Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

11.10.15

Người Việt - Kết thúc họp Trung Ương Đảng, ‘bộ tứ quyền lực’ mới đã xong?

Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa kết thúc kỳ họp thứ 12 trước khi khai diễn đại hội đảng vào đầu năm 2016 với những dấu hiệu có vẻ đã có một danh sách nhân sự chóp bu mới.

Một số lãnh đạo chóp bu đảng CSVN tiến đến lễ đài khi dự kỷ niệm ngày 30 tháng 4 nhuộm đỏ được cả nước.
Bản tin điện tử chinhphu.vn loan báo “Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XI” đã kết thúc chiều Chủ Nhật 11 Tháng Mười, 2015 sau khi trải qua một tuần lễ bàn luận và thông qua các vấn đề từ chuẩn bị nhân sự cho kỳ họp đại hội đảng đầu năm tới, tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và một số vấn đề khác.

Điều chính yếu mà dư luận chú ý theo dõi là những ai sẽ bị đẩy ra khỏi các cơ quan chóp bu của đảng, ai sẽ được cài cắm vào, hậu quả từ các cuộc đấu đá nội bộ.

Đặc biệt năm nay, người ta thấy các nguồn tin chính thống của chế độ Hà Nội nêu ra các cuộc họp về “các chức danh chủ chốt” mà đặc biệt là 4 chức danh thường được gọi là tứ trụ của triều đình đỏ tại Việt Nam gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội.

Trên báo điện tử VietnamNet hôm Chủ Nhật, người ta thấy bản tin “Trung ương đề xuất danh sách tái cử khóa XII” được hiểu là những ông bà nào “đặc biệt” hiện đang ở trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng sẽ còn tiếp tục ở lại thay vì bị đẩy về vườn.

Cái “đặc biệt” được đề cập ở đây đối với một số ghế chóp bu đảng và nhà nước CSVN ngầm được hiểu đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng nhờ thế lực, phe cánh đông đảo hơn mà vẫn còn ngồi lại để chỉ tay 5 ngón.

Trên nguyên tắc, cả 16 ông bà hiện ở trong Bộ Chính Trị CSVN đều quá tuổi nghỉ hưu theo tiêu chí 60 tuổi. Với Bộ Chính Trị, sự du di được đẩy lên tới 65 tuổi. Hiện Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã 71 tuổi, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nay 69 tuổi, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Tô Huy Rứa 68 tuổi, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ngô Văn Dụ cũng 68 tuổi.

Bốn ông được dư luận dồn đoán nhăm nhe cái ghế tổng bí thư hoặc chủ tịch nước đều đang ở tuổi 66 là Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, tướng Phùng Quang Thanh và tướng công an Lê Hồng Anh. Ông Nguyễn Sinh Hùng thấy có bình luận trước đây cho rằng ông cũng chưa muốn nghỉ hưu nên muốn cái ghế tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.

Hai ông tổng bí thư đảng đương nhiệm và tiền nhiệm đều nhảy lên từ ghế chủ tịch Quốc Hội.

Một số nhân vật trong Bộ Chính Trị CSVN không nổi bật như Lê Thanh Hải (65 tuổi) Phạm Quang Nghị (66 tuổi), Tướng Công An Trần Đại Quang (59 tuổi, Bộ trưởng Công an), Đinh Thế Huynh (52 tuổi, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), Nguyễn Xuân Phúc (61 tuổi, Phó thủ tướng), Nguyễn Thị Kim Ngân (61 tuổi, Phó chủ tịch Quốc hội) sẽ ở lại hay về vườn, chưa thấy có tin gì cụ thể.

Những tháng gần đây, ông Nguyễn Xuân Phúc được đồn đoán có thể là một ứng viên cho ghế thủ tướng trong khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì sẽ được đôn lên ghế chủ tịch Quốc Hội. Ông Phúc thì được nêu tên trong bảng phong thần tham nhũng tại Việt Nam qua những tài liệu được trưng ra trên trang mạng “Châan Dung Quyền Lực” mà không ai có khả năng kiểm chứng sự chính xác của nguồn tin.

