Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

20.6.12

Giải thưởng nào cho “nhà báo trong lòng dân”?

Hiểu theo chính danh, Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày của nghề báo chứ không phải của nhà báo. Cách hiểu này có vẻ ngày càng hợp lý, khi mà ranh giới giữa người làm báo chuyên nghiệp và những người có khả năng cung cấp thông tin cho công chúng đang mờ dần.

Chỉ mới đây thôi, trong khi một số nhà báo chính quy chỉ chăm chăm hướng ống kính vào chỗ kín của nghệ sĩ, thì đã có những người dân thay họ làm chứng nhân của sự thật. Vì vậy, kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, mời bạn đọc thử so sánh quan niệm làm báo xưa với nay, báo chí “lề phải” với “lề trái”, cách tác nghiệp của nhà báo chính quy và của các công dân vô danh nhưng không vô cảm với thời cuộc, để từ đó có một cái nhìn chân thực về nghề báo hôm nay.
Nhân dân, "nhà báo công dân" chính là những nguồn thông tin có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.  Ảnh: tư liệu internet
Theo lệ, cứ đến 21.6 là những người làm trong các cơ quan báo chí nhận được rất nhiều chúc mừng, thăm hỏi, biểu dương... của các cơ quan, lãnh đạo các cấp và cả không ít chiêu đãi tiệc tùng của giới doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những năm gần đây còn có rất nhiều “công dân làm báo” hay “nhà báo không xưng danh” nhưng đã đóng góp không nhỏ cho xã hội qua những thông tin phản ánh chân thực, kịp thời nhiều vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Họ đáng nhận được phần thưởng nào?
Những “nhà báo công dân” – “nhà báo không xưng danh” kể trên thường không có được điều kiện, cơ hội hoạt động, thu thập thông tin dễ dàng như những nhà báo chính quy hưởng lương của các cơ quan báo chí. Thế nhưng, không ít thông tin mà họ âm thầm tự tìm kiếm, thu thập, cung cấp cho các báo, đài hay tự công bố lại rất đắt giá, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và thực sự đọng được trong lòng người đọc – trong lòng dân.
Một trong những dẫn chứng còn nóng hổi tính thời sự, chính là thực trạng tiêu cực trong thi cử đã bị tố cáo, phơi bày qua các video clip mà một thí sinh cùng những người hỗ trợ tự tổ chức quay ngay trong phòng thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra ở trường THPT dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Tiêu cực trong thi cử ở nước ta vốn đã tồn tại trong rất nhiều kỳ thi, ở nhiều cấp, nhiều nơi. Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động thành phong trào “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, triển khai thực hiện trong toàn ngành suốt mấy năm qua. Tình trạng đó cũng được dư luận xã hội và báo chí quan tâm, phản ánh rất nhiều. Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận thì cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được. Về góc độ báo chí – truyền thông thì đó quả là một trong những sản phẩm báo chí xuất sắc.
Cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được.
Hoặc cách đây không lâu, phóng sự truyền hình do một đài truyền hình cấp tỉnh tổ chức, trang bị phương tiện hiện đại cho nhiều nhà báo chuyên nghiệp của đài ghi lại hành động đánh đập trẻ em của người giữ trẻ tại một nhà trẻ gia đình, đã được trao giải nhất báo chí quốc gia. Sau khi nhận giải hơn cả năm trời, các nhà báo đoạt giải vẫn còn kể lại khá nhiều câu chuyện về quá trình tác nghiệp, với không ít biện pháp nghiệp vụ “thông minh, mưu trí” để vượt qua khó khăn, nguy hiểm mà làm nên tác phẩm báo chí ấy. Còn gần đây, trong các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Văn Giang (Hưng Yên), rất nhiều báo, đài trong và ngoài nước đã đăng tải hình ảnh, video clip ghi lại hiện trường nhưng đều không phải do những nhà báo chính quy của các báo, đài ấy thực hiện, mà là tác phẩm của những “nhà báo công dân” cung cấp. Cho đến nay, tác giả của những “tác phẩm báo chí” đó vẫn chưa tự xưng danh. Những “nhà báo không xưng danh” ấy cũng không kể gì về quá trình “tác nghiệp” để có được sản phẩm đã cung cấp cho các báo, đài sử dụng đăng tải. Thế nhưng, người đọc, người xem chắc chắn sẽ hiểu được là quá trình “tác nghiệp” ấy cũng không kém khó khăn, và cả nguy hiểm so với việc các nhà báo chuyên nghiệp đã gặp và đã kể trong quá trình thực hiện phóng sự truyền hình về người giữ trẻ, đánh trẻ đã được tặng thưởng giải nhất báo chí quốc gia.
Còn rất nhiều trường hợp và “tác phẩm báo chí” do chính những công dân bình thường làm thay cho các nhà báo chính quy và được công bố, đăng tải trên báo đài, giống như các trường hợp kể trên. Những tác phẩm báo chí đó đã phản ánh được các góc cạnh chân thực của nhiều sự việc xảy ra. Trong đó, có cả việc góp phần minh định để bảo vệ sự thật cho cả nhà báo chính quy trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường, như trường hợp hai nhà báo VOV bị đánh trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang. Đó cũng là góp phần nhằm giúp lãnh đạo và cơ quan chức năng xem xét, chỉ đạo, xử lý kịp thời, công minh các vấn đề liên quan trong nhiều vụ việc. Những “tác phẩm báo chí” của các “nhà báo công dân” ấy chưa thể lọt vào danh sách xem xét trao giải thưởng báo chí chính quy các cấp. Thế nhưng, gây được ấn tượng và đọng sâu trong lòng người đọc, người xem – đó cũng chính là một giải thưởng – “giải thưởng trong lòng dân”, dành cho những người thực sự xứng danh là “nhà báo trong lòng dân”…
PHAN SÔNG NGÂN
SGTT.VN

Thuyên chuyển ông Nông Quốc Tuấn - Sự kiện bất thường

Ông Nông Quốc Tuấn rời Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có Bí thư mới sau khi ông Nông Quốc Tuấn, con trai cựu tổng bí thư Đảng, nhận quyết định sang Ủy ban Dân tộc.

Trưởng Ban tổ chức Trung ương, Tô Huy Rứa, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã công bố các quyết định tại Bắc Giang ngày hôm nay.

Tân Bí thư Bắc Giang sẽ là ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vệc thuyên chuyển ông Nông Quốc Tuấn
 được xem là sự kiện bất thường 
Ông Thanh sẽ rời Ủy ban Kiểm tra Trung ương để về nắm tỉnh Bắc Giang.

Cho dù ông Tuấn sẽ giữ cương vị tương đương Thứ trưởng, việc ông thôi chức Bí thư tỉnh trong khi nhiệm kỳ lẽ ra phải kéo từ 2010 đến 2015 được cho là sự kiện bất thường.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin ông Tô Huy Rứa, tại buổi lễ, “ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang”.

Ông Rứa “chúc mừng ông Trần Sỹ Thanh giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; mong ông Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển”.
Quyết định để ông Tuấn chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đưa ra hôm 4/6.

Đến ngày 8/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký văn bản, theo đó, ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, sẽ giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Lúc đó, giới chức Bắc Giang xác nhận ông Tuấn vẫn còn là Bí thư Tỉnh trong lúc chờ đợi quyết định của Ban tổ chức Trung ương, và họ không biết ai sẽ thay ông.

Ông Nông Quốc Tuấn, con trai của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc từ 1/2008-4/2009 trước khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang từ tháng 8/2010 rồi tái đắc cử nhiệm kỳ 2010-2015.

Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã xảy ra ở tỉnh Bắc Giang, và một số người đã từng kéo về Hà Nội để đòi hỏi quyền lợi của họ.

Hồi tháng Ba, một tòa án quân đội kết án tù năm người ở tỉnh này với tội danh gây rối trật tự. Họ bị bắt tháng Tám năm ngoái, sau vụ đụng độ lớn giữa khoảng một ngàn người dân với công an, bộ đội xung quanh tranh chấp đất đai.

