Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

28.9.12

"Bố già" Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch

Báo Người cao tuổi số 108 (1113) ra ngày 8-9-2012 có bài “Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân...

Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…

>>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo "âm mưu bẩn thỉu phá hoại đất nước"

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm có thể quy thành các dạng sau:

Mua bất động sản không công chứng, giá trên trời?

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và những người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có sáu khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất 1.348,368 tỉ đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng, gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm, Ủy viên Thường trực HĐQT Navibank) 273,694 tỉ đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em gái ông Tâm) 102 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh 609,027 tỉ đồng. Thanh toán hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho bà Phạm Thị Lê 283,241 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kĩ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 72,732 tỉ đồng (ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo Công văn số 03/2008/NQ-HĐQT 43,673 tỉ đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.

Tòa nhà 14 Ngô Lê Cát, Phường 7, Quận 3 (Trụ sở Chi nhánh của bà Nguyễn Thị Kim Thanh vợ Đặng Thành Tâm) Ảnh: Quang Sơn

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lí như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn một năm với số tiền lớn (1.348,368 tỉ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp HĐQT. Tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch. Nghị quyết họp HĐQT ngày 6-7-2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát làm trụ sở chi nhánh… với giá 22,5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang Mua và Bán, Siêu thị đất Sài Gòn tại khu vực trên, giá bán cao nhất từ 280 - 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7,32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 4-7-2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, trong khu vực này giá BĐS cao nhất khoảng 5,8 lượng vàng SJC/m2. Qua xác minh tại một số địa chỉ này xác định: Số 26 Mai Thị Lựu hiện là trụ sở của CTCP Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, Giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 4-12-2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn (đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga, ông Đặng Thành Tâm; Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo Hợp đồng số 0998 và 0999 tại Văn phòng Công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lí mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Mua trái phiếu dùng vào việc đầu tư sai mục đích?

Đợt phát hành 400.000 trái phiếu tổng trị giá 400 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu đô thị Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh do CTCP Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 8-7-2009 đến 8-7-2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu đô thị Cát Lái trị giá 2.019 tỉ đồng. CTCP Xây dựng Sài Gòn do bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm, vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ) làm Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP Xây dựng Sài Gòn có chữ kí của 7/7 thành viên; ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ kí quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết để mua trái phiếu CTCP Xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lí: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng kí giao dịch. Đến ngày 29-2-2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP Xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng như sau: Ngày 8-7-2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn 400 tỉ đồng. Cùng ngày, CTCP Xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 12 tỉ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 9-7-2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 148 tỉ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10-7-2009, chuyển tiền cho vay, 100 tỉ đồng, phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092) chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm 100 tỉ đồng.

Đợt phát hành 3.000.000 trái phiếu tổng trị giá 300 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 9/2009 - 12/2009 đến 9/2014 - 12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: Cuối kì, trả lãi: hằng năm. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc Dự án Tân Phú Trung trị giá 833 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011 tổng chi phí đầu tư vào Dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này được Công ty CPTM Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu chuyển tiền mua trái phiếu, rút một phần gốc, trả lãi Quỹ đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi cho Navibank từ ngày 12-10-2009 đến 9-7-2010 khoảng 20 đợt với tổng số 523,89 tỉ đồng.

Đợt phát hành 10.000.000 trái phiếu tổng trị giá 1.000 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kì hạn 5 năm (từ 31 - 12 - 2009 đến 31 - 12 - 2014) lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi: hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỉ đồng

Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng do ông Đặng Nhứt làm Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên. Ông Đặng Thành Tâm là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30-12-2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có đủ chữ kí của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm). Đến ngày 7-3-2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 441 tỉ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu 233 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 1-1-2009 đến 31-12-2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu (1.000 tỉ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29-2-2012 (208 tỉ đồng) Công ty đã dùng một phần tiền sai mục đích.

Các chú THÍ anh à?

Trước khi bị khởi tố, ông Trần Xuân Giá nói với PV Tiền Phong ngày 21-9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ mình.
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm.
Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện.
Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá
Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
“Cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như trong bài đăng cùng trang này.
P.C Theo tienphong.vn

27.9.12

4 quan đánh cờ tiền tỷ được giảm án

Ngày 27/9, phiên tòa phúc thẩm vụ án quan chức ở Sóc Trăng đánh cờ tiền tỉ đã được mở tại Tòa phúc thẩm – TAND tại TPHCM. 4 bị cáo đều được hạ án so với phán quyết trước đó của tòa sơ thẩm.

Tại phiên sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Lèo, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng, 5 năm tù giam; Đinh Văn Mười, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Thành ủy TP Sóc Trăng, 4 năm tù giam cùng về tội danh “Đánh bạc”; Trần Văn Tân, nguyên Giám đốc Trung tâm sát hạch lái xe loại 3, 17 năm 6 tháng tù giam về 2 tội danh “Đánh bạc” và “Cưỡng đoạt tài sản”; Ngô Huệ Phấn, 2 năm tù giam về tội “Gá bạc”; Nguyễn Thanh Hùng, Hùng “cải lương” và con trai là Nguyễn Thanh Truyền, mỗi bị cáo nhận 12 năm tù giam cùng về tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”.

Sau đó, các bị cáo Mười, Tân, Hùng “cải lương” và Truyền cho rằng bản án sơ thẩm tuyên quá nặng nên đã kháng án.


Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2008 - 2011, hai bị cáo Nguyễn Thanh Lèo và Trần Văn Tân đã “sát phạt” nhau bằng cờ tướng từ 500.000 đồng đến 5 tỷ đồng/ván. Tính đến ngày 22/12/2011, Tân đã ăn và lấy của Lèo 1,9 tỷ đồng; 6 lượng vàng 24k; 6 thửa đất trị giá 16,1 tỷ đồng. Lèo còn thiếu Tân tiền thua cờ trên 20 tỷ đồng. Đến lúc Lèo không còn khả năng chung tiền mặt, Tân đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với Lèo, đồng thời vạch ra kế hoạch thông qua Nguyễn Thanh Hùng và con là Nguyễn Thanh Truyền uy hiếp tinh thần Lèo hòng chiếm đoạt cho bằng được tài sản của Lèo.