Một số nhà phân tích thời sự cho rằng trong cuộc chạy đua nắm quyền cầm đầu chế độ Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ chiếm ưu thế so với các đối thủ. Một trong những bằng chứng về đấu đá Nội Bộ Đảng CSVN là tài liệu bật mí trên các mạng xã hội nhắm vào cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng mà không thấy nói gì đến các người khác những ngày gần đây. 

Thành Tâm - Ngón đòn chính trị nhám nhúa ẩn đằng sau những chức vị thanh tao!

Giới quan tâm chính trị đang bàn luận xôn xao về lá thư của Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản bác những lời tố cáo có chủ đích của ba vị GS.TS, và dư luận đã thực sự bùng nổ phủ trùm lên Hội nghị trung ương 12 khi một trong những đơn tố cáo của ba vị GS.TS gửi đến BCH T.W Đảng được đăng tải lên mạng.
GS.TS Nguyễn Đình Kháng đang truyền bá tư tưởng bảo thủ, thấp hèn?
Trong đơn 3 vị GS.TS tố cáo Thủ tướng đã phạm những sai lầm: Tiếp sức cho "thế lực thù địch" vu cáo cho "Đảng ta lệ thuộc Trung Quốc; Phá vỡ tình hữu nghị với Trung Quốc; Kích động đối đầu Việt Nam và Trung Quốc; Nếu Thủ tướng lọt vào BCH TW khóa XII thì đó là thảm họa của Đảng và dân tộc ta.

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu. Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng? 

Trước khi hội nghi Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 họp (5-11/10), dư luận xã hội rất quan tâm đến nội dung của kì họp này. Nhiều bài viết mang tính "công kích nhau’’ của các phe cùng những đồn đoán về kết quả: Ai sẽ được chọn ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư khóa XII – đã diễn ra trong thời gian qua .

Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng?

10.10.15

Hoàng Yến: Khi “lão thành” làm “con rối chính trị”

Kính gửi Ban Biên Tập,Trước sự việc trên mạng xã hội xuất hiện liên tiếp từ lá tâm thư của Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) đến thông tin visa mà Lê Nguyễn Hương Trà đăng đải và mới đây nhất là đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS.TS từng công tác tại Học viện Chí trị Quốc gia ngay Hội nghị TW lần thứ 12. Tôi xin gửi đến quý BBT bài viết bày tỏ quan điểm của mình trước sự việc này.
Mạng xã hội đang nóng hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của bức “tâm thư” của Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) công bố nhằm phản bác thông tin trước đó của ba vị Giáo sư thuộc Học viện Chính trị Quốc gia tố cáo cô đã nhập quốc tịch Mỹ. Trong lúc dư luận chưa hiểu vấn đề thì facebooker Lê Nguyễn Hương Trà đăng tải một ảnh chụp visa mới nhất của Nguyễn Thanh Phượng với lời dẫn thú vị, bằng chứng cho thấy Nguyễn Thanh Phượng không có quốc tịch Mỹ. Đặc biệt mới đây nhất là đơn tố cáo đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS.TS từng công tác tại Học viện Chí trị Quốc gia ngay trước và trong Hội nghị TW lần thứ 12.

Động cơ nào ẩn sau hành động của 3 vị giáo sư ? Nguyễn Thanh Phượng là con gái Thủ tướng, thế nên là cơ hội để “ai đó” giở trò?. Việc Nguyễn Thanh Phượng đáp trả một cách công khai, lôi sự việc ra ánh sáng trực tiếp trên “facebook cá nhân” là một hành động khôn ngoan, vừa bẻ gãy những bịa đặt vô căn cứ của 3 vị giáo sư, vừa xóa tan những tin đồn đã tồn tại bao lâu nay.