Thời gian gần đây, dư luận tại Việt Nam đồn đại nhiều về chuyện gia đình của cựu Tổng Bí thư tuy không thể kiểm chứng được qua các nguồn chính thống.

Trong đó có tin nói ông Nông Đức Mạnh và Nông Quốc Tuấn mâu thuẫn sau khi người cha tái giá.
Người vợ mới của cựu lãnh đạo Đảng là một doanh nhân và cũng là đại biểu Quốc hội.

Cũng xuất hiện trên mạng một lá thư, mà tác giả tự nhận là con gái ông Mạnh, tố cáo người mẹ kế.
Những tin đồn này không được kiểm chứng, và một số giới chức được BBC liên lạc đều từ chối bình luận, nhưng được người dân ở Hà Nội bàn tán nhiều.



Phác thảo chân dung người Mỹ gốc Việt

Một nghiên cứu lớn về cộng đồng người gốc Á tại Mỹ cho hay số lượng cử tri người Việt theo đảng Cộng hòa hay Dân chủ hiện ngang nhau.
Số cử tri gốc Việt bỏ phiếu cho Dân chủ và Cộng hòa ngang nhau, theo khảo sát này 
Để so sánh, 50% người Mỹ gốc Á theo đảng Dân chủ và chỉ có 28% theo Cộng hòa.

Bấm Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố hôm 19/6, cho hay 35% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu hoặc có xu hướng bầu cho đảng Cộng hòa, trong khi 36% theo Dân chủ.

Đây là một nghiên cứu công phu về người gốc Á tại Mỹ của một tổ chức đặt ở Washington, thường được tin cậy về các đánh giá xung quanh tình trạng nhập cư lậu.

Họ làm khảo sát với 3,511 người thuộc sáu nhóm người gốc Á lớn nhất - người Hoa, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.

Cộng đồng người Việt đứng thứ tư trong các nhóm Á châu, với hơn 1,7 triệu người, chiếm 10% trong tổng số người Mỹ gốc Á.

Lạc quan

Bấm Nghiên cứu này cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng lạc quan, với 83% người được hỏi nói rằng có thể thăng tiến nếu chịu khó.

48% nói con cái của họ sau này sẽ có đời sống tốt hơn.

Thu nhập trung bình của một hộ gia đình người Việt là 53,400 đôla. Toàn bộ cộng đồng gốc Á có thu nhập hộ gia đình là 66,000 đôla, trong khi một hộ gia đình trung bình ở Mỹ chỉ có thu nhập 49,800 đôla.

Trong số người trên 25 tuổi, chỉ có 19% người Việt có bằng đại học, và 7% có bằng cấp cao hơn. Còn trong cộng đồng gốc Á, nhìn chung 29% có bằng đại học; còn tính cả nước Mỹ, 18% người Mỹ có bằng đại học, và 10% có bằng cao hơn.

Chỉ có 31% người Việt trên 18 tuổi nói tiếng Anh "rất tốt", so với 53% người Mỹ gốc Á.

84% người Mỹ gốc Việt trên 18 tuổi là sinh ra ngoài nước Mỹ.

Thống kê cũng cho biết 57% người Mỹ gốc Việt có gia đình, so với 51% người Mỹ.

Nếu tính số lượng đăng ký kết hôn từ 2008 đến 2010, 73% Việt kiều lấy người gốc Việt, còn 9% lấy người gốc Á, và 18% kết hôn với người sắc dân khác.

'Không phải Mỹ'

Khoảng một nửa người Mỹ gốc Á nói họ rất khác với một người Mỹ 'đúng nghĩa'. Có đến 52% người gốc Hoa, 57% người gốc Ấn và 61% người gốc Việt có cảm giác này.

Nghiên cứu của Pew nói 18.2 triệu người gốc Á đã trở thành nhóm thiểu số tăng mạnh nhất, và hiện chiếm 6% dân số Mỹ.

Người gốc Ấn có tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao nhất (32%) và có thu nhập hộ gia đình cao nhất (88,000 đôla).

Cộng đồng người gốc Hoa chiếm số lượng lớn nhất với hơn 4 triệu người. 25% người Mỹ gốc Hoa có bằng đại học, và 26% có bằng cao hơn.

Thu nhập trung bình của hộ gia đình gốc Hoa là 65,050 đôla.

Nghiên cứu cho biết người gốc Việt là nhóm duy nhất đến Mỹ chủ yếu trong tư cách tị nạn chính trị. Các nhóm khác tâm sự họ đến Mỹ chủ yếu vì lý do kinh tế, giáo dục và gia đình.

Thống kê về người Mỹ gốc Việt
48% nói con cái của họ sau này sẽ có đời sống tốt hơn.
Thu nhập trung bình của một hộ gia đình 53,400 đôla.
19% người Việt có bằng đại học
7% có bằng cấp cao hơn
84% người Mỹ gốc Việt trên 18 tuổi sinh ra ở nước ngoài
61% nói mình không giống người Mỹ

BBC

Báo quân đội VN mở trang web tiếng Trung Quốc

Tờ báo chính thức của Quân đội Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân, khai trương trang web tiếng Trung nhằm tăng cường “quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống”
Bấm
trang web tiếng Trung nhằm tăng cường “quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống”.

Trang web tiếng Hoa của báo Quân đội Nhân dân
Buổi lễ sáng nay ở Hà Nội có mặt các quan chức quan chức quốc phòng, ngoại giao, tuyên giáo của Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh không tham dự, nhưng gửi lẵng hoa chúc mừng, theo báo Quân đội Nhân dân.
Tờ báo nói mục đích ra đời trang web là “giúp bạn đọc Trung Quốc và những người biết tiếng Trung trên toàn thế giới có thêm một nguồn thông tin chính xác, tin cậy, hấp dẫn để hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, hiểu thêm quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; hiểu rõ hơn về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới, năng động, dân chủ và phát triển”.
Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, phát biểu trọng tâm trang web là “khai thác những mặt tốt, những điểm đồng”.
“Với những điểm còn khác biệt, cần có thông tin chính xác để bạn đọc hiểu đúng lập trường, quan điểm của Việt Nam; giáo dục quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước," ông yêu cầu.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu mong muốn tờ báo điện tử “giúp nhân dân Trung Quốc thêm hiểu Việt Nam, yêu quý Việt Nam”.
Mặc dù tờ báo quân đội đã có trang mạng bằng tiếng Anh, nhưng việc khai trương bản điện tử tiếng Trung được chú ‎ ý nhiều hơn trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung luôn nhạy cảm.
Hôm 15/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại trụ sở Bộ Quốc phòng.
Bản tin ngắn của Việt Nam nói hai bên “thảo luận biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trên cơ sở những thỏa thuận hai nước đã đạt được”.
Đa phương quan hệ
Gần đây, chính giới và các học giả Trung Quốc rất chú ý thái độ của Việt Nam sau khi Hoa Kỳ tuyên bố tăng cường quan hệ với vùng Đông Nam Á trong chiến lược “tái cân bằng”.
Trung Quốc xem chiến lược châu Á mà chính quyền Barack Obama đề ra là nhằm hạn chế sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh.
Trước chuyến thăm đầu tháng 6/2012 tới Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã nói đến mục tiêu tăng cường quan hệ truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, và xây dựng "đối tác mạnh mẽ" với các nước Đông Nam Á.
Hôm nay, một quan chức Mỹ, ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng về Chính trị và Quân sự, có mặt ở Hà Nội.
Ông dẫn đầu phái đoàn Mỹ dự đối thoại song phương với Việt Nam về chính trị, an ninh, và quốc phòng trong hai ngày 19 và 20.
Thông cáo của Mỹ nói cuộc họp năm ngoái ở Washington DC đã thành công và cuộc đối thoại nêu rõ sự cam kết tiếp tục trong khu vực của Mỹ và quan hệ song phương “ngày càng mạnh mẽ” với Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn nói không liên minh quân sự với nước nào.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố "chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực khu vực, các nước lớn, trong đó quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài, toàn diện".
"Việt Nam không có đi với nước này để chống lại nước khác," ông nhắc lại.
Việc khai trương trang tiếng Trung của báo Quân đội Nhân dân được xem là một phần trong thông điệp này gửi cho Trung Quốc.

