Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

31.8.14

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc.
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Kết luận số 92 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trình bày nêu rõ: Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp thông qua xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các vấn đề về tổ chức cơ quan điều tra, về thi hành án; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án; chỉ đạo công tác bổ trợ tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật…

Các bộ, ngành và địa phương được chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92 và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hết sức nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên về công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt.

Thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; tập trung các nguồn lực cho việc hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ công chức; bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động tư pháp…

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, cho ý kiến về những định hướng lớn trong các dự án luật, pháp lệnh để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Đồng thời, sớm cho ý kiến về một số đề án, dự án do các bộ, ngành chuẩn bị liên quan đến cải cách tư pháp; chỉ đạo việc tăng cường triển khai Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh; cho ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tăng cường năng lực tranh tụng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng…

Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh.

Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…

“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.

Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Theo VGP

3.8.14

Kami - Giàn khoan HY-981: Cú sốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Giàn khoan HY-981 rút khỏi lãnh hải Việt nam được phía Trung quốc cho biết là do đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có lẽ việc Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam là một hành động mang tính chiến thuật, với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.


Diễn biến chính trường VN

Từ đầu năm 2014, chính trường Việt nam có nhiều dấu hiệu cho thấy phe của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong và có khả năng có thể khuynh loát hệ thống chính trị Việt nam. Một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết phe cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng đang được sự ủng hộ của quá bán (9/16) các nhân vật trong Bộ Chính trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng. Trong khi phe bảo thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra yếu thế hơn gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang. Riêng ông Trương Tấn Sang vẫn giữ vai trò trung lập, tuy hơi nghiêng về phe cải cách, song ông này chỉ ủng hộ những cải cách về kinh tế. Điều quan trọng hơn cả là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nắm đa số các ủy viên trong Ban Chấp hành TW, với bằng chứng là sự thắng lợi của phe này đạt được khi bầu bổ xung hai thành viên Bộ Chính trị trước đó. Đó là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử thay vì hai ứng viên được coi là nặng ký hơn là ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính TW và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW là những người được cho là thuộc về phe Đảng.

Chính vì thế nên trong thông điệp đầu năm mới 2014 của mình, Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng đã không ngại ngần đề cập tới vấn đề cải cách thể chế chính trị, đúng vào ngày Bản Hiến pháp 1992 Sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực. Điều đó xảy ra vào lúc chỉ còn chưa đầy 2 năm Đại hội Đảng khóa XII sẽ khai mạc vào đầu năm 2016, đây là lúc các phe phái trong Đảng sẽ thỏa thuận làm cơ sở để chia chác quyền lực. Việc Thủ tướng Dũng sinh năm 1949 đã giữ chức Thủ tướng 2 nhiệm, kỳ theo quy định nếu muốn tại vị thì ông Dũng phải đảm nhận chức vụ mới như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc chức vụ Tổng Bí thư. Theo nhận định chung của dư luận, thì một người có tham vọng và có bề dày chính trị như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì việc ông ta đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 sẽ là lựa chọn duy nhất thích hợp để có thể thực hiện việc tiến hành cải cách thể chế chính trị để đưa chính trị Việt nam theo mô hình của Putin ở nước Nga hiện nay.

Tuy nhiên trước đó, sau Đại hội lần thứ XI, khi ấy phe của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang mạnh, đó là thời gian sóng gió nhất của Thủ tướng Dũng. Vào thời điểm Hội nghị TW 4, khi trong các đơn vị quân đội có luồng tin đồn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiến hành cải cách thể chế chính trị, thay đổi Hiến pháp để biến mình thành một vị Tổng thống. Đây là lý do chính đã khiến Thủ tướng Dũng bị đưa ra kiểm điểm tại HN TW 6 - khóa XI diễn ra vào tháng 10.2012. Khi ấy người ta tưởng ông Thủ tướng sẽ "ngã ngựa", vậy mà như nhờ một phép thần, Thủ tướng Dũng đã vượt qua và đã giành thắng lợi một cách ngoạn mục trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành TW. Và trái lại người ta đã được chứng kiến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi không dấu được nước mắt trước ống kính truyền hình trong phiên bế mạc. Cũng qua cuộc thử sức này đã cho thấy uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn rất cao và rất khó có thế lực nào có thể hạ bệ được đồng chí trong thời điểm đó và kể cả trong hiện tại.
Đến đầu năm 2014, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người sẽ nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN đã trở thành việc gàn như không phải bàn cãi. Người ta hy vọng ông Dũng với vai trò Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ là người tiến hành cải cách thể chế chính trị hiện tại để tiến tới chức vụ Tổng thống mới của Việt nam. Như thông điệp đầu năm mới là xây dựng một nhà nước Dân chủ và Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật. Rồi những tháng trước Hội nghị TW 9 (tháng 5.2014), một lần nữa tin đồn này lại nóng trở lại, khi ấy ở Việt nam người ta hồ hởi xầm xì cho rằng sắp tới Việt nam sẽ có sự thay đổi thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó người ta tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy thế mạnh của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm trước Hội nghị TW 9 đã đến mức nào?

Nên nhớ, trong trường hợp để Việt nam thoát vòng cương tỏa của Trung quốc và trở thành một mắt xích quan trọng trong vòng vây Trung quốc của Hoa kỳ ở phía Thái Bình dương, đó là trục Nhật bản, Đài loan, Philippines... là điều Bắc kinh sợ nhất. Đây không chỉ là mối đe dọa cho các đối thủ chính trị của Thủ tướng Dũng trong nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam, mà còn là mối lo sợ của nước láng giềng Trung quốc trong việc kiểm tỏa chính trị Việt nam. Và tất nhiên ban lãnh đạo Trung quốc hết sức bực tức và nghĩ rằng họ cần phải ra tay để đảo ngược tình thế này, để ngăn chặn không để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.

Lá bài giàn khoan HY-981

Cần phải thừa nhận giấc mộng độc chiếm Biển Đông của chính quyền Trung quốc đã và đang là hiện thực, chỉ trong vài chục năm với chính sách bành trướng lãnh hải theo chiến lược gặm nhấm dân dần đã biến Trung quốc từ một quốc gia hầu như không có chỗ đứng trong Biển Đông, đến nay Trung quốc đã có không ít các đảo, bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông. Điều này dần dần đã giúp Trung quốc không ngừng tăng vị thế trong khu vực có tranh chấp. Cho đến nay, với việc đóng hàng loạt các giàn khoan di động kiểu như HY-981, Trung quốc đã chứng tỏ họ có toàn quyền mang đến hoặc rút đi các giàn khoan này, với mục đich neo đậu và tiến hành công tác thăm dò dầu khí mà hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan trước thời hạn vì giàn khoan đã hoàn tất công việc cần thiết và rất thành công. Theo phía Trng quốc, việc di chuyển giàn khoan là một động thái hoàn toàn mang tính thương mại, được thực hiện trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ, mà không hề ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Điều này khác so với tuyên bố ban đầu của họ là giàn khoan sẽ hoạt động tới ngày 15.8.2014. Trước đó nhiều chuyên gia đánh giá cho rằng việc đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông là bước khởi đầu trong việc khẳng định chủ quyền của Trung quốc thông qua đường Lưỡi Bò chín đoạn và sở dĩ họ chọn vùng lãnh hải của Việt nam vì Trung quốc đã nắm được tử huyệt của ban lãnh đạo Đảng CSVN thông qua mối bang giao hợp tác chiến lược và toàn diện trong khuôn khổ 4 tốt và 16 chữ vàng. Do vậy việc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng lãnh hải của Việt nam chắc chắc sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Trong bài viết "Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 sớm hơn dự kiến" trên tờ The Diplomat mới đây, GS.Carl Thayer chuyên gia phân tích của Học viện quốc phòng Australia cho biết 1 trong 4 lý khiến Trung quốc rút giàn khoan là nhằm "Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc" là một điều đáng quan tâm nhất. Nói cho đúng, cũng theo bài báo trên cho biết: "Vào tháng Năm vừa qua, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết rằng rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu từ chính quyền để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể". Điều đó cộng với tin "Trước khi các hoạt động khoan dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.". Và "... theo các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng 5.2014 từ HY-981 có thể quan sát được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được phục hồi để sử dụng trong thương mại."

