Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

16.5.12

Không thể để Trung Quốc đạt được ý đồ xấu

Ngày 13-5 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin vào 12 giờ trưa hôm nay (16-5), nước này bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông trong vòng hai tháng rưỡi (kể từ 16-5 đến 12 giờ ngày 1-8). Thực ra, thông tin trên đã được mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng tải từ ngày 17-1-2012. Và, đây là một động thái không còn xa lạ gì của phía Trung Quốc kể từ nhiều năm nay. Hằng năm cứ vào mùa sinh sản của cá, Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc lại tự cho mình cái quyền làm thế; vì theo họ là để bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông.
Vươn ra biển khơi - khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ
Điều đáng nói là bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực, phía Trung Quốc vẫn phi lý đơn phương đưa ra lệnh cấm mà lệnh cấm ấy được cho là sẽ áp dụng với cả ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước mà giữa họ và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

Ngay từ đầu năm nay, khi thông tin trên được phát trên mạng Ngư nghiệp Trung Quốc, ngày 20-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Ông Lương Thanh Nghị cũng đã nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.” Trong tuyên bố ấy, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cho biết: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc.

Không phải chỉ có Việt Nam mà chắc chắn nhiều nước có lợi ích liên quan ở Biển Đông ở khía cạnh của mình đều phản đối lệnh cấm đánh bắt kể trên. Gần đây nhất, ngày 14-5, đáp lại lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario đã cứng rắn nói: "Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá vì đó là sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. Sở dĩ như vậy là vì, trong cái lệnh mà Tân Hoa Xã phát ra hôm 13-5 có bao gồm cả khu vực Scarborough (Hoàng Nham) mà hai bên đang tranh chấp. Đáng chú ý nhất trong lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 là việc phía Trung Quốc quy định khu vực cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc trở lên phía Hải Nam; không những vậy, cùng với việc quy định khu vực cấm họ còn khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa.

Vì sao lại có một lệnh cấm như vậy? Giới thạo tin cũng như những nhà phân tích ngay lập tức đã bình luận động thái này như "một mũi tên trúng nhiều đích”. Đơn giản, việc cấm đánh bắt cá ở khu vực Scarborough (Hoàng Nham) sẽ giúp tạo điều kiện để các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc bắt tàu Philippines. Mặt khác, nó "xua” tàu cá Trung Quốc đi sâu xuống phía Nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt. Đáng nói hơn, vùng mà Trung Quốc hướng dẫn cho tàu cá của mình tới đánh bắt để tránh lệnh cấm của chính họ lại là vùng biển thuộc quyền chủ quyền của một quốc gia biển trong khu vực- đó là Việt Nam. Họ đã ra mặt hướng dẫn ngư dân khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng ta theo quy định được nêu rất rõ ràng trong UNCLOS 1982. Cũng cần nhắc thêm, không chỉ có Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đặt bút ký và trở thành thành viên của Công ước. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn tiếp tục giở "chiêu bài” này? Cách làm ấy chỉ có thể được hiểu và chỉ có một cách lý giải: Họ muốn tăng cường sự hiện diện, nhằm tạo sự hiểu lầm không đáng có của cộng đồng quốc tế về một điều cũ rích- cái gọi là vùng biển nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Một vùng biển được kiểm soát là theo một đường lưỡi bò phi lý do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cố tình vẽ vào "tận cửa nhà người khác”. Thâm ý ấy của Bắc Kinh không khó nhận biết: Tất cả đều nằm trong một chiến lược tăng cường sự có mặt của các lực lượng dân sự hoặc giả dân sự có mặt tại vùng Biển Đông cả về số lượng và tần suất. Bởi, như vậy rất có thể sẽ đem lại chút lợi thế cho họ trong những cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp sau này. Cách làm ấy của giới chức Trung Quốc còn đi ngược lại với tinh thần DOC giữa ASEAN và Trung Quốc (2002) khi cùng nhau "khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á...” và cam kết "kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”.

Còn nhớ, Trung Quốc đã không ít lần bóng gió với các quốc gia có ý định hợp tác với Việt Nam tại các dự án trên Biển Đông rằng: Họ nên nhớ đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm. Tiến thêm một bước trong hành trình xâm lấn một cách có chủ đích ở khu vực Biển Đông và cũng để che đậy cho hành vi phi nghĩa của mình; cùng với việc ban hành cái lệnh cấm đánh bắt ấy, phía Trung Quốc còn ra thông báo: Sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân các nước vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt 8000 NDT và bị tạm thu giấy cấp phép đánh bắt cá.

Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng, ngư dân các nước; trong đó, có ngư dân Việt Nam vì lo ngại lệnh cấm đó sẽ từ bỏ ngư trường truyền thống của mình. Nhưng có lẽ họ đã nhầm và mục đích thâm hiểm ấy chắc chắn sẽ khó lòng đạt được. Bởi, đơn giản, ngư dân Việt Nam, những người gắn bó cả đời với biển trải qua nhiều đời nay vẫn luôn và sẽ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của quốc gia. Họ đi biển không đơn thuần chỉ vì tình yêu mãnh liệt với vùng biển trời của Tổ quốc; cũng không đơn thuần chỉ vì cuộc mưu sinh. Cao cả hơn đó là vì, họ muốn cùng chia sẻ với quốc gia, dân tộc cái khát vọng vươn ra biển khơi- khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ với 50 người con theo cha xuống biển. "Sói biển” Mai Phụng Lưu người đã 3 lần bị Trung Quốc vô cớ bắt giữ và tịch thu tàu đến mức gặp khó khăn vẫn không nguôi nỗi khát vọng ấy, khi từng nói không chút ngần ngại: Nếu có thể tiếp tục đánh bắt cá thì Hoàng Sa vẫn sẽ là ngư trường tôi chọn. Ngư dân Trần Công Nở thì khẳng khái: Dù thế nào thì chúng tôi vẫn cứ đi Hoàng Sa. Chúng ta hiểu rất rõ dụng ý của Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam ai cũng ý thức sâu sắc: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt không thể tách rời. Ý chí ấy, lòng yêu nước và ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia ấy mạnh hơn hơn mọi thủ đoạn phi pháp đối với ngư dân Việt Nam.

Hoàng Mai

Sửng sốt với ảnh nude thiếu nữ Việt xưa


Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. 

Sửng sốt với ảnh nude thiếu nữ Việt xưa
  Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. 
Phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain



Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc. Ngày nay, rất nhiều bức ảnh của ông đã được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. 


Qua những hình ảnh được Philippe Chaplain công bố, người Việt Nam lại có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.


Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.


Những hình ảnh này được người Pháp dùng làm bưu thiếp. Vào thời thuộc địa, bưu thiếp là vật dụng rất phổ thông, được dùng làm phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng.


Khi được giới thiệu tại Việt Nam trong một triển lãm ảnh năm 2010, những bức ảnh khỏa thân kể trên đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới học giả, chủ yếu theo hai luống ý kiến đối lập nhau.

 Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng những bức ảnh này  đã được chụp bởi một “tay phó nhòm chuyên nghề chụp ảnh khiêu dâm” với ý đồ chính trị là khai thác những hình ảnh dung tục của người phụ nữ Việt nhằm hạ thấp Việt  Nam như một dân tộc thuộc địa thấp kém, đồng thời cũng nhằm lôi cuốn đàn ông Pháp sang phục vụ công cuộc khai thác Đông Dương.


Luồng ý kiến ngược lại cho rằng, dù không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu dưới con mắt của một nước lớn, nhưng những bức ảnh trên cũng không hề dung tục.


Đó là những bức ảnh chân thực, giàu tính tư liệu, được được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa. Những bức ảnh này được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.



Dưới đây thêm một số hình ảnh khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain.






***
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.

Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội. Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.

Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội. Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.

Những năm cuối đời ông sống và làm thơ tại quê nhà ở Malestroit.

Đ.V





Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: VINASAT-2 thể hiện chủ quyền Việt Nam trong không gian