BBC

19.6.12

Bán thân, bán than, bán nước ai đáng bị kết án hơn ai ?

Phamvietdao.net: Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Công thương nơi ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng cho biết: ai muốn thâm nhập " hộp đen" nơi ẩn dấu nhữ dữ liệu hoạt động của cái Bộ này thì phải nắm được mật khẩu gồm "5 chữ H "đó là: Huyền, Hoàng,Hải, Hùng, Hạng; Đằng sau các ký hiệu này là hàng loạt thao tác đã lập trình sẵn giống như cái hộp chứa mã khóa kho bom nguyên tử của các quốc gia có loại bom này...Chủ blog chưa được cung cấp những mật khẩu tiếp theo đằng sau 5 chữ H này chỉ biết mỗi Huyền là phu nhân của ông Vũ Huy Hoàng, còn những mã khóa còn lại phải chờ nguồn tin cung cấp thêm từ Bộ Công Thương...

Giữa lúc báo chí Việt Nam chửi nhau là “lá cải” thì thật không may, công an lại phanh phui ra hàng loạt đường dây mại dâm cao cấp tại Hà Nội và Sài Gòn, chuyên đưa hoa hậu, á hậu và người mẫu phục vụ các đại gia với giá từ 1,500 đến 2,300 Mỹ kim một lần phục vụ.

Thế là báo lớn báo nhỏ đều thi nhau khai thác, bất kể cái từ “lá cải” mà họ tránh như tránh tà. Nhưng cũng chính nhờ chuyện chạy đua moi tin hoa hậu bán dâm như thế, chúng ta mới giật mình phát hiện những chuyện có ý nghĩa hơn.
Bán thân

Nhân vật được nhắc nhiều trong vụ lùm xùm bán dâm này là Mỹ Xuân, tên thật Võ Thị Mỹ Xuân.


Theo thông tin trong bài “Gặp ‘má mì’ Mỹ Xuân trong trại tạm giam” đăng trên báo Công an TPHCM ngày 08/06/2012 thì cô Xuân này sinh ra ở Cần Thơ năm 1983 sau đó tách tỉnh, quê cô thuộc về Hậu Giang.

Gia đình nghèo, cha mẹ chia tay khi chị còn nhỏ, em trai sinh năm 1987 theo cha, Xuân được giao cho bác. Phần bà mẹ bỏ lên Sài Gòn dạy học và lập gia đình, có thêm con gái nay đã 15 tuổi. Tuy nhiên bà mẹ này lại bất hạnh khi người chồng mới bị tai biến mạch máu não phải nằm một chỗ gần chục năm trời.

Riêng Mỹ Xuân ở quê phải đi bán vé số dạo phụ bác kiếm sống. Hết lớp 12, cô lên Sài Gòn vừa làm việc trong xưởng may của ông chú họ vừa học trung cấp du lịch và đã trải qua hai năm làm hướng dẫn viên du lịch tại Hội An, Quảng Nam trước khi gia nhập giới showbiz, trở thành người mẫu tự do.

Năm 2009 cô khai gian trẻ lại 2 tuổi để dự cuộc thi “Người đẹp Sóc Trăng 2009” diễn ra trong một hội chợ vào tối 4/5/2009 và đã vượt qua 168 thí sinh để đoạt ngôi người đẹp nhất. Trước năm 2008 cuộc thi này mang tên Hoa hậu Nam Mêkông nên mọi người quen gọi Mỹ Xuân là hoa hậu và cô cũng xài luôn danh hiệu này để hành nghề bán dâm.



Trước đó, khi vừa bước vào giới người mẫu vào năm 2008 cô đã bán mình cho giám đốc với giá 500 Mỹ kim. Lúc đó số tiền này rất lớn với cô và cô cho biết đã dùng tiền mua tặng mẹ một tủ lạnh, số còn lại biếu ngoại và chi tiêu lặt vặt trong gia đình. Nhưng cũng từ cái lần dễ dãi ấy, cô trượt dài vào con đường sa ngã nhưng với danh hiệu hoa hậu đã đoạt cùng với những bức hình rực lửa kèm danh xưng hoa hậu, giá bán dâm của cô ngày càng cao.

Bản tin trên số báo trên cho biết:

“Phải thừa nhận Mỹ Xuân rất thương và có hiếu với mẹ. Cô chỉ mong xây được cho mẹ căn nhà hẳn hoi để mẹ đỡ khổ. Khốn nỗi sau khi gắn mác Hoa hậu, làm người mẫu, cô không gặt hái được thành công gì trong làng giải trí Việt. Ý chí kiếm tiền thôi thúc và nhất là đã “nhúng chàm”, Mỹ Xuân tìm cách đánh bóng tên tuổi bằng những tấm ảnh lồ lộ da thịt và lối phát ngôn gây sốc. Cô đi khách ngày càng bạo hơn, giá cả của hoa hậu là hàng ngàn “đô”, cao điểm lên tới 4,000 USD (hơn 80 triệu đồng). Cô sẵn sàng đi tới các thành phố lớn, sang tận Campuchia. Ở Sài gòn, cô thường đưa khách về nhà mình là căn hộ chung cư ở phường Bình Khánh, quận 2.
Bỏ qua chuyện đạo đức, chỉ xét ở khía cạnh kinh doanh, có thể nói Mỹ Xuân là người “biết làm ăn”, đã biết cách đánh bóng tên tuổi, hình ảnh của mình để đạt đến giá cả tối đa. Thứ nhất, cô biết “nghiên cứu thị trường”, biết “xây dựng thương hiệu”, và biết cách “tiếp thị” để đạt đến lợi nhuận tối đa.

Thứ hai, tiền bạc thu được nếu được phung phí vào các khoản như “hàng hiệu” thì đó cũng không ngoài mục tiêu “đánh bóng thương hiệu” nói trên. Còn lại, nếu những thông tin trên là đúng, kể ra cô cũng là người sống có hiếu, sống trọn nghĩa tình khi phần lớn món tiên bán dâm đầu tiên được cô chi ra để mua quà tặng mẹ và biếu ngoại.

Chỉ so sánh trên khía cạnh này, dù là gái bán dâm, Mỹ Xuân cũng hơn hẳn những quan chức bệ vệ trong guồng máy công quyền tại Việt Nam, thí dụ chuyện họ bán than.

Bán than

Đó là mỏ than lộ thiên tại Quảng Ninh với phẩm lượng than tốt nhất ở Việt Nam nhưng tự dưng bị biến thành “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%, dù đó là mỏ lộ thiên, chỉ việc xúc than lên bán, chẳng phải đầu tư hạ tầng cơ sở gì nhiều.
Hợp đồng “cho không biếu không than tốt” ký vào năm 1991 với có hiệu lực đến 30 năm, tức đến năm 2021. Có lẽ đến lúc đó thì mỏ đã sạch than!

Ngày 21.5.2012 hai phóng viên Thái Sơn và Káp Long đã nhắc lại trên báo Thanh Niên với bài “Biếu không nước ngoài mỏ than tốt nhất”.

“Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.”

Hợp đồng hợp quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất cảng, theo đó mỗi năm chỉ được phép khai thác tối đa 500,000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than thô.
Tuy nhiên theo điều tra của hai phóng viên trên thì trên thực tế những năm qua VMD luôn khai thác vượt mức hạn định. Thí dụ năm 2010 VMD khai thác 750,000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800,000 tấn.