Điều đó cho thấy việc đưa giàn khoan HY-981 vào khu vực Biển Đông của chính quyền Trung quốc là một giải pháp tình thế mang tính "đột xuất" mà hoàn toàn không được chuẩn bị trước và hành động này đơn thuần mang tính chất chính trị chứ hoàn toàn không phục vụ cho mục đích thương mại như phía Trung quốc tuyên bố. Phải chăng các diễn biến chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN như phân tích ở trên, là lý do quan trọng khiến phía Trung quốc phải ra tay, thông qua việc đưa giàn khoan HY-981 để đảo ngược tình thế vốn đang có những triệu chứng rất bất lợi cho họ?

Sự ứng cứu từ Trung quốc

Trung quốc biết rất rõ rằng rất nhiều người trong Bộ Chính trị Đảng CSVN, kể các các nhân vật đang thuộc về phe "cải cách" của Thủ tướng Dũng cũng rất lo ngại phản ứng của Trung Quốc trước việc nếu Việt nam thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ và họ sẵn sàng lựa chọn một giải pháp không làm mất lòng Trung quốc để đảm bảo tính an toàn trong sự nghiệp chính trị của họ.
Trong 02 tháng với sự hiện diện của HY-981 trên Biển Đông, ngay lập tức các hoạt động và các lời tuyên bố cứng rắn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ là một người đang làm chủ cuộc chơi, với hy vọng tạo ra một sự đồng thuận từ trong Bộ Chính trị trong cách đối phó với vụ khủng hoảng giàn khoan trên Biển Đông. Trong lúc phe bảo thủ trong Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn rất dè dặt, thận trọng để giữ đường lối thân Trung Quốc như từ trước đến nay. Đỉnh cao là phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, khi trả lời báo chí ở Philippines, khi cho rằng "Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, kể cả việc cho rằng Việt nam sẽ theo gương Philippines khởi kiện Trung quốc đã nhận được sự đồng tình của đa số dân chúng Việt nam.

Nhưng ít ai, kể cả Thủ tướng Dũng lại có thể nghĩ rằng việc biểu thị thái độ chống Trung quốc một cách triệt để như vậy là điều làm hại ông ta và vô tình những cái đó đã trở thành ngòi nổ trong việc tranh cãi gay gắt về quan điểm chống Trung quốc, phương án pháp lý khởi kiện Trung quốc và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ trong Bộ Chính trị. Dù rằng với Thủ tướng Dũng, trở ngại lớn nhất của ông ta là phe bảo thủ thân Trung quốc với sự hậu thuẫn của Trung quốc, nhưng bản thân ông không hình dung được rằng Trung quốc đã dùng chiêu một mũi tên trúng nhiều đích. Họ chấp nhận mất nhiều mất công sức khi sử dụng giàn khoan HY-981 như một con bài tẩy nhằm đảo ngược thế cờ tương quan lực lượng trong ban lãnh đạo Việt nam. Kể cả việc tạo ra các vụ bạo động có tổ chức sau biểu tình ôn hòa ở các khu công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng... diễn ra trong sự im lặng đáng ngờ của các lực lượng công an.

Đó cũng là nguyên nhân sự xuất hiện của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Việt nam trong hai ngày 17-18.6.2014. Trong chuyến thăm này với thái độ rất cứng rắn, không dấu vẻ đe dọa Dương Khiết Trì đã lớn tiếng yêu cầu Việt nam phải chấm dứt những hành động quấy rôi và phản đối giàn khoan của Trung Quốc, không được lôi kéo các nước tham dự vào vấn này, không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà bình phá hoại 2 nước. Đồng thời cảnh cáo nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó thì Việt Nam sẽ chịu hậu quả. Không những thế, cùng lúc truyền thông Trung Quốc những ngày này đã chỉ trích đích danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc.

Tất cả những cái đó chứng tỏ đã có một kịch bản có sẵn nhằm gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung. Điều đó hoàn toàn phù hợp với các phân tích, nhận định trước đó về chuyến thăm Việt nam của Dương Khiết Trì, khi cho rằng với động cơ và mục đích rất thâm hiểm. Đó là nhằm trấn an cho một bộ phận lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thân lệ Trung Quốc rằng Trung Quốc luôn đứng sau họ. Với điều kiện họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung Quốc từ phía ban lãnh đạo Việt nam. Với mục đích chính để chia rẽ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, vì hơn ai hết Trung Quốc hiểu rất sâu tình hình nội bộ Việt Nam.

Lật ngược thế cờ

Ngay sau đó, chuyến thăm Hoa kỳ chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry trong lúc vụ việc giàn khoan đang ở hồi căng thẳng đã bị hủy bỏ mà không giải thích lý do. Thay vào đó là chuyến thăm của Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị một nhân vật dược cho là giáo điều và thân Trung quốc với kết quả không hài lòng. Và trong cuộc họp đột xuất của Bộ Chính trị tổ chức sau chuyến thăm của Dương Khiết trì kết thúc, người ta thấy các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân, Phùng Quang Thanh đã ủng hộ quan điểm của phía Trung quốc. Nghĩa là số người đứng về phía thân Trung quốc tăng lên từ 6 người thành 9 người và số người trong phe cải cách giảm xuống từ 9 người còn 7 người, đáng chú ý là hai Bộ trưởng Quốc phòng và Công an đã không cùng quan điểm với Thủ tướng Dũng. Điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của ông Thủ tướng trong ban lãnh đạo Đảng CSVN.

Lập tức cán cân lực lượng giữa các phe phái trong Bộ Chính trị đã đảo chiều, đẫn đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập tức đã đứng về phe thiểu số và đang có nguy cơ sẽ bị cô lập trong Bộ Chính trị. Vì đa số thành viên của Bộ Chính trị đều thấy rằng quan điểm chống Trung quốc và thân phương Tây của ông Dũng có thể gây bất ổn và xáo trộn về chính trị, đó là điều hoàn toàn bất lợi cho Đảng và cá nhân họ. Điều này có nghĩa là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có nguy cơ bị gạt qua một bên trong bộ máy lãnh đạo của Đảng CSVN. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc Việt nam gia nhập TP, cái mà phe cải cách của Thủ tướng Dũng xem là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế Việt nam, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trong lúc những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn thấy sự cần thiết duy trì vai trò chủ đạo của khu vực Kinh tế nhà nước, cho dù khu vực này trên thực tế đã hoạt động không có hiệu quả. Song họ tin rằng những cải cách và các nhượng bộ của Chính phủ Việt nam do yêu cầu của Mỹ để được tham dự vào TPP là quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước.
Đây là thành tích triệt hạ đáng kể của phe chống Thủ tướng Dũng, nhằm chặn đứng xu thế cải cách có xu hướng thân phương Tây của phe "cải cách" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Hành động này xảy ra giữa lúc nền kinh tế Việt nam đang lao đao và xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, mà TPP là một cứu cánh theo cách nhìn của mọi phía. Song đối với Trung quốc, điều đó trái với chính sách ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc của họ

Kết:

Các học giả quốc tế cho rằng "Việt nam sẽ mất trọn Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam không thống nhất được với nhau" và điều đó Trung quốc đã thành công. Có thông tin cho rằng phía Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam tiêu tốn mỗi ngày tốn gần 1 triệu USD, vị chi sau hơn hai tháng họ đã chịu mất số tiền hơn 60 triệu USD. Đến lúc này có lẽ người ta mới hiểu rõ lý do vì sao Bắc kinh đột nhiên đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông. Đó là với mục đích chính là để lật ngược thế cờ tương quan giữa các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN, đồng thời để hỗ trợ cho nhóm thân Trung quốc với hy vọng tiếp tục khống chế Việt nam trong vòng cương tỏa của họ trong thời gian tới. Điều đó cho thấy chỉ mất 60 triệu USD mà lật ngược thế cờ là một cái giá quá rẻ mà Trung quốc phải bỏ ra với một đối thủ quan trọng như Thủ tướng Dũng.