Lúc 5h13 phút ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), vệ tinh VINASAT-2 đã rời bệ phóng đi vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Châu Âu trên đảo Guiana thuộc Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã theo dõi quá trình phóng vệ tinh này từ trụ sở của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông VNPT (Hà Nội).
Đồ họa mô phỏng đường đi của vệ tinh VINASAT-2.
Khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian
Phát biểu ngay sau khi vệ tinh VINASAT-2 được đưa lên quỹ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 là các dự án được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế – xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vệ  tinh VINASAT-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo (2008) và nay là vệ tinh VINASAT-2 đã mở ra những cơ hội để ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực và vị thế của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Chính phủ phê duyệt.
Nhấn mạnh sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 lên quĩ đạo ngày hôm nay là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương đưa VINASAT2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả vệ tinh và cùng với VINASAT1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Bước tiến của ngành CNTT Việt Nam
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Tổng trọng lượng của vệ tinh là 2969 kg, kích thước 3 chiều là 4,4 x 1,9 x 1,8 m, sải cánh khi di chuyển trong quỹ đạo là 18,9 m.
Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2:
Phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại Trung tâm Vũ trụ Châu Âu ngay sau khi vệ tinh đi vào quỹ đạo, ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng Giám đốc VNPT khẳng định việc phóng vệ tinh VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông.
VINASAT-2 cũng được thiết kế nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
Tổng mức đầu tư cho VINASAT-2 là khoảng 280 triệu USD, trong đó 20% là vốn của VNPT, 80% là vốn vay. Thời gian thu hồi vốn dự kiến trong 10 năm.
Cùng với quá trình sản xuất và chuẩn bị phóng VINASAT-2, VNPT cũng đã tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VINASAT-2.
Đường đi của vệ tinh
Việc phóng, duy trì tốc độ, hướng bay và  quỹ đạo của tên lửa đẩy Ariane 5 được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính được gắn ngay trên tên lửa và hệ thống điều khiển mặt đất. Tốc độ trung bình của tên lửa là 9339m/giây.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2
Theo thiết kế, 2 tên lửa đẩy gắn 2 bên sẽ  được khởi động 7 giây sau động cơ chính khởi động để đẩy tên lửa rời bệ phóng.
Lúc 5h13, tên lửa được khởi động, rời bệ phóng.
Tên lửa sẽ bay theo phương thẳng đứng trong 6 giây, sau đó sẽ bay theo hướng Đông.
Khi tên lửa đạt độ cao khoảng 100 km, hai tên lửa đẩy sẽ tách khỏi động cơ chính. Khi độ cao so với trái đất đạt 200 km, lần lượt phần đầu và khoang động cơ của tên lửa sẽ tách ra khỏi 2 khoang chứa vệ tinh JCSAT-12 và VINASAT-2. Động cơ của tên lửa sau đó được điều khiển để rơi xuống trái đất ở khu vực ngoài khơi Châu Phi trên Đại Tây Dương (Mũi Ghi-nê).
Đúng 5h39 phút giờ Hà Nội, tức 26 phút kể từ khi tên lửa rời bệ phóng, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản đã rời khỏi khoang chứa để  đi vào quỹ đạo.
Đúng 5h49 phút, vệ tinh VINASAT-2 rời khoang chứa, đi vào quỹ đạo, đánh dấu việc phóng vệ tinh của tên lửa Ariane 5 đã thành công.
Sau khi rời khoang chứa, VINASAT-2 sẽ  bay 2 vòng quanh trái đất trước khi đi vào quỹ  đạo ổn định tại 131,8 độ Đông.
Theo VGP





Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng


Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về vấn đề sửa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính Trung ương.
Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng - Ảnh: VGP
Sáng 15-5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới với hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường cùng nhiều ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận.
Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012-2020, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chặt chẽ, khoa học
Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Tại Hội nghị, Trung ương nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.
Trung ương cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hội nghị thống nhất, cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửa đổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Đất đai: Hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư
Hội nghị nhất trí cho rằng: Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc - Ảnh: VGP
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.
Lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị
Trung ương Đảng nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư - Ảnh: VGP
Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng, chống tham nhũng; tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh uỷ, thành uỷ.
***
Ưu tiên điều chỉnh tiền lương công chức
Về chính sách xã hội, Trung ương yêu cầu, phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay; ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 – 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
H. Thành (Theo TTXVN)



14.5.12

Tranh cãi ảnh nude thời Pháp thuộc

Sống buông thả, đạo đức có vấn đề, dễ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội là những thành kiến về người chụp cũng như người mẫu ảnh nude. Cơ quan quản lý cũng không tránh khỏi e ngại này.

