Trong trường hợp không có tàu tuần tra (Cảnh sát biển) lớn hơn, Philippines có “nguy cơ mất trắng” bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc trong mùa mưa bão năm nay. “Đây là thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt. Chúng tôi không chỉ phải chống chọi với nhiều tàu tuần tra hiện đại cỡ lớn của Trung Quốc trên khu vực bãi Scarborough mà còn phải đối mặt với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên trong những tháng tới”
Tờ Philippines Star ngày 29/5 dẫn lời một quan chức an ninh giấu tên của Philippines cho hay, trong trường hợp không có tàu tuần tra (Cảnh sát biển) lớn hơn, Philippines có “nguy cơ mất trắng” bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc trong mùa mưa bão năm nay.
Hình ảnh bãi cạn Scarborough nhìn từ vệ tinh (nguồn Globalsecurity) |
“Đây là thách thức lớn nhất mà chúng tôi (Philippines) đang phải đối mặt. Chúng tôi không chỉ phải chống chọi với nhiều tàu tuần tra hiện đại cỡ lớn của Trung Quốc trên khu vực bãi Scarborough mà còn phải đối mặt với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên trong những tháng tới”, vị quan chức an ninh giấu tên cho biết.
Trong khi căng thẳng leo thang trên bãi cạn Scarborough từ ngày 10/4, phía Trung Quốc đã phái rất nhiều tàu thuyền ra khu vực này, đỉnh điểm lên tới 92 chiếc trong tuần trước, trong đó có 6 chiếc tàu hàng hải “công vụ” của chính phủ Trung Quốc, 17 tàu cá, còn lại là các tàu “đa chức năng”.
Lực lượng tàu Hải giám, Ngư chính Trung Quốc hoạt động trên khu vực bãi cạn Scarborough từ 10/4 trở lại đây |
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Ngoại giao Philippines, số lượng tàu Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough đã giảm từ con số 92 của tuần trước còn 60 tàu vào hôm thứ 7 ngày 27/5 và còn 35 tàu tính đến thời điểm ngày 29/5.
Trong đó có 6 tàu “công vụ” (Hải giám, Ngư chính), 12 tàu đánh cá và 17 tàu “đa chức năng” vẫn đang hoạt động trên bãi cạn Scarborough.
Trong đó có 6 tàu “công vụ” (Hải giám, Ngư chính), 12 tàu đánh cá và 17 tàu “đa chức năng” vẫn đang hoạt động trên bãi cạn Scarborough.
Về phía Philippines, Manila vẫn duy trì hai tàu của chính phủ trên vùng biển bãi cạn Scarborough, trong đó có một tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển, một tàu thuộc Cục Thủy sản Philippines.
Tuy nhiên các quan chức Philippines đang hết sức lo ngại, nếu không có phương án dự phòng thay thế, trong mùa mưa bão sắp tới nhiều khả năng Philippines phải rút 2 chiếc tàu này về tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong đất liền.
Tuy nhiên các quan chức Philippines đang hết sức lo ngại, nếu không có phương án dự phòng thay thế, trong mùa mưa bão sắp tới nhiều khả năng Philippines phải rút 2 chiếc tàu này về tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong đất liền.
“Chúng tôi không muốn một kịch bản tương tự như Đá Vành Khăn (Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Philippines cũng tuyên bố cái gọi là chủ quyền bằng tên gọi hòn Panganiban bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép tháng 2/1995 và xây dựng các kết cấu quân sự tại đây – PV) lặp lại với bãi cạn Scarborough”, quan chức này cho biết thêm Philippines đang xem xét các giải pháp để có thể duy trì sự hiện diện của Philippines tại bãi cạn Scarborough quanh năm.
Sau khi chiếm quyền kiểm soát Scarborough, Trung Quốc sẽ cho xây dựng các cấu trúc quân sự đa lớp hoàn chỉnh với nhiều thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến, vị quan chức này nhấn mạnh, “Đây là những gì chúng ta (Philippines) nhìn thấy sẽ xảy ra tại Scarborough nếu như tàu thuyền của chúng ta (Philippines) rời khỏi khu vực này”.
Những ngày qua, mặc dù Trung Quốc có rất nhiều tàu công vụ, tàu cá, tàu “đa chức năng” hoạt động trên khu vực bãi cạn Scarborough và chiếm ưu thế hơn tàu Philippines cả về số lượng lẫn tính chất, quy mô nhưng tàu Cảnh sát biển Philippines vẫn không rời vị trí.
Bằng những chiếc xuồng cao su cơ giới, lực lượng Cảnh sát biển Philippines vẫn liên tục giám sát tất cả các hoạt động của tàu Trung Quốc bên trong khu vực đầm phá bãi Scarborough nhằm xác định và thu thập chứng cứ về các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này.
Philippines vẫn cắt cử lực lượng kiên trì bám trụ Scarborough, đồng thời liên tục cập nhật thông tin về những hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc tại bãi cạn này |
Tuy nhiên, nếu không có giải pháp kịp thời tăng cường trang bị, tàu thuyền phù hợp, rất có thể trong mùa mưa bão sắp tới hoạt động tuần tra, thu thập các bằng chứng hoạt động của tàu Trung Quốc tại bãi Scarborough mà Philippines đang triển khai cũng sẽ phải dừng lại.
Nhìn thấy rõ điểm yếu của Philippines về thực lực lực lượng tuần tra, kiểm soát biển nên cánh “học giả diều hâu” Trung Quốc, tên gọi có phần châm chọc dư luận đặt cho La Viện và viên thiếu tướng, “học giả biển Đông” này vui vẻ đón nhận, đã liên tục đăng bài cổ súy giới chức Trung Quốc nên tiếp tục duy trì lực lượng (Hải giám, Ngư chính) trên bãi cạn Scarborough bởi về thực lực “sức bền” thì Trung Quốc có ưu thế vượt trội hơn hẳn.
Trong cuộc chiến chống lại sự xâm lấn của Bắc Kinh trên bãi cạn Scarborough rõ ràng Philippines đang yếu hơn về thực lực.
Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước khác, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản để tăng cường năng lực phòng thủ cho Manila trong bối cảnh đó có ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên sự giúp đỡ ấy sẽ thực sự có hiệu quả cao nhất nếu giúp Philippines có thể duy trì sự hiện diện của mình trên bãi cạn Scarborough .
Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước khác, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản để tăng cường năng lực phòng thủ cho Manila trong bối cảnh đó có ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên sự giúp đỡ ấy sẽ thực sự có hiệu quả cao nhất nếu giúp Philippines có thể duy trì sự hiện diện của mình trên bãi cạn Scarborough .
Hồng Thủy
0 comments:
Đăng nhận xét