Ngày 02 tháng 8 năm 2014

© Kami

Theo RFA blog

18.7.14

Trọng Nghĩa - Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ Việt Nam

Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết: Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Bài viết « Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ tại Hà Nội - South China Sea: China’s Oil Rig and Political In-fighting in Hanoi » bao gồm một số câu trả lời phỏng vấn báo chí. Được sự đồng ý của Giáo sư Thayer, RFI xin giới thiệu nguyên văn phần hỏi-đáp.

HỎI: Đấu đá nội bộ giữa hai phe thân Trung Quốc và thân Mỹ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngăn cản không cho Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc ngay cả trước vụ giàn khoan HY-981. Giáo sư có thể xác nhận điều này hay không, và dựa trên yếu tố nào để chứng minh?

ĐÁP: Việt Nam đã cân nhắc hành động pháp lý chống lại Trung Quốc từ sáu năm nay, theo các nguồn tin từ Hà Nội. Khi xẩy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981, Việt Nam đã xem xét hai phương pháp tiếp cận riêng biệt, một liên quan đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một liên quan đến quần đảo Trường Sa.

Sự kiện Việt Nam vẫn chưa khởi động vụ kiện chống Trung Quốc, và cũng không hỗ trợ vụ kiện của Philippines, là bằng chứng cho thấy phương án pháp lý không đảm bảo được một đa số trong Bộ Chính trị.

Điều cũng đáng ghi nhận là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tuyên bố mạnh mẽ về các hành động pháp lý. Theo ông, hành động pháp lý sẽ phụ thuộc vào thời gian. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nói tại Đối thoại Shangri-La rằng lựa chọn pháp lý là một phương sách cuối cùng.

Có tin cho rằng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm gần đây, đã cảnh cáo Việt Nam về việc tìm kiếm hành động pháp lý.

HỎI: Trung Quốc hiện đã di chuyển giàn khoan trước thời hạn giữa tháng Tám như từng nói lúc ban đầu. Như vậy có thể nói rằng phe thân Trung Quốc đã giành được thế thượng phong hay không? Nếu đúng thì tại sao? Nếu không, thì tại sao không?

ĐÁP: Việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu sẽ làm cho căng thẳng giảm ngay lập tức. Trung Quốc cũng sẽ rút hạm đội hơn một trăm chiếc tàu và chiến hạm. Điều này sẽ tạo tiền đề cho Việt Nam rút lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ra khỏi khu vực. Do đó, sẽ có cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam để thảo luận về cách đưa quan hệ hai nước trở lại hướng cũ.

Phe gọi là ủng hộ Trung Quốc, hoặc là thỏa hiệp (accommodationist), sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể sẽ làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có khả năng xẩy ra trong tương lai gần. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên.

Một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự kiến sẽ cân nhắc lợi hại của hành động pháp lý chống Trung Quốc. Cuộc họp đó sẽ chuyển khuyến nghị lên Bộ Chính trị.

HỎI: Theo quan điểm của phe thân Trung Quốc, hậu quả của việc xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ như thế nào? Cũng như thế, theo quan điểm của phe thân Mỹ, việc tiếp tục thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ có hại ra sao về chính trị và kinh tế?

ĐÁP: Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến áp lực tiêu cực, thậm chí biện pháp trừng phạt từ phía Trung Quốc. Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ kéo theo một số đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu của Mỹ, đòi Việt Nam chứng tỏ tiến bộ về nhân quyền và áp lực của Mỹ đòi quyền tiếp cận Việt Nam rộng rãi hơn về quân sự, chẳng hạn như Vịnh Cam Ranh, gia tăng các chuyến Hải quân ghé cảng và các cuộc tập trận chung.

Phe gọi là thân Mỹ sẽ cảm thấy rằng việc thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ hạn chế quyền tự do hành động của Việt Nam và đưa Việt Nam vào thế phục tùng và lệ thuộc Trung Quốc. Sự phụ thuộc ý thức hệ sẽ làm giảm triển vọng cải cách kinh tế ở Việt Nam.

HỎI : Việc Trung Quốc rút giàn khoan ảnh hưởng ra sao đến đấu đá nội bộ giữa hai phe tại Việt Nam? Trường đấu có thể kết thúc thế nào?

ĐÁP: Sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan sẽ dẫn đến việc giảm căng thẳng và làm tăng khả năng các cuộc đàm phán song phương cấp cao Việt-Trung. Điều đó sẽ có lợi cho những người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc. Đấu đá trong nội bộ Đảng có khả năng tăng cường độ trên những bất đồng về lợi ích ngắn hạn so với lợi ích lâu dài.

HỎI : Đấu tranh giữa phe ủng hộ Trung Quốc với phe thân Mỹ sẽ nhào nặn cách Việt Nam xử lý các cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc như thế nào?

ĐÁP: Nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tục chia rẽ giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Việt Nam sẽ thận trọng tiến hành việc này và một cách thất thường.

Còn về cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc, nhóm thỏa hiệp sẽ tự kiểm duyệt chính mình. Họ sẽ phủ quyết bất kỳ chính sách nào có khả năng khơi dậy sự giận dữ của Trung Quốc. Họ sẽ liên kết với Trung Quốc, tức là tránh chỉ trích Trung Quốc với hy vọng rằng Việt Nam sẽ được thưởng công về kinh tế cho hành vi tốt của mình.

Vấn đề là việc chia sẻ cùng một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa sẽ trói tay Việt Nam và hạn chế khả năng hoạt động vì lợi ích dân tộc. Tóm lại, cuộc đấu đá tiếp tục giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ sẽ làm suy yếu khả năng của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích dân tộc của mình và chống lại áp lực từ Trung Quốc.

HỎI: Liệu việc Trung Quốc rút giàn khoan có liên quan đến việc Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc vào tuần trước, và cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình cách đây vài ngày?

ĐÁP: Việc Trung Quốc rút giàn khoan không liên quan trực tiếp đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ và các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vì các quyết định loại này không thể được thực hiện dưới sự thúc ép của tình hình.

Trung Quốc có thể là đã quyết định dời giàn khoan, vì dữ liệu thương mại đầy đủ đã được thu thập và họ không có gì để mất khi kết thúc sớm hoạt động thăm dò dầu khí. Chắc chắn là bão Rammasun sắp đến cũng tác động đến quyết định rút sớm.

Cuối cùng, Trung Quốc cũng chú tâm đến chính sách chiến lược. Họ muốn tác động đến một cuộc họp quan trọng sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà mục tiêu là quyết định nên hay không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và, rất có thể là tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

Trọng Nghĩa

Theo Đài RFI

19.6.14

Vinh Chấn - Không “thoát Trung” thì làm gì? Không “phò Nguyễn Tấn Dũng” thì theo ai?

Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?


10.6.14

Nguyễn Thanh Giang - Bộ trưởng Quốc Phòng chống lại Thủ Tướng?