Theo facelooker Lê Nguyễn Hương Trà, 3 ông GS.TS là Lưu Văn Sùng (1939), Đỗ Thế Tùng (1934) và Nguyễn Đình Kháng (1945) đã viết đơn gửi Ban chấp hành Trung Ương có nội dung tố cáo rằng, “cô Nguyễn Thanh Phượng nhập quốc tịch Mỹ là chạy theo Đế Quốc Mỹ, vi phạm nguyên tắc Đảng và phản bội dân tộc”. Còn theo đơn tố cáo, 3 vị GS.TS này còn coi quan hệ Việt - Trung như anh em một nhà, và cáo buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Không đánh đổi độc lập, chủ quyền thiêng liêng để lấy thứ hòa bình, hữu nghị viển vông” là phá vỡ tình hữu nghị với Trung Quốc, gián tiếp kích động công nhân đạp phá nhà xưởng trong vụ giàn khoan 981.
GS.TS Đỗ Thế Tùng đang làm con rối?
Theo tôi, với tất cả những gì diễn ra trong lịch sử và hiện tại, Trung Quốc và Việt Nam chưa bao giờ là anh em một nhà! Và càng không thể ví như anh em một nhà được! Trung Quốc có quốc gia, dân tộc và lợi ích của họ, còn Việt Nam cũng có quốc gia, dân tộc và lợi ích của Việt Nam. Cần phải hiểu sâu sắc câu nói của Thủ tướng rằng nếu không giữ được độc lập, chủ quyền thiêng liêng của dân tộc thì tình hữu nghị ấy chỉ là viển vông! Phải khẳng định rằng đây là một quan điểm đúng đắn và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ! Tất cả các Thủ tướng và Tổng thống các nước trên thế giới đều sẽ phát biểu như vậy khi đất nước bị uy hiếp bởi thế lực ngoại bang.
Thực tế thì độc lập và chủ quyền của Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc xâm phạm, quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của ta bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực! Và biết bao nhiêu vụ việc tai hại mà Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam. Anh em một nhà ư? Theo tôi, điều này không chỉ là viển vông mà còn là hoang tưởng!

Những người có học vấn, lại từng làm việc ở học viện rất được đề cao ở Việt Nam, càng rất nên thận trọng trong viết lách, ăn nói, đơn thư cần dựa vào căn cứ xác đáng, không bịa chuyện, không vu khống là giữ gìn phẩm hạnh và uy tín của bản thân mình. Ba vị Giáo sư lớn tuổi này đã từng dạy và hướng dẫn nhiều vị lãnh đạo đất nước, lẽ ra các ông nên làm nhà giáo chân chính, là cội nguồn cổ vũ cho tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, học tập, vươn lên trong nghiên cứu. Đằng này các ông lại biến mình thành những “con rối chính trị”, hồ đồ, bịa đặt vô căn cứ, gây hiểu lầm ly tán nội bộ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ, đi ngược với chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các giáo sư làm vậy là rất thiếu suy nghĩ!

Thật nguy hiểm và xấu hổ khi các GS.TS có trình độ học vấn, lí luận chuyên sâu về Chủ nghĩa Mác- Lê Nin lại lại lập luận tiêu cực, lố lăng, tin vào những lời bịa đặt. Không lẽ thành tâm yêu nước của ba cây đa cây đề trong Đảng là vậy sao? Sắp tới đại hội 12, cũng chẳng thể loại trừ chuyện có kẻ đang đứng đằng sau giật giây cho những giáo sư này làm trò lố. (Có thông tin chưa kiểm chứng đăng trên mạng cho rằng các vị GS.TS này trực tiếp dạy và hướng dẫn CTN Trương tấn Sang làm luận văn cao cấp Chính trị, là người đứng sau sự việc này)

Chúc các ông sức khỏe và sáng mắt, sáng LÒNG!