Để che lấp chuyện này, toàn bộ các hệ thống khai thác, sàng lọc và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Công trường khai thác cũng như nơi sàng than luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Để xuất than VMD còn xây dựng cả một cảng riêng để xuất cảng than và muốn vào đây để kiểm tra hay tiến hành công tác về chuyên môn, các cơ quan hữu trách Việt Nam cũng như TUB phải xin phép VMD.

Tại sao lại có những chuyện vô lý như thế này?

Lý do là hợp đồng ký không có một điều khoản nào nhắc đến việc đình chỉ hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp công ty này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành, TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.

Vậy thì ai đã hạ bút ký một hợp đồng ngu xuẩn như thế?

Ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, đã phân trần rằng tình trạng trên là “do lịch sử để lại” vì “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”.

Theo ông, bản hợp đồng liên doanh này là do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt, còn TUB chỉ đứng tên trên danh nghĩa mà thôi!

Ông cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng”.

Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, Ông Tứ còn than thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.

Trong khi đó thì các nhà kinh tế đã ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập cảng khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập cảng sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập cảng lên tới 40 triệu tấn. Than nhập cảng chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

Trên thực tế thì từ năm 2011 Việt Nam đã nhập cảng than rồi, gọi là “nhập thí điểm” với 9,500 tấn than mua của Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải).

Lúc đó các quan chức lãnh đạo khẳng định việc nhập cảng là để “thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập cảng, vận chuyển”. Thế nhưng nhiều chuyên gia cho biết tất có thể, Việt Nam đang phải nhập cảng than của chính mình: Indonesia khai thác than từ Việt Nam, chở về Indonesia rồi xuất cảng sang Việt Nam.

Nghĩa là một cái vòng lẩn quẩn: cái vòng lẩn quẩn do “lịch sử để lại” và “lịch sử đang tạo ra”.

“Lịch sử để lại và lịch sử tạo ra”

Ông Phạm Văn Tứ cho biết “Bộ Công nghiệp thời đó” chịu trách nhiệm nhưng bộ thời đó là ai, là bộ trưởng nào, thứ trưởng hay vụ trưởng nào đã trực tiếp thương lượng và ký kết một hợp đồng ngu xuẩn như vậy?
Theo ngôn ngữ của báo chí Việt Nam thì những quan chức này đã “thiếu trách nhiệm gây ra thiệt hại nghiêm trọng” và do đó phải bị trừng trị theo pháp luật.

Tuy nhiên ông Tứ còn phân trần rằng tình trạng trên là “do lịch sử để lại”. Mà nói là “lịch sử” thì có thể bỏ qua vì toàn bộ những tội ác tày trời, những thiệt hại nghiệm trọng mà đảng cộng sản gây ra đều được bỏ qua như vậy: vì chúng là do “lịch sử để lại”.

Có thể bỏ qua cho những thiệt hại nghiêm trọng do “lịch sử để lại” nhưng chúng ta không thể bỏ qua những thiệt hại nghiệm trọng mà “lịch sử đang tạo ra”, cũng lấy thí dụ từ chính Bộ Công nghiệp nói trên.

Ngày 27.1.2008 Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định 189/2007/NĐ-CP sáp nhập hai bộ Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, cử Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng, hiện vẫn còn tại chức.
Nghị định quy định bộ như là “cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại". Và đó cũng là cơ quan quản lý những dự án đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên quốc gia, từ viện khai thác bauxite, các dự án trồng rừng, các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điệt hay phân đạm v.v..
Mai này, những thế hệ kế tiếp sẽ vò đầu bức tai trước những hậu quả từ các dự án này, và lúc đó nếu chế độ cộng sản vẫn cầm quyền, điệp khúc “do lịch sử để lại” sẽ được lập lại.

Bởi thế, ngay từ bây giờ, cần phải vạch mặt những nhân vật, những cơ quan, những chính sách đang làm yếu dần tiềm lực của dân tộc.

Bởi vậy hãy khoan chê trách sỉ vả cô gái bán dâm Mỹ Xuân. Xét về lý thì cô chỉ bán thân của mình, để phục vụ cho mình và cho người thân của mình và chưa từng làm hại ai.

Xuất thân nghèo nàn, gia cảnh không may, phải đi bán vé số dạo để phụ gia đình bác mưu sinh nhưng cô vẫn cố học hết trung học, rèn luyện cho mình một cái nghề ở ngành du lịch rồi mới chen chân vào giới người mẫu và từ đây mới sa ngã vào con đường bán dâm. Thế nhưng cô đã không bán rẻ thân cô mà, bằng mọi cách, đã vươn lên với cái giá cao nhất có thể bán được.

Còn những quan chức bệ vệ trong Bộ Công nghiệp, Bộ Công thương, trong Phủ Thủ tướng, trong Trung ương Đảng hay trong Bộ Chính trị thì sao?

Họ chẳng bán cái gì của họ cả mà bán tài nguyên của quốc gia và nhưng chẳng làm gì cho quốc gia, cho đất nước!

Mà hỡi ôi, cái giá mà họ bán thì quá rẻ trong khi cái giá mà thế hệ mai sau phải trả thì quá đắt.

Bởi thế, đừng cười, đừng khinh cô Mỹ Xuân: cô bán thân nhưng không bán rẻ chút nào và không bán thân vì riêng cô mà còn vì thân nhân, vì mẹ, vì ngoại.

Còn đám lãnh tụ kia thì lại bán rẻ nước mình, và chỉ bán cho riêng chúng nó.

Chúng nó còn đáng khinh hơn các cô gái bán dâm kia mấy bậc!

Lê Trọng Hiệp 

18.6.12

Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Havard

Gia Minh, biên tập viên RFA


Vào sáng ngày 16 tháng 6 vừa qua, tại Đại học Havard ở Hoa Kỳ diễn ra một cuộc hội thảo về Biển Đông. Sinh họat này có những điểm gì đáng chú ý?
Các diễn giả tại Hội thảo về Biển Đông
 tại Đại học Havard, Hoa Kỳ sáng 16/6/2012.

Do sinh viên Việt tổ chức

Hội thảo do Hội Thanh niên Sinh Viên Việt Nam vùng Boston mở rộng tổ chức. Sinh họat này được truyền hình trực tiếp trên kênh youtube của hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam vùng Boston.
Ba diễn giả của hội thảo là nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Nhã, tiến sĩ Tạ Văn Tài- giảng viên luật Việt Nam tại trường Lụật thuộc đại học Havard, ông Thomas Vallely - giám đốc chương trình Việt Nam của đại học Havard.

Thành phần tham dự ngay tại hội trường chỉ khoảng 50 người; tuy nhiên nhiều người quan tâm khác có thể theo dõi cuộc hội thảo qua kênh youtube của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam vùng Boston mở rộng. Có người tham dự  mặc chiếc áo No- U đuợc sản xuất từ Việt Nam nhằm gây quỹ ủng hộ cho ngư dân đi đánh bắt tại Biển Đông và phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt lên vùng biển đó. Tiến sĩ Tạ Văn Tài nói về điều này:

"Có một sinh viên mặc chiếc áo Đuờng lưỡi bò bị gạch chéo và nói từng đi biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam bị bắt; nay qua đây du học."

Ts Tại Văn Tài cũng nhắc lại mục tiêu tổ chức cuộc hội thảo mà một nguời chia sẻ với ông:

"Một trong những người chủ chốt là sinh viên du học có nói với tôi là chúng em muốn tìm hiểu sự thật lịch sử qua đồng bào hải ngoại, để  không có bị những suy nghĩ sai lạc do những tuyên truyền và định về tương lai cho đúng hơn."

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông từng tham gia nhiều cuộc hội thảo Biển Đông và cuộc hội thảo tại trường Đại học Havard vừa qua để lại nơi ông những ấn tượng như sau:

"Nhiều ấn tượng: thứ nhất là người tổ chức rất trẻ, họ có tầm. Họ là những nghiên cứu sinh, những tiến sĩ tại Havard. Hội thảo lại được trực tuyến qua youtoube. Chỉ mấy giờ sau hội thảo có ngừời từ Việt Nam gửi cho tôi youtube về cuộc hội thảo đó."