Từ ngày Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam lương tri nhân loại bị xúc phạm mạnh. Hàng loạt học giả, chính khách, nhà lãnh đạo … ở nhiều nước đều lên án Trung Quốc, bênh vực Việt Nam:


Tại hội nghị “Đối thoại Shangri-La 13”, sau khi chỉ trích gay gắt “Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và đe dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động không thể biện hộ. Không thể dựa vào bạo lực vào áp bức mà phải dùng những biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức tuyên bố: “Nhật Bản không ngần ngại và luôn sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ các nước ASEAN bao gồm Việt Nam và Philipin trong những nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không”.

Mở đầu bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel cũng chỉ mặt, lên án Trung Quốc: “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên Biển Đông, làm mất ổn định khu vực”. Ông cảnh báo rằng, Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và khi có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế.

Ngay trong ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng ba nước gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã sốt sắng tiến hành ngay một cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La.

Hội đàm đã ra một tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hoạt động làm căng thẳng gia tăng và yêu cầu làm rõ các đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tuyên bố nhấn mạnh lợi ích chung của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên vùng biển khu vực.

Không khí nồng ấm đang hết sức có lợi cho ta, thì bất ngờ, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, như hắt bát nước lạnh vào mặt mọi người khi ông nói:
“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi mà họ đã giết của ta 75 người ở Hoàng Sa, năm 1974, 64 người ở Trường Sa, năm 1988, 6 vạn người vừa chết vừa bị thương khi họ sang “dạy cho Việt Nam một bài học”, năm 1979. (Nỗi đau, nỗi nhục này lớn bội phần so với nỗi đau thương do ta tự giết nhau trong trận chiến Nam - Bắc vì đây là chuyện người Trung Quốc sang giết chiến sỹ và đồng bào ta rất dã man, tàn hại).

Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi họ đang đâm chìm và phá hỏng của ta hơn 30 tầu thuyền, giết và làm bị thương hàng loạt người của ta trong vùng hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981.

Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi núp dưới chiêu bài làm kinh tế họ đang xây dựng hàng loạt “căn cứ địa” ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Nghĩa Hưng … Họ đưa lao động phổ thông sang sinh con đẻ cái, lập “Làng Tàu”, “Phố Tầu” để xây dựng “đội quân thứ năm”.

Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi Chủ tịch TLĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phải cảnh báo giữa Quốc hội về con số nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 lên đến hơn 23 tỷ USD, đồng thời nêu lên nghi vấn: “Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo, làm tăng giá thành, và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam”.

Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp…” khi hết bọn “thương gia” Trung Quốc này đến bọn khác sang Việt Nam phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường thông qua các thủ đoạn thu mua rễ sim, rễ hồi, ốc bươu vàng, đỉa …

Nguyễn Phú Trọng bị lên án là vô cảm, vô lương, vô trách nhiệm với Tổ quốc, đồng bào khi đang tâm ngoảnh mặt làm thinh trước đại họa của đất nước. Phùng Quang Thanh được đưa lên diễn đàn thì lại ăn nói lăng nhăng, nhảm nhí.

Không biết dư luận bảo anh này là nội ứng của Trung Quốc có đúng không nhưng không thể không nghi ngờ khi anh ta đứng trước diễn đàn quốc tế tố cáo ta “tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông” với Trung Quốc nên ta đã gây nên “những va chạm căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Anh ta còn chạy tội xâm lăng, xóa nhòa tội ác cho bọn dã thú Đại Hán khi tuyên bố xanh rờn: “các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.

Sao Thanh lại bảo là ta tranh chấp với chúng??? Ta không hề tranh chấp gì với chúng. Chúng xông vào nhà ta đập phá tài sản, cướp của (đánh bắt trộm thủy hải sản, khoan trộm dầu khí), giết người. Chúng là lũ giặc bất lương, vô liêm sỷ. Đối với chúng, ta đành nín nhịn để giữ hòa khí chứ không thể xem là bạn được. Bất cứ ai còn nói bọn này là bạn “4 tốt” đều phải bị coi là lú lẫn, ngu xuẩn.

Trong gần hai trăm nước trên thế giới, thử đếm đầu ngón tay xem có mấy nước chuyên đi tranh giành xâm lấn bờ cõi với tất cả các nước xung quanh như bọn này? Tham tàn như lũ Đại Hán chỉ là hy hữu, là quái dị chứ sao Thanh lại cho “là điều khó tránh khỏi”!

Trên Đài Tiếng nói Việt Nam sáng 6 tháng 6 người ta còn nghe Thanh lu loa rằng phải cảnh giác trước thủ đoạn xúc xiểm từ bên ngoài. Ai xúc xiểm? Xúc xiểm những gì?

Trong nhà thờ cố TBT Lê Duẩn ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, nghe nói có tấm hoành phi ghi câu nói bất hủ sau đây: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Câu này rất đúng. Ta vì dại dột mà bị Liên Xô, Trung Quốc xúc xiểm xông vào đánh Mỹ. Ăn miếng trả miếng, bây giờ tại sao ta không “học tập” họ mà làm cho được việc này: Xúc xiểm Hoa Kỳ, Nhật Bản … vì Việt Nam mà đánh Trung Quốc. Việc này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu ta có đường lối đối ngoại sáng suốt, có những lãnh đạo thực sự tài ba. Hoa Kỳ, Nhật Bản rất có thể sẵn sàng xông vào đánh Trung Quốc vừa để lôi kéo Việt Nam, vừa để bảo vệ quyền lợi giao thương của họ trên Biển Đông, đồng thời ngăn chặn ý đồ bá quyền Đại Hán uy hiếp vị trí siêu cường số một của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28.5, ông Obama cho biết quân đội Mỹ sẵn sàng tham chiến. Ông nói: “Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”.

Có người bảo diễn văn của Phùng Quang Thanh đã được Bộ Chính trị duyệt từng câu từng chữ. Tôi rất không tin. Trong 16 con người ấy dù có những kẻ Lú thì cũng còn phải có Người khôn chứ.
Đóan rằng, trước khi đi, đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương chỉ thỉnh thị ý kiến ông Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cho nên cái văn khi ở đây mới ám phải mùi tử khí khăm khẳm đến thế!
Phùng Quang Thanh sai rồi! Anh đến Shangri-La trong tư thế Bộ trưởng Quốc phòng, thành viên Chính phủ, thì anh phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và phải mang tinh thần của Chính phủ chứ.

Những người của Chính phủ như Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Đại sứ nước ta tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy, Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình … đều rất đường hoàng, cương nghị chứ có đâu dúm dó tồi tệ như Phùng Quang Thanh.

Ngay cả Chủ tịch TLĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, trước Quốc hội, cũng tranh thủ nhắc lại ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: nhân dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình hữu nghị, nhưng nhất định không chấp nhận một thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó, đồng thời ông nghiêm khắc nhắn nhủ bọn Lú: “Đây là bài học cho những ai còn mơ hồ về 16 chữ vàng, về 4 tốt”.

Hơn thế nữa, tại Hội thảo Quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 20 do hãng tin Nikkei tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thủ tướng Shinzo Abe đã “đồng ý tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm an ninh biển giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các vùng biển lân cận”, nhờ vậy, nguồn tin từ bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nước này sẽ điều một tàu vận tải đổ bộ có bãi đáp cho tám trực thăng chuyển quân và chống tàu ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ vùng biển đến Biển Đông chở theo 140 binh lính Mỹ và Úc tham gia diễn tập cứu hộ với Việt Nam, Cam Bốt và Philippines…

Theo tinh thần ấy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6 vừa qua cũng khẩn khoản: “...Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật quốc tế...”

Những người của Chính phủ khẩn trương như thế, cộng đồng nhân loại sốt sắng đến thế, vậy mà!, cái anh chàng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại gạt hết đi để khăng khăng tuyên bố: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương …”.