Bạn đọc Hoàng Yến

Người Buôn Gió: Hội nghị trung ương Đảng Cộng Sản VN 12 chuyện nhân sự

Chính sách kinh tế có những bước ngoặt cần người có ảnh hưởng trong BCT để triển khai các chính sách mới. Điển hình cho mẫu Uỷ Viên BCT này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có nhiều quyền lực, các cuộc cải cách kinh tế đang cần đến sự chỉ đạo của ông cũng như cầu nối quan hệ bang giao với phương Tây. Hầu hết các uỷ viên trung ương đều muốn ông Dũng ở lại để họ được chia chác lợi lộc trong yên bình. Nhất là cơ hội mở rộng quan quốc tế đang hứa hẹn đem lại nhiều bổng lộc cho mọi uỷ viên trung ương.




9.10.15

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Hôm 5/10 mới đây, tại Hội nghi 12, lần đầu tiên, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt.


Khai mạc hội nghị,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là  về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.

Kịch bản của Tô Huy Rứa - Đấu đá nhau trước Đại hội 12 ở Hải Phòng

Một bức thư ký tên Nguyễn Đình, đóng dấu gửi đến Văn phòng Ban tổ chức Trung ương Đảng, tố cáo tình hình đấu đá trước Đại hội 12, Đảng bộ TP Hải Phòng trong kịch bản của ông Tô Huy Rứa . Trong bài có nhắc đến “tướng Ca”, tức Đỗ Hữu Ca, cư dân mạng gọi là “Đại ca Ca”, là người đã từng chỉ huy “trận đánh đẹp, có thể viết thành sách“, tiêu diệt đầm Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng mà cả nước đều biết. Nhờ “chiến công hiển hách” này mà Đỗ Hữu Ca đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thăng hàm lên Thiếu tướng hơn hai năm trước! Kính mời bà con đọc bức thư này để biết chuyện đấu đá ở Hải Phòng gay cấn như thế nào.
Ông Tô Huy Rứa trao quyết định cho 2 ông Nguyễn Văn Thành (bên phải) và Dương Anh Điền (bên trái ảnh).

Hào Song Trần: "Sai lầm nghiêm trọng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là gì?

“là tiếp sức cho các thế lực thù địch đang vu cáo đảng ta..., là “kích động sự đối đầu giữa Việt Nam - Trung Quốc"..., là “đã cổ vũ cho những phần tử quá khích đập phá gần 1000 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài"...

… là tui muốn nói tố cáo của 3 ông Giáo sư (GS) Mác-Lê thế hệ 3x,4x của thế kỷ 20 trong đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

1) Lưu Văn Sùng (1939), GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Chính trị,
2) Đỗ Thế Tùng (1934), GS.TS, nguyên giảng viên cao cấp,
3) Nguyễn Đình Kháng (1945) GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế – Chính trị (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Theo 3 ông GS, với Bài phát biểu (1) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trong phiên Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á lần thứ 23 tại Manila, Philippines, 22/5/2014), “có tính chất kích động đối đầu...” (biểu tình chống) Trung Quốc và “đã cổ vũ những phần tử quá khịch đã đập phá gần 1000 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài “ trong dịp 01/5/2014 (?). Vì thế, ông Nguyễn Tấn Dũng đã “phá hoại phá vỡ tình hữu nghị với Trung Cộng mà biết bao thế hệ lãnh đạo của Đảng đã cất công gầy dựng (??)” (xem H.1 đơn tố cáo). Cụ thể đoạn văn sau: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". (2)

Có 2 điểm trong đơn “tố cáo thủ tướng” của 3 vị GS này là sai thực tế: a) đoạn văn 3 GS trích dẫn là thủ tướng trả lời báo giới nước ngoài tại hội nghị chứ không nằm trong “Bài phát biểu” (1); b) biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam có từ năm 2011. Vụ việc biểu tình có đập phá 2014 là sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HY981 vào Biển Đông thì biểu tình lại rộ lên từ 01/5/2014. Những vụ việc quá khích có nguồn tin cho rằng là Cục Tình báo Hoa Nam kích động (tại Vũng Áng, Bình Dương),… xảy ra trước Hội nghị WEF Đông Á 2014 (21-22/5/2014).