Hùng, Truyền đã cưỡng đoạt của Lèo hơn 600 triệu đồng. Từ năm 2009 đến 2011, Lèo còn đánh cờ ăn tiền với Đinh Văn Mười nhiều lần. Mười đã ăn của Lèo hơn 580 triệu đồng. Bị cáo Ngô Huệ Phấn bán vé số cho Lèo, Tân, Mười đánh cờ ăn vé số tại câu lạc bộ bi-da Cón. Đến năm 2011, Lèo, Tân, Mười nhiều lần đến nhà Phấn đánh cờ tướng ăn tiền. Ba bị cáo thỏa thuận giao cho Phấn lấy tiền của người thua chung cho người thắng. Qua nhiều lần lấy tiền của bên thua chung cho bên thắng, Phấn được hưởng lợi 400 triệu đồng.

Tại hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Mười đều cho rằng mình đánh cờ ăn vé số với Lèo chứ hoàn toàn không đánh cờ ăn tiền. TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt 4 năm tù giam là oan cho bị cáo. Trả lời thẩm vấn tại phiên phúc thẩm, Lèo rất bình thản (bị cáo Lèo không kháng án) và trả lời rành rọt từng câu hỏi của HĐXX. Thậm chí khi luật sư hỏi tiền ở đâu mà đánh cờ nhiều vậy? Lèo thẳng thừng: “Tôi không trả lời câu hỏi này vì không có liên quan đến vụ án”.

Một lần nữa Lèo “tố” bản thân liên tiếp bị Tân đe dọa nhiều lần, nhiều cách: điện thoại, đến cơ quan, dọa mách vợ, cho “xã hội đen” xử… khiến Lèo sợ phải trả tiền, bán đất, gá nhà cho Tân… Hùng “cải lương” và con trai là Truyền kháng cáo đề nghị giảm án với lý nhiều lý do. Truyền cho rằng mình không đồng phạm với cha, mà đồng phạm với Tân do Tân nhờ đi lấy tiền hộ từ Lèo…

Khi được hỏi lý do xin kháng cáo xin giảm án, Trần Văn Tân nêu nhiều lý do. Tuy nhiên, có một lý do khiến nhiều người phì cười là “Do bị cáo với vợ ly dị nhau đã lâu nên bị cáo rất khó khăn, mong tòa xem xét giảm án”.

Đối với Đinh Văn Mười, tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm đều một mực kêu oan, cho rằng mình chỉ đánh cờ giải trí, ăn vé số chơi chứ không đánh cờ ăn tiền. Theo Luật sư Nguyễn Trường Thành (bào chữa cho bị cáo Mười), bản anb1 sơ thẩm và cáo trạng có nhiều điểm “vênh” nhau nên Luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Mười bởi bị cáo này có mẹ là Mẹ VNAH, 2 người anh là Liệt sĩ.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Mười, 2 năm tù giam (sơ thẩm 4 năm); Trần Văn Tân, 11 năm 6 tháng tù giam (sơ thẩm 17 năm 6 tháng tù); Nguyễn Thanh Hùng, 8 năm tù giam (sơ thẩm 12 năm) và Nguyễn Thanh Truyền, 8 năm tù giam (sơ thẩm 12 năm tù). Trước đó, Vị đại diện VKSNDTC đề nghị phạt Trần Văn Tân 13 năm tù giam cho 2 tội; phạt Hùng và Truyền mỗi bị cáo 8-9 năm tù giam; giữ nguyên hình phạt với bị cáo Mười.

Trốn thuế hàng chục tỷ đồng, “đại gia” Bắc Ninh bị xử án treo?!

Sáng nay 26-9, TAND tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử đối tượng Nguyễn Thạc Thanh, TGĐ, Chủ tịch HĐQT Cty CP tập đoàn đầu tư và Thương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) và 2 kế toán của công ty này vì hành vi trốn thuế.

Nguyễn Thạc Thanh từng được công nhận là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được nhiều tổ chức xã hội tặng bằng khen.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án trốn thuế xảy ra tại Cty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái (không phải thành viên của Tập đoàn Phú Thái – Phú Thái Group)  liên quan tới đại gia Kinh Bắc, bị can Nguyễn Thạc Thanh vào đầu năm 2012.

Theo đó, căn cứ vào nội dung đơn của ông Nguyễn Văn Tiến, thành viên sáng lập Công ty TNHH Thành Công (trụ sở đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa – TP. Bắc Ninh) tố cáo ông Nguyễn Thạc Thanh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) có hành vi trốn thuế nhiều tỷ đồng, lưu hành giấy tờ có giá giả và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm điều 116 luật doanh nghiệp... gửi các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh ngày 28/2/2011.


Bị cáo Nguyễn Thạc Thanh và các đồng phạm tại phiên tòa

Ngày 5/4/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Thạc Thanh về hành vi phạm tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả” và “Trốn thuế”; các bị can khác liên quan gồm có Nguyễn Cảnh Hứa, Nguyễn Thị Xuân, Đặng Quỳnh Châu, Bùi Thị Thu Hương.

Ngày 28/3/2012, Cơ quan An ninh Điều tra (Công an tỉnh Bắc Ninh) ra quyết định tách vụ án hình sự về hành vi tội phạm “Lưu hành giấy tờ có giá giả” xảy ra tại công ty Thanh Tùng của các bị can Nguyễn Thạc vi Thanh, Bùi Thị Thu Hương, Đặng Quỳnh Châu để điều tra làm rõ sau.