Thật không còn gì khờ dại hơn! Giặc xông vào nhà cướp của, giết người; chưa đú sức đem gậy gộc gươm súng ra tống cổ chúng đi thì ít nhất cũng phải la làng cho thiên hạ kéo đến. Khoanh tay lại chỉ cãi cọ “song phương” tức là tự ộp mạng cho chúng. Phải chăng Thanh đang thực hiện ý đồ Trung Quốc ép Việt Nam tự cô lập để làm miếng mồi ngon cho bọn Đại Hán dã man?

Vì quá bức xúc lo âu cho vận mệnh quốc gia, tôi đã nặng lời, xin độc giả lượng thứ.

Tôi nghĩ rằng nếu chưa nỡ đưa Phùng Quang Thanh ra tòa về tội phản quốc, bao che cho giặc thì cũng phải đem ông ta ra kiểm điểm trước Hội đồng Chính phủ về tội chống lại Thủ tướng.

Tại Hội nghị Shangri-La 12 Thủ tướng đã từng xác định mức độ cần thiết của sự tham dự của Hoa Kỳ vào chính sự Đông Nam Á: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới... Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung”.

Sau cuộc họp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 21 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố rằng: “Lãnh đạo hai nước đã đồng thuận trong việc Trung Quốc nên bị cộng đồng quốc tế lên án về vụ giàn khoan và rất nhiều các hành động trái phép khác trên biển.”

Một số người căn cứ vào câu trả lời phỏng vấn sau đây của Nguyễn Tấn Dũng để dè bỉu: “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới".

Nói thế là đúng. Chính tôi cũng chủ trương như vậy, cũng từng nói như vậy, nhưng đầy đủ hơn, trong một câu được chọn làm đầu đề của một bài công bố trên các trang mạng ngày 11 tháng 5 vừa rồi: “Không liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc, nhưng cần/phải liên minh với Hoa Kỳ để giữ Biển Đông”.

Tôi tin, khi cần, Thủ tướng cũng sẽ nói đầy đủ cả hai mệnh đề như thế.

Một số người chê trách Thủ tướng nói một đàng, làm một nẻo hoặc nói mà không làm. Thực tế cho thấy ông đã muốn thật, đã nói thật nhưng chưa thể làm nổi. Còn đường lối “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Đảng còn đứng trên luật pháp, báo chí còn bị ngáng miệng … thì có mời Lý Quang Diệu sang làm thủ tướng cũng không thể chống được tham nhũng. Tội của Vinashin, Vinaline … chủ yếu là do chủ trương “Kinh tế quốc doanh làm chủ đạo”. Đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên là do cái hớ hênh của Nông Đức Mạnh, Thủ tướng không thể làm trái quyết định của Tổng Bí thư. Bắt ai, thả ai không hoàn toàn do Thủ tướng…

Giữa trạng huống đau buồn hiện nay, chỉ riêng câu nói sau đây hoàn toàn xứng đáng được tung hô vạn tuế:
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Thật là hào sảng, thật là oanh liệt, thật là chí lý.

Trong không gian của những lãnh đạo câm lặng, của những tướng lĩnh ú ớ, của những đại biểu Quốc hội nhăng cuội (như Nguyễn Bắc Việt, ĐBQH Ninh Thuận, phát biểu tại nghị trường hôm 2.6.2014), câu nói trên của Thủ tướng như cứu với ta thóat khỏi được nỗi u hoài bi quan thê thảm để đón nhận chút ánh sáng của niềm tin.

Hãy biết trân quý tinh thần sáng suốt và sự dũng cảm ấy. Sống dưới trướng của một TBT Lú, bên cạnh một ông tướng tồi cùng với bao nhiêu thuộc hạ của họ, hẳn là Thủ tướng bị đặt trong tình huống “tứ bề thọ địch”. Hãy sát cánh cùng Thủ tướng, hãy bảo vệ và khích lệ Thủ tướng. Tôi kêu gọi.

Tôi không hề nịnh Nguyễn Tấn Dũng. Tôi không quen biết, không thuộc phe cánh mà cũng không cần gì ở Nguyễn Tấn Dũng (Tôi đã già, gần 80. Chỉ còn đêm dài trăn trở đôi khi ứa nước mắt. Không còn ăn được nhiều. Quần áo con cháu thỉnh thoảng lại mua tặng nhưng không biết mặc để làm gì. Không dám nhận bất cứ chức tước nào nữa vì đã hơi tàn lực kiệt), nhưng tôi hiểu rằng phù Nguyễn Tấn Dũng trong tình thế này là mệnh lệnh trái tim, là nghe theo tiếng kêu cứu thậm nguy của Tổ quốc.

Không thể lưỡng lự được nữa để bọn thần phục Bắc Kinh đang ngày một ấn sâu thêm cái cổ dân tộc này vào tròng đô hộ Đại Hán. Tuy nhiên, chưa thể lật đổ ĐCSVN được đâu. Chưa thể xóa tan “xứ mù” thì đành phải biết gạn đục khơi trong để suy tôn ngay cả người chột. Huống chi đôi mắt NTD tương đối sáng đấy chứ. Đừng nệ bằng cấp. Loại giáo sư-tiến sỹ kia thì sao sánh được với chàng y tá nọ.

Lại nữa, còn đấy nhân dân ta với đầy đủ tư chất trác việt, với hùng khí ngàn xưa đang tạm thời bị dồn nén (Vừa qua chỉ một kích động nhỏ, không biết từ Chính phủ, từ gián điệp Tàu hay từ Việt Tân mà sức quật cường đã bùng phát kinh hoàng đến thế).

Còn đấy những Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Chí Dũng, Ngô Bảo Châu, Đỗ thị Minh Hạnh, Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn … Cho nên hy vọng rằng, chỉ cần có tiếng sấm, triệu triệu mầm biếc nhất định sẽ bật lên óng ánh sắc trời, xua tan ám khí nội phản ngoại tặc.
Hà Nội 10 tháng 6 năm 2014

Nguyễn Thanh Giang

Theo Dân Luận

25.5.14

Thanh Bình - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'

Định hoan hô Thủ tướng nhưng xét thấy câu này chứng tỏ Việt Nam không hề có ý định thay đổi chính sách ngoại giao, nên lại thôi: "Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác và đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp báo tại Philippines. Ảnh: Thanh Bình

15.10.12

Quyết định bỏ phiếu ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra như thế nào?

Như tin trước Bồ Câu Đen đã đưa, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được 129/175 phiếu ủng hộ (~73,71%). “Người Đưa Tin” có sự nhầm lẫn khi cung cấp thông tin cho Bồ Câu Đen về lời phát biểu của 5 ý kiến yếu ớt, ông Nguyễn Tuấn Khanh (6 Khanh) Phó ban Tổ chức Trung ương là người nổ phát súng đầu tiên ủng hộ tuyệt đối đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ.



5 ý kiến yếu ớt đề nghị xem xét kỷ luật đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm có: đ/c Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ); đ/c Huỳnh Ngọc Sơn (Phó Chủ tịch Quốc Hội); đ/c Vũ Trọng Kim (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đ/c Vũ Trọng Kim là Ủy viên Trung ương Đảng “đậu vớt” trong kỳ bầu cử vừa qua); đ/c Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội) và đ/c Phan Văn Sáu (Bí thư Tỉnh ủy An Giang).