Câu chuyện này bắt đầu từ “Thư ngỏ” của cô Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) đưa lên mạng xã hội Facebook, ngày 03/10/2015 (3).

Đơn của 3 vị GS già đã vô tình làm lộ “bí mật”đấu đá của các phe nhóm chính trường Việt Nam trước kỳ Đại hộ 12. Đúng vào thời điểm Hội nghị sắp xếp thỏa thuận về nhân sự lãnh đạo đảng nhiệm kỳ tới.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 22/5/2014 tại Manila(1), vẫn còn lưu không chỉ trong websites chinhphu.vn mà còn nhiều trang mạng khác. Tất cả đều không có câu “không thể đánh đổi tình hữu nghị viễn vông”. Đó là câu trả lời với báo chí.

Nhưng dù có hay không thì đó là tiếng nói đúng, cần thiết thể hiện lập trường rõ ràng của Việt Nam trên trường quốc tế. Nó còn là xoa dịu nỗi đau của ngư dân Việt bị Trung quốc khủng bố; là tiếng nói đúng nguyện vọng đa số người dân Việt Nam; phù hợp với dư luận Việt Nam và thế giới vào thời điểm đó.

Bởi vì những gì diễn ra trên Biển Đông mấy năm qua và hiện nay cho thấy Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa bá quyền; khủng bố ngư dân Việt Nam; xây dựng căn cứ quân sự trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ 1974 đến 1995.


Đơn của 3 vị Giáo sư cho thấy một thế hệ mang danh trí thức lỗi thời với thế sự và xa rời cuộc sống của người dân trong đó có ngư dân đã hang ngày đóng thuế nuôi họ. Nó cũng cho thấy một cuộc chiến quyết liệt của phe phái trong đảng.

Có lẽ một thể chế nhiều đảng phái và hội đoàn nhưng cùng chung tinh thần dân tộc, chung lý tưởng độc lập và bảo vệ chủ quyền sẽ minh bạch và đồng lòng hơn là một đảng mà có nhiều phe phái.

Thế mới biết ý thức hệ của thế kỷ 19, 20 còn nặng lòng với thế hệ đầu bạc sinh ra và lớn lên ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa" lắm lắm!
08/10/2015

Nguồn tham khảo:

(1) http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Phat-bieu-cua-Thu-tuong-tai-phien-khai-mac-Hoi-nghi-WEF-Dong-A-2014/20145/21024.vgp
(2) http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/thu-tuong-khong-danh-doi-chu-quyen-lay-huu-nghi-vien-vong-2994075.html
(3) https://www.facebook.com/nguyenthanhphuongfanpage
(4) Video phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại WEF Đông Á 2014 (22/5) VTC14 https://www.youtube.com/watch?v=0Xc-C8JbBtY
(5) Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ đây:
https://anhbasam.wordpress.com/2015/10/08/5367-hay-tranh-dau-cho-quyen-lam-nguoi-cua-con-gai-thu-tuong/

Hào Song Trần
Theo FB Hào Song Trần / Dân Luận

Bạn đọc gửi: Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS. TS. của Học viện Chính trị

Một lá thư gửi đến khá quan trọng (Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS. TS. của Học viện Chính trị ), xin đăng để độc giả thấy sự đấu đá kinh khủng trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng XII


7.10.15

Kami - Hội nghị Trung Ương 12: Ai đang nắm ngọn cờ?