“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.
Một bức ảnh nude thời Pháp thuộc chụp phụ nữ Việt Nam  đã được in thành bưu thiếp ảnh - Tư liệu do ông Hữu Bảo cung cấp 

Không phải nhân học hình ảnh
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937). Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.
Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.
Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.
Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển.
TS Đào Thế Đức - thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.
Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.
TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”. 
Những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu.
TS Đào Thế Đức

Hoàn toàn không gợi dục
Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.
Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.
Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.
“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50. Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.
Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết. 
Trinh Nguyễn (TNO)

13.5.12

Vụ 2 nhà báo của VOV bị hành hung tại Văn Giang: Không thể nói thông cảm là xong

Đó là quan điểm của chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ khi ông vừa ký văn bản gửi Bộ Công an, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ, xử nghiêm vụ 2 nhà báo VOV bị hành hung.
Hình ảnh trong clip được hai nhà báo VOV xác nhận là nhân vật trong đó - Ảnh chụp từ video clip

* Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn nói trong buổi làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam rằng vụ hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung là “nằm ngoài ý muốn” và “mong được thông cảm”, quan điểm của ông như thế nào?


- Tôi cho rằng đây là sự việc nghiêm trọng, cần có điều tra, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh chứ không thể nói thông cảm là xong. Hai nhà báo đã cho chúng tôi biết họ tác nghiệp đúng pháp luật, có thẻ nhà báo và thậm chí có thẻ hội viên Hội Luật gia VN nữa. Còn những người hành hung họ theo clip ghi nhận thì có cả người mặc sắc phục công an, vẫn cứ tùy tiện hành xử kiểu côn đồ như vậy thì không thể chấp nhận được.

* Ông Trần Huy Ngạn cho biết ông đã nhìn thấy cảnh nhà báo bị đánh sưng mặt ngay sau vụ hành hung ngày 24-4, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng lập tức có đơn gửi lãnh đạo Công an Hưng Yên yêu cầu giải quyết, nhưng đến gần nửa tháng sau và chỉ khi có điện thoại yêu cầu của bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên (đang họp Hội nghị trung ương 5) thì các cơ quan chức năng mới chịu tìm hiểu sự việc, ông bình luận gì về sự chậm trễ này?
- Đáng lẽ trước một sự việc nghiêm trọng như vậy lãnh đạo Công an Hưng Yên phải chỉ đạo làm rõ, xử lý ngay chứ không thể để hàng chục ngày như vậy được. Đây là sự việc không có khó khăn gì trong việc xác minh, giải quyết. Văn Giang chỉ cách trung tâm tỉnh Hưng Yên có mấy chục cây số chứ xa xôi gì. Theo tôi, Công an tỉnh Hưng Yên cần rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm khắc về sự vô cảm, thiếu trách nhiệm...
* Là người đứng đầu Hội Luật gia VN, ông suy nghĩ như thế nào về quyền tác nghiệp của nhà báo và qua đó là quyền tiếp cận thông tin của người dân?
- Tôi hỏi hai phóng viên bị hành hung thì các anh ấy khẳng định vào thời điểm đó mình đang tác nghiệp bình thường, đúng pháp luật, không có hành động gì gây kích động, chống đối. Nhưng đã bị một số người, trong đó có người mặc sắc phục công an, không hỏi han, không đối thoại mà đánh luôn. Có thể nói hành động như vậy vi phạm trắng trợn Luật báo chí và quyền hành nghề của nhà báo và chúng ta cần phải lên án.
Ông Phạm Quốc Anh - Ảnh: Nguyễn Khánh
* Từng là một đại biểu Quốc hội, qua những sự việc bức xúc như trên, theo ông, những dự luật đã được đề nghị từ lâu như Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật báo chí (sửa đổi) có cần sớm đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội?
- Tôi cho rằng Quốc hội nên sớm xem xét, thông qua những dự luật đó. Tôi được biết Luật tiếp cận thông tin đã được phân công Bộ Tư pháp chuẩn bị và họ đã rất tích cực chuẩn bị nhưng lại chưa được Quốc hội đưa vào chương trình nghị sự. Những dự án luật nhằm bảo vệ thiết thực cho quyền lợi của người dân, bảo vệ quyền được biết, được nghe các thông tin xảy ra trên đất nước mình là rất cần thiết. Chỉ có những hành lang pháp lý tốt mới giúp người dân hiểu biết và tự bảo vệ được quyền lợi của mình, và cũng tránh tình trạng lạm dụng danh nghĩa bảo vệ lợi ích công nhưng thực tế là vì mục đích riêng và làm những việc thiếu tôn trọng người dân.
LÊ KIÊN thực hiện