Tiến sĩ Tạ Văn Tài nêu lại những quan tâm chính mà những nguời tham gia hội thảo nêu ra với các diễn giả:

"Câu hỏi của họ là tại sao tôi có thể nói được về những vấn đề pháp lý mà có thể kiện Trung Quốc được. Họ tỏ ra ngạc nhiên vì từ truớc theo họ nghĩ đứng trước một nước mạnh và ngang ngược như Trung Quốc thì không có cách gì đối phó được.

Tôi đưa ra những điều luật biển mà có thể kiện Trung Quốc, mà cách kiện khôn ngoan là mình hỏi cách giải thích có ‘dính dáng’ đến đảo với đá và vùng kinh tế đặc quyền. Dựa vào đó, mình nói Trung Quốc sai. Việt Nam không phải ‘nghênh chiến’ nữa mà có cách để làm. Rồi cùng với những nước khác nữa như Phi-luật-tân trong vấn đề đảo đá Scaborough… là có thể ‘lôi’ Trung Quốc ra tòa án International Court of Justice ở La Hague với những thủ tục bắt buộc chứ không thể ‘trốn’ như đối với tòa án kia (Tòa án về luật biển) với những thủ tục ‘nhiệm ý’.

Thứ hai họ cũng cười về chuyện tôi góp ý kiến hơi đặc biệt một chút về chuyện làm sao để cho người dân tự do phát biểu, tự do tỏ lòng ái quốc và lãnh đạo không đến nỗi phải sợ Trung Quốc như thế."


Hội thảo do Hội Thanh niên Sinh Viên Việt Nam
 vùng Boston mở rộng tổ chức sáng 16/6/2012 tại Đại học Havard
Một trong những điều gây xúc động cho tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đuợc ông nhắc lại:

"Sự kiện năm 74 như ông Thomas Vallely đưa ra, không hiểu sao khi nói đến những sự kiện như thế lại làm tôi xúc động. Tôi cũng nhắc lại cuộc triển lãm tư liệu lịch sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Thư viện Quốc gia ở Sài Gòn, hồi đó tôi cũng xúc động. Hồi đó chúng tôi còn là thanh niên thì vị chưởng môn Việt Võ Đạo Vovinam nói với chúng tôi thân phận một nước nhỏ thì phải làm sao."

Về ý kiến đối với các biện pháp cần có để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông hiện nay thì ông Tạ Văn Tài có nhận xét:

"Tôi bảo về nội dung luật pháp quốc tế ủng hộ cho Việt Nam đối với chủ quyền về đảo, thứ hai là vùng kinh tế đặc quyền để khai thác cá và tài nguyên dầu khí, khoáng sản dưới biển; rồi quyền tự do đi lại của Việt Nam ngoài biển không vướng vào Đường lưỡi bò. Thứ tư nữa là vấn đề thềm lục địa. Rồi những vấn đề về hòa giải, trọng tài và đưa ra Tòa án quốc tế một cách bó buộc.

Họ ‘cười’ khi tôi nói là trong nước phải để cho nhân dân biểu tình, phát ngôn tự do bày tỏ lòng ái quốc của họ. Nhất là đối với những chiến sĩ hy sinh từ năm 1979 đến năm 88. Đối với những lãnh đạo (sợ mất chức, có khi mất mạng luôn) khi giao du với phía Trung Quốc (như đi ăn uống mà ông Nguyễn Văn Hưởng, tướng Công an có tả là khi đi uống cà phê về thì bị cứng tay chân) thì không biết khi bỏ phiếu kín về Trung Quốc không biết ai họ chống mình, ai họ ủng hộ mình; do đó vẫn có thể ăn tiền đút lót của Trung Quốc mà vẫn có thể biểu quyết theo lòng ái quốc của mình; thế là (cử tọa) cười.

Họ nói ‘biết ơn (appreciate)’ hết cả ba người. Thí dụ những bằng chứng lịch sử mà tiến sĩ Nguyễn Nhã đưa ra cho thấy Việt Nam đã làm chủ những vùng hải đảo đó từ lâu rồi. Đối với ông Thomas Vallaely là bài viết đăng trên tạp chí Atlantic nói về đuờng lưỡi bò của Trung Quốc và vấn đề chính quyền của ông Obama chuyển hướng về Đông Á. Đối với tôi là những trình bày về khía cạnh luật pháp mà có cách đối phó với Trung Quốc chứ  không còn ‘mơ mơ, hồ hồ’ nữa."

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã thì ông mong muốn có thêm nhiều hội thảo tương tự như hội thảo vừa diễn ra tại Đại học Havard. Những hội thảo như thế không chỉ giới hạn trong giới sinh viên, nghiên cứu sinh, giới trí thức mà có thể mở rộng ra cho nhiều tầng lớp người Việt đang sinh sống nhiều nơi trên thế giới.

Chính sự hiểu biết về sự thật, về những luật lệ liên quan sẽ giúp hữu hiệu cho công cuộc đấu tranh bảo vệ những vùng biển, hải đảo của Việt Nam tại Biển Đông trước những diễn biến phức tạp như hiện nay.


16.6.12

Đông Á và chiến lược "hai gọng kiềm" của Ấn Độ

Cuộc tập trận hải quân JIMEX 12 giữa Ấn Độ với Nhật Bản tại tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) từ ngày 9/6 và cuộc tập trận lặng lẽ hơn với Hàn Quốc tại Busan (Hàn Quốc) hơn một tuần trước đó đã đánh dấu những bước đi mới trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á.

Những động thái thắt chặt quan hệ quốc phòng liên khu vực đã mở ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các cường quốc ở khu vực Đông Bắc Á vốn đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ Mỹ và áp lực từ những tranh chấp song phương với Trung Quốc.

Từ "gọng kiềm lớn" tại Đông Bắc Á...

Mật độ xuất hiện ngày càng tăng của Ấn Độ ở Đông Bắc Á được đánh giá như một diễn biến tích cực, góp phần giải tỏa sức ép đang ngày càng tăng từ các điểm nóng về xung đột lãnh thổ, xung đột ý thức hệ trong khu vực này. Khi tính chủ động về quan hệ quốc phòng của Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang bị bó buộc trong các khuôn khổ đồng minh chiến lược với Mỹ và sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thì Ấn Độ nổi lên như một giải pháp kịp thời mang tính tối ưu.

Một điểm đồng nhất cơ bản góp phần thúc đẩy quan hệ giữa ba quốc gia này chính là tư duy phát triển hài hòa, gắn kết lợi ích của mỗi quốc gia với lợi ích phát triển chung của khu vực. Tư duy đó được thể hiện trong học thuyết Hashimoto (1997) - phát triển từ học thuyết Fukuda (1977) của Nhật Bản hướng quốc gia này đến việc xây dựng lòng tin, chung sống hòa bình vì sự thịnh vượng chung của khu vực. Tư duy này cũng là nội dung chính trong chiến lược ngoại giao dài hạn nhằm xây dựng một mạng lưới Châu Á mới (2008) của Hàn Quốc. Trong khi, đối với Ấn Độ, tư duy "bất bạo động", chung sống hòa bình cùng phát triển đã từ lâu trở thành truyền thống của cường quốc này. Tư duy đó được hiện thực hóa ngay từ khi giành độc lập năm 1947 dưới sự lãnh đạo của thánh Mahatma Gandhi, được phát triển bởi học thuyết Gujral (1997), nhất quán trong hoạt động đối ngoại của tất cả các nguyên thủ Ấn Độ nhằm tăng cường lòng tin trong hợp tác Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

Thêm vào đó, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc lần lượt là những nền kinh tế đứng đầu trong khu vực Châu Á, chỉ sau Trung Quốc, nên cả ba quốc gia này đều có nhu cầu hợp tác lẫn nhau để mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tăng cường vị thế bản thân trên trường quốc tế, cũng như thúc đẩy quan hệ mậu dịch để tăng cường sức phát triển của ba nền kinh tế lớn. Sức cạnh tranh mạnh mẽ và sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là mẫu số chung góp phần gắn kết ba cường quốc này với nhau.