Sau khi hoàn thành việc điều tra vụ án “Trốn thuế” xảy ra tại Cty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái do   Nguyễn Thạc Thanh làm chủ tịch HĐQT, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã có kết luận vụ việc.

Theo bản kết luận điều tra vụ án, bị can Nguyễn Thạc Thanh đã phạm tội “Trốn thuế” theo quy định tại điều 161 Bộ Luật hình sự, cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bị cáo Lê Thị Thúy Huyền, kế toán trưởng của Cty Phú Thái có hành vi biết rõ việc vi phạm pháp luật của Cty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái nhưng đã không tố cáo, ngăn chặn mà để cho sự việc xảy ra. Thời gian Huyền làm kế toán trưởng, doanh nghiệp này đã bán hàng không xuất hóa đơn GTGT, không kê khai thuế, trốn thuế với khối lượng hơn 2,6 tỷ đồng tiền thuế GTGT và hơn 7,6 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp; tổng là hơn 10,3 tỷ đồng.

Hành vi nói trên của Huyền đã phạm tội “trốn thuế” với vai trò đồng phạm.

Tương tự, bị can Nguyễn Thị Xuân có vai trò đồng phạm trong việc giúp Nguyễn Thạc Thanh, Nguyễn Cảnh Hứa sử dụng hai loại sổ sách nói trên để che giấu, không đưa số liệu hóa đơn GTGT đã xuất ra, đã được kê khai thuế vào doanh thu nội bộ; tính thuế thu nhập không đúng dẫn tới Cty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái trốn thuế với số lượng tiền hơn 1,3 tỷ đồng tiền thuế GTGT.

Đối với các đối tượng là thành viên của HĐQT, Ban kiểm soát của Cty Phú Thái, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra chưa có căn cứ xác định đồng phạm với Nguyễn Thạc Thanh, Nguyễn Cảnh Hứa trong việc bán hàng không xuất hóa đơn, trốn thuế của Cty Phú Thái.

Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Ninh xác định Nguyễn Thạc Thanh đã chỉ đạo Lê Thị Thúy Huyền và Nguyễn Thị Xuân lập hai hồ sơ song song để trốn thuế. Trong thời gian từ năm 2007 đến 2010, Nguyễn Thạc Thanh đã trốn thuế hơn 11 tỷ đồng, trong đó thuế Thu nhập doanh nghiệp là hơn 7 tỷ; còn lại là thuế Gía trị gia tăng. Thẩm phán Vũ Công Đồng, chủ tọa phiên tòa cho biết, đây là hành vi vi phạm pháp luật cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội.

Theo HĐXX, trong quá trình điều tra vụ án, Nguyễn Thạc Thanh đã tự động hoàn toàn bộ số tiền hơn 11 tỷ đồng trốn thuế cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh. HĐXX TAND tỉnh Bắc Ninh cho biết, đó là một trong những tình tiết giảm nhẹ, kết hợp với nhân thân của ba bị cáo (chưa có tiền án tiền sự), bản thân Nguyễn Thạc Thanh là một trong những doanh nhân có nhiều đóng góp và thành tích trong quá trình điều hành doanh nghiệp ở Bắc Ninh, HĐXX đã tuyên Nguyễn Thạc Thanh 36 tháng tù cho hưởng án treo, 5 năm thử thách tại địa phương.

Bị cáo Lê Thị Thúy Huyền là đồng phạm góp sức giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 10 tỷ đồng 30 tháng tù treo; bị cáo Nguyễn Thị Xuân là đồng phạm giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 1 tỷ đồng - 24 tháng tù treo với lý do hai bị cáo này là những người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thạc Thanh nên được coi là tình tiết giảm nhẹ.

Sau phiên tòa, ông Nguyễn Văn Tiến, thành viên sáng lập Công ty TNHH Thành Công (trụ sở đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa – TP. Bắc Ninh) – người tố cáo Nguyễn Thạc Thanh về các hành vi trốn thuế; lưu hành giấy tờ có giá giả và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... gửi các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh ngày 28/2/2011 cho biết: “Việc HĐXX tuyên Nguyễn Thạc Thanh mức án 36 tháng tù treo với tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng như vậy là không hợp lý. Nó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp trốn thuế của nhà nước để lấy vốn làm ăn, sau đó tự khắc phục và lại được… hưởng khoan hồng!”.

Đồng thời, ông Tiến cũng có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xác định rõ hành vi vi phạm điều 116 Luật Doanh nghiệp và việc lưu hành giấy tờ có giá giả trong vụ án này của Nguyễn Thạc Thanh và đồng phạm vì sao không được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Ninh xử lý nghiêm minh?.

26.9.12

Kiểm soát đấu thầu qua mạng để chống "lợi ích nhóm"


Đấu thầu điện tử (đấu thầu qua mạng) được kỳ vọng là phương thức quan trọng để ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ và "phá vỡ" tình trạng thiếu cạnh tranh, đấu thầu theo kiểu hình thức, khép kín như hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra cho dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) là kiểm soát phương thức đấu thầu này như thế nào để không “lợi bất cập hại”.

Đấu thầu qua mạng được kỳ vọng sẽ giảm thiểu tiêu cực.

Lạm dụng luật để chỉ định thầu

Tình trạng “chỉ định thầu” đang “vô hiệu hóa các quy định về cạnh tranh, kiểm soát sự độc lập của nhà thầu nước ngoài” trong Luật Đấu thầu. Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, xu hướng chỉ định thầu hiện nay vẫn còn nhiều với 75% các gói thầu còn chỉ định thầu, chiếm đến 45% tổng vốn đầu tư. Đã vậy, toàn bộ quá trình đấu thầu chủ yếu do chủ đầu tư quyết định khép kín và không có cơ quan giám sát, thẩm tra.

