Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

23.5.12

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương - BBC ngày 23/5 dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày của ông Panetta diễn ra 2 năm sau chuyến thăm tương tự của người tiền nhiệm Robert Gates hồi năm 2010. Đây sẽ là lần thứ 4 một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm Hà Nội. 

"Mỹ có cam kết trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau" - thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ  George Little cho biết trong cuộc họp báo ngày 22/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Đây được cho là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi Lầu Năm Góc công bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm nay. 

Vấn đề Biển Đông sẽ lên bàn "Đối thoại Shangri-la" 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tham dự diễn đàn Shangri-la

Trước khi tới Việt Nam, ông Panetta sẽ đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh thường niên mang tên "Đối thoại Shangri-la" (diễn ra từ 1/6-3/6), nơi ông sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đồng minh chủ chốt trong khu vực và sẽ có một bài diễn văn quan trọng tại hội nghị này. 

Ông Panetta dự kiến cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị với các nhà lãnh đạo Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số quốc gia khác gồm Việt Nam để thống nhất lịch trình chuyến thăm Hà Nội - ông Little cho biết.

Trong khuôn khổ "Đối thoại Shangri-la", ông Panetta và các nhà lãnh đạo châu Á sẽ thảo luận về loạt các vấn đề đang thu hút sự quan tâm lớn trong khu vực như tranh chấp Biển Đông, tàu ngầm, chiến tranh mạng, máy bay không người lái và các mối đe dọa đang nổi lên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Sau Việt Nam, ông Panetta có kế hoạch tới thăm Ấn Độ 2 ngày. Thời gian chi tiết diễn ra chuyến thăm Việt Nam, Ấn Độ của ông Panetta không được tiết lộ. Nhưng theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lịch trình chi tiết của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ được công bố trong những ngày tới.

Nguyễn Hường (nguồn BBC/GDVN)



Có một Bí thư tỉnh ủy đi xe đạp, ngủ giường công, ăn cơm hộp


Ông để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết, hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư tỉnh Nghệ An.


Ông Trương Đình Tuyển (sinh năm 1942, tại Diễn Châu, Nghệ An) là một trong những cán bộ hình mẫu về một vị Bí thư tỉnh ủy liêm khiết, giản dị và cương trực.

Hình ảnh dung dị của ông Trương Đình Tuyển 

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương), Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX, quan trường của ông trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng để lại dấu ấn riêng như một cán bộ hết lòng lo cho quốc gia đại sự.


Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 7/1997, ông từng làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Petrolimex.
Tháng 8/2002, Trương Đình Tuyển lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại thay cho ông Vũ Khoan được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng và ông đã đóng vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, đánh dấu mốc kết thúc 11 năm với trên 200 cuộc đàm phán và 28 đối tác đàm phán song phương của Việt Nam.
Ông Trương Đình Tuyển để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết, hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư Tỉnh Nghệ An. 
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất về cuộc sống đời thường dung dị của một cán bộ, một Đảng viên chính là khoảng thời gian ông về làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, từ 2/2000 đến 8/2002. Nhiều người nói rằng, chính quãng thời gian này, giữa đời thường đã tái hiện chân dung của một Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, cha đẻ khoan hộ) chứ không phải qua phim ảnh.
Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên trụ sở tỉnh ủy. Căn phòng nhỏ ấy lúc nào cũng bộn bề sách vở, tài liệu và đặc biệt là luôn sực nức mùi cá khô, thứ thực phẩm mà ông vẫn ưa thích trong những ngày xa vợ con vì tiện dụng.


Sáng dậy vo gạo, cắm phích, cơm chín, cho thêm mấy con cá khô vào thành bữa sáng. Trưa, tối về cắm cho nóng, thế là thành bữa trưa, bữa tối. Suốt 3 năm, lịch trình của những bữa ăn không tiệc tùng, khách khứa của ông chỉ đơn giản là thế.
Nhắc lại chuyện ăn ở của vị Bí thư tỉnh ủy này, quan chức Nghệ An qua các thời kỳ vẫn truyền nhau giai thoại có thật.
Rằng, khi ông Tuyển nhận quyết định về làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, lãnh đạo tỉnh đã có ý định phân đất và xây nhà cho đồng chí Bí thư nhưng ông kiên quyết từ chối: “Ở Hà Nội tôi đã có nhà rồi!” và chỉ đề nghị tỉnh bố trí cho một phòng vừa ở vừa làm việc ngay trong cơ quan.
Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên Trụ sở tỉnh ủy. 