Nhận thức được điều đó, Ấn Độ chủ động thúc đẩy tăng cường quan hệ với hai cường quốc này bằng những hoạt động ngoại giao cụ thể. Dựa trên tinh thần Bản tuyên bố đối tác Ấn - Nhật trong kỷ nguyên Châu Á mới (04/2005), hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2006 và ký kết Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh (10/2008) như một sự công nhận nhằm khẳng định vai trò của Ấn Độ đối với an ninh đường biển của Nhật Bản. Trong quan hệ Ấn - Hàn, mối quan hệ "đối tác hợp tác kinh tế lâu dài cho hòa bình và thịnh vượng (CEPA)" (10/2004) cũng được nâng lên tầm đối tác chiến lược vào tháng 1/2010. Từ tháng 03/2007, Ấn Độ và Hàn Quốc đều đang tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và hướng đến quan hệ liên minh - quan hệ cấp cao nhất giữa hai quốc gia.

Với những bước đi nhanh gọn, thực tế, Ấn Độ đã sớm khẳng định được sự cần thiết của mình trong khu vực Đông Bắc Á, hình thành "gọng kiềm" thứ nhất sát sườn "người khổng lồ" Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.

....đến "gọng kìềm nhỏ" tại Đông Nam Á

Được công bố từ năm 1993, chính sách Hướng Đông (Look East Policy) của Ấn Độ bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (1993-2003) tập trung trọng điểm vào Đông Nam Á, tạo nền tảng bền vững cho giai đoạn 2 (từ 2003) phát triển các mối quan hệ ở Đông Nam Á vào chiều sâu, từ đó thúc đẩy hợp tác Đông Bắc Á. Trong 10 năm đầu tư tập trung vào Đông Nam Á, hiện nay Ấn Độ đã là thành viên chủ chốt trong các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực này như Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hợp tác cấp cao Đông Á mở rộng (EAS), có cơ chế đối thoại chiến lược ASEAN - Ấn Độ. Với quan hệ song phương, Ấn Độ đã thiết lập được nhiều mối quan hệ mang tính chiến lược trong khu vực như Indonesia (2005), Việt Nam (2007), Thái Lan (2012).

Đồng thời, Ấn Độ cũng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc phòng thông qua việc hỗ trợ công nghệ, huấn luyện sĩ quan song phương và tổ chức tập trận đa phương. Gần đây nhất là cuộc tập trận Milan được tổ chức hai năm một lần trên vịnh Bengal (1 - 6/2/2012) có sự tham gia của 7 quốc gia Đông Nam Á là Brunei, Philippin, Myanmar, Thái Lan, Indonesa, Singapore, Malaysia. Ấn Độ còn chủ động xây dựng các thể chế liên khu vực như Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực - (BIMSTEC), Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC), Kế hoạch Colombo, Hợp tác sông Mêkong - Sông Hằng (MGC)... nhằm làm vành đai hỗ trợ làm cầu nối cho quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Trung Quốc, "gọng kiềm" này vì thế được Ấn Độ gia cố rất kỹ lưỡng.

Mối quan hệ giữa những "người khổng lồ"

Sau 20 năm thực hiện, Ấn Độ đang nỗ lực hoàn thành Chính sách Hướng Đông của mình, tạo nên "hai gọng kiềm" từ Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Mặc dù trong tuyên bố của chính sách này không nhằm đối phó với "mối lo sợ về Trung Quốc", nhưng đây là quá trình đầu tư dài hạn, nhất quán và thể hiện tầm nhìn mang tính địa - chiến lược có lợi cho Ấn Độ. Thế gọng kiềm này tác động trực tiếp lên hai khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, như một động thái để đối phó với quá trình Trung Quốc thay thế Mỹ hợp tác quân sự với Pakistan - tác nhân kiềm hãm Ấn Độ ở khu vực Nam Á, tạo nên thế lưỡng nan an ninh giữa ba quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Điều này cũng giải thích vì sao Trung Quốc đang thi hành chính sách hai mặt không chỉ với Mỹ, mà còn tìm cách tranh thủ Ấn Độ trong mối quan hệ đối tác chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Trung Quốc đang cần giảm dần sự can thiệp của các đối thủ trong việc xây dựng chiến lược Chuỗi Ngọc trai (String of Pearls) nhằm chi phối tuyến vận tải chở dầu từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương - một ưu tiên chiến lược dài hạn đang được Trung Quốc thực thi. Thậm chí hải quân Trung Quốc còn tạo ra các sự kiện nhằm "dằn mặt" những chuyến thăm hợp tác hữu nghị của lực lượng hải quân Ấn Độ đến các quốc gia Đông Á còn lại. Tuy nhiên, với một thế trận lòng tin được xây dựng chặt chẽ, phản ứng của Ấn Độ trước thái độ khiêu khích đều là những động thái mang tính ôn hòa. Trong một diễn biến mới nhất, Ấn Độ đã cử 4 tàu hải quân đến thăm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 13-17/6 nhằm tăng cường an ninh hàng hải tại các tuyến đường biển nối liền hai khu vực.

Trái lại với thái độ hồ nghi của Trung Quốc, những bước đi của Ấn Độ tại khu vực Đông Á lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ. Trong chuyến công du mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến Ấn Độ trong tháng này, Mỹ đã tuyên bố ủng hộ Ấn Độ như là đối tác chiến lược chủ chốt của Mỹ ở Châu Á. Quan điểm này là bước triển khai của chính sách do Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu vào tháng 5/2007, khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ấn Độ với tư cách một cường quốc lãnh đạo Châu Á. Washington rõ ràng đã bộc lộ rõ mưu đồ "cài răng lược" - xây dựng các "biểu tượng đồng minh" của Mỹ xen kẽ nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc - với sự hiện diện rõ ràng của "tứ giác kiềm tỏa" là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, một phần của ASEAN và nay có thêm Ấn Độ. Chính sách Hướng Đông của New Delhi trùng với thế "cài răng lược" của Mỹ ở khu vực Đông Á và xa hơn là Châu Úc, nên cũng dễ hiểu khi Ấn Độ nhận được sự hậu thuẫn toàn lực của Mỹ.

Nhìn chung, với hai "thế gọng kiềm" được tạo ra từ chính sách Hướng Đông, Ấn Độ đang tiến những bước vững chắc trong việc gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đặc biệt là trong thế so sánh tương quan với Trung Quốc. Tuy thế trận của mỗi cường quốc đều nhằm vào những mục đích khác nhau, nhưng với sự xuất hiện của Ấn Độ - một cường quốc có tiềm lực mạnh nhưng lại cạnh tranh ôn hòa (ngoại trừ mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan), cục diện Đông Á nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung có thể đạt được những tiến bộ nhất định trong quá trình giải tỏa các điểm nóng. Với xu thế hợp tác và hội nhập nổi trội và quá trình phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, cuộc đấu trí giữa những "người khổng lồ" hoàn toàn có cơ sở để kết thúc theo tư duy "bất bạo động" của người Ấn.

Lục Minh Tuấn

(Khoa Quan Hệ Quốc Tế, ĐHKHXH&NV TPHCM)

15.6.12

Tăng Thanh Hà kể chuyện bán nước mía lề đường ngày nhỏ

Không có lấy một người bạn nối khố, cuộc sống nay đây mai đó, phụ mẹ bán nước mía... là thời ấu thơ nhiều vất vả của "ngọc nữ" màn ảnh Việt.