Vẫn còn có tình trạng dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu khiến cho việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức. “Chỗ dựa” chính để áp dụng hình thức chỉ định thầu là “việc lạm dụng các điều khoản chưa rõ ràng trong luật” như phản ánh của ông Ninh Viết Định (Trưởng ban Quản lý đấu thầu – Tập đoàn Điện lực Việt Nam).

Do đó, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng (đấu thầu điện tử). Thực tế qua thí điểm đấu thầu điện tử giai đoạn I (trong 3 năm 2009-2011) cho thấy, phương thức đấu thầu này đã góp phần “giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất, thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công, đấu thầu” như ý kiến của ông Nguyễn Xuân Đào (Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu - Bộ KH&ĐT).

Không để “điện tử hóa” nửa vời

Thực tiễn thí điểm cho thấy, ban hành các quy định cụ thể về tỷ lệ đấu thầu qua mạng là yêu cầu cần thiết để đấu thầu qua mạng không phải là một “lỗ hổng mới” cho các nhóm lợi ích “chui lọt”. Theo đề xuất của một số chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, đưa tỷ lệ cụ thể  dự án của địa phương được thực hiện đấu thầu qua mạng vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) là cách để phát triển hình thức đấu thầu qua mạng (30-40% và tăng dần theo từng giai đoạn).

Bên cạnh đó là những chế tài rõ ràng, cụ thể đối với các gói thầu quy định đấu thầu qua mạng, trách nhiệm của các bên mời thầu như việc cung cấp danh sách các nhà thầu thường tham gia đấu thầu các dự án của đơn vị đó; có thể áp dụng chế tài “không công nhận kết quả trúng thầu” nếu bên mời thầu không tuân thủ qui định đấu thầu qua mạng.

Theo khoản 1 Điều 64 dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hợp lệ khi có chữ ký số của người đại diện hợp pháp. Như vậy đặt ra vấn đề cần có qui định về chữ ký điện tử và mã hóa dữ liệu để các giao dịch đấu thầu qua mạng được hợp pháp hóa đúng phương thức, không để cảnh “đấu thầu qua mạng, xác nhận trúng thầu bằng… phương pháp giấy tờ dấu đỏ”.

Ngoài ra, quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng; trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất… nếu không được qui định chi tiết sẽ là “lối nhỏ” cho các hành vi thông đồng, dàn xếp như đối với hình thức chỉ định đấu thầu có cơ hội “tái xuất”…

Một lộ trình hiện đại hóa công tác đấu thầu, góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng sẽ được mở ra bằng việc áp dụng rộng rãi phương pháp đấu thầu qua mạng trên nền tảng các qui định pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và đơn giản hóa thủ tục. Tất cả đang được trông chờ ở dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ IV sắp tới.

Qua 3 năm thực hiện thí điểm giai đoạn I,  hệ thống đấu thầu điện tử đã có hơn 30.000 thông báo mời thầu, hơn 1.000 kế hoạch đấu thầu và 3.500 bên mời thầu và hơn 1.000 nhà thầu đăng ký sử dụng hệ thống; triển khai thành công hơn 200 gói thầu.

Trong giai đoạn 2 (từ nay đến năm 2015) Bộ KH&ĐT đã báo cáo với Chính phủ, đề nghị nâng từ 3 đơn vị thí điểm ban đầu (UBND TP.Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) lên 15 đơn vị trong năm 2012.

(Nguồn: Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ KH&ĐT)

Nga đưa chiến đấu cơ đánh chặn đến Bắc Cực


Quân đội Nga sẽ điều động chiến đấu cơ đánh chặn siêu thanh MiG-31 đến quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực để ngăn chặn các cuộc tấn công xuất phát từ phương Bắc.

Một nguồn tin gần gũi với vấn đề này cho biết phi đội chiến đấu cơ MIG-31 sẽ đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga ở khu vực này. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không cho biết các chiến đấu cơ MIG-31 sẽ được triển khai ở căn cứ không quân nào.

Chiến đấu cơ siêu thanh MIG-31 của Nga. Ảnh: RUSARMY.COM

Theo nguồn tin kể trên, chiến đấu cơ MiG-31 có khả năng đánh chặn không chỉ máy bay không kích mà cả tên lửa đạn đạo có gắn đầu đạn hạt nhân xuất phát từ biển Barents đến bờ biển Laptev. Biển Barents nằm phía trên khu vực Scandinavia trong khi biển Laptev ở ngay trên miền Trung Siberia ở Nga.

Hiện Nga có khoảng 100 máy bay siêu thanh MIG-31, vốn nằm trong số các loại chiến đấu cơ đánh chặn nhanh nhất trên thế giới. Phiên bản mới MiG-31CM được nâng cấp để chứa đủ nhiên liệu cho phạm vi bay khoảng 1.500 km và có thể đánh chặn các mục tiêu cách xa khoảng 200 km nhờ vào hệ thống ra đa và các tên lửa tầm xa của chúng.

Lục San (Theo RIA Novosti, Izvestia)

Trung Quốc đang dòm ngó lãnh thổ Hàn Quốc?