Ở Nghệ An, mùa hè thời tiết khá nóng nực nên văn phòng Tỉnh uỷ có trang bị cho ông một cái tủ lạnh nhưng ông cũng không nhận mà chỉ đề nghị mua cho ông 1 bình ga, 2 cái xoong nhỏ. Sau khi sắm đủ những vật dụng này, ông cũng không cho dùng tiền công quỹ mà trừ cả vào tiền lương tháng của ông.
Cũng trong thời gian này, người dân TP Vinh và đặc biệt là bà con tiểu thương tại chợ Quán Lau (nơi gần cơ quan Tỉnh ủy Nghệ An) đã rất quen thuộc với hình ảnh một vị Bí thư quần xắn ngang bắp, chân đi dép tông tự đạp xe đạp Thống Nhất cũ kỹ đi chợ mua thực phẩm về nấu ăn, mọi cái đều tự biên tự diễn. Nấu một bữa, ăn cả ngày. Ngày nghỉ cuối tuần, nếu không họp hành gì, ông nhảy tàu hoả ra Hà Nội với vợ con.
Trên cương vị là Bí thư tỉnh Nghệ An, có thể nói ông đã làm một cuộc “cải tổ” có một không hai trong lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh này. Chỉ cần những lãnh đạo cũ yếu kém, làm sai trái hoặc thiếu bản lĩnh là ông ra quyết định thay ngay.

3 năm, ông cương quyết cho 9 Bí thư huyện ủy thôi chức, trong đó có cả ông Bí thư huyện ủy huyện Diễn Châu quê ông vốn là chỗ thân tình, nhưng vì việc chung, ông vẫn kiên quyết không có ngoại lệ.
Kiên quyết nhưng Trương Đình Tuyển cũng là người rộng lượng, vị tha. Còn nhớ vụ giám đốc một công ty thương mại nổi tiếng có mối quan hệ rất rộng ở Vinh, khi vị này treo một khoản nợ “khó đòi” 47 tỷ đồng với đối tác, trong khi không ai dám cách chức ông ta thì Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đình Tuyển đã đình chỉ công tác ông giám đốc này để thu hồi công nợ.
Hàng loạt sức ép từ Trung ương đến địa phương giáng xuống, ông vẫn giữ nguyên quyết định và hứa thu hồi công nợ xong, ông cho vị Giám đốc này phục chức. Xong việc, ông Tuyển đã giữ đúng lời hứa của mình.
Dịp Đại hội Đảng bộ các huyện miền núi, văn phòng tỉnh uỷ bố trí xe riêng cho Bí thư, còn anh em chuyên viên thì đi chung. Đến giờ, thấy xe con, xe ca đỗ san sát trong sân, ông biết chuyện liền bắt các xe con về, còn tất cả lên xe chung loại 16 chỗ.
Dự Đại hội xong là ông “chuồn” thẳng, vì ngại cơ sở phải mời cơm. Dọc đường về, ông rủ anh em vào quán ăn trưa. Khi ăn xong, bao giờ ông cũng giành “quyền” trả tiền vì: “Lương tôi cao hơn các cậu”.
Đó là những câu chuyện thật đã thành giai thoại về Trương Đình Tuyển mà các lão thành Cách mạng Nghệ An rất hay kể và có được dân tin yêu thế nào, phải là “chất quan” thế nào mới có nhiều giai thoại đọng lại trong lòng dân như thế.
Nguyễn Mai (tổng hợp/GDVN) 