Có người đưa ra câu hỏi "Phe nào sẽ thắng sau Hội nghị TW 12?", thoạt tiên câu hỏi tưởng chừng khó trả lời, tuy vậy nêu trả lời theo logic thì phe nào nắm được đa số các Ủy viên trong Ban Chấp hành TW Đảng thì phe đó sẽ giành chiến thắng. Hay nói rộng ra, phe đó sẽ chủ động trong việc sắp xếp nhân sự cho khóa tới. 
Ngày 5/10/2015 Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN - Khóa 11, vừa khai mạc, với nhiệm vụ trọng tâm của Hội nghị là bàn về nhân sự lãnh đạo Đảng cho nhiệm kỳ Đại hội XII. Theo kế hoạch, Hội nghị này sẽ kéo dài từ ngày 5-11/10/2015.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Báo cáo tình hình KT-XH

22.9.15

Người buôn gió - Phạm Quang Nghị trước cơ hội làm Tổng Bí Thư

Dường như ông Nguyễn Phú Trọng chưa định ra được người kế nhiệm của mình, hay nói cách khác là ông chưa định chọn Phạm Quang Nghị. Nên từ lúc đi Mỹ về đến nay, ông Trọng tránh những động thái để người ta hiểu nhầm ông đã chọn Nghị làm người kế nhiệm.

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

8.9.15

Người Buôn Gió - Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước?

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. 
Liệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước? Ảnh: AP
Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà . Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải,. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.


11.5.15

Dương Hoài Linh - Hội nghị Trung ương 11: Phát pháo cho trận chiến quyền lực

Dân Luận: Trong bối cảnh Đảng họp kín, không cho người dân biết quá trình thảo luận cũng như những nghi vấn về kẻ "có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình" là ai thì mãi mãi chúng ta không thể có một nền chính trị trong sạch, bởi vì thiếu minh bạch là môi trường rất tốt để những kẻ xấu lên ngai vàng bằng quan hệ và lo lót. Có lời đồn rằng trong Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế và có khả năng sẽ lên Tổng bí thư, nhưng cũng có những nhận định ngược lại như của tác giả Dương Hoài Linh sau đây. Nói tóm lại là ai trong số họ chiến thắng thì người dân cũng là kẻ chiến bại, nếu người dân không biết đấu tranh đòi sự minh bạch và công khai trong việc chọn lựa lãnh đạo quốc gia.


Kami - Thấy gì từ Hội nghị Trung ương 11?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.
Hội nghị TW 11
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI vừa tại Hà nội ngày 4/5/2015, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc. Hội nghị này đã tập trung vào các vấn đề, bao gồm về phương hướng công tác tổ chức nhân sự, về số lượng-việc phân bổ đại biểu, vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, nên Hội nghị TW11 có tầm quan trọng đặc biệt, chính vì thế điều được dư luận quan tâm nhất vẫn là vấn đề đường hướng lựa chọn và cơ cấu 20 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng CSVN. Đó là danh sách các Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Điều đáng chú ý và được dư luận hết sức quan tâm bàn thảo đó là chi tiết trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói về tiêu chí lựa chọn các Uỷ viên TW Đảng. Đó là "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân..."

Dựa vào những tiêu chí đó, đã xuất hiện luồng ý kiến cho rằng TBT ngầm ám chí quyết tâm loại bỏ đồng chí X và phe cải cách của ông ta, điều đó chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN đã lên tới đỉnh điểm trước ĐH XII.

Vậy sự thật của vấn đề này như thế nào?

Chuyện trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN có sự phân hóa và chia rẽ thành các phe nhóm hay không là điều không phải bàn cãi. Với bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI, đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây được coi là nước cờ nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Câu hỏi được đặt ra là, vào thời điểm hiện tại tương quan lực lượng giữa các phe phái ra sao? Phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh hay yếu? Và có hay không cơ hội lật ngược thế cờ của phe bảo thủ mà người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII?

Có thể nói, có lẽ thời điểm trước Hội nghị TW4 là giai đoạn hoàng kim nhất của phe Đảng của người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, khi đó dư luận ủng hộ việc xử lý kỷ luật đồng chí X và cho rằng đó là việc làm cần thiết. Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.