Các quan chức Hàn Quốc hôm 25-9 cho biết nước này đang tìm cách kiểm chứng thông tin Trung Quốc có kế hoạch dùng máy bay không người lái để giám sát bãi đá ngầm Ieodo ở vùng biển phía Nam đảo Jeju.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao nói Seoul sẽ lên tiếng phản đối vì kế hoạch này đồng nghĩa với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm này mà Seoul đang kiểm soát (Trung Quốc gọi Ieodo là Tô Nham Tiêu).
Trạm nghiên cứu đại dương trên bãi đá ngầm Ieodo.
Quan chức này nói với hãng tin Yonhap: “Chúng tôi đang kiểm chứng thông tin của giới truyền thông trong lúc phía Trung Quốc vẫn chưa cho chúng tôi biết lập trường chính thức về vấn đề này. Nếu Trung Quốc có ý định dùng việc giám sát để tuyên bố chủ quyền đối với Ieodo, chúng tôi sẽ phản đối và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành động này”.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái để giám sát các quần đảo không người ở vào năm 2015. Kế hoạch dường như nhằm chủ yếu nhằm vào quần đảo Senkaku / Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp. Tuy nhiên, một số bản tin cho biết Ieodo cũng có thể là mục tiêu của kế hoạch giám sát nói trên.
Ieodo chìm dưới mặt biển 4,6 m và nằm trong khu vực chồng chéo giữa hai vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo luật hàng hải quốc tế, các quốc gia không được tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm. Tuy nhiên, Hàn Quốc trên thực tế đang kiểm soát Ieodo vì nó nằm gần nước này hơn bất cứ nước nào khác. Seoul trong thời gian qua đã có những bước đi để tăng cường sự kiểm soát đối với Ieodo, như xây dựng một trạm nghiên cứu đại dương trên đó vào năm 2003.
Máy bay không người lái được thử nghiệm ở thành phố Liên Vân Cảng hôm 23-9.
Máy bay không người lái được thử nghiệm ở thành phố Liên Vân Cảng hôm 23-9.
Trong khi đó, những nỗ lực thương thảo về việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước Trung – Hàn tại vùng biển gần Ieodo vẫn chưa mang lại kết quả gì.
Trước đó một ngày, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc sẽ tăng cường sử dụng máy bay không người lái để tăng cường công tác hải giám. Theo bản tin, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) đã kiểm nghiệm và chấp nhận một chương trình thí điểm máy bay không người lái để thực hiện nhiệm vụ hải giám tại thành phố Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô.
SOA cho biết đến cuối năm 2015, nước này sẽ hoàn tất việc triển khai máy bay không người lái để thực hiện công tác hải giám tại các tỉnh ven biển. Không dừng lại ở đó, phương tiện này còn được dùng để giám sát các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông.
(Theo NLD)

Phản ứng về án tù dành cho các blogger

Nhiều ủng hộ viên của ba blogger bị bắt và ngăn cản tới tòa

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích các bản án tù mà họ coi là 'nghiệt ngã' đối với các blogger ở Việt Nam.

Nhiều tổ chức và cây viết khác cũng lên tiếng chỉ trích cách hành xử của chính quyền Hà Nội.

Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 24/9 đã kết án blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần, chủ blog 'Công lý & Sự thật', 10 năm tù và blogger Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải, bốn năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước.

Cao ủy trưởng Cao ủy nhân quyền Navi Pillay được dẫn lời nói hôm 25/9:

"Án tù nghiệt ngã đối với các blogger là bằng chứng về sự hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt ở Việt Nam.

"Các bản án hôm thứ Hai là diễn tiến đáng buồn gây phương hại tới cam kết Việt Nam đã đưa ra với quốc tế...để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do biểu đạt," bà Pillay nói.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc cũng nói thêm Việt Nam đã tái cam kết bảo vệ quyền tự do biểu đạt trong Quy trình đánh giá định kỳ tổng thể của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009.

'Trá hình' và 'bất công'

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói họ phẫn nộ trước việc Việt Nam kết án ba blogger vì điều mà Hà Nội gọi là "tuyên truyền chống nhà nước".

Reporters Sans Frontieres (RSF) cũng coi phiên tòa xử ba bloggers ở Việt Nam là 'trá hình" và các bản án là 'bất công'.

"Chính quyền đang cố gây ảnh hưởng lớn và khuyến khích tự kiểm duyệt bằng cách đưa ra những bản án nêu gương," RSF nói.

"Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị kết án hết sức nặng so với các bản án tương tự được đưa ra trong những tháng gần đây."

Tổ chức bảo vệ các cây viết trên toàn thế giới nói họ cũng "kinh sợ" trước cách chính quyền hành hạ thân nhân của các nạn nhân.

Cảnh sát và lực lượng an ninh bị tố cáo ngăn cản một số người tham dự phiên tòa.

Vợ cũ của blogger Điếu Cày, Dương Thị Tân và con trai đã bị bắt trong ngày diễn ra phiên xử.
Bấm RSF nói hai người em của bà Tạ Phong Tần, Tạ Khởi Phụng và Tạ Minh Tú cũng bị bắt cùng một số blogger khác.

Phóng viên Không Biên giới nhắc lại rằng Việt Nam nằm trong danh sách "Kẻ thù của Internet" do tổ chức này đưa ra và là nước tống giam nhiều blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Iran.

RSF nói hiện 19 người đang bị giam giữ vì tự do bày tỏ ý kiến trên mạng.

'Sự tụt hậu mới'

Trong 24 giờ sau phiên xử, một loạt các chính phủ, tổ chức và cây viết đã bình luận về các bản án cho những người mà coi là chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân một cách hòa bình.

Cây bút Mark McDonald, người từng là phóng viên thường trú của San Jose Mercury News ở Việt Nam, viết cho tờ International Herald Tribute:

"Việt Nam có vẻ đang chạy đua với Trung Quốc xuống đáy của bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới: Trong bảng xếp hạng 179 nước của họ, Việt Nam đứng thứ 172 và Trung Quốc thứ 174."

Mark McDonald viết cho International Herald Tribune

"Việt Nam có vẻ đang chạy đua với Trung Quốc xuống đáy của bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới: Trong bảng xếp hạng 179 nước của họ, Việt Nam đứng thứ 172 và Trung Quốc thứ 174. (Eritrea và Bắc Hàn đứng cuối cùng.)"