Vết sẹo tuổi thơ

Nhớ lại thời thơ ấu, Tăng Thanh Hà bảo, ngày ấy khát khao duy nhất của cô chỉ là được ở  trong một ngôi nhà rất đỗi bình thường, thay vì cuộc sống di động nay đây mai đó. Đó là những ngày cô mới lên 10 tuổi, cha làm ăn thua lỗ nên gia đình cô phải bán nhà để trả nợ. Từ đó, cô cùng mọi người trong nhà bắt đầu cuộc sống tạm bợ, luôn thay đổi nơi ở trọ.

Với Tăng Thanh Hà, đó là lý do khiến cô không có nổi một người bạn thân nối khố, không có cả cảm giác được chơi đùa hồn nhiên với những người hàng xóm chung quanh. Có chăng cô tìm thấy cảm giác thân quen khi căn phòng nào gia đình mình dọn đến ở trọ cũng chật chội và bé tí teo.
Hà Tăng kể chuyện bán nước mía lề đường ngày nhỏ 
Tuổi thơ dữ dội trong ký ức của Tăng Thanh Hà còn là những ngày phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ngày đó, cha mẹ cô có xe bán nước mía lưu động nên ngoài thời gian học là cô lại ra đỡ mẹ bán. Hôm nào trời nắng, nước mía bán chạy không sao, hôm nào trời mưa, mọi người lại tần ngần nhìn nhau thở dài. Dù thế cô vẫn cứ yêu đời, có lúc còn mong nước mía ế để được… uống thừa.

Nhiều lần cô thấy mẹ rớt nước mắt vì cuộc sống chật vật khó khăn, cô cũng khóc theo dù chưa hiểu hết nỗi lòng bà. Tuổi thơ với cô còn là những hôm dậy từ tờ mờ sáng phụ mẹ nấu cơm, sau đó đạp xe giao cơm cho khách rồi mới đến trường học.

Đến giờ cô vẫn nhớ như in hình ảnh về mình ngày ấy - cô bé 11 tuổi gầy gò và đen thui, đạp chiếc xe cà tàng mượn của chị họ đi giao cơm cho mẹ giữa trời nắng chang chang.

Vai diễn đổi đời

Không có tuổi thơ trong sáng như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng điều kỳ lạ là cô bé Tăng Thanh Hà lúc nào cũng cười tươi rói, nhiều lúc còn lẩm nhẩm diễn kịch một mình. Thấy con gái có "máu" nghệ thuật, lại mê diễn xuất nên mẹ cô dành dụm tiền đưa cô đến ghi danh học lớp diễn viên nhỏ tuổi của đội kịch Idecaf.

Từ đó, cô bắt đầu quãng thời gian sống chung với nghệ thuật, vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ làm lụng kiếm tiền lại vừa tập tành trên sân khấu kịch. Đến khi ghi danh thử vai trong bộ phim truyền hình Dốc tình của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, cô mới thật sự chạm ngõ vào con đường nghệ thuật.

Ngày ấy, cô 16 tuổi, đến thử vai một cô gái vào đời sớm với nghề kinh doanh hoa. Trong buổi casting, Tăng Thanh Hà khiến đoàn làm phim tò mò xen lẫn ngạc nhiên khi vừa háo hức lại vừa bình thản tự giới thiệu về mình rằng cô từng tham gia đội kịch thiếu nhi, cũng phụ giúp gia đình mưu sinh trong cuộc sống nên có thể đảm nhiệm vai diễn này. 

Ít ai biết rằng, để chuẩn bị cho lần casting đó, ngay trước giờ hẹn, cô phải chạy ù ra chợ mua bộ quần áo mới. Dù bộ trang phục với nhiều người là bình thường và không giúp cô gái đen nhẻm nổi bật hơn, nhưng riêng với đạo diễn Lưu Trọng Ninh, chính sự tự tin và gương mặt biểu cảm của cô làm ông ấn tượng.

Tăng Thanh Hà

Nhờ vậy cô nhận được vai diễn và trở thành diễn viên trẻ tuổi nhất trong đoàn làm phim lúc bấy giờ. Đấy cũng là lần đầu tiên cô xuất hiện trên màn ảnh nhỏ và lập tức lọt vào "mắt xanh" của nhiều đạo diễn có nghề, dần dà trở thành cái tên đắt giá.

Hà "đổi đời" khi liên tiếp nhận được lời mời đóng phim, đóng quảng cáo. Có điều ít ai ngờ rằng số tiền cát-xê từ việc lần đầu đóng phim, cô tự thưởng cho mình bằng món… ổi chấm muối ớt. 

Không tin vào số phận

Từ cô bé bán nước mía đen nhẻm đến nay Tăng Thanh Hà đã trở thành nhan sắc ấn tượng trên màn ảnh Việt. Dù thế, cô bảo không tin vào số phận, mà mọi thứ đến với mình đều có sự dự định cả.

Với Tăng Thanh Hà, những gì cô có được hôm nay, 30% nhờ may mắn, 70% còn lại nhờ vào sự nỗ lực của bản thân. Cho đến giờ, dù bận rộn nhưng cô chia sẻ có một thói quen vẫn giữ là đọc sách. Cô bảo: "Tôi có thể ôm một cuốn sách từ trong nhà ra đến ngoài đường, say sưa đọc rất nhanh. Vì vậy, vật bất ly thân của tôi là một hay thậm chí là nhiều cuốn sách". 

Theo ANTĐ

11.6.12

Hãy coi chừng… táo Trung Quốc bọc túi tẩm thuốc sâu !


Truyền thông Trung Quốc ngày 11/6 đưa tin thương hiệu táo nổi tiếng Hồng Phú Sĩ nổi tiếng khắp Trung Quốc đã... sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc táo chín.

Ít ai biết rằng những trái táo Yên Đài, tỉnh Sơn Đông chín mọng không hề có dấu hiệu nấm mốc và rất được giá đã từng được bao bọc trong túi giấy có thuốc trừ sâu từ lúc còn non cho tới khi táo chín. 
Không ai biết được những trái táo chín mọng, bắt mắt này độc hại như thế nào đối với sức khỏe người tiêu dùng khi nó được bọc thuốc sâu từ lúc còn non  

Ở Thê Hà và Chiêu Viễn (Sơn Đông), hầu hết nông dân trồng táo đều sử dụng một loại túi tẩm thuốc trừ sâu cấm sử dụng để bọc trái táo từ khi còn xanh.
Tháng 3 năm nay chính quyền địa phương kiểm tra phát hiện hơn 2 triệu chiếc túi tẩm thuốc sâu được bày bán và đã có văn bản cấm sử dụng thuốc sâu vào túi bọc táo. Tuy nhiên, hiện tại tình trạng sử dụng loại túi độc hại này vẫn diễn ra phổ biến.

Những chiếc túi có màu vàng nhạt được làm bằng giấy tái chế, bên trong bám đầy những hạt bột trắng, đó chính là thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp với quả táo từ lúc còn non. Người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang để tránh bị ngộ độc.
Những trái táo sau khi được bọc túi thuốc sâu, khi chín rất đẹp mã và không hề có nấm mốc nên bán được giá rất cao. Chỉ tính riêng các chợ đầu mối lớn tại Bắc Kinh mỗi năm đã tiêu thụ hơn 10 vạn tấn.

Một điều đáng ngại là khi báo giới Trung Quốc phát hiện ra tình trạng này, thì “Nhân dân nhật báo” ngày 11/6 đăng ý kiến phản hồi của ông Chu Tấn Quốc, Phó vụ trưởng vụ Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp Trung Quốc hiện nay đã an toàn hơn trước. Tránh bình luận trực tiếp về thông tin người dân trồng táo ở Yên Đài, Sơn Đông dùng túi tẩm thuốc trừ sâu đã cấm sử dụng để bọc táo, ông Chu Tấn Quốc nhấn mạnh việc sử dụng các loại túi tẩm thuốc bảo vệ thực vật để bọc trái cây non không có gì đáng sợ!?

