Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn người dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người dân. Hiển thị tất cả bài đăng

28.3.12

SÁNG NAY, VỢ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐƯỢC MỜI LÊN HUYỆN


SÁNG NAY, VỢ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐƯỢC MỜI LÊN HUYỆN
Vụ Tiên Lãng: Họp kiểm điểm hai lãnh đạo Hải Phòng


Ngày 27-3, một nguồn tin cho biết Thành ủy Hải Phòng đã họp kiểm điểm trách nhiệm đối với các ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND và Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng hôm 5-1. Tuy nhiên, kết quả kiểm điểm chưa được tiết lộ.

bà Nguyễn Thị Thương
Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất này, ngày 27-3, ông Vũ Văn Luân, người được ông Đoàn Văn Vươn ủy quyền đại diện tham gia tố tụng trong việc thụ lý vụ án của ông Vươn theo trình tự tái thẩm, đã tới TAND huyện Tiên Lãng làm các thủ tục cần thiết. TAND huyện Tiên Lãng đã cung cấp cho ông Luân ba quyết định thu hồi các quyết định thu hồi đất và cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng. Trước đó, ngày 27-2, TAND huyện Tiên Lãng đã có thông báo thụ lý vụ án hành chính của ông Vươn theo trình tự tái thẩm sau khi TAND Tối cao có quyết định tái thẩm vụ án hành chính này. Do đang bị tạm giam nên ông Vươn đã ủy quyền cho ông Luân giải quyết.

Được biết UBND huyện Tiên Lãng đã có giấy mời bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) lên trụ sở UBND huyện vào sáng 28-3 để nghe thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra, rà soát việc sử dụng đất của gia đình.

H.HOÀNG
Nguồn: Pháp luật Tp HCM.

27.3.12

300 người dân bao vây nhà máy thép vì gây ô nhiễm

Trước vụ Dân bao vây nhà máy thép vì gây ô nhiễm. Báo Vì Dân xin gửi nỗi bức xúc của người dân đến bạn đọc. 

Bức xúc vì ô nhiễm kéo dài, hàng trăm người dân thôn Vân Dương 2 đã kéo đến bao vây 2 nhà máy thép, yêu cầu phải ngừng hoạt động.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang, UBND xã Hòa Liên đã tổ chức buổi đối thoại giữa hàng trăm hộ dân địa phương và lãnh đạo 2 doanh nghiệp là Công ty CP thép Thái Bình Dương và Dana-Ý (KCN Hòa Khánh mở rộng, quận Liên Chiểu) về các vấn đề liên quan đến tình trạng ô nhiễm gây bức xúc trong người dân suốt thời gian qua. 


Người dân thôn Vân Dương 2 tại buổi họp dân hôm 25/3 


Anh Nguyễn Tấn (SN 1975, thôn Vân Dương 2), nhà ở sát hàng rào nhà máy thép Dana-Ý bức xúc: “Tôi có hai con, một đứa đang học lớp 7, một đứa đang học mẫu giáo nhưng không đêm nào có thể học bài cho yên ổn được vì tiếng ồn và bụi khói từ nhà máy thải ra. Ban đêm ban ngày gì cũng không thể nghỉ ngơi được, người già trẻ em ở đây bị nhiều bệnh liên quan đến hai nhà máy thép này. Phản ánh, kiến nghị mãi mà chẳng đến đâu”.


Sự việc trở nên “nóng” hơn khi tối 24/3, hơn 300 người dân thôn Vân Dương 2 đã kéo đến bao vây hai nhà máy thép trên để phản đối. Theo phản ánh của người dân trong đêm 24/3, hai nhà máy trên thi nhau xả khói và bụi khiến họ không thể ngủ nghỉ.
Tại cuộc đối thoại chiều 25/3, rất nhiều người dân bức xúc về tình trạng gây ô nhiễm môi trường kéo dài của 2 nhà máy này. Ông Trương Văn Lung không kìm nén bức xúc khi được phát biểu: “Nghe nói chính quyền sẽ di dời giải tỏa chúng tôi đi nơi khác từ mấy năm nay nhưng đến nay chúng tôi cũng chưa nhúc nhích. Trước tết vừa qua, chính quyền có hứa là đầu năm nay sẽ giải tỏa khu vực này đi nhưng nay đã gần hết quý 1 mà cũng chưa thấy gì hết. Dân chúng tôi còn chịu đựng cho đến bao giờ?”.
Nhiều người dân địa phương cho biết họ đã sinh ra và lớn lên định cư ở đây nhưng từ khi các nhà máy thép đặt giữa khu dân cư thì cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn vì ô nhiễm. Ăn cơm cũng phải mắc màn vì bụi.

Tường rào của các nhà máy thép gần sát nhà dân khiến tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn càng thêm nặng. 
Trước phản ứng của người dân, ông Hồ Nghĩa Tín, Tổng giám đốc Công ty CP thép Dana-Ý và ông Nguyễn An, Tổng Giám đốc Công ty CP thép Thái Bình Dương hứa sẽ khắc phục tình trạng khói bụi và tiếng ồn trong thời gian tới, đồng thời mong muốn bà con chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thu, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, việc người dân kiến nghị để giảm tiếng ồn và khói bụi ô nhiễm là nguyện vọng chính đáng. Sau nhiều lần họp, các công ty đã cam kết với người dân nhưng thực tế các công ty này không đáp ứng được cam kết trên và có dấu hiệu gia tăng hoạt động, gây ồn mạnh trong thời gian gần đây khiến người dân thêm bức xúc.

“Nếu các doanh nghiệp không đảm bảo thì phải ngưng hoạt động cho đến khi giải tỏa xong người dân ở đây đi nơi khác. Các doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích nhân dân, nếu không lợi ích của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng”, Bí thư xã Hòa Liên Lê Văn Hùng Vương cứng rắn.
Cũng tại buổi đối thoại, ông Đặng Thương, Phó chủ  tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết, ngày 22/3, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã đến kiểm tra, rà roát các hộ dân ảnh hưởng bởi hai nhà máy thép; đồng thời ra thông báo kết luận, yêu cầu ngành chức năng khẩn trương hoàn thành công tác đền bù trước ngày 30/6 tới cho các dddang ở thực sự và trước ngày 30/9 cho các trường hợp khác. “Huyện sẽ chi trả tiền ngay để người dân có thể thuê nhà ở nơi khác cho đến khi được bố trí tái định cư. Dự kiến đến tháng 7-8/2012 mới có đất thực tế để bố trí cho bà con”, ông Thương phát biểu.

Theo thống kê của huyện Hòa Vang, có gần 260 hộ ảnh hưởng hai nhà máy thép và đến nay có 232 hộ được kiểm định. Tuy nhiên việc đền bù, giải tỏa còn chậm triển khai.


Dân gặp khó, biết gọi ai đây?


Để cung cấp cho bạn độc hiểu thêm về thực tế cuộc sống người dân gặp phải rất cần các lực lượng chức năng, và phải ứng của họ ra sao? Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh sau"
1.001 chuyện dân cần
Kể về các lần bị cướp vé số, chị Đào (quê Phú Yên) nhăn mặt: “Làm sao nhớ nổi. Gặp mấy thằng nghiện là coi như mất một tháng đi bán để bù lại cho đại lý”. Ngồi trên chiếc xe lăn hoen gỉ, chị Đào nhớ lại, chiều hôm đó, chị đang hì hục lăn xe trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) thì có hai thanh niên ăn mặc lịch sự hỏi mua. “Trong lúc tôi đang loay hoay chỉnh lại chiếc xe, hai tên cướp rồ ga bỏ chạy cùng tập vé số. Tôi la hét thất thanh, nhưng người đi đường chỉ quay lại nhìn và bỏ đi”, chị Đào kể. “Chị có đi báo công an?”. Chị thở dài: “Có biết công an phường nằm ở đâu mà báo. Mà có báo thì cũng chưa chắc được gì, vừa mất công và phiền phức. Ai mà quan tâm đến số tài sản nhỏ nhoi đó”.
Những va chạm trên đường phố như thế này rất cần sự có mặt kịp thời của lực lượng phản ứng nhanh - Ảnh: Minh Nam
Nhiều người qua lại cầu Băng Ky (đường Nơ Trăng Long, Q.Bình Thạnh) quen với cảnh ông Nguyễn Văn Từ (49 tuổi, bị mù) ngồi bên thành cầu, đeo tấm bảng “bán vé số” thay vì cầm vé số trên tay. Hỏi ra mới biết vì nhiều lần bị lừa nên ông phải làm như vậy. Cứ mỗi lần bị lừa, bị cướp vé số như thế, ông lại thui thủi mò mẫm tìm người vay mượn đền tiền cho đại lý. Nghe chúng tôi nhắc tới ba từ “báo công an”, ông lắc đầu: “Tui đui mù, biết đâu mà báo”.
Một lần, chúng tôi ngạc nhiên trước chiếc xe bán đĩa dạo được quấn lưới mắt cáo chằng chịt.  Chị Hoàng Thị Liên (quê Hà Tây) nhanh nhảu: “Em mà không làm thế này thì cứ bị cướp suốt. Ấy vậy, nhưng nhiều khi cũng còn bó tay với tụi nó đấy”. Chị Liên kể, mới hôm đầu năm, chị đẩy xe bán trên đường Chánh Hưng (Q.8) thì có hai thanh niên đi xe đạp hỏi mua, chị vừa tháo tấm lưới, ngay lập tức vị khách chụp luôn đống đĩa bỏ chạy. Chị đuổi theo giằng lại phía trước thì phía sau hai thanh niên khác trờ tới ôm luôn mấy trăm đĩa còn lại. “Em chỉ biết khóc, kêu trời vì tri hô rát cổ mà chẳng ai giúp, dù đường đông người qua lại. Em từng báo công an phường rồi nhưng cũng chỉ viết bản tường trình, còn sau đó chẳng thấy hồi âm gì”, chị Liên ngao ngán.
Là nạn nhân của “hố tử thần”, tài xế Nguyễn Văn Tính (hãng taxi Vinasun, 32 tuổi, ngụ Q.3) bần thần nhớ lại: Khoảng 16 giờ ngày 14.9.2010, khi đang lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3), xe taxi của anh bất ngờ bị sụp xuống hố sâu. Rất may, anh Tính thoát chết. Trong lúc gặp nạn, anh hoàn toàn không biết gọi cho cơ quan chức năng nào nhờ can thiệp. Anh Tính kể: “Tôi chỉ biết đứng nhìn chiếc xe bị “nhấn” sâu xuống hố trước sự hoảng sợ và bất lực. Tôi loay hoay gọi cho người nhà, đồng nghiệp... để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi có mặt họ cũng “chào thua”. Sau khi gọi cho một số cơ quan chức năng mà không nhận được hỗ trợ, mọi người bàn nhau gọi xe cứu hộ tư nhân đến cẩu xe taxi lên nhưng không được. Mãi đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng thanh tra giao thông công chánh mới có mặt và đến 21 giờ cùng ngày, chiếc xe bị nạn mới được đưa lên khỏi mặt đất. Việc phản ứng, hỗ trợ rất chậm của cơ quan chức năng đã khiến khu vực kẹt xe kéo dài”.
Tài xế Nguyễn Văn Tính bất lực khi chiếc taxi bị sụp “hố tử thần” vào chiều 14.9.2010 - Ảnh: Minh Nam
Anh Tính nói nhiều lúc chạy taxi gặp phụ nữ mang bầu chuyển dạ thì nhiều tài xế khác cũng bó tay, không biết nhờ lực lượng chức năng nào giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp này.
Có thể tránh kết cục buồn
Cách đây chưa lâu, TAND TP.HCM đưa ra xét xử Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Phi Khanh đánh ông Phạm Văn Bình trọng thương chỉ vì... bịch rác. Nhà ông Bình bên này đường, đối diện bên kia đường là nhà của bà H. (chị của 3 bị cáo). Thấy bà H. đem bịch rác sang để ngay cạnh nhà mình, ông Bình và vợ liền lên tiếng, dẫn đến hai bên cãi vã nhau. Đứa cháu trai của ông Bình, sau một hồi chứng kiến vụ cãi vã liền vồ lấy ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp định đem ra "tưới" những người phía bên kia nhưng được ngăn lại kịp thời, tuy nhiên cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra. Hùng vừa đi làm về, thấy ẩu đả liền nhờ người gọi Cảnh sát 113 và công an phường. Chờ mãi không thấy công an xuống, trong khi các bên lao vào hỗn chiến, nóng ruột, Hùng tông thẳng chiếc xe Cub 81 vào người ông Bình để bênh các em. Bào chữa cho Hùng, luật sư đặt vấn đề: "Nếu công an, chính quyền can thiệp kịp thời, liệu có hậu quả đau lòng đến thế không?”.
Tương tự, năm 2011, TAND TP.HCM đưa ra xét xử một vụ án giết người mà nhiều người dự khán phải chạnh lòng. Trương Văn Trung có vợ là Hồ Thị Ngọc Loan bán bún mắm ở khu vực chợ Bàn Cờ (Q.3). Chị Loan có người bạn tên T.N; vợ chồng T.N cũng bán bún vịt ngay cạnh. Chuyện buôn bán dẫn đến xích mích. Trong một lá đơn xin chính quyền can thiệp, mẹ chị Loan trình bày: “Vợ chồng T.N thường xuyên chửi rủa, tranh giành khách; thậm chí còn thay nhau chặn khách từ đầu hẻm. Nếu khách vẫn vào quán của Loan thì vợ chồng T.N tìm cách đuổi…”. Ấy vậy mà những lá đơn này không được chính quyền can thiệp kịp thời nên mâu thuẫn nhỏ đã thành án mạng. Một đêm cuối tháng 9.2009, trong lúc cãi nhau, T.N vác dao ném trúng lưng Trung gây rách da. Trung lại làm đơn nhờ cơ quan công an và đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Công an không xử lý triệt để, còn chính quyền chỉ mời hai bên lên hòa giải… Rạng sáng 17.10.2010, trong lúc Trung đang trực bảo vệ cho một khách sạn gần đó thì nghe tin vợ bị T.N đánh. Đêm đó, Trung cầm dao lao tới đâm liên tiếp nhiều nhát khiến chồng T.N thiệt mạng.
Luật sư bào chữa cho Trung bức xúc: “Chính vì sự nín nhịn đến đỉnh điểm trong khi chính quyền, công an không giải quyết được mới là nguyên nhân gây ra vụ án”.
Nhiều người có mặt tại phiên tòa cho rằng, nếu có sự can thiệp, giải quyết đến tận cùng sự việc thì chắc hẳn những vụ án đau lòng như trên đã không xảy ra.
Gọi 113 cũng như không!
Ngày 11.2.2012, chị Diệu chở một cô bạn (đang nghe điện thoại) bằng xe máy biển số 70K1-0767, lưu thông trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10). Bất ngờ, chiếc điện thoại iPhone 4 của cô bạn bay theo chiếc xe Air Blade màu đỏ-đen chạy xẹt ngang. Diệu và cô bạn vừa tri hô, vừa phóng xe đuổi theo, đến trước số 368 Nguyễn Tri Phương thì cả hai té ngã. Đi ngang qua, thấy hai cô gặp nạn, chúng tôi liền dừng xe lại tìm cách hỗ trợ. Trong tình huống khẩn cấp ấy, chúng tôi chỉ nhớ số đường dây nóng 113 nên liền lấy điện thoại bấm số nhờ hỗ trợ. Đầu dây bên kia, người trực ban đề nghị chúng tôi hướng dẫn nạn nhân đến công an phường trình báo rồi cúp máy mà không hề cho địa chỉ nơi trình báo. Nghe chúng tôi thuật lại, hai cô gái nhìn nhau ra vẻ bất lực. Không biết kêu ai, Diệu gọi điện thoại cho mấy người bạn. Lát sau, 3, 4 người bạn đến đưa Diệu và cô bạn với nhiều vết thương đi mà không đến công an phường vì họ nghĩ rằng: có đến cũng chẳng được gì.
Theo TN



26.3.12

Bài học làm giàu từ Nông dân Kiên Giang

Một bài học cho nông dân cả nước học tập làm giàu trên chính quê hương mình trong thời đại mới. Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc câu chuyện làm giàu rất hay và hữu ích:

Từ giữa tháng 3-2012, cánh đồng xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) vào cao điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân. Máy gặt đập liên hợp, máy cày, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi...

“Vụ này cầm chắc 50 giạ/công (1.000m), khá nhất từ trước tới giờ” - nông dân Trần Văn Dung, ngụ ấp Hòa Thuận, khoe. Lấy vợ năm 22 tuổi, Dung được bố mẹ chia cho 20 công ruộng làm vốn. Mấy năm đầu tắt mặt tối, kinh tế gia đình anh vẫn chưa có gì chuyển biến do diện tích đất canh tác không nhiều. Cuộc sống bắt đầu thay đổi khi anh mạnh dạn dành ra 8 triệu đồng - một số tiền không nhỏ vào thời điểm cách đây gần 20 năm - mua thửa đất hơn 40 công ở gần nhà.
Thu hoạch lúa ở ấp Sơn Hòa, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang - Ảnh: Tấn Đức

Giảm chi phí

Đây là đất nhiễm phèn nặng, hầu như chỉ cỏ năn và cây tràm sống nổi. Ngày qua ngày, với lòng kiên trì, quyết tâm “đổi đời” từ đất, vợ chồng Dung miệt mài cuốc bỏ từng gốc tràm to cả vòng tay rồi đào mương xổ phèn, kết hợp san ủi mặt ruộng, mở dần diện tích canh tác lúa.
Vụ đầu năng suất chỉ 15-17 giạ/công, sau đó nâng dần lên gấp rưỡi, gấp đôi. Lợi nhuận từ trồng lúa vợ chồng Dung dành hết để mua thêm đất và phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất.
Anh nông dân trẻ cũng chịu khó học hỏi, nghe ở đâu có kỹ thuật mới là tìm đến xem có thể áp dụng trên ruộng nhà. Cách đây ít năm, Dung học được cách phun thuốc bảo vệ thực vật bằng xe tự chế. Trở về, Dung thiết kế rồi nhờ xưởng cơ khí tại địa phương gia công các bộ phận, tạo hình một chiếc xe gọn nhẹ, bánh làm bằng ống tuýp sắt bẻ cong lại để giảm thiệt hại cho cây lúa khi xe vận hành.
Trước đây, việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng lúa bằng phương pháp thủ công. Một người đeo bình xịt cả ngày còng lưng làm việc cũng chỉ phun được 20 công, nay có xe thay thế, mỗi ngày phun cả trăm công đất.
Cộng với việc sắm máy cày thay con trâu, con bò rồi máy gặt đập liên hợp thay công cắt, Dung đã giảm chi phí sản xuất hơn 500.000 đồng mỗi công.
Nhờ vậy, mới bước vào hàng bốn mươi (sinh năm 1971), anh Dung đã có tất cả những gì mà một gia đình nông dân bình thường ao ước cả đời: căn nhà xây hoành tráng trị giá cả tỉ đồng, thêm chiếc máy cày, máy xịt thuốc và hơn 150 công đất.
“Ruộng lớn chỉ cần lãi 1-2 vụ là đủ mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, giảm hẳn chi phí đầu vào. Nhưng quan trọng hơn, phương tiện cơ giới đã giải quyết được tình trạng thiếu lao động mùa vụ, khi thu hoạch rộ giá thuê mướn nhân công đội lên gấp đôi, gấp ba nhưng cũng không tìm ra, khiến việc đồng áng của mình bê trễ hết” - anh Dung nói.
Cùng suy nghĩ này, nông dân Lê Tấn Đạt (34 tuổi, hàng xóm của anh Dung) phân tích thêm: làm vài bảy công đất thì không có dư tiền mua sắm máy móc. Đi thuê phương tiện thì người ta ngại di chuyển xa, tốn kém nhiều mà công cán không bao nhiêu. Đó là chưa kể nếu đất anh nằm ở trong, không cặp bờ kênh thì coi như hết đường vận chuyển phương tiện cơ giới. Rốt cuộc chủ ruộng lấy công làm lời là chính.
“Tui biết một gia đình có 8 công đất, vậy mà ngày nào 4-5 lao động trong nhà họ cũng dậy từ lúc trời chưa sáng để nấu cơm mang theo ra đồng, vẫn làm không hết việc. Trong khi đó mình tôi làm gần 250 công, chỉ cần thuê thêm một lao động ở mùa là xong vì có máy móc phụ mình hết rồi” - anh Đạt so sánh.
Mong tăng mức hạn điền
Những lão nông tri điền ở ấp Sơn Tiến đều biết con đường trở thành “chúa đất” của ông Lê Văn Phải (Út Phải, 60 tuổi): “Khi địa phương bắt đầu thực hiện chính sách giãn dân và đẩy mạnh khai phá đất hoang hóa trên địa bàn, nhờ có máy cày ông Út Phải đã nhanh chóng phất lên.
Do khó có khả năng khai phá bằng sức người, nhiều nông dân không tiền đã nhờ ông đem máy cày đến san ủi, cải tạo đất rồi trả công bằng một phần diện tích ruộng được cấp. Từ đó, ông nhanh chóng có được nhiều thửa ruộng tốt”.
Rồi ông bỏ tiền mua những thửa ruộng xấu, không bằng phẳng, còn dậy phèn với giá chỉ 5-6 giạ lúa/công, dùng máy cơ giới cải tạo thành ruộng tốt. Cứ thế, diện tích đất của ông đã tăng vùn vụt, có lúc lên tới hơn 600 công.
Bốn người con của ông khi lập gia đình, ra riêng đều được ông chia cấp cho mỗi người cả trăm công. Sau đó họ lại mua thêm đất nên có người mới ngoài 20 tuổi đã có hơn 200 công ruộng cùng nhiều phương tiện cơ giới khác trị giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi vụ lúa thu lãi 400-500 triệu đồng.
“Gia đình nào chỉ có 10-20 công đất thì làm không hiệu quả, vì rất khó đưa máy móc vào nhằm giảm chi phí sản xuất. Đó là chưa tính do khó khăn phải đi vay vốn, lãi suất xấp xỉ lợi nhuận trồng lúa. Gặp lúc giá lúa lại trồi sụt thất thường khó tránh khỏi thua lỗ, phải bán đất trả nợ. Cho nên tui kiến nghị cần sớm nâng mức hạn điền từ 30 công lên 60 công đối với khu vực Nam bộ để ai có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm thì đầu tư vô, ai không có khả năng thì dồn cho người khác, chuyển đổi nghề phù hợp hơn” - ông Út Phải kiến nghị.
Cũng như ông Út Phải, ba anh em ông Hai Huần, Ba Hiền, Tư Trọng ở ấp Sơn Hòa từ chỗ chỉ có vài chục công ruộng do cha mẹ chia, nhờ cần mẫn khai hoang cộng với dành dụm tiền mua đất bắt “đất đẻ ra đất”, giờ đây ba anh em ông đã làm chủ tổng số hơn 500 công đất lúa.
Nhu cầu tích tụ ruộng đất cho cuộc làm ăn lớn xem ra vẫn chưa dừng lại khi họ tiếp tục đầu tư hàng tỉ đồng mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, xây cất hệ thống kho sức chứa hàng ngàn giạ lúa để có thể chủ động đầu ra khi giá thị trường biến động.
Theo ông Giang Văn Lịch (78 tuổi) - nguyên chủ tịch UBND thị trấn Hòn Đất, quá trình khai hoang mở đất diễn ra trong khoảng 20 năm trở lại đây đã tạo ra một cuộc “cách mạng tích tụ ruộng đất” tại xã Nam Thái Sơn.
Bằng cách đầu tư cho đất để đất sinh lợi, hàng trăm gia đình đã nhanh chóng trở thành những chủ ruộng lớn với diện tích mỗi hộ lên tới hàng trăm công. Ông Lịch lý giải: “Năm 1941 có 752 gia đình nông dân từ hai tỉnh Nam Định, Thái Bình di cư vào đây lập nghiệp theo chính sách khai hoang, lập đồn điền của Pháp.
Với bản tính cần cù, sáng tạo, tương thân tương ái, họ đã trụ vững trên vùng đất này. Không chỉ cải tạo thành công hàng ngàn hecta đất hoang được giao cấp, mà họ còn vươn ra sang nhượng ruộng đất của những nông dân ly hương, chuyển nghề.
Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến Nam Thái Sơn trở thành địa phương tích tụ ruộng đất hiếm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long”.
TẤN ĐỨC (TT)

24.3.12

Bình Định đình chỉ khai thác titan vì dân bức xúc

Ngày 23-3, ngành chức năng của huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp khai thác titan đang gây bức xúc tại địa phương.

Trước đó, trong hơn 10 ngày qua, tại hai xã Mỹ Thọ và Mỹ An (H.Phù Mỹ), hàng trăm người dân ngày đêm bỏ hết việc mưu sinh để ra canh giữ rừng dương - rừng phòng hộ của địa phương. Tại đây, có dự án khai thác titan của một doanh nghiệp đã được cấp phép với diện tích 10,4 ha.

Hàng trăm người dân xót xa trước rừng dương bị đốn ngã
Hàng trăm người dân xót xa trước rừng dương bị đốn ngã

Với người dân của hai xã này, rừng phòng hộ chính là cuộc sống của họ. Rừng dương còn thì nguồn nước của các thôn ven biển còn. Đến mùa gió bấc (khoảng tháng 9, 10), nếu không có 10,4 ha rừng phòng hộ ấy, cát bụi thay nhau ùa vào từng nhà.

Tuy nhiên, ngày 11-3, một số người phát hiện hàng loạt cây dương bị đốn ngã. Thay vào đó là những trụ điện cao thế đi sâu vào rừng.

Ngay khi phát hiện người của doanh nghiệp khai thác titan cưa cây dương, hàng chục rồi hàng trăm người dân túa ra ngăn chặn. Họ đem theo cơm nắm, nước uống ngồi túc trực từ tờ mờ sáng đến khuya mới về. Nhiều cụ ông, cụ bà trên 80 vẫn lọ mọ chống gậy tham gia. Một số người đau yếu mang theo cả bình truyền dịch treo trên cành dương, vừa truyền nước vừa… giữ rừng.

Ngày 23-3, ông Võ Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho biết: “Dự án khai thác titan này đã được T.Ư và tỉnh cấp phép với diện tích 10,4 ha. Bên doanh nghiệp khai thác titan đã làm hơi ẩu vì chưa họp dân và báo cho dân biết công khai mà đã thực hiện. Ngay khi xảy ra vụ việc, chúng tôi đã trực tiếp xuống địa bàn và cho đình chỉ mọi hoạt động của doanh nghiệp khai thác titan, tháo dỡ các lán trại. Hiện tại, tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo hai xã Mỹ An và Mỹ Thọ giải thích cho người dân hiểu rõ đây là dự án được cấp phép, đảm bảo các vấn đề về môi trường và hoàn thổ. Phải có sự đồng thuận của dân thì doanh nghiệp mới thực hiện được dự án”.
Theo Thanhnien

21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)