Ngắm cổ vật lịch sử thực thi chủ quyền biển Việt Nam


Từ lâu đời, biển Đông luôn giữ vai trò là cầu nối văn minh, là ngã tư tuyến đường huyết mạch giao lưu văn hóa và thương mại quốc tế giữa phương Đông với phương Tây, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mô hình và bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, Jean Louis Taber, 1834. 
Trưng bày chuyên đề đặc biệt Di sản văn hóa biển Việt Nam diễn ra tại Hà Nội đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người quan tâm đến tình hình biển đảo Việt Nam. Trong cuộc trưng bày lần đầu tiên được tổ chức này, những tài liệu, hình ảnh, hiện vật phung phú về biển, đảo Việt Nam với giao thương hàng hải quốc tế trong lịch sử đã được tập trung giới thiệu, quảng bá tới công chúng trong và ngoài nước. Đây cũng chính là những thông điệp khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Dưới đây là một số ghi nhận từ sự kiện này:
Một góc trưng bày Di sản văn hóa biển Việt Nam.
Việt Nam nằm ngay bên bờ biển Đông, có bờ biển dài, vùng biển rộng với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ xã bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Từ lâu đời, biển Đông luôn giữ vai trò là cầu nối văn minh, là ngã tư tuyến đường huyết mạch giao lưu văn hóa và thương mại quốc tế giữa phương Đông với phương Tây, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình tham gia vào hệ thống thương mại đường biển quốc tế và xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam có thể được chia ra thành những thời kỳ khác nhau.
Thời tiền – Sơ sử
Những phát hiện khảo cổ học tại các di tích Tiền – Sơ sử duyên hải Việt Nam như Cài Bèo, Hạ Long, Xóm Cồn, Bình Châu, Hoà Diêm, Giồng Cá Vồ… và một số đảo, quần đảo như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu… cho thấy, các nhóm cư dân ở đây đã có những quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Không chỉ vậy, họ còn tiến hành giao lưu, trao đổi xa hơn với các nhóm cư dân đồng đại khác ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
Dấu in hoa văn bằng gốm, cách ngày nay khoảng 4.000-3.000 năm, thuộc văn hoá Hoa Lộc.  
Đèn gốm, cách ngày nay 2.500-800 năm, tìm thấy tại di chỉ Hoà Diêm (Cam Ranh - Khánh Hoà).
Từ thế kỷ 3 TCN tới thế kỷ 10 SCN
Ngày từ những thế kỷ đầu hình thành và hoạt động, Việt Nam đã dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống hàng hải quốc tế. Cattigara (lưu vực sông Hồng), Luy Lâu (Bắc Ninh), Hội An, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Óc Eo (An Giang) ở ba miền Bắc, Trung, Nam từng là những trung tâm cảng thị sầm uất, quan trọng và nổi tiếng trong hải trình thương mại cổ đại. Trong một vài thế kỷ trước, sau công nguyên, lưu vực sông hồng ở miền Bắc nước ta còn đóng vai trò là nơi đón tiếp các sứ bộ ngoại giao, phái đoàn thương mại nước ngoài và là trạm cuối của hải trình giao thương từ Tây sang Đông.
Hạt, chuỗi khuyên tai hai đầu thú làm bằng đá quý, thuỷ tinh, cách ngày nay 2.500-2.000 năm, thuộc di chỉ Giồng Cá Vồ (Cần Thơ, TP HCM).
Tiền làm bằng kim loại, thế kỷ 5-6, văn hoá Óc Eo.
Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15
Ngay sau khi giành được độc lập, các vương triều Đinh – Lê – Lý – Trần – Lê sơ đã ra sức chăm lo, củng cố và phát triển quốc gia Đại Việt thành một thể chế mạnh và quan trọng ở Đông Nam Á. Với những chính sách phát triển ngoại thương phù hợp với các vương triều phong kiến, Việt Nam thời kỳ này tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn đối với thuyền buôn nước ngoài thông qua hai cửa ngõ giao thương quan trọng là vân Đồn (Quảng Ninh) và Thị Nại (Bình Định). Đặc biệt, việc sản xuất và xuất khẩu gốm sứ thương mại đáp ứng nhu cầu khắp các thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á và Tây Á đã đánh dấu sự dự nhập mạnh mẽ vào hải thương quốc tế của quốc gia đại Việt.
Gạch chạm nổi hình rồng bằng gốm men trắng thuộc về thời Lý, thế kỷ 11-13, ở bến Vạn Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh.
Đầu rồng đất nung niên đại thời Trần, thế kỷ 13-14, tìm thấy ở thương cảng Vân Đồn, Quảng Ninh. 