----------------------
Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc
Ngày 9-5, Hội Luật gia Việt Nam có công văn gửi Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc luật gia, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm bị hành hung. Công văn nêu rõ Hội Luật gia Việt Nam đã nhận được công văn đề nghị của Chi hội văn phòng trung ương Hội Luật gia Việt Nam về việc luật gia Nguyễn Ngọc Năm đang sinh hoạt tại chi hội bị hành hung khi đang tác nghiệp tại khu vực cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ dân thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) vào ngày 24-4.
“Hội Luật gia Việt Nam xét thấy đây là vụ việc có những khía cạnh pháp lý cần phải làm rõ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, đồng thời đề nghị quý cơ quan thông báo cho hội được biết kết quả giải quyết”.
H.ĐIỆP




12.5.12

Nguyễn Thanh Phượng con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Người may mắn

Gần đây trong cộng đồng mạng nói nhiều đến Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng với nhiều chiều và nhiều góc nhìn khác nhau. Báo Vì Dân cung cấp thêm bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật này.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Có vẻ hơi thất lễ khi mở đầu về nhân vật của mình như vậy nhưng tôi tin, ai tường tận những trọng trách mà chị đang gánh vác, hẳn sẽ hiểu đó là điều tất yếu.

Hẹn với chị không khó, vì chị nhận lời ngay. Chỉ khó cho… cô thư ký, loay hoay mãi không biết nên chen cuộc hẹn “ngang xương” của chúng tôi vào chỗ nào trong lịch làm việc dày đặc của chị. Cũng dễ hiểu, bởi chị đang cùng lúc đảm đương vị trí chủ tịch HĐQT của Quỹ đầu tư công ty quản lý quỹ, chứng khoán, quản lý bất động sản cùng mang tên Bản Việt. Tháng 11 vừa rồi, chị lại kiêm thêm nhiệm vụ thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt. Không đơn giản để được giao cùng lúc nhiều thứ trên vai như thế nhưng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị cứ nhắc đi nhắc lại hai từ: May mắn.

Xuất phát

“Mình có máu lãnh đạo từ bé, cũng may nhờ thầy cô phát hiện. Từ tiểu học đến đại học, năm nào mình cũng được giao một “chức vụ” nào đó”. Đó là may mắn đầu tiên chị nhắc đến. Chị cũng không hiểu điều gì thôi thúc, mà “ngay từ những năm học cấp III, mình đã muốn làm một công việc gì đó liên quan trực tiếp đến… tiền”. Thế là sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chị lại tìm kiếm cơ hội để thực hiện chương trình MBA về quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Nghe có vẻ khá trơn tru, nhưng đằng sau sự khởi đầu thuận lợi vì được đào tạo, được dấn thân vào ngành nghề mình yêu thích – như chị tự nhận – là cả một sự cố gắng không ngừng. Dường như ở người phụ nữ này, chuyện lấy đích đến của mục tiêu trước là vạch xuất phát cho mục tiêu sau chính là động lực để chị tự hoàn thiện mình, để chị của ngày mai khác với ngày hôm qua.
Bà Nguyễn Thanh Phượng

Học và thực hành như trời với vực. Thực tế đó, dường như chưa hề lỗi thời. Nhất là với những người làm lãnh đạo cấp cao nhưng tuổi đời còn quá trẻ như chị. 25 tuổi, chị đã là Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management, Thụy Sĩ, với số vốn đầu tư 112 triệu đô la niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Một hiện tượng! Giờ đây, khi vừa bước qua tuổi 30, đứng đầu một công ty quản lý quỹ nội địa có tổng tài sản quản lý lên đến 1.500 tỉ đồng, chị còn là chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán với 120 nhân viên, hiện hoạt động khá ổn dù vẫn đang đương đầu với bao khó khăn từ việc suy giảm của thị trường chứng khoán. Chị nhanh chóng nhận ra “điểm yếu của mình: kinh nghiệm, “thứ mà tôi không thể có nhiều ngay lập tức”. Nhưng, chị tự tin không nhất thiết phải trải qua những bài học mà cái giá phải trả quá đắt để có được kinh nghiệm. Chị chọn con đường quan sát, lắng nghe và học từ kinh nghiệm của cộng sự, của những người đi trước.

