Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

22.5.12

Blogger Nguyễn Xuân Diện “cầm hộ” 150 triệu ủng hộ gia đình ông Vươn

Ông Nguyễn Xuân Diện xác nhận đang giữ hơn 150 triệu đồng độc giả ủng hộ gia đình ông Vươn và 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện xin lại số tiền này.

Ngay sau khi nhà văn Quang Vinh lên tiếng và có những động thái đầu tiên giải quyết lùm xùm xung quanh vụ 200 triệu đồng từ thiện giúp gia đình ông Đoàn Văn Vươn, báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin Blogger Nguyễn Xuân Diện cũng đang “nợ” nhà ông Vươn hàng trăm triệu.
Được biết, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trong thời điểm vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng viết nhiều bài mang tính cảm thông, chia sẻ liên quan tới vụ việc này trên blog của mình . Qua đó, ông cũng kêu gọi độc giả đóng góp tiền ủng hộ gia đình ông Vươn.
Ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam đang giữ giúp gia đình ông Vươn hàng trăm triệu đồng. 
Trả lời phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Diện, hiện là Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam cho biết, tổng số tiền độc giả quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn qua tài khoản của ông Diện là 333 triệu đồng. Trong đó, ông đã giao cho bà Thương 171 triệu đồng, số tiền còn lại bà Thương nhờ ông Diện giữ giúp, trước sự chứng kiến của bà Lê Hiền Đức, một nhà giáo hưu trí.
Ông Diện cho biết thêm, 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện ngỏ ý muốn “xin lại” 100 triệu đồng ủng hộ trong số tiền còn lại. Nhưng vì chuyển khoản số tiền lớn như vậy cần có chứng minh thư mà chứng minh thư của ông bị mất, chưa làm lại được nên chưa thể gửi tiền vào tài khoản của bà Thương.
Theo lời ông Nguyễn Xuân Diện, trước đó, gia đình bà Thương chưa yêu cầu ông giao trả tiền lần nào. Dự kiến ngày 22/5/2012, khi nhận được chứng minh thư mới, ông sẽ chuyển ngay 100 triệu đồng cho gia đình ông Vươn. Về chuyện khi nào giao trả nốt số tiền hơn 50 triệu đồng còn lại, ông Diện không nhắc tới.
Trước khi kết thúc cuộc trao đổi, ông Nguyễn Xuân Diện gọi với phóng viên và nói: “Chuyện của tôi không giống chuyện của ông Vinh đâu nhé!”.
Trả lời phóng viên, bà Nguyễn Thị Thương cho biết, gia đình bà rất cảm kích sự nhiệt tình giúp đỡ của các blogger trong thời gian qua. Số tiền họ quyên góp được cũng phần nào giúp gia đình giải quyết được một số khó khăn trước mắt. Bà nói thêm, trước khi xảy ra cưỡng chế, bà Thương có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên về lý do tại sao không gửi tiền ủng hộ này vào tài khoản riêng mà phải nhờ các blogger giữ giúp, bà Thương không nói. 
Ngôi nhà tạm mà vợ con ông Vươn đang sống.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Vươn) cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài  mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.
Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog, đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.
Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy, các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.
Từ đó tới nay, đã nhiều lần gia đình liên lạc với ông Vinh để lấy lại số tiền này nhưng ông đều khất bận, chưa trả tiền cho gia đình được.
Sau khi thông tin này được báo chí phản ánh, ngày 21/5/2012, ông Vinh đã chuyển 100 triệu đồng cho gia đình bà Thương.
Ngân Hà 
http://giaoduc.net.vn

Những trái khoáy của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng

Đó là những hạn chế, thiếu sót và sai phạm của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng. Và người dân có quyền hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?

Trong việc đóng mới, mua, bán tàu, Thanh tra chính phủ đã chỉ rõ những hạn chế và thiếu sót của Vinalines trong đó có nhiều điểm trái ngược hẳn với quyết định của Thủ tướng Chính phủ như cơ cấu đội tàu chưa phù hợp với kế hoạch được phê duyệt. Cụ thể là Vinalines chủ yếu đầu tư các loại tàu vận chuyển hàng khô, tàu tải trọng lớn, ít chú ý đến tàu chuyên dùng.
Với những sự "trái khoáy" của mình, Vinalines đã gây ra sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước
Không chỉ vậy, tiến độ thực hiện Chương trình đóng mới tàu chậm so với kế hoạch 7 năm (Theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2005 nhưng Vinalines đề nghị Chính phủ cho phép đến hết năm 2012; 11/27 dự án đã có quyết toán và kiểm toán, chưa lập quyết toán 16/27 dự án…

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các dự án mua tàu được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất, dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng thực tế có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005 – 2010 lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.