Sau phần phát biểu của các Ủy viên Trung ương, đ/c Trương Tấn Sang và đ/c Phạm Quang Nghị nhận thấy tình thế không còn thuận lợi nên đã đề nghị không bỏ phiếu (vì đã có quá nhiều ý kiến ủng hộ rồi). Nhưng, đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; đ/c Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh; đ/c Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đô đốc Hải Quân Nguyễn Văn Hiến; đ/c Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm kiên quyết yêu cầu bỏ phiếu để rõ ràng và công bằng. Được biết, trong quá trình bỏ phiếu, đ/c Trương Tấn Sang lặng lẽ rời Hội nghị khi chưa kết thúc với lý do gặp mặt các Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Hôm nay, Hội nghị Trung ương 6 họp ngày cuối cùng bàn về chủ đề Biển Đông và sẽ bế mạc vào lúc 18h.

Bồ Câu Đen: Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi thông tin và sẽ sớm công bố với bạn đọc.

12.10.12

Hà Nội đòi Bắc Kinh chấm dứt xâm phạm các đảo của Việt Nam trên biển Đông


Hà Nội đòi Bắc Kinh phải ngừng tất cả các hình thức xâm phạm chủ quyền Việt Nam với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông. Đó là tuyên bố do đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra ngày thứ Sáu.

Nhà ngoại giao Việt Nam lưu ý rằng trong những ngày gần đây, phía Trung Quốc đã thực hiện hàng lọat hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.


Tuyên bố nói đến hành động của phía Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập CHND Trung Hoa, như tổ chức thượng kỳ trên đảo Phú Lâm, diễn tập quân sự trong vùng biển đảo này. Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị nhấn mạnh rằng những bước đi như vậy vi phạm tất cả những thỏa thuận song phương hiện có, trong đó có những điều khỏan cơ bản của Tuyên bố chung về giải quyết vấn đề trên biển, mà Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết hồi tháng Mười 2011.

Hành động của Trung Quốc, theo nhận định của nhà ngoại giao, là trái ngược với tinh thần Tuyên ngôn về cách ứng xử của các bên ở biển Hoa Nam (Biển Đông), được ký kết năm 2002 giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Những hành động như vậy của Bắc Kinh gây nghi ngờ về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, là mâu thuẫn với tinh thần láng giềng thân thiện trong quan hệ của hai nước, - nhà ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.

11.10.12

7 LẦN GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC


Trong lịch sử trải dài 1000 của mình, đã có 7 lần thủ đô Thăng Long - Hà Nội được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của các thế lực ngoại bang.


 1. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 1 (1258)

Cuối tháng 9/1257, sau khi dụ hàng vua Trần không thành công, Mông Cổ đã đưa quân tràn qua biên giới Đại Việt. Sau khi nhận được tin cấp báo, vua Trần lập tức đem đại quân đi chống giặc

Cuộc đụng độ lớn đầu tiên diễn ra tại Bình Lệ Nguyên vào ngày 12/12. Thế giặc quá mạnh, nhận thấy không thể kéo dài cuộc chiến, quân Trần chủ động rút lui về Phù Lỗ. Ngày 18/1/1258, quân Mông Cổ tiến đánh Phủ Lỗ. Quân Trần một lần lữa rút lui, đồng thời di tản cư dân và của cải khỏi thành Thăng Long. Vào ngày 21/1/1258, 8.000 quân Mông tràn xuống chiếm Thăng Long.

Những gì bày ra trước mắt quân xâm lược là một kinh thành trống rỗng. Không có lương thực, quân Mông Cổ phải đi cướp bóc ở vùng ngoại ô, nhưng hầu như không cướp được gì và còn hay bị phục kích.

Đêm 28/1/1258, quân Trần bất ngờ phản công. Quân Mông Cổ chủ quan, không kịp đối phó và bị thua to tại Đông Bộ Đầu. Bị thất thế, quân xâm lược bỏ Thăng Long ngày 29/1 và tháo chạy thẳng về Vân Nam. Nhà Trần đại thắng.

 2. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285)

Năm 1271, người Mông Cổ lập ra triều Nguyên trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhằm phục vụ tham vọng mở rộng rãnh thổ của hoàng đế Hốt Tất Liệt, ngày 27/1/1285, 50 vạn quân Nguyên ào ạt đánh vào lãnh thổ Đại Việt.

Với lực lượng áp đảo quân xâm lược liên tiếp đẩy lui quân Trần trên các trận địa và đến giữa tháng 2/1285 thì áp sát kinh thành Thăng Long.

Ngày 17/2, quân hai bên đại chiến bên bờ sông Hồng. Quân Trần vừa đánh vừa di dân khỏi Thăng Long. Khi kinh thành đã trống không thì quân Trần cũng rút lui. Quân Nguyên chiếm Thăng Long ngày 19/2.

Sau các trận đánh ác liệt để kìm chân địch, quân Trần phản công từ tháng 5/1285, với các trận thắng lớn ở Hàm Tử - Tây Kết và Chương Dương Độ. Thừa thắng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long.

Trước sức tấn công mạnh mẽ của người Việt, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng. Ngày 9/6/1285, thành Thăng Long được giải phóng.

Ngày 10/6/1285, 2 vạn quân Đại Việt tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên đại bại, phải rút chạy về phía Bắc.

3. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 3 (1288)

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được triển khai. Tháng 12/1287, lấy cớ đưa Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương, hàng chục vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt bằng đường thủy và đường bộ.

Sau trận Vạn Kiếp và nhiều cuộc đụng độ ở vùng Tây Bắc, quân Nguyên áp sát Thăng Long. Ngày 2/2/1288, quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu bắt đầu đánh thành. Sau nhiều ngày cố thủ, quân Trần rút khỏi thành.

Quân Nguyên chiếm được thành, nhưng cũng như lần trước, không tìm thấy lương thực cho quân linh. Trong lúc đó, quân Đại Việt đã phản công và kiểm soát vùng Hải Dương, Hải Phòng, đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường về Vạn Kiếp. Trước tình hình này, Thoát Hoan bỏ Thăng Long để quay về Vạn Kiếp.

Tại Vạn Kiếp, do lương thảo ngày càng ít và thường xuyên bị quân Trần tấn công, Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi Đại Việt vào cuối tháng 3/1288. Cùng với đạo quân bộ của Thoát Hoan, đạo quân thủy của nhà Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy cũng rút lui và bị quân Trần hủy diệt tại cửa biển Bạch Đằng.

4. Cuộc chiến chống quân Minh (1428)

Năm 1406, nhà Minh đem quân đánh nhà Hồ. Do không được lòng dân, triều Hồ sụp đổ và mất nước vào tay người phương Bắc. Thành Thăng Long bị chiếm vào tháng 1/1407 và đổi tên thành Đông Quan. Sau thất bại của nhà Hồ, nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đã diễn ra, nhưng đều bị dẹp một cách tàn khốc.

Đến năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã bùng nổ. Trải qua giai đoạn hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía Nam (1424-1425), nghĩa quân ngày càng hùng mạnh và bắt đầu giai đoạn giải phóng Đông Quan từ năm 1426.

Nghĩa quân đã giành được các chiến thắng lẫy lừng ở Tốt Động – Chúc Động (1426) và Chi Lăng – Xương Giang (1427), đầy người Minh đến tình thế phải giảng hòa và rút quân về nước. Ngày 3/1/1428, Đông Quan được giải phóng. Nước Việt không còn một mống quân xâm lăng.

Sau cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi - một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn thể nhân dân biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

5. Cuộc chiến chống quân Thanh (1788)

Tháng 7/1788, với sự cầu cứu từ Lê Chiêu Thống, hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đã nhân cơ hội sai Tôn Sĩ Nghị đem hơn 20 vạn quân chia làm 3 đạo tiến về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê.

Với lực lượng mỏng ở miền Bắc, quân Tây Sơn không chặn được bước tiến của quân Thanh. Ngày 17/12/1788, quân Thanh chiếm đòng thành Thăng Long. Ngày 22/12, Tôn Sĩ Nghị làm lễ sắc phong cho Lê Chiêu Thống ở điện Kính Thiên.