Khi phóng viên tờ Tân Kinh báo đem mẫu túi tẩm thuốc trừ sâu mà nông dân Sơn Đông sử dụng về gõ cửa các cơ quan chuyên môn tại Bắc Kinh xét nghiệm thành phần cũng như độc tính của các loại túi này thì đều nhận được cái lắc đầu.
Những trái táo Yên Đài, Sơn Đông to, chín mọng mà không có một chút dấu hiệu nào của nấm mốc rất được giá nhưng ít ai biết rằng nó được bao bọc bởi thuốc sâu từ lúc còn non đến lúc táo chín  

Tình trạng lương thực, thực phẩm nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc chứa dư lượng thuốc trừ sâu hiện đang dấy lên mối lo ngại không chỉ với người tiêu dùng Trung Quốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng các nước khác vì hoa quả, nông sản từ Trung Quốc xuất sang các nước khác khá nhiều. Bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó căn bệnh ung thư được nhiều người cho rằng có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống các sản phẩm có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu.

Theo giaoduc.net.vn

Hiếu chiến, tờ Hoàn cầu bị kêu gọi đóng cửa


Việc đăng tải nhiều bài báo mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, thậm chí “sặc mùi thuốc súng”, khiến người ta tự hỏi “Hoàn cầu Thời báo” của Trung Quốc sinh ra để làm gì?

Lợi bất cập hại

Đã đến lúc Trung Quốc phải khai tử “Hoàn cầu Thời báo”! Đó là lời khuyên của học giả người Hàn Quốc Seong Hyon Lee, tốt nghiệp Đại học Harvard danh tiếng và là chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu truyền thông quốc tế của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. 

Trên báo Tài Kinh (Tạp chí Tài chính), học giả Seong Hyon Lee viết rằng “Hoàn cầu Thời báo” là “một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc cần phải ‘khai tử’ tờ báo này!”.

Ông Seong Hyon Lee cho biết rất nhiều người nước ngoài quan tâm đến “Hoàn cầu Thời báo” (Global Times) Quốc bởi biết rõ nó phản ánh “những quan điểm bên trong” (không nói ra) của đảng cầm quyền, nhất là khi tờ báo này lại được kiểm chứng dưới nhãn hiệu của “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nhận xét “Hoàn cầu Thời báo” đang “vẽ” lên một Trung Quốc gặp nguy khốn, bị vây bủa tứ bề. Cứ theo hình ảnh mà tờ báo này “vẽ”, Trung Quốc là một đất nước bị cô lập, không có mấy bạn bè, các thiện ý của nó luôn bị giải thích sai lệch. Do vậy, Trung Quốc phải “tả xung, hữu đột” để thoát khỏi vòng vây. 

Đối với độc giả trong nước, theo ông Lee, thế giới mà “Hoàn cầu thời báo” vẽ ra là một thế giới nguy hiểm và đầy rẫy những âm mưu. Bởi vậy, người đọc của tờ báo này dễ bị tiêm nhiễm “tâm trạng của kẻ bị vây hãm”, luôn cảnh giác với thế giới bên ngoài. Về mặt tâm lý, những người đọc này có nguy cơ đánh mất sự tự tin. Từ chỗ liên tục bị lặn hụp trong những ngộ nhận, họ sẽ đâm ra ngờ vực và thù nghịch thế giới bên ngoài.

Học giả Seong Hyon Lee viết: “Trên thực tế, đất nước Trung Quốc đang hiển hiện một cách đáng sợ trong con mắt người nước ngoài”. 

Theo nghiencuubiendong.vn, một ví dụ điển hình là giữa lúc căng thẳng Trung Quốc-Philippines lên đến đỉnh điểm về bãi cạn Scarbourough hồi cuối tháng 5/2012, “Hoàn cầu Thời báo” đã kêu gọi thành lập “binh đoàn xây dựng Nam Hải (Biển Đông)”. Theo “Hoàn cầu Thời báo”, binh đoàn này sẽ bao gồm các đoàn khảo sát dầu khí, đoàn sản xuất nghề cá, đoàn xây dựng cơ sở vật chất. Các đoàn đội này cũng có  cả tàu sản xuất, tàu hộ vệ vũ trang và tàu hậu cần, hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ, khi xảy ra khủng hoảng có thể phối hợp ứng phó. Trung Quốc có thể…rút một số tàu không chủ lực của hải quân để tham gia “binh đoàn xây dựng và sản xuất” ở Biển Đông. Trung Quốc có thể cân nhắc thu hồi một hoặc một số đảo ở Biển Đông hiện nằm trong tay các nước khác. 

Học giả Seong Hyon Lee kết luận: “Khi Trung Quốc và phương Tây nay đang cọ xát với nhau về nhiều vấn đề như mô hình phát triển và các hệ thống giá trị, thì việc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả, nhờ đó tăng được số lượng phát hành và thu được nhiều quảng cáo. Nhưng người ta lại đang tự hỏi liệu đó có phải là chủ nghĩa yêu nước đích thực hay là thứ chủ nghĩa yêu nước ‘giả cầy’ vì mục tiêu thương mại?”.

Đôi nét về 'Hoàn cầu Thời báo'

“Hoàn cầu Thời báo”, ra đời năm 1993, có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh (Global Times), nội dung không khác nhau nhiều lắm. Nếu tính về lượng độc giả, “Hoàn cầu Thời báo” là tờ báo đứng thứ thứ ba Trung Quốc, với 2,4 triệu người đọc báo in mỗi ngày. Báo điện tử có tới 10 triệu lượt độc giả. 

Trụ sở của “Hoàn cầu Thời báo” nằm trong tổng hành dinh của “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các biên tập viên cao cấp của “Hoàn cầu Thời báo” hàng ngày tới nhiệm sở trong tòa nhà được canh gác chặt chẽ ở phía Đông thủ đô Bắc Kinh để làm việc cần mẫn tới 14 tiếng đồng hồ. Trong thời gian bận rộn đó "họ đặt và biên tập các bài báo cũng như xã luận về nhiều chủ đề: từ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông, thái độ ma mãnh của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới lượng bia rượu khổng lồ mà các quan chức nhà nước tiêu thụ...”. 

Thời gian gần đây, khi nhiều cơ quan truyền thông ở Trung Quốc đã phải thương mại hóa bằng nhiều  cách khác nhau, “Hoàn cầu Thời báo” lại chọn cho mình con đường dân tộc chủ nghĩa để tăng lượng độc giả. Tờ báo này được bên ngoài chú ý không phải vì các bản tin mà qua các bài xã luận đanh thép, đại loại như đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải “sẵn sàng nghe tiếng đại bác”.
Tổng biên tập “Hoàn cầu Thời báo” là  Hồ Tích Tiến, ngoại ngũ tuần, từng học về đối ngoại quốc phòng ở Nam Kinh và có bằng thạc sĩ văn học Nga của Đại học Bắc Kinh. Ông này từng là phóng viên chiến trường và ham viết xã luận. Jeremy Goldkorn - chuyên gia về truyền thông Trung Quốc và sáng lập viên của mạng Danwei.org - nói rằng Tổng biên tập Hồ Tích Tiến đã thành công trong việc kết nối cái gọi là “giáo dục tinh thần yêu nước” và vai trò kiếm tiền của tờ báo trong thời buổi không còn bao cấp nữa.

Một trong những điều Tổng biên tập Hồ Tích Tiến khoái nhất là đưa ra các nhận định trái chiều. Thí dụ, trong khi các báo và các trang mạng xuýt xoa về việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đi ăn tối tại một quán mì bình dân hay phong thái bình dị của tân đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke, “Hoàn cầu Thời báo” nói toạc ra: "Để bảo đảm an ninh cho ông Biden ở quán mì ven đường còn tốn kém gấp nhiều lần so với ăn ở Nhà khách Chính phủ".

Minh Bích (tổng hợp) 
http://baodatviet.vn/