Kết luận chỉ ra, trong việc mua tàu, những tàu có nhiều năm tuổi vẫn được mua là chưa phù hợp với chủ trương trẻ hóa đội tàu của Chính phủ. Có 17 tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiện đăng ký tại Việt Nam, thậm chí có tàu đã 30 tuổi vẫn mua, được Bộ GTVT cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài (Mông Cổ, Panama), điển hình các tàu do Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam mua có tuổi trung bình là 26 năm và hiện tại có 7/10 tàu treo cờ của nước ngoài.

Các tàu mua có quy mô, tính năng kỹ thuật khác nhau, có sự chênh lệch giá mua lớn khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng rất khác nhau đối với kinh tế vận tải biển nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc lưu trữ hồ sơ bán tàu của Vinalines và các đơn vị trực thuộc không tốt. Thực tế, có tàu bán chỉ có 1 đơn vị tham gia chào và trúng, giá bán được chấp nhận rất ít so với giá chào bán ban đầu. Thậm chí sau khi bán tàu còn này sinh các tình huống khác dẫn đến khiếu nại và dư luận không tốt.
Trong những lần sửa chữa ụ nổi No83M, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư (Ảnh Quốc Thắng/VNE)

Việc tổ chức vận chuyển phân tán, thiếu kinh nghiệm trong điều hành dẫn đến tình trạng tàu của Vinalines bị giữ và bị phạt nhiều, đặc biệt trong thời gian vừa qua đã xảy ra 5 vụ tranh chấp lớn dẫn đến tàu của Vinalines bị nước ngoài bắt giữ phải ngừng hoạt động, người thuê tàu hủy hợp đồng, phát sinh chi phí nộp phạt, tranh tụng dẫn giảm hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, trong dự án xây dựng Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong, Vinalines đã chi 4,144 tỷ đồng cho lễ khởi công vượt quá quy định hơn 4 tỷ đồng (Thủ tướng chỉ cho phép chi phí tổ chức lễ khởi công không quá 50 triệu đồng).

Trong vụ mua ụ nổi No83M, trong quản lý về đơn giá sửa chữa khi tiến hành 2 lần sửa chữa tại Việt Nam, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Cả 11 hợp đồng sửa chữa Vinalines đều không thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thẩm tra để làm căn cứ phê duyệt dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư và đấu thầu sửa chữa.

Với những trái khoáy trên, Vinalines đã làm lãng phí nhiều tiền của nhà nước. Với những sai phạm rõ ràng và trong nhiều năm liên tiếp, Vinalines đã “đẩy” mọi người vào thế phải suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?

Đột ngột được chuyển công tác

Dư luận đã sốc khi việc làm ăn thua lỗ triền miên tại Vinalines được công bố tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011. Nhiều nhà báo còn nhớ, tại hội nghị được tổ chức vào cuối tháng 7/2011, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng Giám đốc Vinalines cho biết: 6 tháng đầu năm 2011, Vinalines lỗ 660 tỉ đồng. Đây là cơ sở để đến ngày 7-9-2011, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines.

Những sai phạm xảy ra tại Vinalines đều diễn ra trong thời gian ông Dương Chí Dũng giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines (từ tháng 8/2005) và đến tháng 7/2011 khi ông Dũng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trong khi công tác thanh tra còn chưa hoàn tất, đầu tháng 2/2012, Bộ GTVT ra quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Hơn một tuần sau, ngày 16-2, tại trụ sở Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã công bố dự thảo lần đầu kết luận với những sai phạm tại Vinalines.