Biển Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18
Những phát kiến địa lý thông qua thám hiểm thế giới đã mở ra một cuộc “cách mạng thương mại” thực sự ở châu Âu, dẫn đến việc thiết lập một mạng lưới mậu dịch hàng hải xuyên đại dương, nối liền các châu lục. giai đoạn này thương nhân Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đua nhau thâm nhập, buôn bán trực tiếp với Đại Việt. Đáp lại, chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều mở cửa rộng rãi và dự nhập mạnh mẽ vào giao thương hàng hải quốc tế. Kẻ Chợ, Phố Hiến, Domea ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong là những mắt xích không thể thiếu trong hệ thống hải thương toàn cầu.
Với chủ trương trọng thương, vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Đàng Trong đã trở thành một thể chế biển triệt để phát huy truyền thống khai thác biển. Việc thành lập và biển Hải đội Hoàng Sa và Hải đội Bắc Hải thành một tổ chức của nhà nước để khai thác sản vật trên các đảo và quần đảo gần bờ, xa bờ, quyền làm chủ các lãnh hải ở nước ta đã được xác định chính thức dưới thời Chúa Nguyễn.
Đĩa trang trí trúc mai, phong cảnh sơn thủy bằng gốm nhiều màu, thế kỷ 17-18, lò gốm Arita (Kyushu, Nhật Bản). 

Thế kỷ 19 đến hiện đại
Thời Nguyễn, hải khẩu thông thường với nước ngoài được thiết lập dọc theo bờ biển Việt Nam từ Bắc chí Nam, trong đó có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Thuận Hóa, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Gia Định, Hà Tiên… Ngoài ra, các triều vua Nguyễn cũng thường xuyên chăm lo khai thác kinh tế biển và tiến hành các hoạt động thực thi chủ quyền của quốc gia, dân tộc trên biển Đông như tổ chức vãng thám, trồng cây, xây chùa, dựng bia, cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền. Cuối triều vua Minh Mệnh, bản đồ nước Việt Nam với tên gọi Đại Nam nhất thống toàn đồ đã được lập và công bố, trên bản đồ có ghi hai tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Mô hình và bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, Jean Louis Taber, 1834. 
Lọ nước hoa thủy tinh bọc bạc, cổ vật cung đình triều Nguyễn thế kỷ 19-20, được nhập vào Việt Nam qua đường biển. 
Công tác biên giới lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
Nước Việt Nam thống nhất, với tư cách kế thừa chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ từ các chính quyền trước theo luật pháp quốc tế và sự liên tục của lịch sử, đồng thời xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã thực thi nhiều biện pháp tích cực nhằm thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn đã đề ra các mục tiêu và những định hướng chiến lược nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đèn biển của Ty bảo đảm hàng hải Hải Phòng, thế kỷ 20. 
Những khẩu súng thần công thế kỷ 18 (khai quật ở vùng biển Vũng Tàu) phía dưới tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam.
Hồng Quân (ĐVO)










“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.