Mark McDonald dẫn lời ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp tại Đông Nam Á của Tổ chức Bảo vệ Nhà báo nói: "Bản án hôm nay, vốn áp đặt cho ba nhà báo mạng chỉ bày tỏ ý kiến chỉ trích, đánh dấu sự tụt hậu mới cho tự do báo chí ở Việt Nam.

"Chúng tôi kêu gọi các cơ quan tư pháp đảo ngược việc kết án và các bản án tàn bạo và đề nghị chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cải cách các luật lệ hà khắc cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tự do biểu đạt."

Phản ứng trước việc kết án, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền -Human Rights Watch - Brad Adams nói tội mà Việt Nam cáo buộc các bloggers chính là đưa những tin mà chính quyền Việt Nam không muốn người dân đọc.

Còn Ân xá Quốc tế - Amnesty International -coi ba bloggers là các "tù nhân lương tâm" và các bản án đối với họ là "gây sốc".

15.9.12

Hỏa tốc gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Kính gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
Tôi, Châu Minh Hùng, chủ Blog Chu Mộng Long,
Học vị: Tiến sĩ Ngữ văn
Chức vụ: Ủy viên Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân Trường Đại học Quy Nhơn, Phó Ban Nề nếp Nhà trường. Hội viên Hội cựu chiến binh Việt Nam. Một người đang phục vụ trung thành trong hệ thống chính quyền của Thủ tướng!
Đọc Công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC, ngày 12 tháng 09 năm 2012 do Chính phủ ban hành về việc xử lí thông tin chống Đảng và Nhà nước, mặc cho dư luận bàn tán đa chiều, riêng tôi thấy cần thiết và hết sức đồng tình!
Một là, việc bảo vệ Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ hết sức khẩn cấp trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thông qua công văn chỉ đạo trên, tôi hình dung, các thế lực thù địch đã lợi dụng tự do dân chủ, lợi dụng internet ráo riết tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước với âm mưu lật đổ ngày một rõ ràng. Cụ thể là: “đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội”.
Hai là, cũng qua công văn này, tôi cũng như mọi trí thức được trang bị bởi ý thức hệ của chủ nghĩa Marx chân chính, cảm thấy hệ thống tuyên truyền của Đảng ta đang trục trặc, có vấn đề. Chúng ta có một hệ thống tuyên truyền đồ sộ, từ Ban tuyên giáo trung ương và các cấp, đến mấy trăm tờ báo lề Đảng mà không đủ trình độ, năng lực tuyên truyền, tạo ra một niềm tin thật sự đối với nhân dân, để cho vài ba trang mạng như Dân làm báo, Quan làm báo, Biển Đông nào đó gây mất niềm tin trong nhân dân, nhiễu loạn xã hội như công văn trên kia đã đưa ra.
Vì vậy, kiến nghị Thủ tướng:
Một là, tổ chức điều tra, truy tận hang ổ các thế lực thù địch, lôi chúng ra ánh sáng để trừng trị nghiêm minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Hai là, chỉnh đốn ngay hệ thống tuyên truyền của Đảng, bắt đầu từ Ban tuyên giáo trung ương và các cấp, đến tất cả các báo do Đảng nuôi dưỡng. Trong cuộc chỉnh đốn này, phải đặt ngay vấn đề, hoặc là đội ngũ tuyên truyền của chúng ta ngu dốt, hoặc là cũng đang âm mưu “tự diễn biến” tiếp tay cho kẻ thù lợi dụng chống phá Đảng và Nhà nước ta!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, theo tôi, không phải là thế lực bên ngoài nào mà là thế lực bên trong, kẻ giả danh chủ nghĩa Marx để ngầm chống Đảng do Marx khai sinh, giả danh tư tưởng – đạo đức Hồ Chí Minh để ngầm chống Nhà nước do Hồ Chí Minh sáng lập ra. Kẻ ấy, không phải ai khác chính là những kẻ nấp trong bộ máy tuyên truyền của chúng ta.
Những kẻ này không đứng ra tuyên truyền công khai chống phá Đảng và Nhà nước mà dùng thủ đoạn làm suy yếu Đảng và Nhà nước, bằng cách lợi dụng chiêu bài chống tiêu cực và tham nhũngthọc gậy bánh xe vào những đơn vị sự nghiệp đang ổn định và phát triển, bới móc đời tư cán bộ lãnh đạo, loan tin bạo lực, giật gân… không chỉ nhằm mục đích “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội” như Thủ tướng đã nói, mà còn thực hiện động cơ trục lợi, kinh doanh thông tin một cách bất chính, vô đạo đức của các nhóm lợi ích tư bản đang thao túng chính quyền!
Tuy nhiên, để cho hoạt động này có hiệu quả, tôi đề xuất với Thủ tướng giải pháp sau:
1. Muốn đập tan các thế lực thù địch bên ngoài, trước tiên, chúng ta phải dùng vũ khí tuyên truyền để chống lại tuyên truyền, dẹp ngay cách tuyên truyền phản tuyên truyền của đội ngũ tuyên giáo dốt nát, mở ra một cuộc tuyên truyền thật sự trí tuệ, bản lĩnh để dập tắt tiếng nói của các thế lực thù địch này!
Để làm được điều đó, đề nghị Thủ tướng ra lệnh rút bỏ ngay mục 4 của công lệnh trên, cái mục mang nội dung coi thường dân trí và tổn hại uy tín ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, một khi lệnh cấm này có hiệu lực, những trí thức chân chính chúng tôi “không xem, không sử dụng” thông tin phản động của bọn phản động, tức là bị bịt mắt hoàn toàn, làm sao chúng tôi có thể nhìn thấy địch mà đánh địch, trong khi bộ máy tuyên truyền của Đảng và Nhà nước đang bất lực bởi tiếng nói thâm độc, nguy hiểm của chúng!
2. Đối với các thế lực bên trong, ít nhất, thực hiện biện pháp mạnh các chế tài trong Nghị định 02/2011 do Thủ tướng ban hành xử phạt nghiêm khắc chính những tờ báo chính thống đã sai phạm và vi phạm pháp luật. Quan trọng hơn, rà soát ngay những trang mạng, trang báo của hệ thống tuyên truyền mang danh lề Đảng có dấu hiệu âm mưu “tự diễn biến” bằng cách lợi dụng chiêu bài chống tiêu cực và tham nhũng, nhưng không chống tiêu cực và tham nhũng một cách đường hoàng, mà thọc gậy bánh xe vào những đơn vị sự nghiệp đang ổn định và phát triển, bới móc đời tư cán bộ lãnh đạo, loan tin vặt vãnh, bạo lực, giật gân… làm rối loạn xã hội để đưa ngay vào danh sách cần tố cáo và tiêu diệt. Hiện tại, tôi đề xuất bổ sung vào danh sách hai trang độc hại nhất là báo Thanh Niên và Vnexpress với vụ loan tin bậy bạ “thầy giáo ngủ một lúc với ba nữ học viên” vừa rồi, ngoài động cơ trục lợi bất chính, còn nhằm mục đích chia rẽ nội bộ lãnh đạo cơ quan, tuyên truyền cuộc sống trụy lạc, xấu xa bẩn thỉu, gây dư luận hoang mang trong ngành giáo dục, tiếp tay thực hiện âm mưu lật đổ, mặc dù mới chỉ dừng lại cục bộ tại Trường Đại học Quy Nhơn!
Đọc công lệnh trên của Thủ tướng, tôi hiểu Thủ tướng đang phẫn nộ cũng như tôi đang phẫn nộ. Thủ tướng đang bị chúng bôi bẩn “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo” của Thủ tướng, cũng như chúng tôi đang bị những tờ báo mang danh lề Đảng bôi bẩn “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo” tại trường đại học của chúng tôi!
Lí trí của sự phẫn nộ bao giờ cũng hiệu quả hơn sự phẫn nộ của lí trí. Chúng ta cần tỉnh táo và quyết liệt trong cuộc chiến truyền thông khốc liệt này!
Thừa lệnh Thủ tướng, tôi xin góp phần tham gia đập tan chiến dịch bôi bẩn này!
Tôi hứa với Thủ tướng, bằng vũ khí phê bình của chủ nghĩa Marx, tôi sẽ chiến đấu quyết liệt như một người cộng sản chân chính!
Trân trọng và chia sẻ với Thủ tướng!
Bình Định ngày 12 tháng 09 năm 2012
TS. Châu Minh Hùng

13.9.12

Trung Quốc tránh nhắc đến ông Tập Cận Bình


Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại từ chối trả lời các câu hỏi về Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong lúc vẫn có quan ngại về sức khỏe của ông này.

Ảnh: Bloomberg
Trả lời trong cuộc họp báo ngày 12/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng: "Tôi không có thông tin để báo cho quý vị về vấn đề này".
 
Chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào cho sự vắng mặt của ông Tập Cận Bình và từ chối trả lời các câu hỏi liên quan trong cuộc họp báo thường nhật của Bộ Ngoại giao.
 
Các chuyên gia nghiên cứu về chính trị Trung Quốc nói nhiều khả năng ông Tập Cận Bình bị ốm nhẹ vì nếu ông bị bệnh nặng thì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã không đi dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
 
Sự vắng mặt của ông Tập Cận Bình đã thu hút sự chú ý toàn cầu nhưng hệ thống truyền thông trong nước Trung Quốc hoàn toàn không nhắc tới chủ đề này.
Theo Vietnam+

12.9.12

Về cái chết của ông Mai Trung Kiên


Ngày 12/9, Bệnh viện FV chính thức gửi công văn cho các cơ quan báo chí tại TP.HCM thông báo về buổi họp báo xung quanh cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên.

Trong công văn, Bệnh viện FV cho biết buổi họp báo này đã được Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép, sẽ diễn ra vào ngày 17/9.
Bệnh viện FV
Mục đích của buổi họp báo để đáp ứng nhu cầu thông tin cho bạn đọc về chi tiết ca tử vong này cũng như những vấn đề liên quan.

Trong buổi họp báo, Ban Giám đốc Bệnh viện FV sẵn sàng trả lời bất cứ mọi thắc mắc của báo chí. Đồng thời, Bệnh viện FV cũng xác nhận không đồng ý với kết luận của Sở Y tế TP.HCM về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên và đã gửi công văn cho Sở Y tế về vấn đề này.

Trước đó, chị Mai Thị Thu Trang, con gái của ông Kiên cho biết Bệnh Viện FV vừa làm việc với gia đình mình thêm lần nữa.
Theo chị Trang, phía bệnh viện đã xin lỗi gia đình chị vì những sơ sót trong chuyên môn đối với ông Kiên. Tuy nhiên Bệnh viện FV khẳng định nguyên nhân ông Kiên qua đời là do nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, phía gia đình ông Kiên đã phản ứng quyết liệt. “Ông Jean, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV nói nguyên nhân bố tôi chết do nhồi máu cơ tim là sự thật còn những lời nói khác đều là dối trá. Như vậy có phải ông ta quá tự tin và coi thường trình độ các giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Việt Nam?”, chị Trang bức xúc.

Về phía Bệnh viện FV cũng xác nhận có chia sẻ thông tin không đồng ý kết luận của Sở Y tế với hai con gái của bệnh nhân là Mai Thu Huyền và Mai Thị Thu Trang.

Ngày 11/9, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo VietNamNet, Sở Y tế TP.HCM thể hiện quan điểm rằng nếu Bệnh viện FV không đồng ý kết luận của Hội đồng Y khoa của Sở thì có thể yêu cầu ở cấp cao hơn, tức là cấp Bộ Y tế.

Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 10 bác sĩ nước ngoài của Bệnh viện FV không có chứng chỉ hành nghề.
Trong đó, 8 bác sĩ đang hoạt động khám, chữa bệnh, 2 bác sĩ đang về nước nghỉ phép. Đoàn thanh tra đã yêu cầu các bác sĩ này ngưng hành nghề cho tới khi có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Thanh Huyền (
vietnamnet)

6.9.12

Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi

Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời . 
Hình Minh Họa
Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.  Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. 

Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. 

Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

http://www.trannhuong.com/news_detail/15444/N%E1%BA%BFu-%C4%91%C3%BAng-th%E1%BA%BF-th%C3%AC-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-c%C3%B3-Tr%E1%BA%A7n-%C3%8Dch-T%E1%BA%AFc-th%E1%BA%ADt-r%E1%BB%93i

5.9.12

Dương Chí Dũng bị bắt bao giờ và ở đâu?


Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nguồn tin riêng của Petrotimes cho biết chính xác thời gian và địa điểm bắt giữ.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng.
Theo thông tin riêng của Petrotimes, Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Thời điểm bị bắt là ngày 3/9/2012 (không phải là 4/9 như một số phương tiện truyền thông đăng tải sáng nay). Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ việc: Có hay không việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và cơ quan liên ngành, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt được Dương Chí Dũng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia bắt giữ Dương Chí Dũng.
Nhóm phóng viên Petrotimes

Ngày khai giảng ở trường hát Quốc ca bằng tay


Sáng nay 5/9, hơn 400 học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hân hoan dự lễ khai giảng mới. Thay vì hát vang bài Quốc ca, các em hướng lên lá cờ Tổ quốc bằng ngôn ngữ riêng của mình.












Bộ Công an thông tin vụ bắt Dương Chí Dũng

Bộ Công an ngày 5-9 đã thông tin trên cổng thông tin điện tử của bộ về việc bắt giữ Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

 Bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17-5-2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.


Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả.


Ngày 18-5-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4-9-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng.


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/510081/Bo-Cong-an-thong-tin-vu-bat-Duong-Chi-Dung.html

Đã bắt được Dương Chí Dũng


 Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).
Ông Dương Chí Dũng - Ảnh: Tuấn Phùng
Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol dẫn độ về Việt Nam.
Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.
Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.
Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.
Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.
Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.
Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.
Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.

3.9.12

Chủ tịch Trung Quốc giải bài toán duy trì quyền lực như thế nào ?


Gần đây người ta nhắc nhiều tới Hồ Xuân Hoa - Bí thư Đảng ủy khu tự trị Nội Mông, người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đặc biệt đề cử vào một suất đứng trong Ban thường vụ Bộ chính trị trong kế hoạch chuẩn bị để hạ cánh an toàn.

Ngoài Hồ Xuân Hoa, còn một nhân vật chính trị trứ danh khác cũng được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt lưu ý, đó là phó thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trong những tháng sát nút Đại hội Đảng Trung ương Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đang cố gắng tạo cơ hội để đẩy ông Lý Khắc Cường, một trong những đồng minh thân cận nhất, vào vị trí nắm quyền lực tối cao trong quân đội Trung Quốc - một động thái cho phép ông duy trì ảnh hưởng tới bộ máy quyền lực Bắc Kinh trước khi bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo 3 nguồn tin có quan hệ mật thiết với vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào dự định sẽ cắt đứt toàn bộ các mối liên kết trực tiếp với bộ máy điều hành đất nước vào đầu năm 2013 sau khi đưa thành công phó thủ tướng Lý Khắc Cường vào ghế phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương trong 5 năm kế tiếp.

Nguyên nhân khiến ông Hồ Cẩm Đào muốn chính thức bàn giao sạch sẽ vai trò của mình trên cả 3 phương diện tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương cho người kế nhiệm – dự kiến là ông Tập Cận Bình - trong vòng 7 tháng tới là để tránh lặp lại vết xe đổ trong quá khứ, cũng trong bối cảnh một cuộc chuyển giao quyền lực tối cao.

Đó là trường hợp ông Giang Trạch Dân – người tiền nhiệm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã cố gắng bám trụ ngôi vị chủ tịch Quân Ủy Trung ương 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ chủ tịch nước, làm dấy lên những dư luận không tốt.

Theo truyền thống chính trị Trung Quốc, ngay cả ông Hồ Cẩm Đào cũng có thể lưu lại vai trò chủ tịch Quân Ủy trung ương – thành trì cuối cùng của quyền lực, giám sát 2,3 triệu lính tinh nhuệ của quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) trong vòng 2 năm sau khi bàn giao hoàn toàn chức vụ chủ tịch nước vào tháng 3/2013. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này muốn trở thành người đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường sau khi hết nhiệm kỳ.

Là một thành viên cấp cao của Bộ chính trị, phó thủ tướng Lý Khắc Cường – người gần như sẽ lên ngôi thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm sau, nếu được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề cử thành công sẽ nắm trong tay nhiều quyền hơn đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo đánh giá của giới phân tích, ông Lý Khắc Cường có cách tiếp cận ôn hòa hơn ông Hồ Cẩm Đào đối với những tranh chấp lãnh thổ trên biển mà Trung Quốc đang vướng phải với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Theo một số nhà phân tích, bên cạnh mục tiêu duy trì ảnh hưởng gián tiếp trên chính trường Trung Quốc, việc ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa Lý Khắc Cường vào PLA còn nhằm cân bằng ảnh hưởng chính trị của chủ tịch tương lai Tập Cận Bình, hạn chế sự thâu tóm quyền lực quá lớn, điều ông Hồ Cẩm Đào đã từng được trải qua trong gần 2 nhiệm kỳ.

Theo: http://news.zing.vn/the-gioi/chu-tich-trung-quoc-co-ke-hoach-gi-de-duy-tri-anh-huong/a271232.html