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó chủ nhiệm UB kiểm tra Trung ương thẳng thắn lên tiếng: "Vinalines là doanh nghiệp thuộc hệ thống các tổng công ty 91 thì chịu sự quản lý của ai? Nếu nói “vội vàng’ thì các bộ GTVT, Tài chính phải chịu trách nhiệm". Trước vấn đề "dùng người" của các cơ quan chức năng, ông Hùng cho biết: "Tôi được biết là ông ta (ông Dương Chí Dũng - PV) làm ăn bên Vinalines không tốt, thế mà lại bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng Hải – một công việc lớn hơn. Điều đó là không được và bằng chứng là bây giờ bị truy nã rồi. Bộ GTVT cần phải trả lời công luận về công tác cán bộ này".

Tuệ Minh

http://giaoduc.net.vn

Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam: “Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất



Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.

Nghịch lý

Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.

Các bãi chứa than của Vietmindo - Ảnh: Thái Uyên
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng hợp tác và luận chứng kinh tế kỹ thuật quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất khẩu. Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.

Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, toàn bộ các công đoạn sản xuất, khai thác và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Khai trường cũng như nơi sàng tuyển than của VMD luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. VMD còn có cả một cảng riêng để xuất khẩu than mà muốn xuất hiện tại đây để kiểm tra hay thực hiện công tác về chuyên môn, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như đối tác TUB phải được sự cho phép của VMD (?!).

Có thể Việt nam đang phải nhập khẩu than của chính mình

Theo Vinacomin, ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập khẩu sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập khẩu lên tới 40 triệu tấn. Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Giữa năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu thí điểm 9.500 tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải). Lãnh đạo Vinacomin khẳng định việc nhập khẩu là để thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập khẩu, vận chuyển. Rất có thể, Việt Nam đang phải nhập khẩu than của chính mình. Vinacomin chọn Indonesia để “thí điểm” bởi đây là một trong những nguồn cung phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay, cả về quãng đường vận chuyển, loại than lẫn giá thành. (Thái Uyên)

Còn chịu thiệt dài dài

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, thừa nhận tình trạng trên là có thật, nhưng “nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại” và “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”. Theo ông Tứ, bản hợp đồng liên doanh trên danh nghĩa là do TUB ký kết với VMD nhưng thực tế TUB không được quyết định mà do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt.

“Có thể nói, VMD là DN nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hợp tác kinh doanh với ngành than cho đến nay. Trong quá trình hợp tác chúng tôi thấy rằng việc ký kết hợp đồng thời điểm đó chưa tính toán hết những vấn đề phát sinh hay nói đúng hơn là có nhiều kẽ hở khiến mình phải chịu thiệt thòi”, ông Tứ nói.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng ký kết giữa hai bên không hề có một điều khoản nào tạm dừng hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp DN này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành. TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.

Đối với việc kiểm soát số lượng than do VMD sản xuất hằng năm, ông Phạm Văn Tứ cũng cho rằng chỉ được biết qua khâu hậu kiểm, bởi than từ mỏ lấy lên, sàng tuyển cho đến khâu vận chuyển ra cảng bán đều do VMD thực hiện, TUB không được phép kiểm tra trực tiếp. Mặc dù pháp luật Việt Nam bắt buộc việc khai thác khoáng sản hiện nay phải có giấy phép quy định về sản lượng theo hằng năm nhưng tại các mỏ của VMD, giấy phép khai khoáng không có hiệu lực, bởi hợp đồng liên doanh được ký trước thời điểm quy định về giấy phép khai thác khoáng sản.

Đánh giá về vai trò đối tác của TUB, ông Tứ cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng (tức năm 2021 - PV)”.

Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, VMD đã nhiều lần có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép nâng sản lượng khai thác; đồng thời xin gia hạn kéo dài hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ông Phạm Văn Tứ cho biết thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.


Thất thoát, lãng phí rất lớn

Nhìn từ bên ngoài, khai trường mênh mông của VMD là một khu vực biệt lập được bảo vệ bởi hệ thống barie có gắn các thiết bị giám sát điện tử cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, đi sâu vào bên trong là cảnh tượng hàng trăm người dân thường trực mót than rất lộn xộn, nguy hiểm. Tại khu vực chứa bãi thải của VMD rộng tương đương một sân bóng đá nằm trên một triền núi, mỗi khi một chiếc xe tải vừa nghiêng thùng đổ đất đá, xít (bã thải sau khi sàng tuyển than) xuống thì từng đoàn người xông vào tranh cướp mót than. Mỗi người cầm theo một bao tải dứa và cào sắt nhẫn nại nhặt từng cục than cho vào bao. Chị Lê, một người mót than cho biết: “Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày cũng được vài ba tạ than, bán được cỡ dăm trăm ngàn đồng, hơn hẳn làm nông ở nhà”.
Than tạp bị bóc tách rất lãng phí, người dân vào “mót” thoải mái - Ảnh: T.U
Thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an TX.Uông Bí, cho biết khai trường của VMD là khu vực cực kỳ phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Tại đây luôn có khoảng 500 - 600 người dân túc trực mót than, không ít đối tượng lợi dụng vào việc này để ăn cắp than. Căn cứ theo các điều khoản hợp đồng ký với Công ty than Uông Bí, VMD đã thuê một số DN bên ngoài vào tham gia bóc tách lớp đất đá bên trên để họ lấy than phía bên dưới. Tuy nhiên, phía VMD lại không quản lý được mà để cho một số đơn vị này tự tung tự tác, múc cả đất đá lẫn than lên để ăn cắp, hoặc bật đèn xanh cho người dân vào lấy than còn họ thu tiền “tô”. Thượng tá Thành còn cho biết: “Theo hợp đồng, mỗi năm VMD chỉ được khai thác một số lượng than nhất định, do đó họ sẵn sàng bóc tách lớp than tạp để khai thác vỉa than đẹp nhất. Điều này gây lãng phí cực lớn về tài nguyên quốc gia, gây bất ổn về an ninh trật tự, an toàn lao động”.

Đáng lưu ý, vào tháng 5.2010, khi kiểm tra tại khu vực các DN khai thác, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 19 khẩu súng các loại, 6 áo giáp chống đạn, 109 viên đạn cùng nhiều dao kiếm. Đầu năm 2011, lực lượng chức năng qua kiểm tra tiếp tục phát hiện, thu giữ được 7 khẩu súng, 30 viên đạn, cùng nhiều dao kiếm các loại.

Thái Sơn - Káp Long

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120521/bieu-khong-nuoc-ngoai-mo-than-tot-nhat.aspx

18.5.12

Khởi tố, bắt giam ông Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines

Ngày 18-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Dương Chí Dũng - cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN.

Ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines và ông Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa) - phó tổng giám đốc Vinalines cũng bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Được biết, hiện ông Dũng đang vắng mặt tại nơi ở và không đến cơ quan làm việc.

Từ trái sang: ông Mai Văn Phúc, Dương Chí Dũng và Trần Hữu Chiều 
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Viên - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết bộ đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc để phục vụ điều tra về những sai phạm của ông Dũng khi còn làm ở Vinalines.
Tuy nhiên, ông Viên cho biết đến chiều nay bộ vẫn chưa biết được thông tin ông Dũng đã bị bắt hay chưa.
Theo ông Viên, “sáng nay cơ quan công an đã khám phòng làm việc của ông Dũng nhưng không thấy ông Dũng đến cơ quan”.
Ông Lê Mạnh Hùng - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết hiện bộ tạm đình chỉ các công việc liên quan đến cán bộ bị bắt giữ trong khi chờ cơ quan điều tra xác minh làm rõ sai phạm.
Trưa 18-5, PV Tuổi Trẻ có mặt tại Cục Hàng hải Việt Nam nhưng không thấy ông Dũng xuất hiện, cửa phòng làm việc đóng kín. Trong khi đó, hoạt động của Cục Hàng hải vẫn diễn ra bình thường.
Các lãnh đạo khác của Cục Hàng hải cho biết trong ngày 18-5 ông Dũng không đến cơ quan làm việc và chưa ai được thông báo thông tin ông Dũng bị bắt. Trong khi đó, tại trụ sở Vinalines, cơ quan điều tra đã làm việc với hội đồng thành viên tổng công ty, khám xét nơi làm việc của ông Chiều.
Được biết, lãnh đạo tổng công ty sẽ họp và ra các quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chiều.
Tuoitre.vn

17.5.12

Trung Quốc : J-11 đang bay vỡ kính khoang lái, phi công hộc máu mồm, mũi

Tờ Quân giải phóng - Trung Quốc ngày 15/5 đưa tin, một chiếc máy bay quân sự J-11 khi đang bay huấn luyện ở độ cao 3000 m tấm kính khoang lái bất ngờ bị vỡ, luồng không khí mạnh cuốn theo các mảnh kính vỡ đập vào mặt viên phi công làm rơi cả mặt nạ dưỡng khí, đầu phi công liên tục bị đập vào kính máy bay khiến máu miệng, máu mũi trào ra.

Sự cố xảy ra lúc 8h 50 phút 01 giây sáng 6/5 tại một căn cứ không quân thuộc quân khu Lan Châu, Trung Quốc. Rất may người phi công thứ 2 thông báo khẩn cấp về tổng đài bay mặt đất và cố gắng điều khiển chiếc J-11 hạ cánh an toàn.

J-11 ngoài đường băng
Lên khoang lái 
Chuẩn bị bay 
Phi công 1, huấn luyện viên Trương Kiến Hưng bị thương do vỡ kính khoang lái máy bay ở độ cao 3000 m
Tọa độ bay
Cất cánh
Cơ động ra đường băng 


J-11 sau khi vỡ kính khoang lái được điều khiển hạ cánh an toàn 

Phi công 2 Chu Chấn Hoa thuật lại câu chuyện hạ cánh an toàn 

Khoang lái 
Tiếp đất an toàn 
J-11 trở về căn cứ 
Chiến đấu cơ J-11 

Hồng Thủy (nguồn Quân giải phóng - GDVN)

16.5.12

Không thể để Trung Quốc đạt được ý đồ xấu

Ngày 13-5 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin vào 12 giờ trưa hôm nay (16-5), nước này bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông trong vòng hai tháng rưỡi (kể từ 16-5 đến 12 giờ ngày 1-8). Thực ra, thông tin trên đã được mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng tải từ ngày 17-1-2012. Và, đây là một động thái không còn xa lạ gì của phía Trung Quốc kể từ nhiều năm nay. Hằng năm cứ vào mùa sinh sản của cá, Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc lại tự cho mình cái quyền làm thế; vì theo họ là để bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông.
Vươn ra biển khơi - khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ
Điều đáng nói là bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực, phía Trung Quốc vẫn phi lý đơn phương đưa ra lệnh cấm mà lệnh cấm ấy được cho là sẽ áp dụng với cả ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước mà giữa họ và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

Ngay từ đầu năm nay, khi thông tin trên được phát trên mạng Ngư nghiệp Trung Quốc, ngày 20-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Ông Lương Thanh Nghị cũng đã nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.” Trong tuyên bố ấy, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cho biết: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc.

Không phải chỉ có Việt Nam mà chắc chắn nhiều nước có lợi ích liên quan ở Biển Đông ở khía cạnh của mình đều phản đối lệnh cấm đánh bắt kể trên. Gần đây nhất, ngày 14-5, đáp lại lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario đã cứng rắn nói: "Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá vì đó là sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. Sở dĩ như vậy là vì, trong cái lệnh mà Tân Hoa Xã phát ra hôm 13-5 có bao gồm cả khu vực Scarborough (Hoàng Nham) mà hai bên đang tranh chấp. Đáng chú ý nhất trong lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 là việc phía Trung Quốc quy định khu vực cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc trở lên phía Hải Nam; không những vậy, cùng với việc quy định khu vực cấm họ còn khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa.

Vì sao lại có một lệnh cấm như vậy? Giới thạo tin cũng như những nhà phân tích ngay lập tức đã bình luận động thái này như "một mũi tên trúng nhiều đích”. Đơn giản, việc cấm đánh bắt cá ở khu vực Scarborough (Hoàng Nham) sẽ giúp tạo điều kiện để các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc bắt tàu Philippines. Mặt khác, nó "xua” tàu cá Trung Quốc đi sâu xuống phía Nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt. Đáng nói hơn, vùng mà Trung Quốc hướng dẫn cho tàu cá của mình tới đánh bắt để tránh lệnh cấm của chính họ lại là vùng biển thuộc quyền chủ quyền của một quốc gia biển trong khu vực- đó là Việt Nam. Họ đã ra mặt hướng dẫn ngư dân khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng ta theo quy định được nêu rất rõ ràng trong UNCLOS 1982. Cũng cần nhắc thêm, không chỉ có Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đặt bút ký và trở thành thành viên của Công ước. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn tiếp tục giở "chiêu bài” này? Cách làm ấy chỉ có thể được hiểu và chỉ có một cách lý giải: Họ muốn tăng cường sự hiện diện, nhằm tạo sự hiểu lầm không đáng có của cộng đồng quốc tế về một điều cũ rích- cái gọi là vùng biển nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Một vùng biển được kiểm soát là theo một đường lưỡi bò phi lý do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cố tình vẽ vào "tận cửa nhà người khác”. Thâm ý ấy của Bắc Kinh không khó nhận biết: Tất cả đều nằm trong một chiến lược tăng cường sự có mặt của các lực lượng dân sự hoặc giả dân sự có mặt tại vùng Biển Đông cả về số lượng và tần suất. Bởi, như vậy rất có thể sẽ đem lại chút lợi thế cho họ trong những cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp sau này. Cách làm ấy của giới chức Trung Quốc còn đi ngược lại với tinh thần DOC giữa ASEAN và Trung Quốc (2002) khi cùng nhau "khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á...” và cam kết "kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”.

Còn nhớ, Trung Quốc đã không ít lần bóng gió với các quốc gia có ý định hợp tác với Việt Nam tại các dự án trên Biển Đông rằng: Họ nên nhớ đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm. Tiến thêm một bước trong hành trình xâm lấn một cách có chủ đích ở khu vực Biển Đông và cũng để che đậy cho hành vi phi nghĩa của mình; cùng với việc ban hành cái lệnh cấm đánh bắt ấy, phía Trung Quốc còn ra thông báo: Sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân các nước vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt 8000 NDT và bị tạm thu giấy cấp phép đánh bắt cá.

Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng, ngư dân các nước; trong đó, có ngư dân Việt Nam vì lo ngại lệnh cấm đó sẽ từ bỏ ngư trường truyền thống của mình. Nhưng có lẽ họ đã nhầm và mục đích thâm hiểm ấy chắc chắn sẽ khó lòng đạt được. Bởi, đơn giản, ngư dân Việt Nam, những người gắn bó cả đời với biển trải qua nhiều đời nay vẫn luôn và sẽ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của quốc gia. Họ đi biển không đơn thuần chỉ vì tình yêu mãnh liệt với vùng biển trời của Tổ quốc; cũng không đơn thuần chỉ vì cuộc mưu sinh. Cao cả hơn đó là vì, họ muốn cùng chia sẻ với quốc gia, dân tộc cái khát vọng vươn ra biển khơi- khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ với 50 người con theo cha xuống biển. "Sói biển” Mai Phụng Lưu người đã 3 lần bị Trung Quốc vô cớ bắt giữ và tịch thu tàu đến mức gặp khó khăn vẫn không nguôi nỗi khát vọng ấy, khi từng nói không chút ngần ngại: Nếu có thể tiếp tục đánh bắt cá thì Hoàng Sa vẫn sẽ là ngư trường tôi chọn. Ngư dân Trần Công Nở thì khẳng khái: Dù thế nào thì chúng tôi vẫn cứ đi Hoàng Sa. Chúng ta hiểu rất rõ dụng ý của Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam ai cũng ý thức sâu sắc: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt không thể tách rời. Ý chí ấy, lòng yêu nước và ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia ấy mạnh hơn hơn mọi thủ đoạn phi pháp đối với ngư dân Việt Nam.

Hoàng Mai

Sửng sốt với ảnh nude thiếu nữ Việt xưa


Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. 

Sửng sốt với ảnh nude thiếu nữ Việt xưa
  Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. 
Phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain



Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc. Ngày nay, rất nhiều bức ảnh của ông đã được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. 


Qua những hình ảnh được Philippe Chaplain công bố, người Việt Nam lại có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.


Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.


Những hình ảnh này được người Pháp dùng làm bưu thiếp. Vào thời thuộc địa, bưu thiếp là vật dụng rất phổ thông, được dùng làm phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng.


Khi được giới thiệu tại Việt Nam trong một triển lãm ảnh năm 2010, những bức ảnh khỏa thân kể trên đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới học giả, chủ yếu theo hai luống ý kiến đối lập nhau.

 Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng những bức ảnh này  đã được chụp bởi một “tay phó nhòm chuyên nghề chụp ảnh khiêu dâm” với ý đồ chính trị là khai thác những hình ảnh dung tục của người phụ nữ Việt nhằm hạ thấp Việt  Nam như một dân tộc thuộc địa thấp kém, đồng thời cũng nhằm lôi cuốn đàn ông Pháp sang phục vụ công cuộc khai thác Đông Dương.


Luồng ý kiến ngược lại cho rằng, dù không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu dưới con mắt của một nước lớn, nhưng những bức ảnh trên cũng không hề dung tục.


Đó là những bức ảnh chân thực, giàu tính tư liệu, được được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa. Những bức ảnh này được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.



Dưới đây thêm một số hình ảnh khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain.






***
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.

Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội. Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.

Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội. Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.

Những năm cuối đời ông sống và làm thơ tại quê nhà ở Malestroit.

Đ.V





Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: VINASAT-2 thể hiện chủ quyền Việt Nam trong không gian


Lúc 5h13 phút ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), vệ tinh VINASAT-2 đã rời bệ phóng đi vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Châu Âu trên đảo Guiana thuộc Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã theo dõi quá trình phóng vệ tinh này từ trụ sở của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông VNPT (Hà Nội).
Đồ họa mô phỏng đường đi của vệ tinh VINASAT-2.
Khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian
Phát biểu ngay sau khi vệ tinh VINASAT-2 được đưa lên quỹ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 là các dự án được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế – xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vệ  tinh VINASAT-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo (2008) và nay là vệ tinh VINASAT-2 đã mở ra những cơ hội để ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực và vị thế của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Chính phủ phê duyệt.
Nhấn mạnh sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 lên quĩ đạo ngày hôm nay là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương đưa VINASAT2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả vệ tinh và cùng với VINASAT1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Bước tiến của ngành CNTT Việt Nam
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Tổng trọng lượng của vệ tinh là 2969 kg, kích thước 3 chiều là 4,4 x 1,9 x 1,8 m, sải cánh khi di chuyển trong quỹ đạo là 18,9 m.
Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2:
Phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại Trung tâm Vũ trụ Châu Âu ngay sau khi vệ tinh đi vào quỹ đạo, ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng Giám đốc VNPT khẳng định việc phóng vệ tinh VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông.
VINASAT-2 cũng được thiết kế nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
Tổng mức đầu tư cho VINASAT-2 là khoảng 280 triệu USD, trong đó 20% là vốn của VNPT, 80% là vốn vay. Thời gian thu hồi vốn dự kiến trong 10 năm.
Cùng với quá trình sản xuất và chuẩn bị phóng VINASAT-2, VNPT cũng đã tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VINASAT-2.
Đường đi của vệ tinh
Việc phóng, duy trì tốc độ, hướng bay và  quỹ đạo của tên lửa đẩy Ariane 5 được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính được gắn ngay trên tên lửa và hệ thống điều khiển mặt đất. Tốc độ trung bình của tên lửa là 9339m/giây.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2
Theo thiết kế, 2 tên lửa đẩy gắn 2 bên sẽ  được khởi động 7 giây sau động cơ chính khởi động để đẩy tên lửa rời bệ phóng.
Lúc 5h13, tên lửa được khởi động, rời bệ phóng.
Tên lửa sẽ bay theo phương thẳng đứng trong 6 giây, sau đó sẽ bay theo hướng Đông.
Khi tên lửa đạt độ cao khoảng 100 km, hai tên lửa đẩy sẽ tách khỏi động cơ chính. Khi độ cao so với trái đất đạt 200 km, lần lượt phần đầu và khoang động cơ của tên lửa sẽ tách ra khỏi 2 khoang chứa vệ tinh JCSAT-12 và VINASAT-2. Động cơ của tên lửa sau đó được điều khiển để rơi xuống trái đất ở khu vực ngoài khơi Châu Phi trên Đại Tây Dương (Mũi Ghi-nê).
Đúng 5h39 phút giờ Hà Nội, tức 26 phút kể từ khi tên lửa rời bệ phóng, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản đã rời khỏi khoang chứa để  đi vào quỹ đạo.
Đúng 5h49 phút, vệ tinh VINASAT-2 rời khoang chứa, đi vào quỹ đạo, đánh dấu việc phóng vệ tinh của tên lửa Ariane 5 đã thành công.
Sau khi rời khoang chứa, VINASAT-2 sẽ  bay 2 vòng quanh trái đất trước khi đi vào quỹ  đạo ổn định tại 131,8 độ Đông.
Theo VGP