Đây là thời điểm đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng về quyền lực trong chính trường Việt nam, khi quyền lực tối cao trong Đảng vốn từ lâu đã thuộc về Bộ Chính trị và người đứng đầu là Tổng Bí Thư đã phải chuyển sang cho Ban Chấp hành TW. Và cũng chỉ không lâu, điều này đã được chứng minh tại Hội nghị TW sau đó, khi tiến hành bầu bổ xung thêm 02 vị trị trong Bộ Chính trị, thì các ứng cử viên hàng đầu do TBT Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, đó là các ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính TW và Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW đã không được Ban Chấp hành TW ủng hộ. Mà thay vào đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân những người được cho là ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ thế, tại Hội nghị TW10 khi Ban Chấp hành TW tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đạt được số phiếu tín nhiệm cao cao nhất.

Tuy nhiên, dư luận bất ngờ với thông tin từ bài viết "Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới", từ blog Cầu Nhật tân nhận định cho rằng "Sau một số thất bại tạm thời tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, hàng loạt quyết định nhân sự vừa qua cho thấy phe Đảng trị đã có những động thái mang tầm vóc chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.".

 Không chỉ thế, bài viết còn nhận định khẳng định rằng "Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe lợi ích nhóm đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe lợi ích nhóm chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe Đảng trị xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016."
Nhận định đó, nếu kết hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đột nhiên "trở mặt" chửi "Đế quốc Mỹ" trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30/4/2015 tại Sài gòn vừa qua thì cho thấy có nhiều cơ sở đáng tin. 

Tuy nhiên, nếu để ý chi tiết khi Dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành - một Dự án của nhóm lợi ích ODA vốn được dư luận cho là cú vét ODA cuối của Chính phủ, bỗng nhiên trở thành một trong 4 vấn đề quan trọng của Đảng CSVN hiện nay, được đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị trung ương thông qua. Và kết quả cuối cũng đã được Ban Chấp hành TW chuẩn y. Chi tiết này được các nhà bình luận cho rằng đó là một sự thỏa thuận lợi ích, có liên quan đến vấn đề nhân sự giữa các phe nhóm, kiểu "Ông rút chần giò, bà thò chai rượu". Điều đó cho thấy phe cán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không yếu như người ta đồn đoán.

Có thể giải thích vấn đề này như sau:

Trước hết, thời gian gần đây người ta thấy truyền thông nhà nước đã hạn chế và hầu như không đưa các tin tức liên quan đến hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời người ta cũng không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có các phát biểu "mị dân" hay "đi ngược Cương lĩnh của Đảng" như trước đây. Ngược lại, người ta còn thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Cần phải hiểu trong lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang chứng tỏ mình là người vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và đường lối của Đảng hòn để lôi kéo các Ủy viên TW khác đang còn lừng chừng vì nghi ngờ ông Dũng sẽ phá rào tiến tới sự cải cách về chính trị. Đây là kế sách "nín thở để qua sông" của ông Dũng nhằm vươn tới chiếc ghế quyền lực cao nhất, đó là giành cho bằng được vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước như của ông Tập Cận Bình ở Trung quốc.

Nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà buổi chiều 8/5/2015 tại Hà Nội, ngay sau khi Hội nghị TW11 bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, trao đổi với các cử tri Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Đây chính là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và không ít các lãnh đạo cao cấp trong Đảng CSVN đã và đang lo ngại vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà theo họ, ông Dũng có thể phá nát Đảng CSVN nếu nắm một quyền lực bao trùm như thế.

