, ngài Lee Young Geol và đoàn đã đến chào Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã thân mật tiếp ngài Lee Young Geol và đoàn./.

Theo TTXVN

19.3.12

Báo Trung Quốc: Quân đội Nhân dân Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á


“Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á”.
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam
1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á
Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.
Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.
Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.
Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa.
Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam
Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam
Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập
Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân.
Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.
2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”.
Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam
Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam
Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.
Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân.
Tàu chiến Moliya
Tàu chiến Moliya
Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.
“Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc
Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh.
Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan.
Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.
Su-27 của Không quân Việt Nam
Su-27 của Không quân Việt Nam
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.
Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên.
Tàu ngầm Kilo 636
Tàu ngầm Kilo 636
Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.
Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến.
Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”.
Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.
Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự
Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự
Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự.
Theo Phunutoday

14.3.12

Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu chở khách hiện đại HQ-571


Sáng 14-3, tại Hải Phòng, Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ bàn giao tàu chở khách mang số hiệu HQ-571 cho Quân chủng Hải quân.
Tàu khách mang số hiệu HQ-571
Tàu khách mang số hiệu HQ-571
Dự buổi lễ có Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; đại biểu các cơ quan chức năng cơ quan Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân.
Tàu HQ-571 do Viện khoa học và công nghệ tàu thuỷ Việt Nam thiết kế.  Tàu có chiều dài 71 mét, chiều rộng 13,2 mét, lượng chiếm nước đầy tải 2.050 tấn, vận tốc lớn nhất 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm cho kíp tàu và 20 ngày đêm cho 180 khách.
Phát biểu tại buổi lễ, Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh yêu cầu các cơ quan liên quan và cán bộ, chiến sỹ tàu HQ-571 phải nhanh chóng làm chủ và khai thác có hiểu quả trang bị mới, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.
Theo (QĐND)