Có lẽ nhiều người sẽ không tài nào hình dung nổi: người đàn bà ấy, suy cho cùng cũng là bậc nhi nữ thường tình, làm sao có thể giải quyết được hàng núi công việc khi chỉ có 24 giờ một ngày như bao người khác? Chị trả lời nhẹ bâng: tất cả là nhờ những cộng sự! Người ta hay nói, làm lãnh đạo là phải biết chấp nhận cô đơn nhưng chị không chấp nhận quy luật đó. Minh chứng rõ nhất là bên chị luôn có những cộng sự trẻ tuổi, tài năng và đầy nhiệt huyết. Họ đang cùng chị sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức để Công ty Bản Việt trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu, góp phần cho sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh việc đầu tư tài chính sinh lợi, không phải ngẫu nhiên mà Bản Việt ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế. Tất cả là nhằm mục đích nâng cao điều kiện sống và giá trị cho xã hội. Chuyện Bản Việt đầu tư xây dựng bệnh viện tại Cà Mau và Huế là một ví dụ rõ rệt nhất, nhằm mang lại các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cho người dân ở những vùng xa vốn ít có cơ hội tiếp cận những dịch vụ này. Hay mới đây, Bản Việt đã ký kết bản hợp tác chiến lược để cùng đối tác phát triển hệ thống trường học quốc tế nhằm phát triển mạnh hệ thống giáo dục chất lượng cao, cũng là cách chị và các đồng nghiệp thực hiện tôn chỉ: Giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định tất cả. Thông qua sự ra đời của các trường học này, chị tin ít nhiều sẽ góp phần giải quyết chất lượng nguồn nhân lực.
Chị Nguyễn Thanh Phượng. Ảnh: Do nhân vật cung cấp

Chị nói đùa, biết đâu chính nhờ những năm tháng làm “lãnh đạo” từ bé đã giúp chị rất nhiều trong việc thu phục người khác khi trở thành người đứng đầu. Nhưng, nếu biết chị đã vượt qua những thăng trầm trong kinh doanh, đã lèo lái doanh nghiệp vượt qua đợt khủng hoảng kinh tế như thế nào, sẽ lý giải được vì sao chị khiến nhiều người “tâm phục khâu phục”. Đó là khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, chị không chỉ phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư mà còn phải đứng trước những quyết định khiến chị mất ăn, mất ngủ: Cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên. Những lúc ấy, vị chủ tịch HĐQT cứng cỏi biến đâu mất, thay vào đó là người phụ nữ yếu mềm trước cảnh gia đình nhân viên sẽ khó khăn nếu bị giảm lương, mất việc. Chị đã quyết định cắt giảm lương từ những vị trí cao nhất, những người mà chị tin rằng cuộc sống họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trước quyết định của chị. Chị đã thu phục các cộng sự của mình bằng những quyết định đi vào lòng người như thế.

Điểm tựa

Chị giống cha như khuôn đúc. Bản thân chị cũng tự nhận mình có nhiều nét giống mẹ nhưng lại thừa hưởng và ảnh hưởng nhiều từ cha, một chính khách nổi tiếng. “Từ bé, do đặc thù công việc, ba mẹ đã không có nhiều thời gian chăm chút cho mình và anh em. Nhưng ba mẹ luôn quan sát, có những định hướng rõ ràng, đúng lúc cho anh em mình. Và quan trọng hơn hết, là bọn mình cứ nhìn cách đối nhân xử thế của ba mẹ, nhìn những gì ba mẹ làm, để định hình nên phong cách sống”. Tôi tin vào điều đó. Những ai có dịp tiếp xúc sẽ rõ, ở chị hội tụ cả sự khéo léo, bình tĩnh lẫn sự quyết đoán cần thiết của một người lãnh đạo.
Chủ tịch quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng ký kết hợp tác với Cty Khôi Nguyên

Chị không phủ nhận những lợi thế về gia đình mà mình có được, nhưng cũng chính những lợi thế đó đã gây áp lực không nhỏ cho cuộc sống của chị. Có những lúc chị mệt mỏi đến cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi, những ganh ghét đố kỵ. Không ít lần chị đã chán chường khi mọi cố gắng đều bị cho là “đã được sắp đặt” hoặc “là lẽ đương nhiên”. Chị còn nổi tiếng hơn cả… siêu sao, khi chỉ cần gõ Google là có thể thấy hàng loạt thông tin, thậm chí có những câu chuyện được thêu dệt đến nực cười và cay độc về gia đình chị. Chị cười buồn: Sao họ không nhìn vào cách mình ứng xử với những lợi thế đó chứ?