Nghịch lý

Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng hợp tác và luận chứng kinh tế kỹ thuật quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất khẩu. Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.
Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, toàn bộ các công đoạn sản xuất, khai thác và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Khai trường cũng như nơi sàng tuyển than của VMD luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. VMD còn có cả một cảng riêng để xuất khẩu than mà muốn xuất hiện tại đây để kiểm tra hay thực hiện công tác về chuyên môn, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như đối tác TUB phải được sự cho phép của VMD (?!).
Còn chịu thiệt dài dài
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, thừa nhận tình trạng trên là có thật, nhưng “nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại” và “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”. Theo ông Tứ, bản hợp đồng liên doanh trên danh nghĩa là do TUB ký kết với VMD nhưng thực tế TUB không được quyết định mà do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt.
“Có thể nói, VMD là DN nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hợp tác kinh doanh với ngành than cho đến nay. Trong quá trình hợp tác chúng tôi thấy rằng việc ký kết hợp đồng thời điểm đó chưa tính toán hết những vấn đề phát sinh hay nói đúng hơn là có nhiều kẽ hở khiến mình phải chịu thiệt thòi”, ông Tứ nói.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng ký kết giữa hai bên không hề có một điều khoản nào tạm dừng hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp DN này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành. TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.
Đối với việc kiểm soát số lượng than do VMD sản xuất hằng năm, ông Phạm Văn Tứ cũng cho rằng chỉ được biết qua khâu hậu kiểm, bởi than từ mỏ lấy lên, sàng tuyển cho đến khâu vận chuyển ra cảng bán đều do VMD thực hiện, TUB không được phép kiểm tra trực tiếp. Mặc dù pháp luật Việt Nam bắt buộc việc khai thác khoáng sản hiện nay phải có giấy phép quy định về sản lượng theo hằng năm nhưng tại các mỏ của VMD, giấy phép khai khoáng không có hiệu lực, bởi hợp đồng liên doanh được ký trước thời điểm quy định về giấy phép khai thác khoáng sản.
Đánh giá về vai trò đối tác của TUB, ông Tứ cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng (tức năm 2021 - PV)”.
Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, VMD đã nhiều lần có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép nâng sản lượng khai thác; đồng thời xin gia hạn kéo dài hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ông Phạm Văn Tứ cho biết thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.


22.5.12

Thư gửi hai Blogger "cầm hộ" hàng trăm triệu ủng hộ gia đình ông Vươn

Độc giả Phan Lạc Trung bày tỏ suy nghĩ của mình về việc làm từ thiện của hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện.

Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện đang "cầm giúp" gia đình ông Đoàn Văn Vươn hàng trăm triệu đồng tiền từ thiện, đã có rất nhiều ý kiến bình luận và cả những bức thư gửi về tòa soạn. Qua đó, công chúng thể hiện sự quan tâm của mình tới những vấn đề liên quan tới vụ cưỡng chế Tiên Lãng. Nhưng cũng không ít ý kiến gửi tới hai blogger. Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bức thư của độc giả Phan Lạc Trung.

Chào nhà văn Quang Vinh. Chào ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam

Tôi và hai ông chẳng quen nhau, nhưng qua theo dõi báo chí đăng tải thông tin vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, tôi rất thích cái nhiệt tình, thẳng thắn của hai ông. Do đó, theo một cách nào nếu nói tôi là một fan của hai ông cũng không sai.

Và tôi cũng giống như hàng chục triệu người dân Việt Nam này đã, đang theo dõi diễn biến của vụ cưỡng chế Tiên Lãng, nên tôi cảm nhận được sự nhiệt tình của hai ông. Và vì thế, khi đọc trên báo thông tin về chuyện “Nghi án Cu Vinh “quỵt” 200 triệu đồng nhà ông Vươn”, sau lại là bài: "Blogger Xuân Diện "cầm hộ" 150 triệu đồng ủng hộ gia đình ông Vươn", tôi đã rất buồn. Với tư cách một người “hâm mộ” hai ông (theo cách nào đó), tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm gửi tới hai ông những dòng tâm sự của tôi về chuyện này. Và tôi mong, hai ông hãy đón nhận nó một cách tự nhiên, bình thản như những người bạn đang góp ý với nhau.
Trước hết, thẳng thắn mà nói, tôi cho rằng những lý lẽ hai ông đưa ra giải thích cho chuyện chậm trễ trả tiền chị em nhà cô Hiền, cô Thương có thể sẽ khiến nhiều người cảm thông. Nhưng với tôi, nó không có chút thuyết phục nào. Hay nói trắng ra, tôi nghĩ đó chỉ là cách chống gượng của hai ông mà thôi. Bởi vì, tính từ lúc hai ông quyên góp được tiền đến nay đã ngót nghét gần 5 tháng. Tôi không tin trong 5 tháng đó, hai ông không thu xếp được thời gian, dù chỉ 1 ngày để về Hải Phòng một ngày nào.
Điều đó, khiến tất cả những người như tôi và có lẽ cả những người bỏ tiền ra ủng hộ đều cảm thấy như bị cướp mất niềm tin, một cách thành thực nhất. 
Đến đây tôi lại nhớ câu chuyện của một anh bạn tôi làm ở tập đoàn V., anh ấy kể hàng năm V. dùng nhiều tỷ đồng để làm từ thiện, nhưng họ không hề tiết lộ thông tin cho báo chí. Đó mới là cách làm từ thiện xuất phát từ tâm. 
Dù đã từng về thăm gia đình họ rồi hay thông tin qua báo chí, có lẽ hai ông hiểu được cuộc sống của họ khó khăn, chật vật như thế nào. Hai người đàn bà với 4 đứa nhỏ, có biết bao việc phải lo toan, trong khi cá tôm trong đầm cạn kiệt, nhà cửa không có, thử hỏi họ lấy đâu ra nguồn thu để có tiền? Trong hoàn cảnh ấy, hai đứa bé nhà cô Thương đau ốm liên miên, thử hỏi họ có cần tiền không? Họ thiếu tiền hơn bất kỳ ai và cũng cần tiền hơn bất kỳ ai, lẽ ra là người tiếp xúc với gia đình, ông phải hiểu điều đó chứ nhỉ? Vậy thì cớ gì khất lần không trả họ tiền?

Chỉ vì ông muốn được giao tận tay những người phụ nữ khốn khổ ấy ư? Với ai đó, có thể nghe lý do này, họ có thể phần nào cảm thông với ông, nhưng tôi thì không. Vì tôi thấy không có phần trăm nào thuyết phục trong đó. Giao tận tay thì có gì khác so với chuyển tiền nhỉ? Khác ở chỗ ông thể hiện được sự nhiệt tình, chu đáo với gia đình chăng? Tôi cho rằng, đó chỉ là cách để chống gượng mà thôi. Nếu thực sự chu đáo, hai ông đã trả hết tiền cho họ từ lâu rồi, nhất là khi con cái họ đau ốm, họ cần tiền đầu tư vào khu đầm trống rỗng mới phải, thưa hai blogger!
Ngôi nhà tạm hiện tại của vợ con ông Vươn
Trong chuyện này, có thể nhiều người, thậm chí cả ông cũng sẽ cho rằng cô Hiền, cô Thương bạc tình bạc nghĩa khi mang chuyện tiền nong lên báo chí để nhắc các ông. Nhưng tôi nghĩ họ cũng có lý do của mình. Nghe họ nói đã điện cho ông nhiều lần để xin lại tiền, nhưng ông cứ lấy lý do bận khất hết tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng nọ. Suy nghĩ tới tận cùng, hai người đàn bà đó đang nắm giữ niềm tin của cả triệu người trên đất nước này, niềm tin về công lý, công bằng và tình người. 
Mà suy cho cùng, cách làm của hai người phụ nữ khốn khổ ấy mặc dù với nhiều người là có phần phản cảm, nhưng cũng có hiệu quả đó chứ, thưa hai blogger? Nếu không có bài báo đó, thì thử hỏi đến bao giờ họ mới nhận được tiền? Và lời cuối tôi muốn nói với hai ông như lời một người bạn là làm từ thiện hay làm bất kỳ điều gì nên xuất phát từ chữ TÂM. 
Độc giả Phan Lạc Trung (GDVN)

Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh ủy Hải Dương

Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang - Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân địa phương xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương.


 Đá ở trong khu nhà vườn với những đường nét tinh tế có giá trị cực lớn  
Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang - Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt  những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...
Cây sưa và đá ở trong khu nhà vườn
Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương?

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này. 
Cây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởng 

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn

Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.

Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.
Tầng 1 của ngôi nhà
Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…

Xem VIDEO khối tài sản trên khu đất của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương: 

Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?

Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?

Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ  "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.

Đó chính là những khối đá "khổng lồ" tạo nên những hòn non bộ "khủng"... 
Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lên đến con số rất 'khủng'. Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. "Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...

Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài. 

Khu nhà đang xây dựng của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương
Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...

"Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm..." - ông K chỉ tay  về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói.

Theo lời kể của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì cây Thị này khó mà ước lượng được giá trị thành tiền của nó. 
Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?

Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16/5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: "Chủ tịch đi vắng không tiếp được". Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và "lệnh" cho CA xã "mời" PV ra khỏi ủy ban(!?).

Trước đó, thứ 2, ngày 14/5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được? 
Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì: Đây là gốc cây Sưa tại khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến vào thời điểm đắt nhất có giá phải tính bằng đô la (USD) 

Theo ông Nguyễn Văn Kiệt Chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: "Hôm đó (14/5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?".

Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. "Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp..."_Ông Quyến xác nhận.
Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhà 

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin này đến bạn đọc...

Hải Sơn

http://giaoduc.net.vn

Blogger Cu Vinh nói gì về nghi án “quỵt” 200 triệu nhà ông Vươn?

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, đây hoàn toàn là sự hiểu lầm. Hiện nay, ông đã có mặt ở Hà Nội và sẽ giao trả tiền cho vợ con ông Vươn vào ngày 21/5/2012.

Mới đây, trả lời trên một tờ báo, bà Nguyễn Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn) cho rằng, ông Nguyễn Quang Vinh (tức Blogger Cu Vinh) đã “khất lần” không trả lại gia đình số tiền ủng hộ gần 200 triệu đồng.
Để đảm bảo tính thông tin 2 chiều, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vinh về vấn đề này. Tại đây, ông Vinh cho biết, ông không đồng tình với cách đưa tin của tờ báo kể trên.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, thứ 2 ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3000 USD tới gia đình ông Vươn. 
Theo ông Vinh, chuyện độc giả gửi tiền cho gia đình ông Vươn có giấy tờ và có người làm chứng đàng hoàng. Hơn nữa, tại thời điểm đó, do bà Hiền và bà Thương không có tài khoản ngân hàng, nơi ở cũng chưa chắc chắn nên ông có lòng tốt cầm giúp. Và bản thân ông chưa bao giờ nghĩ tới chuyện lấy tiền của một ai đó, nhất là những người đang trong hoạn nạn như vợ con ông Vươn, ông Qúy.
Giải thích về chuyện nhiều lần lỡ hẹn với chị em bà Hiền, bà Thương, ông Vinh nói, bởi vì ông muốn mang tiền mặt giao tận tay, đồng thời thăm hỏi cuộc sống mới của gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông đang bận dựng một vở kịch để tham dự liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nên chưa sắp xếp được thời gian.
Ông cho biết, thứ 2, ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3.000 USD tới gia đình ông Vươn.
Hiện nay, vợ con ông Vươn phải sống trong ngôi nhà tạm 
Cũng trong chiều 20/5, trao đổi với phóng viên, bà Hiền cho biết, sở dĩ kể chuyện này với báo chí bởi vì hiện nay gia đình đang rất kẹt vốn đầu tư vào đầm. Hơn nữa gọi cho ông Vinh nhiều lần mà chưa nhận được tiền nên sinh ra tâm lý nóng ruột.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Hiền cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài viết mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.
Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.
Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.
Tới đầu tháng 4 vừa qua, sau thời gian dài không thấy ông Vinh đả động gì tới chuyện chuyển tiền trả, bà Hiền, bà Thương đành phải gọi điện đề nghị ông Vinh cho xin lại số tiền để đầu tư vào khu đầm. Lúc này (6/4), ông Vinh trả lời sang “tuần sau mang về trả” nhưng phía người thân của ông Đoàn Văn Vươn vẫn chờ dài cổ mà không thấy ông Vinh đâu.
Các bà nhiều lần gọi điện nhưng ông Vinh tiếp tục khất lần hết tuần này tới tuần khác. Sau đó, ông Vinh nhắn đang khó khăn nên thư thư sẽ thu xếp trả. Bà Thương cho biết, cách đây chừng một tuần, ông Vinh có gọi điện nói do khó khăn, đề nghị trước mắt chuyển trả bà một nửa số tiền. Tiếp đó, ông Vinh hẹn ngày 17/5 về Tiên Lãng trả tiền nhưng sau đó gọi điện hẹn chiều 18/5. Chờ tới tối 18/5 không thấy ông đâu, bà Thương gọi điện hỏi thì ông nói do có việc nhà nên “tuần sau sẽ về trả”.

Thảo Lăng 
http://giaoduc.net.vn