Nhìn sang quan hệ Việt - Mỹ thì người ta dễ dàng nhận thấy phía Mỹ hết sức nhẫn nhục và cam chịu trong quan hệ với Việt nam, cho dù phía Việt nam có nhiều biểu hiện có thể gọi là thiếu tôn trọng và không tin tưởng nước Mỹ. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một người vốn được coi là thân Mỹ song sẵn sàng lớn tiếng chửi Mỹ là đế quốc, là tàn bạo.... Nên hiểu, chính trị là như thế, nói yêu không có nghĩa là yêu, nói ghét cũng không có nghĩa là không thích. Chính trị là "nói dzậy nhưng không phải như dzậy". Với phía Mỹ trong lúc này họ cũng ở trong tâm trạng như Thủ tướng Dũng, hy sinh nhiều thứ về một mục tiêu đại cục của mình, trong trường hợp sau Đại hội XII nếu ông Dũng đảm trách trọng trách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước thì mọi vấn đề trong quan hệ với Việt nam của người Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Quay sang Trung quốc để thấy, sau chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng với sự tiếp đón ở mức độ trọng thị nhất thì báo chí Trung Quốc đã không ngần ngừ trong việc tấn công và bôi nhọ ông Tổng Bí thư. Đặc biệt là khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo của Việt nam. Các nhà bình luận cho rằng, nếu hiện tại phe của ông Tổng Bí thư đang mạnh, ở thế thượng phong thì không bao giờ họ sẽ công khai công kích ông Trọng như vậy. Việc gia tăng xây dựng các đảo nhân tạo của Trung quốc trên Biển Đông vào thời điểm này cũng cho thấy họ muốn mọi việc rơi vào thế đã rồi, trước khi kết thúc Đại hội XII. Vì lúc đó nếu ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ cao nhất trọng bộ máy Đảng và Nhà nước Việt nam thì chuyện gì sẽ xảy ra trong quan hệ Việt nam - Trung quốc khó mà có thể đoán trước được. Nên nhớ, trong gần hết thời gian hơn 9 năm, đảm trách 02 nhiệm ký làm Thủ tướng, ông Dũng chưa hề tiến hành thăm chính thức Trung Quốc.

Người ta có câu "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", ông Nguyễn Tấn Dũng từ chỗ hầu như không có gì và ít ai biết đến, thì sau 9 năm đảm trách chức vụ thủ tướng thì ông không chỉ đã thâu tóm hầu hết các quyền lực trong bộ máy nhà nước Việt nam, mà còn thu được một lượng tiền bạc khổng lồ. Với ưu thế đó, ông Dũng còn có khả năng khuynh loát và điều khiển được đa số các Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng. Miếng bánh Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được đưa ra tại Hội nghị TW11 ngoài mục đích kiếm chác của nhóm lợi ích thì nó còn là một miếng mồi để "dử" những ai còn đang chần chừ trở cờ để theo Thủ tướng, với thông điệp "Hãy quyết định dứt khoát, rồi sẽ có phần trong chiếc bành này!" Đây là lý do chính để giải thích vì sao, Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành lại là một trong 4 vấn đề trọng đại của Đảng và được đưa vào thành một nội dung quan trọng của Hội nghị TW11. Điều đó chứng tỏ phe của ông Nguyễn Tấn Dũng đang trên thế thượng phong.

Qua những chi tiết ngầm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là mối lo của ông Tổng Bí thư khi lo rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Điều đó cho thấy việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN từ nay đến sau Đại hội Đảng lần thứ XII, dự kiến sẽ khai mạc vào đầu năm 2016 sẽ hết sức khốc liệt. Các thế lực và phe nhóm chống lại Thủ tướng Dũng sẽ bằng mọi cách cản, phá con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước của ông Nguyễn Tấn Dũng. Và chắc chắn người đồng chi Phương Bắc sẽ không thể làm ngơ đối với cái gia mang tên ông Thủ tướng.

Do vậy cần hết sức chú ý theo dõi các động thái liên quan đến chính trị Việt nam trong thời gian này. Sẽ có những diễn biến mà chúng ta không thể ngờ tới sẽ xuất hiện.

Ngày 09 tháng 05 năm 2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Theo RFA Blog