Cũng trong ngày 22/12, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu Quang Trung và ra lệnh xuất quân thần tốc ra Bắc. Chỉ sau hơn 1 tháng, đại quân của Quang Trung đã đền gần thành Thăng Long.

Trong ngày 30 tháng chạp Âm lịch (25/1/1789), Hoàng đế Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào đêm 30 tết. Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn hạ gần 10 đồn và bao vây đồn Ngọc Hồi – đại bản doanh của quân Thanh. Trước sức mạnh của quân đội Tây Sơn, đồn Ngọc Hồi nhanh chóng thất thủ.

 Chiều mồng 5 tết, Hoàng đế Quang Trung tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quân Thanh trên đất Đại Việt.

6. Cách mạng tháng 8/1945

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến không cân sức với triều Nguyễn. Trong cuộc chiến này, Hà Nội đã bị quân Pháp chiếm đóng vào ngày 20/11/1873. Đến năm 1884, người Pháp đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và thiết lập bộ máy cai trị thuộc địa.

Trước sự đô hộ của người Pháp, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam bùng nổ. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã được phát động, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man và đi đến thất bại.

Từ thập niên 1930, với sự ra đời của ĐCS Đông Dương và tổ chức Việt Minh, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã có một bước ngoặt lớn. Trước những biến động quốc tế sau cuộc CTTG thứ 2, Việt Minh và ĐCS đã tổ chức cuộc Cách mạng tháng tám, khởi đầu từ Tổng khởi nghĩa Hà Nội ngày 19/8/1945 rồi dần lan rộng ra khắp ba miền và cả nước.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội trước đông đảo nhân dân, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Hà Nội một lần nữa được do người Việt Nam làm chủ.

7. Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Sau cách mạng, thực dân Pháp đã núp bóng quân đồng minh để quay trở lại xâm lược Đông Dương. Sau hàng loạt các hoạt động khiêu khích và tấn công vũ trang, ngày 19/12/1946, quân Pháp tái chiếm Hà Nội. Cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam bắt đầu.

Trải qua 9 năm, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, cuộc chiến đã kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Sau chiến thắng lịch sử này, Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết.

Các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, chính quyền Việt Minh đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn vị việc tiếp quản thành phố.

Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về tiếp quản. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm của Thủ đô.

 HOÀNG PHƯƠNG (KIẾN THỨC)