Nhưng rồi chị nghĩa nếu buồn chán, mình cũng chẳng thay đổi được gì! Có thể từ bỏ những người thân mà mình luôn thương yêu để làm hài lòng dư luận? Câu trả lời là: Không! Thứ mà chị quyết định từ bỏ chính là những điều tiếng vô nghĩa kia. Chị tìm đến Phật pháp để bình thản hơn khi đón nhận khó khăn trong cuộc sống, giúp chị trân trọng và hài lòng với những gì đang có. Chị tìm sự bình yên qua việc đem lại niềm vui cho người khác. Chị hiện là chủ tịch quỹ từ thiện mang tên Sống để yêu thương tại Việt Nam với mục đích thật giản đơn: Giúp người cần giúp. Sống để yêu thương đã cùng chị đến với hàng ngàn học sinh nghèo ở các tỉnh Long An và An Giang, đến với những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng chữa bệnh ở tận Thái Bình xa xôi… Giờ thì chị đã có thể quay sang… cảm ơn những xì xào không hay kia vì nó đã giúp chị có thêm sức mạnh để sải những bước đi vững vàng hơn, có thêm động lực làm những việc có ích cho người, cho đời.
Đại diện nhà tài trợ chính Viet Capital Securities - Bà Nguyễn Thanh Phượng trao cờ lưu niệm cho các đội bóng

Chị không quên nhắc đến điều may mắn nữa của mình khi có được điểm tựa vững chắc là người chồng hết mực yêu thương và sẵn sàng san sẻ những khó khăn, những áp lục của vợ. Chồng của chị, doanh nhân Nguyễn Hoàng Bảo, người cũng… nổi tiếng không kém vợ, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Chỉ với chuyện Bảo, một cử nhân xuất sắc của Harvard, “chịu” về nước lập nghiệp, hẳn đã làm không ít người ngạc nhiên. Anh chăm chỉ học tiếng Việt để không chỉ thuận tiện cho giao tiếp mà còn để hiểu thêm về cuộc sống của vợ mình, về những người xung quanh chị. Nhiều người, chắc sẽ như chúng tôi, cũng thắc mắc chuyện nhà của đôi vợ chồng đầu tắt mặt tối vì công việc, vì những hoạt động xã hội này có khác người? Chị bảo bình thường lắm, về nhà thì buông hết công việc. Và, dứt khoát phải ăn sáng cùng nhau trước khi hai người lên xe đi hai ngả, có khi đến tối mịt mới trở về. Quan trọng là người này phải tìm hiểu gu của người kia để chưa nói đã biết “đối phương” cần gì, vợ biết chồng yêu thích xem những kênh thể thao, nghe nhạc rock, xe cổ, rượu vang; chồng hiểu vợ có “chân đi”, thích hành hương về đất Phật, mê vẽ, yêu nghệ thuật đương đại…

Video về Nguyễn Thanh Phượng 

Hoàng Bảo không đòi hỏi vợ phải xắn tay áo lao vào bếp nhưng chị muốn tự tay chăm chút mỗi bữa ăn cho chồng, tự tay tổ chức cuộc sống gia đình, sắp xếp đồ đạc, bếp núc. Họ còn dành cho nhau những phút thong thả hiếm hoi trong cuộc sống thường nhật bộn bề để được cưỡi ngựa hành hương trên Hy Mã Lạp Sơn, ngắm nhìn “nóc nhà thế giới” giữa mùa hè nắng vàng chói chang, óng ả; dành cho nhau những ngày mùa đông chỉ có tuyết rơi trắng xóa, để bàn tay tìm đến bàn tay, để họ hiểu mình cần có nhau trong đời; dành cho nhau những mùa xuân hoa nở lung linh sắc màu trên thảo nguyên xanh thẳm ở Vương quốc Bhutan, đẹp như cổ tích, đẹp như chuyện tình của họ.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Nhưng với tôi, nhận xét ấy là sự thán phục dành cho chị, Nguyễn Thanh Phượng.

Nguồn : nld.com.vn

Video về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng