Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

16.5.12

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng


Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về vấn đề sửa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính Trung ương.
Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng - Ảnh: VGP
Sáng 15-5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới với hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường cùng nhiều ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận.
Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012-2020, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chặt chẽ, khoa học
Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Tại Hội nghị, Trung ương nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.
Trung ương cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hội nghị thống nhất, cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửa đổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Đất đai: Hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư
Hội nghị nhất trí cho rằng: Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc - Ảnh: VGP
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.
Lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị
Trung ương Đảng nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư - Ảnh: VGP
Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng, chống tham nhũng; tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh uỷ, thành uỷ.
***
Ưu tiên điều chỉnh tiền lương công chức
Về chính sách xã hội, Trung ương yêu cầu, phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay; ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 – 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
H. Thành (Theo TTXVN)



14.5.12

Tranh cãi ảnh nude thời Pháp thuộc

Sống buông thả, đạo đức có vấn đề, dễ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội là những thành kiến về người chụp cũng như người mẫu ảnh nude. Cơ quan quản lý cũng không tránh khỏi e ngại này.

“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.
Một bức ảnh nude thời Pháp thuộc chụp phụ nữ Việt Nam  đã được in thành bưu thiếp ảnh - Tư liệu do ông Hữu Bảo cung cấp 

Không phải nhân học hình ảnh
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937). Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.
Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.
Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.
Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển.
TS Đào Thế Đức - thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.
Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.
TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”. 
Những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu.
TS Đào Thế Đức

Hoàn toàn không gợi dục
Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.
Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.
Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.
“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50. Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.
Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết. 
Trinh Nguyễn (TNO)

13.5.12

Vụ 2 nhà báo của VOV bị hành hung tại Văn Giang: Không thể nói thông cảm là xong

Đó là quan điểm của chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ khi ông vừa ký văn bản gửi Bộ Công an, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ, xử nghiêm vụ 2 nhà báo VOV bị hành hung.
Hình ảnh trong clip được hai nhà báo VOV xác nhận là nhân vật trong đó - Ảnh chụp từ video clip

* Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn nói trong buổi làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam rằng vụ hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung là “nằm ngoài ý muốn” và “mong được thông cảm”, quan điểm của ông như thế nào?


- Tôi cho rằng đây là sự việc nghiêm trọng, cần có điều tra, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh chứ không thể nói thông cảm là xong. Hai nhà báo đã cho chúng tôi biết họ tác nghiệp đúng pháp luật, có thẻ nhà báo và thậm chí có thẻ hội viên Hội Luật gia VN nữa. Còn những người hành hung họ theo clip ghi nhận thì có cả người mặc sắc phục công an, vẫn cứ tùy tiện hành xử kiểu côn đồ như vậy thì không thể chấp nhận được.

* Ông Trần Huy Ngạn cho biết ông đã nhìn thấy cảnh nhà báo bị đánh sưng mặt ngay sau vụ hành hung ngày 24-4, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng lập tức có đơn gửi lãnh đạo Công an Hưng Yên yêu cầu giải quyết, nhưng đến gần nửa tháng sau và chỉ khi có điện thoại yêu cầu của bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên (đang họp Hội nghị trung ương 5) thì các cơ quan chức năng mới chịu tìm hiểu sự việc, ông bình luận gì về sự chậm trễ này?
- Đáng lẽ trước một sự việc nghiêm trọng như vậy lãnh đạo Công an Hưng Yên phải chỉ đạo làm rõ, xử lý ngay chứ không thể để hàng chục ngày như vậy được. Đây là sự việc không có khó khăn gì trong việc xác minh, giải quyết. Văn Giang chỉ cách trung tâm tỉnh Hưng Yên có mấy chục cây số chứ xa xôi gì. Theo tôi, Công an tỉnh Hưng Yên cần rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm khắc về sự vô cảm, thiếu trách nhiệm...
* Là người đứng đầu Hội Luật gia VN, ông suy nghĩ như thế nào về quyền tác nghiệp của nhà báo và qua đó là quyền tiếp cận thông tin của người dân?
- Tôi hỏi hai phóng viên bị hành hung thì các anh ấy khẳng định vào thời điểm đó mình đang tác nghiệp bình thường, đúng pháp luật, không có hành động gì gây kích động, chống đối. Nhưng đã bị một số người, trong đó có người mặc sắc phục công an, không hỏi han, không đối thoại mà đánh luôn. Có thể nói hành động như vậy vi phạm trắng trợn Luật báo chí và quyền hành nghề của nhà báo và chúng ta cần phải lên án.
Ông Phạm Quốc Anh - Ảnh: Nguyễn Khánh
* Từng là một đại biểu Quốc hội, qua những sự việc bức xúc như trên, theo ông, những dự luật đã được đề nghị từ lâu như Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật báo chí (sửa đổi) có cần sớm đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội?
- Tôi cho rằng Quốc hội nên sớm xem xét, thông qua những dự luật đó. Tôi được biết Luật tiếp cận thông tin đã được phân công Bộ Tư pháp chuẩn bị và họ đã rất tích cực chuẩn bị nhưng lại chưa được Quốc hội đưa vào chương trình nghị sự. Những dự án luật nhằm bảo vệ thiết thực cho quyền lợi của người dân, bảo vệ quyền được biết, được nghe các thông tin xảy ra trên đất nước mình là rất cần thiết. Chỉ có những hành lang pháp lý tốt mới giúp người dân hiểu biết và tự bảo vệ được quyền lợi của mình, và cũng tránh tình trạng lạm dụng danh nghĩa bảo vệ lợi ích công nhưng thực tế là vì mục đích riêng và làm những việc thiếu tôn trọng người dân.
LÊ KIÊN thực hiện

----------------------
Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc
Ngày 9-5, Hội Luật gia Việt Nam có công văn gửi Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc luật gia, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm bị hành hung. Công văn nêu rõ Hội Luật gia Việt Nam đã nhận được công văn đề nghị của Chi hội văn phòng trung ương Hội Luật gia Việt Nam về việc luật gia Nguyễn Ngọc Năm đang sinh hoạt tại chi hội bị hành hung khi đang tác nghiệp tại khu vực cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ dân thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) vào ngày 24-4.
“Hội Luật gia Việt Nam xét thấy đây là vụ việc có những khía cạnh pháp lý cần phải làm rõ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, đồng thời đề nghị quý cơ quan thông báo cho hội được biết kết quả giải quyết”.
H.ĐIỆP




12.5.12

Nguyễn Thanh Phượng con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Người may mắn

Gần đây trong cộng đồng mạng nói nhiều đến Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng với nhiều chiều và nhiều góc nhìn khác nhau. Báo Vì Dân cung cấp thêm bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật này.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Có vẻ hơi thất lễ khi mở đầu về nhân vật của mình như vậy nhưng tôi tin, ai tường tận những trọng trách mà chị đang gánh vác, hẳn sẽ hiểu đó là điều tất yếu.

Hẹn với chị không khó, vì chị nhận lời ngay. Chỉ khó cho… cô thư ký, loay hoay mãi không biết nên chen cuộc hẹn “ngang xương” của chúng tôi vào chỗ nào trong lịch làm việc dày đặc của chị. Cũng dễ hiểu, bởi chị đang cùng lúc đảm đương vị trí chủ tịch HĐQT của Quỹ đầu tư công ty quản lý quỹ, chứng khoán, quản lý bất động sản cùng mang tên Bản Việt. Tháng 11 vừa rồi, chị lại kiêm thêm nhiệm vụ thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt. Không đơn giản để được giao cùng lúc nhiều thứ trên vai như thế nhưng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị cứ nhắc đi nhắc lại hai từ: May mắn.

Xuất phát

“Mình có máu lãnh đạo từ bé, cũng may nhờ thầy cô phát hiện. Từ tiểu học đến đại học, năm nào mình cũng được giao một “chức vụ” nào đó”. Đó là may mắn đầu tiên chị nhắc đến. Chị cũng không hiểu điều gì thôi thúc, mà “ngay từ những năm học cấp III, mình đã muốn làm một công việc gì đó liên quan trực tiếp đến… tiền”. Thế là sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chị lại tìm kiếm cơ hội để thực hiện chương trình MBA về quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Nghe có vẻ khá trơn tru, nhưng đằng sau sự khởi đầu thuận lợi vì được đào tạo, được dấn thân vào ngành nghề mình yêu thích – như chị tự nhận – là cả một sự cố gắng không ngừng. Dường như ở người phụ nữ này, chuyện lấy đích đến của mục tiêu trước là vạch xuất phát cho mục tiêu sau chính là động lực để chị tự hoàn thiện mình, để chị của ngày mai khác với ngày hôm qua.
Bà Nguyễn Thanh Phượng

Học và thực hành như trời với vực. Thực tế đó, dường như chưa hề lỗi thời. Nhất là với những người làm lãnh đạo cấp cao nhưng tuổi đời còn quá trẻ như chị. 25 tuổi, chị đã là Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management, Thụy Sĩ, với số vốn đầu tư 112 triệu đô la niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Một hiện tượng! Giờ đây, khi vừa bước qua tuổi 30, đứng đầu một công ty quản lý quỹ nội địa có tổng tài sản quản lý lên đến 1.500 tỉ đồng, chị còn là chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán với 120 nhân viên, hiện hoạt động khá ổn dù vẫn đang đương đầu với bao khó khăn từ việc suy giảm của thị trường chứng khoán. Chị nhanh chóng nhận ra “điểm yếu của mình: kinh nghiệm, “thứ mà tôi không thể có nhiều ngay lập tức”. Nhưng, chị tự tin không nhất thiết phải trải qua những bài học mà cái giá phải trả quá đắt để có được kinh nghiệm. Chị chọn con đường quan sát, lắng nghe và học từ kinh nghiệm của cộng sự, của những người đi trước.

Có lẽ nhiều người sẽ không tài nào hình dung nổi: người đàn bà ấy, suy cho cùng cũng là bậc nhi nữ thường tình, làm sao có thể giải quyết được hàng núi công việc khi chỉ có 24 giờ một ngày như bao người khác? Chị trả lời nhẹ bâng: tất cả là nhờ những cộng sự! Người ta hay nói, làm lãnh đạo là phải biết chấp nhận cô đơn nhưng chị không chấp nhận quy luật đó. Minh chứng rõ nhất là bên chị luôn có những cộng sự trẻ tuổi, tài năng và đầy nhiệt huyết. Họ đang cùng chị sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức để Công ty Bản Việt trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu, góp phần cho sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh việc đầu tư tài chính sinh lợi, không phải ngẫu nhiên mà Bản Việt ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế. Tất cả là nhằm mục đích nâng cao điều kiện sống và giá trị cho xã hội. Chuyện Bản Việt đầu tư xây dựng bệnh viện tại Cà Mau và Huế là một ví dụ rõ rệt nhất, nhằm mang lại các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cho người dân ở những vùng xa vốn ít có cơ hội tiếp cận những dịch vụ này. Hay mới đây, Bản Việt đã ký kết bản hợp tác chiến lược để cùng đối tác phát triển hệ thống trường học quốc tế nhằm phát triển mạnh hệ thống giáo dục chất lượng cao, cũng là cách chị và các đồng nghiệp thực hiện tôn chỉ: Giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định tất cả. Thông qua sự ra đời của các trường học này, chị tin ít nhiều sẽ góp phần giải quyết chất lượng nguồn nhân lực.
Chị Nguyễn Thanh Phượng. Ảnh: Do nhân vật cung cấp

Chị nói đùa, biết đâu chính nhờ những năm tháng làm “lãnh đạo” từ bé đã giúp chị rất nhiều trong việc thu phục người khác khi trở thành người đứng đầu. Nhưng, nếu biết chị đã vượt qua những thăng trầm trong kinh doanh, đã lèo lái doanh nghiệp vượt qua đợt khủng hoảng kinh tế như thế nào, sẽ lý giải được vì sao chị khiến nhiều người “tâm phục khâu phục”. Đó là khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, chị không chỉ phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư mà còn phải đứng trước những quyết định khiến chị mất ăn, mất ngủ: Cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên. Những lúc ấy, vị chủ tịch HĐQT cứng cỏi biến đâu mất, thay vào đó là người phụ nữ yếu mềm trước cảnh gia đình nhân viên sẽ khó khăn nếu bị giảm lương, mất việc. Chị đã quyết định cắt giảm lương từ những vị trí cao nhất, những người mà chị tin rằng cuộc sống họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trước quyết định của chị. Chị đã thu phục các cộng sự của mình bằng những quyết định đi vào lòng người như thế.

Điểm tựa

Chị giống cha như khuôn đúc. Bản thân chị cũng tự nhận mình có nhiều nét giống mẹ nhưng lại thừa hưởng và ảnh hưởng nhiều từ cha, một chính khách nổi tiếng. “Từ bé, do đặc thù công việc, ba mẹ đã không có nhiều thời gian chăm chút cho mình và anh em. Nhưng ba mẹ luôn quan sát, có những định hướng rõ ràng, đúng lúc cho anh em mình. Và quan trọng hơn hết, là bọn mình cứ nhìn cách đối nhân xử thế của ba mẹ, nhìn những gì ba mẹ làm, để định hình nên phong cách sống”. Tôi tin vào điều đó. Những ai có dịp tiếp xúc sẽ rõ, ở chị hội tụ cả sự khéo léo, bình tĩnh lẫn sự quyết đoán cần thiết của một người lãnh đạo.
Chủ tịch quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng ký kết hợp tác với Cty Khôi Nguyên

Chị không phủ nhận những lợi thế về gia đình mà mình có được, nhưng cũng chính những lợi thế đó đã gây áp lực không nhỏ cho cuộc sống của chị. Có những lúc chị mệt mỏi đến cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi, những ganh ghét đố kỵ. Không ít lần chị đã chán chường khi mọi cố gắng đều bị cho là “đã được sắp đặt” hoặc “là lẽ đương nhiên”. Chị còn nổi tiếng hơn cả… siêu sao, khi chỉ cần gõ Google là có thể thấy hàng loạt thông tin, thậm chí có những câu chuyện được thêu dệt đến nực cười và cay độc về gia đình chị. Chị cười buồn: Sao họ không nhìn vào cách mình ứng xử với những lợi thế đó chứ?

Nhưng rồi chị nghĩa nếu buồn chán, mình cũng chẳng thay đổi được gì! Có thể từ bỏ những người thân mà mình luôn thương yêu để làm hài lòng dư luận? Câu trả lời là: Không! Thứ mà chị quyết định từ bỏ chính là những điều tiếng vô nghĩa kia. Chị tìm đến Phật pháp để bình thản hơn khi đón nhận khó khăn trong cuộc sống, giúp chị trân trọng và hài lòng với những gì đang có. Chị tìm sự bình yên qua việc đem lại niềm vui cho người khác. Chị hiện là chủ tịch quỹ từ thiện mang tên Sống để yêu thương tại Việt Nam với mục đích thật giản đơn: Giúp người cần giúp. Sống để yêu thương đã cùng chị đến với hàng ngàn học sinh nghèo ở các tỉnh Long An và An Giang, đến với những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng chữa bệnh ở tận Thái Bình xa xôi… Giờ thì chị đã có thể quay sang… cảm ơn những xì xào không hay kia vì nó đã giúp chị có thêm sức mạnh để sải những bước đi vững vàng hơn, có thêm động lực làm những việc có ích cho người, cho đời.
Đại diện nhà tài trợ chính Viet Capital Securities - Bà Nguyễn Thanh Phượng trao cờ lưu niệm cho các đội bóng

Chị không quên nhắc đến điều may mắn nữa của mình khi có được điểm tựa vững chắc là người chồng hết mực yêu thương và sẵn sàng san sẻ những khó khăn, những áp lục của vợ. Chồng của chị, doanh nhân Nguyễn Hoàng Bảo, người cũng… nổi tiếng không kém vợ, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Chỉ với chuyện Bảo, một cử nhân xuất sắc của Harvard, “chịu” về nước lập nghiệp, hẳn đã làm không ít người ngạc nhiên. Anh chăm chỉ học tiếng Việt để không chỉ thuận tiện cho giao tiếp mà còn để hiểu thêm về cuộc sống của vợ mình, về những người xung quanh chị. Nhiều người, chắc sẽ như chúng tôi, cũng thắc mắc chuyện nhà của đôi vợ chồng đầu tắt mặt tối vì công việc, vì những hoạt động xã hội này có khác người? Chị bảo bình thường lắm, về nhà thì buông hết công việc. Và, dứt khoát phải ăn sáng cùng nhau trước khi hai người lên xe đi hai ngả, có khi đến tối mịt mới trở về. Quan trọng là người này phải tìm hiểu gu của người kia để chưa nói đã biết “đối phương” cần gì, vợ biết chồng yêu thích xem những kênh thể thao, nghe nhạc rock, xe cổ, rượu vang; chồng hiểu vợ có “chân đi”, thích hành hương về đất Phật, mê vẽ, yêu nghệ thuật đương đại…

Video về Nguyễn Thanh Phượng 

Hoàng Bảo không đòi hỏi vợ phải xắn tay áo lao vào bếp nhưng chị muốn tự tay chăm chút mỗi bữa ăn cho chồng, tự tay tổ chức cuộc sống gia đình, sắp xếp đồ đạc, bếp núc. Họ còn dành cho nhau những phút thong thả hiếm hoi trong cuộc sống thường nhật bộn bề để được cưỡi ngựa hành hương trên Hy Mã Lạp Sơn, ngắm nhìn “nóc nhà thế giới” giữa mùa hè nắng vàng chói chang, óng ả; dành cho nhau những ngày mùa đông chỉ có tuyết rơi trắng xóa, để bàn tay tìm đến bàn tay, để họ hiểu mình cần có nhau trong đời; dành cho nhau những mùa xuân hoa nở lung linh sắc màu trên thảo nguyên xanh thẳm ở Vương quốc Bhutan, đẹp như cổ tích, đẹp như chuyện tình của họ.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Nhưng với tôi, nhận xét ấy là sự thán phục dành cho chị, Nguyễn Thanh Phượng.

Nguồn : nld.com.vn

Video về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

11.5.12

Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên


Mời các bạn xem lại những hình ảnh quân và dân Việt Nam đã sống và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Biển đảo của quê hương Việt Nam.

Thăm Trường Sa cuối tháng 4, đầu tháng 5-1988, ít ngày sau sự kiện 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, là chuyến đi không thể quên của nhà báo Nguyễn Viết Thái...

Đang là phóng viên ảnh kiêm viết mảng quân đội của báo Phú Khánh (cũ), Nguyễn Viết Thái được cấp chục cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ). Cùng đi, có anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh, cố nhạc sĩ Xuân An ở Sở VHTT, hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào ở Đoàn ca múa Hải Đăng, hai anh ở Quốc doanh Chiếu bóng Phú Khánh. Vào đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, họ nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim ở Tạp chí Hải quân, NXB Quân đội nhân dân, Xưởng phim Quân đội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…

Viết Thái nhớ lại, những ngày ở Nhà khách anh thấy xe mang thư, quà gửi Trường Sa tấp nập đến đó. Cả nước đang hướng về những người lính nơi đầu sóng ngọn gió. Chuyến đó, đoàn công tác không đến khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, nơi tình hình rất căng thẳng, chiến sự có thể lại bùng nổ bất cứ lúc nào. Nhưng trước khi lên đường, Viết Thái và nhà văn Khuất Quang Thụy đã vào căn cứ Cam Ranh thăm Trung đoàn 83 công binh, đơn vị có nhiều người hy sinh nhất trong sự kiện 14-3-1988. Đặc biệt, anh được gặp cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-505 vừa từ Trường Sa trở về. Sáng 14-3-1988, dù bị tàu đối phương bắn cháy, nhưng tàu HQ-505 đã ủi bãi đảo Cô Lin thành công, bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc tại đây. Tập thể tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. “Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan” Viết Thái kể. Chưa ra tới Trường Sa, nhưng anh đã có nhiều cảm xúc và tư liệu để viết mấy bài cho báo Phú Khánh.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Những ngày này có thể đã có buổi lễ truy điệu các liệt sĩ CQ-88 tại khu vực nghĩa trang lệt sĩ Cam Ranh mà bác Thái có một số ảnh

 
Mấy lần được cho về nhà để chờ, xuống tàu rồi lại lên bờ, khoảng một tuần sau khi đến nhà khách, họ mới thực sự khởi hành. Tàu ra biển, họ mới được thông báo lịch trình, biết được đi cùng Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cấp tướng của các quân chủng, tổng cục.


Khởi hành từ Quân cảng Cam Ranh vào một buổi sáng trời êm, biển lặng. Đại dương một màu xanh biếc.(chú thích của bác Nguyễn Việt Thái)
Chúng tôi gắn bó với hai chiếc tàu này trong chuyến hải trình hơn hai mươi ngày đêm, đến 11 đảo trong quần đảo Trường Sa. (NVT)
Tàu HQ-861 là tàu quét mìn project 1265E có trọng tải hơn 400 tấn được sản xuất ở Liên xô và nhận từ năm 1985.

Trong hơn 20 ngày thăm Trường Sa, đoàn ghé thăm 11 đảo: Đá Lát, Đá Đông, Núi Le, Tốc Tan, Tiên Nữ, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Thuyền Chài, Trường sa Đông … Dịp đó trời yên biển lặng, mặt biển mênh mông xanh ngắt. Ở đảo Thuyền Chài, khách được lính đảo dẫn đi lặn ngắm san hô. Những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội giữa rừng san hô đủ các kiểu dáng như ở chốn thần tiên khiến họ choáng ngợp. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần hai tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…Sau hơn 250 hải lý, điểm đầu tiên chúng tôi đến là Đảo Đá Lát. (NVT)

Đá Lát ngày đó quân ta vẫn đóng trên nhà cao cẳng. Lưu ý hai chú "cảnh vệ" đã có mặt rất sớm, vẫy đuôi mừng khách.
Tank đựng nước bằng nhôm bên tay phải là của cải quý nhất của lính đảo. Ngoài cùng bên trái là bác NV Thái.
Chụp ảnh lưu niệm tại Đá Lát nào.
Ngày 4 tháng 2 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng HQ họp nhận định: Nước ngoài đã cho quân đóng trên đảo Chữ Thập, trước mắt ta chưa đóng xen kẽ vì họ ngăn chặn ta từ xa. Họ có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó, ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên.

Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa Đông đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá Lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội phân chia lực lượng thành 3 tổ chiến đấu canh gác; đồng thời tổ chức lực lượng làm nhà cấp 3. Đến ngày 20 tháng 2, lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực lượng đóng giữ đảo hoàn thành nhà và bàn giao cho lực lượng bảo vệ đảo.

Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988.(NVT)
Người bạn thân thiết của các chiến sĩ
Phút chia tay lưu luyến. Tạm biệt nhé, những người lính trẻ dũng cảm.(NVT)
Đá Tây tháng 5/1988
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo nhớ lại:
Nhà cao cẳng - cách anh em vẫn gọi vui về thế hệ nhà gỗ năm 1988 ở Trường Sa. Nhà rộng chừng 30m2, lợp mái tôn. Sàn ghép gỗ. Các phòng không có vách ngăn. Chỉ khi nhân viên cơ yếu làm việc, anh em dùng miếng vải lau súng làm vách ngăn.

“Giường” là sàn gỗ. Tối, anh em trải chiếu nằm chung. Sóng và gió lay nhà rung từng phút. Quần áo anh em bị nước biển làm mục rất nhanh, dù mỗi người đã có thêm hai bộ “quần áo chống rách”. Rách chỗ nào cứ túm lại vá chằng vá đụp.

“Hồi đó không có điện thoại, thư từ cũng khó khăn vì một năm may ra mới có tàu ra một lần. 15 người mà 14 người có thư là một người kia sẽ bỏ ăn, ngồi một góc, mặt buồn hiu. Ai hỏi tới là khóc ngay. Có người đọc thư nhiều tới mức nhàu cả lá thư, bợt nhòa cả chữ”, anh Thạo kể. Có những tờ báo chưa đọc đã bị cắt lủng những miếng vuông hay hình chữ nhật rất cẩn thận. Sau này mới biết đó là hình ảnh những cô gái xinh tươi bị một vài anh chàng láu cá cắt giấu mất trong balô.

Năm 1989, anh em mới được cấp hai băng nhạc Bảo Yến và một máy cassette Philips. Mỗi lần máy hết điện, mọi người phải thay nhau quay gamônô mới có điện nghe tiếp. Cái thời còn đầy rẫy thiếu thốn, anh em chia sẻ cho nhau nghe từng băng nhạc. Một điểm đảo nghe 20-25 ngày rồi chuyển băng cho các điểm đảo khác nghe. Quanh đi quẩn lại chỉ có hai cái băng, anh em nghe cho đến lúc băng nhão nát mới thôi.

Ngày đó đi từ điểm này qua điểm kia trên một đảo hoặc từ đảo này qua đảo khác chỉ có xuồng cao su. Nhưng rồi xuồng cao su cũng bị sụt hơi hoặc bị thủng do va vào đá san hô nhiều lần. Ngoài đảo không có bơm. Thế là người chuyển băng phải đi bộ. Chỉ cần lương khô, bình tông nước và một que sắt làm gậy chống.

“Ớn nhất là đạp trúng san hô non. Nó giòn như bánh tráng, thụt xuống là chân tay bị cắt tơi tả. Đi từ đầu đến cuối đảo mất ba tiếng, còn từ điểm nọ qua điểm kia mất hai tiếng! Phải lựa lúc thủy triều cạn ban ngày mới được đi. Lúc đi nước rút xuống còn lấp xấp ngang đùi, đi một nửa đường thì nước cạn tới cổ chân. Tới nơi chuyển băng cho anh em thì nước đã lên tới đùi, phải ở lại”, anh Thạo kể.


Đảo Đá Lát. Tháng 5/1988.(NVT)
Nhà cao cẳng trên đảo Đá Lát. Cờ Tổ quốc được sơn lên mái tôn như khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo này. Xa xa là những gì còn lại của chiếc tàu Tuscany bị bão đánh dạt lên đảo từ năm 1962.
Bên phải là những gì còn lại của phần mũi tàu Tuscany,bị bão đánh lên đảo rồi mắc cạn từ năm 1962, không hiểu từ đâu các chiến sĩ ta cho rằng đây là chiếc tàu ma có từ thời Pháp. "Ma" vì bất kỳ chiếc tàu nào định kéo nó đi cũng sẽ bị mắc cạn. (?)

Thật ra vì chiếc tàu này nằm quá sâu trong đảo nên mọi nổ lực cứu nó đều vô vọng. Ngay từ năm 1962 chủ tàu đã đành phải bỏ tàu vì không có cách nào kéo nó trở lại với biển.

Ảnh trên bác Thái chú thích là "Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc triển khai đội hình kẹp tàu chúng tôi vào giữa. " Theo Vaputin bác Thái đã nhầm lẫn trong chú thích này. Từ trái qua phải trong ảnh là nhà cao cẳng của đảo Đá Lát, pông tông, một chiếc Petya và xác tàu Tuscany. HQ TQ không có Petya nên chiếc Petya này chỉ có thể là của HQ VN. Chiếc Petya này có thể là HQ-11 vì HQ-11 cũng xuất bến cuối tháng 4. Chiếc này đã có thễ đã được lệnh tuần tra khu vực Đá Lát và Đá Tây vài ngày trước khi phái đoàn ra đảo nhằm bảo vệ cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Sau đó HQ-11 đã đi thẳng ra Đá Lớn để bảo vệ Đảo này trong nhiều tháng trời. Ở Đá Lớn ngày 10/7/1988 HQ-11 đã cứu sống ba sĩ quan Mỹ khi máy bay họ bị rơi.

Chiếc Petya đi theo sau HQ-861

Đá Đông là một trong những đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Đảo chìm - Như các bạn thấy trong hình, là một căn nhà Cao cẳng, đứng giữa mênh mông biển cả. Đây là một phần đá san hô có thể nhô lên khỏi mặt nước khoảng 50, 60 cm mỗi khi nước biển rút xuống. Những người lính sống ở đảo chìm cả ngày quanh quẩn trong vài chục mét vuông nhà. Khi triều xuống, họ cũng có thể xuống " dạo chơi" vài bước. Mỗi đảo, thường nuôi rất nhiều c hó. Những người lính đảo rất quý các chú khuyển này và coi chúng như những người bạn thân thiết.

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)
Cũng trong năm 1989 ở đảo Đá Đông, Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo và đồng đội đã chứng kiến cơn bão kinh hoàng nhất trong đời binh nghiệp. Bão và triều cường dồn dập ập đến. Mọi người khuân đá san hô vào các ngăn của pôngtông để đánh chìm nó xuống bãi san hô gần mép đảo.

Nhưng giữa cơn cuồng phong của đại dương, pôngtông mỏng manh như một hạt nước mưa. Anh em đứng trên nhà lâu bền (thế hệ đầu) lo lắng nhìn pôngtông vật lộn giữa mù mịt sóng nước. Chỉ huy đảo gọi qua điện tín: Anh em cố gắng bảo nhau chống chọi đến cùng, đoàn kết giữ vững niềm tin.

Đáp lại là giọng của trưởng pôngtông rất điềm tĩnh và dứt khoát: “Anh em trên đảo cứ yên tâm, còn pôngtông là còn đảo. Kể cả trôi ra biển chúng tôi cũng quyết giữ pôngtông!”.

Khi pôngtông trôi cách đảo 50m thì anh em trên pôngtông không bắt được sóng nữa. Gió bão và sóng bão cắt đứt đường truyền tín hiệu. Một đợt sóng dữ cùng với gió đẩy pôngtông trôi ra tận mép xanh (cách đảo 150m). Pôngtông cứ mờ mờ ảo ảo trôi xa dần, xa dần, cho đến lúc anh em trong đảo không thể nhìn thấy cả cái hình ảnh mờ ảo ấy được nữa.

Giữa những phút giây chết chóc, căng thẳng và ảm đạm đó, ngoài biển vang lên tiếng súng AK bắn chào vĩnh biệt! Trong đảo lặng đi...

Gần ba tiếng sau bão tan. Cả đảo rưng rưng nhìn ra phía biển xa rồi ánh mắt rực lên niềm sung sướng ngỡ ngàng... Pôngtông vẫn bập bềnh giữa nền trời và biển. Gần 180 phút căng thẳng tột độ và vật lộn với sóng, gió, bão, khoảnh khắc mà mọi người cứ ngỡ hãy sống những giây phút cuối vì Tổ quốc thì đột ngột triều cường rút. Gió nhẹ. Sóng dịu. Bão tan! Trên nhà lâu bền, anh em chạy túa ra reo hò, ôm nhau bật khóc.

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)

Lúc bác Thái ra thì cái nhà Cao cẳng thế hệ đầu đã được thay thế bằng một nhà cao cẳng thế hệ hai vững chắc hơn. Thêm vào đó là một chiếc pông tông được neo bên cạnh.
Ảnh trên chụp từ pông tông

Đá Đông, tháng 5 năm 1988

Đá Đông, một đảo chìm rộng giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, trước đó Sở chỉ huy Quân chủng HQ đã lệnh cho tàu 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác; đồng thời lệnh cho tàu 605 chở vật liệu, bộ đội chốt giữ đảo của Lữ đoàn 146 và lực lượng công binh của Trung đoàn 83 ra xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh hải quân nước ngoài có thể khiêu khích ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tàu, đảo, công binh, công việc triển khai xây dựng nhà, công sự đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ta triển khai lực lượng bảo vệ đảo. Các tàu 605, 604 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Đá Đông. Hai tàu này ngày 13/4/1988 đã được điều đến khu vực Gạc ma và bị TQ bắn chìm ở đây.

Đường vào đảo Đá Đông (NVT)
Trong ảnh trên bên cạnh nhà cao cẳng là một pông tông, Có thể đó là chiếc pôngtông DL10

“Hồi đó ra đảo chúng tôi thường ở một tăng (18 tháng), có người ở hai tăng mới được về phép. Còn tôi trải qua bốn cái tết liên tục ngoài đảo, từ lúc là trung úy (năm 1988) cho tới khi về bờ (năm 1991) thì sắp lên đại úy. Cả năm trời không có tàu ra thăm” - trung tá Phạm Hùng Vĩ, khi ấy là trưởng pôngtông (một loại sà lan được neo cạnh các bãi san hô) chốt giữ đảo Đá Đông từ tháng 8-1988, kể.

Thứ kết nối duy nhất với đất liền là đài Vec 206 của Liên Xô buộc vào ăngten cột trên “sân thượng” pôngtông. Pin hết lại trút ra, đổ nước muối vào phơi nắng đến tối rồi nghe tiếp. Trước tết năm 1989 nửa tháng, pôngtông DL10 mới có tàu ra cấp một con heo và ít kẹo, mứt ăn tết sớm.

Giao thừa, anh em quây quần bên chiếc đài Vec nghe Chủ tịch nước chúc tết. Nhưng sóng yếu quá, nghe tiếng được tiếng mất. Rồi mọi người thi nhau kể chuyện về quê hương mình, gia đình mình, cả những ước mơ và cùng nhau phá lên cười.

Anh Vĩ nhớ lại những giây phút buồn nhất và cũng lãng mạn nhất: “Cứ trời quang là anh em lên nóc pôngtông ngó qua đảo Trường Sa Đông. Tôi ngồi nhìn về hướng bắc, cố hình dung xa xa tận đường chân trời đó là đất liền. Bao nhiêu nỗi nhớ dành hết cho nhà, cho lũy tre, cho làng xóm, cho hình ảnh những người nông dân trên bờ đê đường làng...”.
Mỗi lần tàu ra chỉ cập đảo mấy tiếng, viết thư không kịp. Anh em buồn quá, nhớ nhà quá cứ viết sẵn thư nhưng không được đề ngày. Phần tái bút nhiều khi dài gấp mấy lần phần thư vì trong thời gian chờ tàu ra lâu quá. Có người gửi một lúc 12 lá thư.

Hồi ấy không có phong bì. Tem thư thì hiếm lắm. Bộ đội tự làm phong bì. Tem thì dặn người nào thân thân: “Nhớ dán giúp cái tem, tôi cho ông ốc nón, cá khô”. “Có người anh em, bố mẹ mất nhưng phải gần năm sau mới nhận được thư người nhà báo” - anh Vĩ khẽ lắc đầu khi nhớ lại quãng thời gian quá nhiều gian khổ ấy. Người chỉ huy ngày ấy chùng giọng khi kể về cô em gái mất hồi tháng 1-1990 nhưng đến cuối năm 1991 anh mới biết tin...

Giữa bốn bề là sóng nước, cách giải trí thông dụng nhất của anh em là đi bắt tôm bắt cá khi thủy triều xuống. “Ngày đó Trường Sa tôm cá nhiều vô kể - anh Vĩ nói - Cá bơi sát mép đảo. Tôm hùm một con 5-6kg, râu dài cả sải tay. Ăn nhiều quá cũng chán, anh em bỏ hết phần thịt, lấy phần vỏ tôm phơi khô làm quà cho tàu ra. Nước lên thì ngồi ngay trên pôngtông câu cá. Tha hồ băm làm chả, rán, luộc, nấu. Sau này anh em chế ra cối giã cá, xay gạo, làm bánh cuốn, chả cá, làm bún...”.

Thương đồng đội ở các đảo khác ăn uống kham khổ quá, nhiều bữa 3g sáng trưởng pôngtông Vĩ đã dậy, khi thì làm bún, khi thì làm bánh cuốn, chả cá... rồi gọi điện thoại để anh em tới hoặc chèo xuồng bơi qua quãng đường dài 3-5 tiếng mang đến cho anh em ở các điểm đảo.



Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)

10.5.12

Những “cửa quan” hành dân: Điệp khúc "lãnh đạo bận họp”

Giờ làm việc hành chính của cấp phường trên địa bàn TP.HCM bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ đến 17 giờ. Song trên thực tế, nhiều công chức phường “cắt xén” giờ làm với lý do “lãnh đạo bận đi họp”.

Phường vắng cán bộ

Sáng 19.4, PV Thanh Niên đến trụ sở UBND P.15 (Q.11). Mới hơn 10 giờ 30 nhưng tại phòng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính chỉ còn lại một người ngồi trực. Hầu hết người dân đến yêu cầu giải quyết hồ sơ tại thời điểm đó đều phải chờ đợi khá lâu vì không đủ người hoặc phải ra về.
Một thanh tra xây dựng ngủ tại trụ sở UBND P.10, Q.3
 (TP.HCM) trong giờ làm việc - Ảnh: Đình Phú

Khi chúng tôi đề nghị sao y CMND, cán bộ văn phòng (không đeo bảng tên) nói: “Hồ sơ anh cứ để đây, chứng thực chiều mới lấy được”. Chúng tôi năn nỉ: “Anh tạo điều kiện chứng giúp vì em có việc gấp”. Vị này thẳng thừng: “Lãnh đạo bận đi họp rồi”. Chúng tôi thắc mắc: “Lãnh đạo đâu chỉ có một người mà sao không có vị nào trực để giải quyết việc cho người dân?”. Người này máy móc trả lời: “Lãnh đạo trực vừa mới đi công tác!”.

Khi chúng tôi quay trở ra cổng tình cờ gặp ông Đẩu cũng vừa từ trụ sở UBND P.15 đi ra với tâm trạng khá bực bội. Ông Đẩu cho biết đang làm ở một xí nghiệp in tại Q.1. Ông xin cơ quan cho nghỉ sớm 1 giờ đồng hồ để chạy xe máy từ chỗ làm việc về UBND P.15 lấy giấy bảo hiểm y tế cho vợ đã đăng ký làm trước đó mấy tháng. Khi vào trụ sở UBND phường, cán bộ văn phòng duy nhất có mặt ở đây chỉ ông lên phòng 8, tầng 2 để nhận. Lên đến nơi thì thấy không có ai trong phòng làm việc. Tìm hỏi, người ngồi phòng bên cạnh bảo chiều lên lấy, giờ không có người phát.

Đến giờ làm vẫn… ngủ! 

Trong quá trình thực hiện loạt bài này, chúng tôi đi đến nhiều UBND phường, đầu mối trực tiếp giải quyết nhiều công việc liên quan đến dân nhất. Thống kê lại thì xem ra chuyện bớt xén giờ công đã trở thành căn bệnh khá phổ biến.

Gần 16 giờ ngày 29.3, chị Trần Thị Hường đến UBND P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú chứng bộ hồ sơ xin việc làm. Lần đầu đến đây, chị lóng ngóng nhìn quanh rồi để bộ hồ sơ vào chiếc rổ đã có sẵn vài hồ sơ nằm trong đó. 16 giờ 15, cô nhân viên tên Lê Thị Kim Mai phụ trách tiếp dân của ô có chiếc rổ này trước đó không rõ đi đâu giờ xuất hiện lại, gọi tên Hường. Không có ai trả lời, cô lại đặt xuống rổ rồi cầm hai bộ hồ sơ còn lại đi vào trong. 16 giờ 25, cô nhân viên này quay lại, tiếp tục gọi tên Hường. Lần này, chị Hường chạy đến, cô Mai mặt lạnh như tiền phán: “Chứng ở bàn kia, ngày mai lên chứng, bây giờ làm không kịp”. Nhiều người dân chứng kiến lắc đầu ngao ngán. Thay vì chỉ cần chuyển bộ hồ sơ để nhầm rổ sang bộ phận chứng thực chỉ cách đấy 1 m, và chỉ mất ít phút chứng thực nhưng cán bộ lại vô cảm đến thế.

Tương tự, chúng tôi đến UBND P.6 (Q.3) vào lúc chỉ mới hơn 16 giờ nhưng khu vực văn phòng đặt gần 10 ghế ngồi cho cán bộ, công chức phường làm việc cũng chỉ còn lại 1 người, trong khi người dân ngồi đợi khá đông. Hỏi đang trong giờ hành chính nhưng vì sao những cán bộ khác không ở vị trí làm việc, thì người này im lặng. Chúng tôi đặt vấn đề chứng giấy tờ, người này lại bình thản nói: “Hôm nay lãnh đạo bận đi họp rồi. Mai mới chứng được”.

Người dân có quyền đăng ký gặp lãnh đạo để trình bày tâm tư nguyện vọng, phản ánh những bức xúc. Tuy nhiên không phải nơi nào quyền lợi chính đáng đó của họ cũng được đáp ứng đầy đủ. Trường hợp ông Tùng ở P.Thạnh Xuân (Q.12) là một điển hình. Một số khu vực thuộc địa bàn P.Thạnh Xuân không có hệ thống nước máy, người dân phải sử dụng nước giếng ô nhiễm. Việc một số hộ dân trên địa bàn phường chôn cất người ngay trong khu dân cư đã dấy lên một nỗi lo về nguồn nước bị ô nhiễm nhiều hơn. Ông Tùng đã lên phường phản ánh tình trạng này và kiến nghị cần có giải pháp khắc phục, thì được cán bộ phường bảo đi lên quận. “Tôi đề nghị được trực tiếp gặp chủ tịch phường để phản ánh thì họ không cho, bảo là lãnh đạo đi họp rồi, không giải quyết”, ông Tùng kể.

Mới đây, PV Thanh Niên có mặt tại trụ sở UBND P.10 (Q.3) lúc đã quá hơn 15 phút so với giờ bắt đầu làm việc buổi chiều theo quy định. Tuy nhiên, khu vực giải quyết hồ sơ hành chính thưa thớt cán bộ. Ngay bên cạnh, một người trong trang phục thanh tra xây dựng vẫn còn nằm ngủ say trên giường xếp... 

Đình Phú - Lê Nga

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120509/nhung-cua-quan-hanh-dan-diep-khuc-lanh-dao-ban-hop.aspx

Google sửa lỗi sai chủ quyền về Hoàng Sa

Ngày 10.5, theo TTXVN trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Google đã sửa chữa những lỗi này.

Theo TTXVN, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc có những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến Google Maps, ông Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông".
Trong khi việc tìm kiếm quần đảo Tây Sa (bằng tiếng Anh) lại được hiển thị đúng ngay quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh chụp lúc 19 giờ 20 ngày 10.5.2012  
Liên tiếp trong nhiều số báo từ năm ngoái đến nay, Thanh Niên đã nhiều lần đăng tải và chỉ trích việc dịch vụ Google Maps (bản đồ) của hãng Google có trụ sở tại California, Mỹ đã có hành động gây phương hại tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. 

Các bài báo nêu rõ việc vào trang Google Maps ở địa chỉ http://maps.google.com, khi gõ từ “Paracel” vào ô tìm kiếm, website sẽ tự động hiển thị cụm từ tiếng Anh “Paracel Islands, China” (dịch: quần đảo Paracel, Trung Quốc), phía sau đó còn có dòng chữ tiếng Hoa “quần đảo Tây Sa, Trung Quốc”. Paracel là tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Còn “quần đảo Tây Sa” là cách mà người Trung Quốc gọi Hoàng Sa trong nỗ lực ngụy xưng chủ quyền của họ đối với quần đảo thuộc Việt Nam này.

Kiểm tra lại trên dịch vụ Google Maps, chúng tôi nhận thấy lỗi trước đây đã được khắc phục. Tuy nhiên, khi gõ cụm từ "Hoang Sa Islands" (tạm dịch là "quần đảo Hoàng Sa") để tìm kiếm thì bản đồ lại không hiển thị được. Trong khi nếu gõ Xisha Islands (tạm dịch "quần đảo Tây Sa") thì dịch vụ lại cho ra kết quả ngay chính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việc tìm kiếm quần đảo Hoàng Sa vẫn không thực hiện được - Ảnh chụp lúc 19 giờ 15 ngày 10.5.2012  
Như vậy, Google có sửa nhưng vẫn sửa một cách chừng mực, và tiếp tục “ủng hộ” yêu sách vô lý của Trung Quốc, chống lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Cũng theo TTXVN, tại cuộc họp báo ông Lương Thanh Nghị cũng cho biết Việt Nam phản đối việc một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này.
"Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói.
Google đã khắc phục lỗi mặc định biến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành của Trung Quốc - Ảnh: chụp màn hình lúc 19 giờ ngày 10.5.2012  
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại biển Đông, ông Lương Thanh Nghị phát biểu: “Chúng tôi rất quan tâm tới những thông tin này. Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở biển Đông”.
Thành Trung

9.5.12

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines ?

Một phát thanh viên của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã "sơ suất" tuyên bố Philippines là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc xấu hổ này diễn ra trong lúc căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền trên Biển Đông đang gia tăng.

Hòa Giai, phát thanh viên của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đưa ra tuyên bố trên trong bản tin tối hôm thứ Hai và sau đó đoạn băng ghi lại bản tin đã được đưa lên mạng Internet.
Tại phút thứ 1:35, nữ phát thanh viên Hòa Giai đã nói nhầm như sau: “Như tất cả chúng ta đều biết Philippines là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines”.

Người phát thanh viên này định nói đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đây là thực tế không thể tranh cãi”, nữ phát thanh viên nói trong bản tin và bản tin này sau đó đã bị rút khỏi trang web của kênh CCTV nhưng đoạn video của chương trình truyền hình này vẫn được đưa lên tại một số trang web trên mạng.

Người xem đã bàn tán, đùa cợt về vụ việc và cho rằng tinh thần dân tộc của cô phát thanh viên đã khiến cô mắc sai lầm đó nhưng cũng có không ít khán giả Trung Quốc tranh thủ "té nước theo mưa" và đưa ra những lời bình luận sặc mùi hiếu chiến.

“Cô phát thanh viên này thật đáng tuyên dương, một người rất yêu nước, cô ấy đã tuyên bố với cả thế giới rằng Philippines thuộc về Trung Quốc”, một tiểu blogger có tên helenjhuang bình luận.

“Chúng ta nên tấn công trực tiếp, đóng gói đồ đạc của ngài Aquino (Tổng thống Philippines) và lấy lại lãnh thổ không thể tách rời của chúng ta”, một người khác bình luận.

Xem clip tại đây:


Một tiểu blogger khác có biệt hiệu kongdehua thì nói “Về cơ bản Philippines đã gây ra những rắc rối hết sức vô lý, nếu họ muốn một cuộc chiến tranh thì chúng ta sẽ chiến đấu, chẳng ai sợ họ cả”.

“Nếu mỗi người Trung Quốc chỉ cần nhỏ một bãi nước bọt, thì chúng ta sẽ nhấn chìm (Philippines)”, một bình luận khác xuất hiện.

Các quan chức của đài CCTV đã từ chối bình luận về sai sót của cô Hòa và cũng không cho biết liệu đài này đã đưa ra lời xin lỗi hay chưa.

Khi nhận xét về các tranh chấp chủ quyền và các phong trào ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và các vùng biển quanh nước này, các nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc vẫn thường gọi những vùng này là “phần không thể tranh cãi của chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc”.

Hôm thứ Hai, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho “bất kỳ sự leo thang nào” trong tranh chấp lãnh hải với Philippines khi căng thẳng giữa hai nước về bãi cạn Scarborough chưa có dấu hiệu suy giảm.

Lê Dung

Thật là trò hề, không biết mai mốt Truyền hình Trung Quốc có tuyên bố Hoa Kỳ, Châu Âu...là lãnh thổ thuộc Trung Quốc ?

http://infonet.vn/the-gioi/truyen-hinh-trung-quoc-gop-philippines-vao-lanh-tho-cua-minh/a20982.html