10.10.12

Đơn khiếu nại GĐ Eximbank chi nhánh Bạc Liêu


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                         Ngày 20  tháng 06  năm 2011
ĐƠN KHIẾU NẠI
VỀ CÁC VIỆC LÀM KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH TRIỀU QUYỀN GIÁM ĐỐC EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU
Kính gửi:
- Hội đồng quản trị Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam <Hội sở>.
- Ban Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam <Hội sở>.
Tôi tên: Hồ Thị Thái Hiền
Chức vụ: Q.Trưởng phòng DVKH Eximbank Bạc Liêu
      Căn cứ đơn khiếu nại vv ban hành các văn bản sai quy định của Q.GĐ Eximbank Bạc Liêu gửi cho giám đốc Eximbank Bạc Liêu và các phòng ban chi nhánh ngày 20/5/2011
     Căn cứ Công văn số: 248/2011/EIBBL/CV “ V/v xử lý vi phạm truyền dẫn thông tin”: Trong đó quyền giám đốc Bạc Liêu ra văn bản không có căn cứ, chứng cứ cơ sở chứng tỏ tôi sai vì đơn đánh giá phó phòng tôi chưa trình lên lên Ban Tổng và HĐQT chứng tỏ tôi không vượt cấp và che giấu sự thật, gian dối với cấp trên do làm sai thất thóat chứng từ tài sản cơ quan
     Căn cứ CV số: 03B/2010/EIB-BL/CV V/v phân quyền cho ông Nguyễn Việt Chương phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, giám sát điều hành, phân công công việc của phòng Dịch vụ khách hàng. Chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, giám sát công tác kế tóan, hậu kiểm, lưu trữ chứng từ…
     Căn cứ Điều 3. Tiêu chuẩn tuyển dụng và Điều 10. Đánh giá sau thử việc tại quyết định số 1342/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 11/8/2010 vv ban hành quy trình tuyển dụng nhân sự của Tổng giám đốc Eximbank
     Căn cứ Điều 10. Thành phần HĐ tuyển dụng tại chi nhánh và Điều 13. Thẩm quyền tuyển dụng tại quyết định số 386/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 11/8/2010 vv ban hành quy chế tuyển dụng nhân sự của HĐQT Eximbank
     Căn cứ QĐ 938/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 25/6/2010 V/v bổ nhiệm quyền trưởng phòng DVKH Chi nhánh Bạc Liêu của Tổng giám đốc Eximbank
     Căn cứ Tờ trình những sai phạm của phó phòng DVKH Trang Ngọc Yến Eximbank Bạc Liêu ngày 12/12/2010 của quyền trưởng phòng DVKH Eximbank Bạc Liêu
     Hiện tại, do giám đốc Eximbank Bạc Liêu thao túng nhân viên phòng DVKH chi nhánh làm việc không thông qua quyền trưởng phòng DVKH Eximbank Bạc Liêu nhưng quyền giám đốc lại ra văn bản ép tôi phải chịu trách nhiệm vì tôi là trưởng phòng (chịu trách nhiệm các công việc như: kế toán, thẻ, …). Do tính chất phức tạp của vấn đề và theo tinh thần trách nhiệm của Luật kế toán là phải có báo cáo lên cấp trên nên tôi kính báo cáo và trình những văn bản và ghi âm bằng chứng như sau:
     Tháng 7/2010, Eximbank chi nhánh Bạc Liêu thành lập, ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc chi nhánh phân công tôi Trưởng phòng DVKD lập bản kế hoạch tiếp thị. Tôi phụ trách đi tiếp thị các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, ông Nguyễn Việt Chương phó giám đốc tiếp thị doanh nghiệp lớn. Các công việc còn lại hoạt động nội bộ duyệt chứng từ do bà Trang Ngọc Yến phó phòng DVKH Eximbank chi nhánh Bạc Liêu thực hiện.
     Tôi có hỏi trong cuộc họp là: “nếu chị Yến làm sai thì sao?”
     Ông Triều nói: “Yến làm sai Yến chịu trách nhiệm”. Nhưng sau này giám đốc Eximbank Bạc Liêu cứ ép tôi nhận trách nhiệm vô cớ.
     Khi chi nhánh vừa họat động, không biết vô tình hay cố ý. Có 1 số người cứ cố tình làm rối lên, có người thao túng cho cấp dưới em phân công nhân viên. Sau này, chứng từ mở hồ sơ cho vay khách hàng doanh nghiệp thiếu rất nhiều. Từ tháng 1/2011 đến nay, phòng tín dụng (bộ phận giải ngân) vẫn chưa cung cấp chứng từ cho phòng dịch vụ khách hàng em. Nhân viên phòng em đã làm việc rất có trách nhiệm, hồ sơ lưu cẩn thận và đã báo cáo lên giám đốc Bạc Liêu bằng văn bản.
     Cũng có người thương tình chỉ em nói với họ lúc đầu là: “ Nếu bất ổn như vậy, nếu mọi người cứ tha hồ phân công công việc trong phòng em như vậy thì em sẽ trình giám đốc xin nhường phần việc và trách nhiệm của em lại cho người đó.”
     Giám đốc đã đồng ý và ra ngay QĐ03B/2010/EIBBL của quyền giám đốc chi nhánh Bạc Liêu phân công anh Nguyễn Việt Chương phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, phân công công việc trong phòng em. Và sau đó là phó phòng Trang Ngọc Yến ra sức phân công vì đã có giám đốc ủng hộ nên không sợ gì cả, làm việc không thông qua trưởng phòng còn thách trưởng phòng:” Báo cáo lên hội sở đi coi có làm gì được tui không?”. Theo quy định nếu nhân viên làm sai lần đầu nhắc nhở, lần 2 họp nhắc, lần 3 trình giám đốc. Mặc dù có thư ký ghi biên bản họp ban giám đốc hằng tuần nhưng khi hội sở xuống thì không thấy đâu.???
     Ngay cả quyền của trưởng phòng họ cũng lấy của em, xúi nhân viên nói tạt vào mặt em là:” Chị không có quyền, giám đốc mới có quyền.” Mặc dù em làm đúng và không có ý giành quyền với giám đốc chút nào. Em biết thân phận em lắm, em chỉ là con bài thế thân cho những việc làm sai của họ mà thôi.
     Sau đó, việc gì đến cũng sẽ đến. Chứng từ mở cif khách hàng doanh nghiệp thiếu rất nhiều. Giám đốc Eximbank Bạc Liêu lại ra văn bản 133/2010/EIBBL-CV bắt em chịu trách nhiệm. Nói là: “ Em chịu trách nhiệm vì em là trưởng phòng”.
     Em có thể kể tóm lược Phó phòng em thì như sau:
1/. Yến duyệt sai chứng từ nhiều lần: duyệt chứng từ du học vừa duyệt kiểm soát vừa duyệt chức năng trưởng phòng, duyệt sai thẻ, hồ sơ thiếu, duyệt sai chứng từ chuyển tiền của khách hàng Giang Hoài Viễn khiến khách hàng phản ứng la lối nhiều lần tại phòng DVKH CN Bạc Liêu….do không hài lòng về cung cách phục vụ khách hàng của bà Yến.
2/. Phân công không chấp hành: không báo cáo và đôn đốc nhắc nhở nhân viên, không kiểm tra nhân viên cuối ngày, chứng từ…theo bảng phân công. Trưởng phòng tiếp thị khách hàng người nước ngoài có cung cấp cho bà Yến số điện thoại khách hàng tên Danilo và yêu cầu bà Yến gọi cho khách hàng nhưng bà Yến không thực hiện và trả lời không biết tiếng anh, không gọi (ngày 16/5/2011)
3/. Căn cứ theo Điều 3. Tiêu chuẩn tuyển dụng tại quyết định số 1342/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 11/8/2010 vv ban hành quy trình tuyển dụng nhân sự của Tổng giám đốc Eximbank thì bà Trang Ngọc Yến không đạt yêu cầu so với chức vụ, vị trí quản lý như sau: do không có trình độ ngoại ngữ và thường viết sai chính tả, không biết kiểm tra chứng từ…
4/. Bà Trang Ngọc Yến mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần vẫn không thực hiện, tắc trách trong công việc do mở hồ sơ thiếu chứng từ, không kiểm tra chứng từ, không báo cáo kịp thời những sai sót phát sinh và không báo cáo theo đề nghị.
5/. Không trung thực, Bà Trang Ngọc Yến khi làm sai thường đổ thừa cho người khác (đổ thừa cho I.T khi duyệt sai chứng từ du học, nói I.T bấm lộn nút duyệt …), nói dối qua mặt cấp trên (khi Yến duyệt sai gọi điện bắt trưởng phòng phải chỉ với thái độ dập máy điện thoại bàn khi không thỏa mãn nhưng khi trưởng đề nghị giải trình thì đổ thừa do lỗi đường truyền, điện thọai bàn có mất sóng không quý vị?), hay méc, nịnh giám đốc những việc không đáng (có ghi nhật ký tác nghiệp 2010) gây nội bộ xào xáo do bà Yến xúi giục, xách động, lôi kéo, nói dối…” dẫn đến chi nhánh không thể phát triển và cạnh tranh so với các ngân hàng bạn được. Có câu: “Đất tốt giống tốt mới cho thu họach bội thu”. Tuy nhiên, quyền ký HĐLĐ là do giám đốc quyết định, quyền TP. DVKH Eximbank Bạc Liêu chỉ báo cáo và tường trình lại đúng sự việc và nguyên nhân tại phòng. Nếu sau này chi nhánh Bạc Liêu nói chung phòng DVKH nói riêng không đạt chỉ tiêu, không phát triển và thất thoát chứng từ tài sản cơ quan…thì tôi sẽ hòan tòan không chịu trách nhiệm theo đơn đã trình (vì chén cơm manh áo buộc lòng em phải tự bảo vệ mình và cẩn thận hơn trong công việc do người ta có thế lực mạnh, lại không đơn giản chút nào, trong lòng lại giỏi âm mưu. Với lại, không biết ai ở đằng sau nữa…?
     Tôi cũng muốn yên ổn làm việc và phát triển chi nhánh nhưng giám đốc cứ liên tục ra văn bản như: cắt mạng truyền dẫn thông tin, đe dọa cắt điện thoại tại bàn làm việc của tôi…khiến tôi không thể kiểm tra và phát triển các dịch vụ: SMS, Mobile Banking, …cũng như không thể cập nhật các lãi suất, biểu phí, những thông báo quy định mới…
Nếu kế toán trưởng chi nhánh làm sai thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Tuy giám đốc Eximbank Bạc Liêu nói giám đốc chịu nhưng toàn ra văn bản bắt tôi chịu vô cớ. Vì  Luật liên đới trách nhiệm của kế toán, kính mong hội sở xem xét và trả lại sự minh bạch công bẳng cho Eximbank chi nhánh Bạc Liêu.
Kính trình,
                    Q. TP DVKH
Hồ Thị Thái Hiền
Nơi nhận:
- HĐQT
- Ban TGĐ
P/S:
Kính tường thuật lại việc cung cấp các chứng từ cho hội sở
     Em kính xin cấp trên vui lòng bỏ cho em nếu em có vụng về trong việc ăn nói không được ngọt ngào vì em bị đối xử bất công trong 1 thời gian dài. Và em xin cam đoan những gì em nói đều là sự thật và có bằng chứng ạ. Em xin được chỉ dạy thêm nhiều ạ!
Em Hiền
P.DVKH
P/S:
     Sáng ngày 6/6/2011, em nhận được tin hội sở xuống kiểm tra chi nhánh Bạc Liêu. Nhưng giám đốc Nguyễn Mạnh Triều lại ra văn bản ủy quyền cho các trưởng phòng chịu trách nhiệm với người của ban Tổng xuống kiểm tra.
     Trước đây, giám đốc Eximbank chi nhánh Bạc Liêu này cứ luôn miệng không có căn cứ nghe theo sự vu khống lợi mình hại người của người khác luôn buộc tội quyền TP.DVKH Eximbank Bạc Liêu là sai, là xúc phạm …nhưng không dựa vào bằng chứng xác thực nào cả dù họ có kêu nhân viên ghi âm em. Tại sao người  làm sai không có ai xử mà lại xử người làm đúng theo quy định vậy?
      Và sau đây em xin kính tường thuật lại việc cung cấp các chứng từ cho hội sở.

Doanh nghiệp nhà nước "đánh bạc" bằng tiền của nhân dân


Theo Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hong Kong, việc điều hành doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam chẳng khác gì đánh bạc mà không dùng tiền của mình.

Theo Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hong Kong - TS Alan Phan, còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục “chạy theo trả nợ”. Thay vì tái cấu trúc, thu gọn hoạt động, rút bớt số lượng các doanh nghiệp này thì Việt Nam cần phải chấp nhận vận hành theo cơ chế thị trường – tức rút “gậy chống lưng” để các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh như một doanh nghiệp bình thường.


Theo ông Alan Phan, đầu tư ngoài ngành không phải là nguyên nhân dẫn tới "cái chết" của các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước.