Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng

9.5.12

Anh Ba Dũng – người đứng nơi đầu sóng…

Nhận được bài viết tâm huyết của bạn đọc, Ban biên tập đăng lên đây để mọi người cùng chia sẻ.
***
Tân Linh là phóng viên của báo Văn Hóa. Năm 2011 sau Đại hội Đảng lần thứ XI và Bầu cử quốc hội, lúc Thủ tưởng chuẩn bị tái nhiệm, tôi có viết một bài về anh Ba Dũng. Nay tôi gửi qua  bài viết như một tình cảm đối với Người lãnh đạo Chính phủ của mình.
Năm  2011, năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của Quốc hội và Chính phủ. Đất nước  đặt niềm tin hy vọng vào những nhà lãnh đạo mới đặng chèo lái con thuyền Việt Nam tiếp tục vượt sóng, hòa nhập biển lớn. Và thật vui nhìn lại sau lưng  thời gian năm năm vừa trải, thấy sự ngoan cường cùng nghị  lực phi thường và sức mạnh vươn lên của cả một dân tộc khi thế giới còn chưa qua  cơn khủng hoảng kinh tế quốc tế. Trong hành trình ấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  ngay từ khi nhậm chức lần đầu cho đến nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị Thủ tướng, đã như người  ở nơi đầu sóng với dằng dặc những trăn trở âu lo, những chuyến công du, những hội nghị, những chuyến “vi hành” về với dân đang bị bão lụt, khó khăn… Ông là nhân vật  mà có thể qua đó, người ta thấy hình ảnh một đất nước, một dân tộc có bản lĩnh đang trên hành trình đi tới…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến với người dân
 vùng rốn lũ Hà Tĩnh trong cơn lũ lịch sử tháng 10-2010 
Anh Ba Dũng
Cái tên gọi thân thiết ấy có từ ngày vị Thủ tướng còn hàn vi. Anh Ba Dũng sinh ra ở nơi cuối cùng của đất Việt có tên Cà Mau. Tố chất người Nam bộ và thử thách cuộc đời chiến đấu từ thủa thiếu niên đã trui rèn bản lĩnh để sau này khi là người đứng đầu Chính phủ anh dám đương đầu với mọi khó khăn từ lúc “vạn sự khởi đầu nan”…
Ít ai biết được rằng từ năm 12 tuổi, Ba Dũng đã ghi danh trong đội ngũ quân Giải phóng miền Nam, chuyên làm liên lạc, văn thư, y tá rồi lần lượt tham gia chiến đấu, giữ các chức vụ chỉ huy….
Quãng đời tham gia chiến tranh vệ quốc ấy đã nuôi lớn chí anh hùng của người con trai đất Mũi. Nhưng những tấm huân chương  của người sáu lần nhận danh hiệu Dũng sĩ ấy không làm lãng quên bổn phận người lính của mình. Khi đã trở thành Thủ tướng, dẫu “quyền cao chức trọng”, nhưng với đồng đội, bạn bè, anh Ba Dũng vẫn giữ tình cảm như xưa. Đức thủy chung nhân hậu đã là một phần cuộc đời người lính ấy. Nhà báo Phan Văn Toàn, phó Tổng Biên tập báo Nghệ An khi nhắc đến người Thủ trưởng cũ, vẫn giữ ấn tượng về một người đồng đội, một người chỉ huy thân tình. Phan Văn Toàn viết: “Sau ngần ấy thời gian, tình cảm của anh Chính trị viên Ba Dũng nay đã là Thủ tướng Chính phủ đối với đồng chí đồng đội vẫn vẹn nguyên như những ngày chúng tôi cùng chung chiến hào bảo vệ Tổ quốc…” Xa nhau ba mươi năm có lẽ, vẫn nhớ đến từng đồng đội năm nào và anh Ba Dũng khi đã ở chức Thủ tướng vẫn muốn tìm lại những “cố nhân” mỗi khi có dịp.
Người ta vẫn thường nhắc đến chuyện khi đã về Hà Nội làm việc rồi, mỗi lần về miền Tây, ông không quên đến thăm gia đình Phan Trung Kiên người đồng đội từng dùng cái cối giã gạo làm xuồng đưa mình đi cấp cứu giữa rừng U Minh năm nào. Trong tâm tưởng, vị Thủ tướng luôn coi  Phan Trung Kiên là ân nhân, người đã cứu sống mình trong chiến tranh…
Chuyện anh Ba Dũng nhiều lần trở về căn nhà đơn sơ của một người bạn chiến đấu quê Hà Tĩnh thắp nhang và tạo mọi điều kiện để đưa hài cốt bạn chiến đấu của mình là Hoàng Văn Tợi về nghĩa trang quê nhà huyện Cẩm Xuyên…cũng khiến người dân nơi đây ấn tượng mãi về một con người sống có thủy chung, sau trước. Nhớ lại ngày cùng chiến đấu, Tiểu đoàn trưởng Ba Dũng cùng Chính trị viên đại đội 2 là Hoàng Văn Tợi chỉ huy đơn vị truy kích địch. Khi quay lại có một tên bị thương nặng ngỡ đã chết bỗng bất thần bắn vào Hoàng Văn Tợi. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng,  Tợi “Nhờ Thủ trưởng Ba Dũng sau này thắng lợi, đất nước yên hàn chuyển lời nhắn về gia đình ở Nghệ Tĩnh…”. Mai táng xong cho đồng đội, Ba Dũng mang theo về lời hứa với người đã khuất… Bây giờ, những người tháp tùng ông vẫn kể mỗi khi về Hà Tĩnh công tác, lần nào ông cũng đến thăm gia đình Hoàng Văn Tợi.  
Người ở nơi đầu sóng
Năm năm cuối của thập kỷ đầu tiên TK XXI( 2006 – 2010) cũng là năm năm đầu tiên ông giữ vai trò Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói đó là chặng đường nhiều gian nan thử thách, nhưng là chặng vượt sóng gió đầy ấn tượng của Việt Nam khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái. Trên chặng đường hội nhập và phát triển với việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam như con thuyền bắt đầu ra biển lớn… Và hai năm 2008 – 2009 sóng gió từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã như thử thách lòng người, thử thách bản lĩnh dân tộc trước vận hội và thách thức mới. Và vị Thủ tướng 57 tuổi được ví như người “thuyền trưởng” trong Bộ chỉ huy con tàu đất nước bắt đầu chuyến dong buồm ra khơi…
Tôi còn nhớ như in năm 2008, khi kinh tế xã hội bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng suy thoái toàn cầu, đứng trước thách thức ấy, Thủ tướng đã đến với Mặt trận TQVN, họp với các nhà tư vấn của Mặt trận để chia sẻ những khó khăn thách thức trước tình hình kinh tế xã hội và lắng nghe các nhân sĩ – trí thức, thành viên Ban tư vấn bày tỏ tâm tư, nói thẳng hiện tình và hiến kế cùng Chính phủ đưa đất nước vượt qua khó khăn, “Kiềm chế lạm phát, đảm bảo phát triển ổn định, thực hiện an sinh xã hội”… Người đứng đầu chính phủ đã ngồi đó, lắng nghe hết mọi câu chuyện. Có câu chuyện buồn về lãng phí, tham nhũng, quan liêu, có những lời hiến kế chân tình… Báo chí coi cuộc gặp ấy như một Hội nghị Diên Hồng thời hội nhập. Lòng dân khi đã đồng thuận thì thác ghềnh nào cũng không đáng ngại. Chỉ một lần như vậy lòng dân cảm thấy yên ổn, dẫu cuộc sống có bất trắc khó khăn đến đâu. Khi kinh tế gắng gượng vượt khỏi khủng hoảng thì thiên tai liên tiếp giáng những đòn khủng khiếp, lại phải gồng lên, “lá lành đùm lá rách”, lo ổn định, an cư cho đồng bào hoạn nạn.
Và đến hôm nay, khi  Việt Nam vượt qua chặng đường sóng gió 5 năm ấy, chúng ta có đủ niềm tin vào sức mạnh dân tộc, vào bản lĩnh những người lãnh đạo. Nhìn lại tình hình KT – XH năm 2010, mới thấy sự nỗ lực của cả một đất nước: GDP 2010 đạt 6,7 %, không chỉ cao hơn chỉ tiêu 6,5 % mà còn là kết quả cao hàng đầu khu vực (chỉ sau Trung Quốc và Singapore), tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đưa ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp và chuyển sang nhóm trung bình. Trong khi các cường quốc kinh tế nhiều nước chưa hoàn toàn thoát khỏi suy thoái, thì Việt Nam lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và tạo đà bứt phá. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo chí quốc tế đánh giá là một trong những nhân vật nổi bật khi thuyết giải những bài học thành công của Việt Nam trong việc đối phó với khủng hoảng, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Một trong  những vấn đề quan tâm hàng đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vấn đề an sinh xã hội. Bởi suy cho cùng, mục tiêu phấn đấu cuối cùng là vì con người. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với chất lượng cuộc sống con người. Đất nước sau ba mươi lăm năm ra khỏi chiến tranh, nhưng vẫn còn đầy rẫy những vấn đề xã hội. Đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa chưa hết khó khăn nghèo khổ. Làm sao để mục tiêu dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh đến được với tất cả người dân. Trăn trở nhiều về điều đó, nhiều chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc, vùng khó khăn đang được triển khai có hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao… Mức hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt, hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng…
Không phải ngẫu nhiên mà một tờ báo Hàn Quốc, tờ  The Korea Herald ngày 20.7.2011 có bài ngợi ca sự phát triển kinh tế xã hội VN và không quên nhắc đến người đứng đầu Chính phủ. Theo bài báo trên, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên nguồn lực cho những chương trình dự án nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giám bớt khó khăn do lạm phát…
Đâu chỉ chăm lo điều hành đất nước trong lúc phải cân đối giữa tăng trưởng và kìm chế lạm phát, bất ổn vĩ mô, chăm lo phát triển kinh tế cải thiện đời sống dân sinh, những năm tháng vừa qua quả thật đặt lên vai Thủ tướng quá nhiều vấn đề lớn lao đòi hỏi người đứng đầu chính phủ một bản lĩnh chính khách hơn bao giờ hết. Trong cái chớp mắt lịch sử năm năm ấy, anh Ba Dũng hồi nào, bây giờ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện và thể hiện bản lĩnh đầy đủ của mình bằng dằng dặc những chuyến đi ngoại giao mang tầm thời đại, hết Mỹ, Trung quốc lại Âu châu, Á châu, Nam Mỹ, Phi châu…Khi vừa hay tin Thủ tướng đang thăm Châu Âu, mấy hôm sau đã thấy ông quần xắn, áo phao, lội nước đi thị sát vùng rốn lũ Hương Khê, Hà Tĩnh…
Bản lĩnh ấy thể hiện từ những cuộc hội đàm, những cuộc đối thoại chiến lược, những ứng xử quốc tế…Chả ai có thể dạy hết cho những điều ấy mà phải từ bản lĩnh, từ tấm lòng, từ trái tim và trách nhiệm với Tổ quốc, dân tộc…  Chỉ 5 tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của Hội nghị APEC (tháng 11/2006). Tháng 5/2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á. Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2008/2009). 2010 được đánh giá là năm “đỉnh cao đối ngoại” của Việt Nam, cũng là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20, Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới…
Bằng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam. Năm 2010 được đánh giá là năm “đỉnh cao đối ngoại” của Việt Nam, cũng là một năm bận rộn của vị Thủ tướng khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20, Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới… Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong các tiến trình hợp tác khu vực. Thủ tướng Việt Nam đã thể hiện dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. Những vấn đề nóng của khu vực, thế giới đã được bàn thảo, đặc biệt là những tranh chấp ở Biển Đông. Với sự “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam đã chia sẻ hợp tác về quốc phòng an ninh, tranh thủ được sự quan tâm, đồng thuận của nhiều quốc gia về các vấn đề gai góc tại khu vực.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Campuchia nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là phát triển, tăng cường và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài; củng cố mối quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Tiểu vùng tại Campuchia nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng trong Tiểu vùng, đặc biệt với Lào và Campuchia.
Vừa kết thúc chuyến thăm các nước châu Âu, ngày 12/10/2011 ông lại có mặt vùng lũ đồng bằng Sông Cửu Long, xắn quần đi thị sát tận nơi để sẻ chia khó khăn với người dân và bàn cách đói phó với thiên tai…

Người đứng đầu Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là người có gương mặt tươi vui, lạc quan thể hiện sự cởi mở, chân thành. Ở đây, người ta nhìn thấy một sự an nhiên nào đó, thể hiện bản lĩnh của người đứng nơi đầu sóng. Người tiếp xúc Đức Giáo hoàng đầu tiên với cương vị Thủ tướng nước Việt Nam, cũng là người tìm thăm em bé nghèo vượt khó học giỏi đất phương nam mấy hôm trước, cũng là người tiếp nhà bác học trẻ Ngô Bảo Châu…Người bắt tay hàng mấy trăm nguyên thủ quốc gia thể hiện mong muốn Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, lại “vi hành” đến nơi khó khăn bão lũ, nắm bàn tay những người đồng bào nghèo khó của mình…Người đó là Nguyễn Tấn Dũng… Nhớ lần dân làng Bát Tràng một buổi tối cuối năm 2005 đến nhà riêng ông Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng lại được ông và phu nhân niềm nở đón tiếp, rồi hỏi han tình hình làm ăn sinh sống thân tình. Câu chuyện ấy được lưu truyền mãi. Bức ảnh chụp ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi cùng người dân làng Bát tại nhà riêng từ ấy được treo trang trọng trong những ngôi nhà bình dân ở làng nghề…
Ông được đánh giá thành công  với các chính sách xã hội, và đưa nền kinh tế Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, thích nghi với các nền kinh tế thế giới và có nhiều cải cách dân chủ đáng kể…Ông cũng là người đưa nền kinh tế Việt Nam dần thích ứng với cấu trúc nền kinh tế các nước trên thế giới tạo ra sự “bùng nổ” trong việc thành lập các công ty vừa và nhỏ, tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, bước đầu cải cách tốt cơ cấu hành chính, tạo ra nhiều chính sách an sinh xã hội…
Năm năm làm người đứng nơi đầu sóng, làm sao tránh khỏi những va đâp của cuộc đời, nhưng với sứ mệnh cao cả ấy, tin rằng Thủ tướng càng dày dặn thêm bài học và kinh nghiệm chính trường. Còn đó những khó khăn thử thách.  Còn đó nỗi lo về bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, rồi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ảnh hưởng đến bữa cơm từng gia đình…Rồi thì những  bất ổn ở Biển Đông gần đây… tất cả đặt cho Thủ tướng những câu hỏi phải tìm cách trả lời… Và càng cần sẻ chia, bởi không phải chính sách lúc nào cũng chính xác như lập trình, cũng thỏa mãn được lợi ích tất cả.
Hơn một lần, Thủ tướng đã đứng ra nhận khuyết điểm trước phiên họp toàn thể Quốc hội về vụ Vinashin, đồng thời đưa ra các giải pháp vực dậy nền công nghiệp quan trọng này. Cũng hơn một lần ông nhận trách nhiệm về những vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong quá trình điều hành đất nước. Nhận nhiệm vụ trong nhiệm kỳ Chính phủ mới, ngày 3/8/2011, Tại kỳ họp Quốc hội, thay mặt các thành viên Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ trách nhiệm của mình: “Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước… “.
Khi chúng tôi viết những dòng này, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ nhất đã hoàn tất việc bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và ở phiên họp toàn thể cuối buổi chiều ngày 25.7, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức giới thiệu với Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái ứng cử vào chức vụ mà ông đương nhiệm để Quốc hội lựa chọn. Đúng một ngày sau, các vị đại biểu do dân bầu đã thể hiện sự tin tưởng của mình với ông bằng số phiếu tán thành rất cao: 94%.
Lại một lần nữa, anh Ba Dũng đứng ở nơi Đảng cần, dân tin: nơi đầu sóng.
Phạm Nguyễn Tân Linh

28.4.12

Nếu là thủ tướng, Medvedev sẽ làm gì?


Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga, Dmitry Medvedev, trong buổi trả lời phỏng vấn cuối cùng với đài truyền hình quốc gia đã nhìn nhận lại các thành công và thất bại suốt bốn năm ở điện Kremlin và phác thảo kế hoạch chính sách tương lai nếu trở thành thủ tướng.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Wordpress 
Tái tạo kinh tế

Medvedev, người có nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc vào 7/5, nói rằng, tạo ra các điều kiện để đa dạng hóa nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục là một tâm điểm trong chính sách kinh tế của ông nếu ông trở thành người kế nghiệm Vladimir Putin ở cương vị đứng đầu chính phủ.

"Tôi không hoàn toàn hài lòng với các thành tựu của chính phủ trong nhiệm kỳ này", ông chỉ ra thực tế rằng, 70% xuất khẩu của Nga là nguyên liệu thô. Ông cảnh báo, sự phụ thuộc lớn của Nga vào xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ trở thành nguy cơ lớn cho phát triển tiếp theo.

Nếu là một thủ tướng tương lai, ông Medvedev nhấn mạnh, ông sẽ cống hiến hết sức mình để thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga từ 4% hiện tại lên ít nhất 6%, và giữ tỉ lệ lạm phát ở mức dưới 5%.

Đồng thời, vị tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga cũng hứa rằng, ông sẽ thay đổi cơ cấu chính phủ. "Đây là ý định của tôi, và nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý định của Tổng thống đắc cử Vladimir Putin trong việc thay đổi các thành phần chính phủ hiện tại", ông Medvedev nhấn mạnh rằng, sẽ có thêm nhiều gương mặt mới trong chính phủ của ông.

Ông nói sẽ trưng cầu ý kiến của các thành viên "trong chính phủ mở" trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. "Nếu có được sự tín nhiệm (trở thành thủ tướng), tôi sẽ đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội quan trọng thông qua nền tảng ấy", ông nói.

Chống tham nhũng

Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Medvedev đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng. Ông nói đó là bổn phận của quốc gia. Ông khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Nga hiện đang vào giai đoạn "mạnh tay nhất".

"Khoảng 50% các thống đốc đã bị thay thế trong nhiệm kỳ của tôi, và rất nhiều trong số họ đang bị điều tra phạm tội". Tổng thống Nga cho hay, số lượng các vụ tham nhũng được ghi lại hoặc điều tra đang tăng mạnh.

Medvedev còn kêu gọi mọi người dân giúp đỡ chính phủ và các cơ quan hành pháp đấu tranh chống lại tham nhũng.

Trong khi đó, ông cam kết rằng, ông sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ các tài sản cá nhân và cải thiện môi trường đầu tư của Nga.

Ưu tiên đối ngoại

Tổng thống sắp mãn nhiệm Medvedev nói rằng, trong tương lai gần, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không có những thay đổi gì đáng kể. "Chúng tôi muốn làm bạn và quan hệ thương mại với tất cả mọi người".

Về chính sách với Mỹ, ông nhấn mạnh rằng, những năm ông làm tổng thống là "những năm tốt nhất" trong lịch sử quan hệ Moscow và Washington.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa tấn công phủ đầu nếu không đạt được tiến bộ trong hiệp ước phòng thủ tên lửa với Mỹ trong những năm tới.

Về quan hệ với các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, ông Medvedev đã ca ngợi người đồng nhiệm Belarusia - Alexander Lukashenko - trong việc thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Moscow.

Thái An (theo THX, AP)

21.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo từ 20 đến 21/4.

Một việc đáng chú ý tại hội nghị này là sự có mặt của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người muốn Nhật Bản xóa nợ sau một số cải cách gần đây.

Lãnh đạo Campuchia, Lào và Thái Lan cũng có mặt tại một sự kiện được xem là sáng kiến chủ động của Nhật nhằm tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu về "phương hướng hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng sẽ họp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko và tiếp xúc các doanh nghiệp của Nhật.

Sáng nay, ông Dũng cũng gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt của Đảng Dân chủ Nhật Bản.

Hồi tháng Ba, hai người đã gặp nhau ở Hà Nội mà sau đó, ông Hatoyama nói với báo Nhật rằng ông được bảo đảm Việt Nam vẫn sẽ mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nhật Bản.

Khả năng tham gia dự án điện hạt nhân ở Việt Nam được Tokyo quan tâm đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại sau thảm họa Fukushima.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp một số nhân vật có vai vế, như Chủ tịch Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thông tin chính thức nói năm ngoái, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt trên 21 tỷ đôla.

Tính đến giữa tháng 12/2011, Nhật Bản có gần 1.670 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 23,6 tỷ đôla.

Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện
Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện 
Miến Điện xin xóa nợ

Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản với chủ ý lớn nhất là yêu cầu Nhật Bản giúp giải quyết món nợ.

Từ 1967 đến 1987, Nhật Bản cam kết các khoản vay cho Miến Điện trị giá 403 tỉ yên Nhật.

Chính phủ Nhật từ chối bình luận về tin đồn rằng Tokyo sẽ xóa khoản nợ trị giá 300 tỷ yên.

Nhật Bản, từng chiếm đóng Miến Điện trong Thế chiến Hai, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đôla tại đây kể từ 2008, so với 13 tỉ đôla đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Nhưng một số công ty Nhật nay bày tỏ quan tâm, như Honda muốn xây một nhà máy xe máy ở Miến Điện.

BBC 

20.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng như thế nào?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng.

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã khẩn trương thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng
Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng

Thủ tướng yêu cầu UBND TP  Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Đồng thời, UBND TP Hải Phòng tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố; ổn định tình hình, tập trung thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương đã đề ra.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương có văn bản hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của luật Đất đai.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá việc kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật của thành phố Hải Phòng đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải Phòng khẩn trương giải quyết đúng pháp luật, vụ án "giết người, chống người thi hành công vụ" và vụ án "hủy hoại tài sản của công dân".

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong mối quan hệ Việt Nhật ?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quan hệ Việt - Nhật 
Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 4 diễn ra tại Tokyo, hôm nay 20/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng trưởng đoàn các nước đã tham dự các nghi thức ngoại giao chào mừng của Chính phủ, Hoàng gia và giới kinh tế Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Trưởng đoàn các nước tiếp kiến Nhật hoàng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Trưởng đoàn các nước tiếp kiến Nhật hoàng 
Chiều 20/4, tại Hoàng cung Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Trưởng đoàn các nước Mekong: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan đã tiếp kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những kết quả quan trọng mà nhân dân Nhật Bản đã giành được trong nỗ lưc phục hồi, tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011.
Quang cảnh lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay Quốc tế Haneda (Tokyo).
Quang cảnh lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay Quốc tế Haneda (Tokyo). 
Thủ tướng nhấn mạnh: Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản phát triển hết sức tốt đẹp, nhất là từ khi quan hệ hai nước nâng lên tầm đối tác chiến lược.
Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí chọn năm 2013 là Năm Hữu nghị Việt - Nhật nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong được đón Nhà vua và Hoàng hậu cũng như các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam….
Tối cùng ngày theo giờ địa phương, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda mở tiệc chiêu đãi chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng đoàn các nước Mekong sang tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 4.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya 
Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 4 sẽ chính thức khai mạc vào sáng mai (21/4) theo giờ địa phương, tại Nhà khách Chính phủ ở thủ đô Tokyo.
Diễn ra trong gần một ngày với 3 phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng người đứng đầu Chính phủ các nước tiểu vùng Mekong là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Thủ tướng Nhật Bản tập trung thảo luận Chiến lược Tokyo cũng như phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác Mekong -Nhật Bản giai đoạn 2013-2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa ra đề xuất và sáng kiến nhằm thúc đẩy cơ chế hợp tác này ngày càng thiết thực và hiệu quả…
Cũng trong ngày hôm nay ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng với các chính trị gia, các tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản nhằm thức đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và các Nghị sỹ Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam là những vị khách đầu tiên. Thủ tướng đánh giá cao tình cảm nồng ấm và những đóng góp quý báu vun đắp quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản của ngài Yukio Hatoyama và các Nghị sỹ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya. 
Thủ tướng khẳng định: Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực đột phá chiến lược như đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng…
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đánh giá cao tình cảm hữu nghị, sự giúp đỡ quý báu và hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Nhật Bản trong nỗ lực tái thiết sau trận động đất, sóng thần năm 2011.
Ông Yukio Hatoyama và các Nghị sỹ tin tưởng quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, nhất là triển khai hiệu quả các dự án lớn mà hai bên đã thỏa thuận liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, xây dựng khu công nghệ cao, các chương trình hợp tác về giáo dục-đào tạo, văn hóa, y tế…
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước nói chung và quan hệ giữa Quốc hội hai nước nói riêng...
Hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nhật Bản Katsuya Okada nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sang tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 4 sẽ góp phần tích cực vào thành công chung của hội nghị, thúc đẩy cơ chế hợp tác Mekong -Nhật Bản cũng như đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Yukio Hatoyama, cựu Thủ tướng Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Yukio Hatoyama, cựu Thủ tướng Nhật Bản 
Phó Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ vui mừng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước tiếp tục có những bước phát triển nhanh chóng kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2011; khẳng định trên cương vị của mình sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước….
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp tích cực của ngài Okada vào việc tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng đề nghị hai bên sớm tổ chức phiên họp lần thứ 4 Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật; hợp tác chặt chẽ tổ chức tốt Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản 2013; thúc đẩy và mở rộng các chương trình giao lưu nhân dân, nhất là đối với thanh niên.
Thủ tướng mong muốn Nhật Bản tiếp tục tăng hỗ trợ ODA cho Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn....
Phát biểu trong cuộc tiếp ông Akihiko Tanaka, Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định: ODA của Nhật Bản đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cảm ơn Chính phủ Nhật Bản mặc dù phải tập trung các nguồn lực để phục hồi tái thiết đất nước sau thiên tai nhưng vẫn duy trì và tăng ODA cho Việt Nam. Hoan nghênh JICA dự kiến thành lập Quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng dành cho Việt Nam, triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản, thực hiện khảo sát, nghiên cứu để hình thành đề xuất dự án đối tác công tư (PPP)…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Chủ tịch JiCA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Chủ tịch JiCA 
Thủ tướng mong muốn Nhật Bản tăng ODA cho các chương trình đã phát huy hiệu quả cao như Tín dụng giảm nghèo, hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu… ; đề nghị JICA ủng hộ và hỗ trợ nghiên cứu và triển khai sáng kiến của Việt Nam “Tăng cường kết nối các tuyến hành lang kinh tế khu vực tiểu vùng Mê Công bằng vận tải đa phương thức” nhằm góp phần cắt giảm thời gian và chi phí vận tải cho các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực này…
Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA) Akihiko Tanaka vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hai nước, nhất là sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; đánh giá cao một số dự án ODA đã và đang phát huy hiệu quả.
Ông Akihiko Tanaka khẳng định, JICA sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam triển khai các dự án, công trình bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản theo các thoả thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã ký kết, đồng thời đề nghị hai bên xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đúng tiến độ các dự án…
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp một số lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổ chức tài chính lớn của Nhật Bản như Hitachi, Mitsubishi, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JBIC)…và gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán nước ta tại Nhật Bản./.

Thành Chung/VOVTV (từ Tokyo)


17.4.12

Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền Trung Quốc


Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc có thể mất quyền lực nếu không giám sát chặt chẽ hơn với các lãnh đạo cấp cao để chống tham nhũng.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail

Trong bài xã luận xuất bản trên báo Cầu thị, ông Ôn lặp lại những cảnh báo trước đây rằng, nạn tham nhũng lan tràn trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có thể khiến “cả người dân và chính quyền tới chỗ diệt vong”. Ông cho rằng, tệ nạn tham nhũng phổ biến bởi "sự tập trung quyền lực và thiếu giám sát hiệu quả".

''Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. ''Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất của chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong. Đó là phép thử vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt”.

Ông Ôn nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các quan chức phải tiếp tục làm việc vì "một chính phủ trong sạch trong năm 2012". Ở bài xã luận có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.

Tuyên bố của ông Ôn được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đang là nghi can của một cáo buộc giết doanh nhân người Anh Neil Heywood đã làm chấn động Trung Quốc. Bản tin phát ngày 10/4 của Tân Hoa xã cho biết, ông Bạc bị đình chỉ chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Trong bài viết của mình, ông Ôn nói rằng, chính phủ nên xem xét yêu cầu các nhóm cốt cán trong đảng cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt đối với những người có vợ/chồng và con đã ra nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, tại một cuộc họp với cơ quan pháp luật, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo sẽ chống lại việc cho phép tham nhũng lan tràn trong chính phủ: "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với một đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.

Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, chính phủ sẽ đảm bảo chi tiêu ngân sách minh bạch hơn. “Chính phủ sẽ yêu cầu mọi cấp đưa ra tất cả nguồn thu chi trong báo cáo ngân sách". Ông cũng cam kết mọi thông tin chính phủ cần được công bố theo luật pháp sẽ được đưa ra nhanh chóng, chính xác và chi tiết.

Thái An (theo smh)

2.4.12

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các sự kiện nóng bỏng của xã hội

Trước hàng loạt những vụ việc nóng của xã hội được báo chí đưa ra ánh sáng thời gian gần đây như: vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng), sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi, sự cố thuỷ điện sông Tranh 2, nữ doanh nhân xuất cảnh để lại món nợ lớn... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, đã có những văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, góp phần ổn định và củng cố lòng tin của nhân dân cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiên Lãng đã sai phạm trong giao đất, thu hồi đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiên Lãng đã sai phạm
 trong giao đất, thu hồi đất
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đã có khoảng 1.200 bài viết trên báo in và báo điện tử về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện, Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng gây xôn xao dư luận cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai. Đồng thời, hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.

Kiểm tra thông tin về nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao ở Phú Yên: Việc Báo Người lao động số ra ngày 12/3/2012 phản ánh nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao tại xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

"Cơn lốc dự án BT": Báo Tiền phong, ra các ngày từ 14-17/3/2012, đăng loạt bài "Cơn lốc dự án BT" phản ánh tình hình quản lý và triển khai thực hiện các dự án BT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn, kiểm tra vấn đề báo nêu, nếu đúng phải có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

Các khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội: Trên Báo Đời sống và Pháp luật số ra các ngày từ 13-15/3/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng khu "đất vàng" bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội và những tiêu cực diễn ra xung quanh việc quản lý những khu đất này.

Một khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nộ
Một khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội
Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng phải có giải pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khu đất đã giao còn để hoang phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.

Sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi: Báo Thanh niên trong các ngày 5/3/2012 và 27-29/2/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai gây tác hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Về việc trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2012.

Về việc 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp tại Malaysia: Trước sự việc nêu trên báo Người lao động ra ngày 17/3/2012 phản ánh các nhà chức trách Malaysia phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp, sống chen chúc qua ngày trong nhiều tháng qua tại Malaysia.

42 nữ công nhân Việt Nam tại Malaysia đều mong muốn sớm được về nhà (ảnh The Star)
42 nữ công nhân Việt Nam tại Malaysia đều mong muốn sớm được về nhà (ảnh The Star)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an kiểm tra sự việc báo Người lao động nêu, nếu đúng phải có biện pháp khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Malaysia đưa số lao động trên về nước. Đồng thời, điều tra làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2012.

Kiểm tra thông tin nêu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam: Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 20/2/2012 đăng bài "Hà Tĩnh: Nguy cơ giải thể một đơn vị Anh hùng", phản ánh về việc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng của các lâm trường, khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc...

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 29/3/2012.

"Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn": ngày 7-3-2012, trên Báo Thanh Niên có đăng bài "Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn", phản ánh bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình An, nợ tiền thu mua thủy sản của bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay không trả được. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ kiểm tra sự việc báo nêu, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-3-2012.

Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2: Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đập Thủy điện Sông Tranh 2
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 

Theo phản ánh của báo chí những ngày qua, ở khu vực bờ đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2, xuất hiện vết nứt, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước, khiến nhiều người dân xã Trà Dân, huyện Bắc Trà My hoang mang, lo lắng. Ngày 19/3, Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho rằng, công trình trên vẫn an toàn và “nằm trong tầm kiểm soát”.
Mộc Lan

30.3.12

Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc ?


Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc

Trang KoreaHerald của Hàn Quốc đưa tin, trong chuyến thăm Hàn Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm 28/03, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm trường Korea University và được nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế danh dự của Trường. 
Đại học Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ kinh tế danh dự cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ghi nhận những thành tựu của Thủ tướng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam”, ông Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul nói.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Ông Kim nói thêm rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức buổi thuyết trình đặc biệt cho các giảng viên Đại học Hàn Quốc và sinh viên về nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với Hàn Quốc ngay sau lễ nhận bằng.
Lee Woo-young (wylee@heraldm.com)

Tiếng Anh: http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20120329000795
Tiếng Hàn : http://prlink.yonhapnews.co.kr/YNA/Basic/Article/Press/yibw_showpress.aspx?contents_id=RPR20120328037500353


28.3.12

JYJ chụp hình chung với phu nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Các anh ấy có vinh dự rất lớn khi được biểu diễn trước rất nhiều "First Lady" (Đệ nhất phu nhân).
Vào ngày hôm qua (27/3), 3 thành viên của JYJ đã nhận được một vinh dự rất lớn khi được chọn là ca sĩ trình diễn trong một gala khá "đặc biệt". Gala này được tổ chức cho các vị Đệ nhất phu nhân của những nguyên thủ quốc gia trên thế giới thưởng thức khi đến Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2012.
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới, Phu nhân Trần Thanh Kiệm mặc áo dài và đứng hàng thứ 2, bên trái Yoochun
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới,
Phu nhân Trần Thanh Kiệm mặc áo dài và đứng hàng thứ 2, bên trái Yoochun 
Các anh ấy đã biểu diễn 2 ca khúc: Be My Girl và In Heaven cho các vị Đệ nhất phu nhân. Sau chương trình, JYJ còn được nhận vinh dự to lớn hơn là chụp ảnh chung với các "khách mời cao cấp" này. Trong số họ, chúng tớ còn phát hiện có bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng của nước ta nữa đấy.
JYJ chụp ảnh chung với phu nhân các lãnh đạo thế giới 
Các thành viên JYJ phát biểu: "Chúng tôi rất vui và vinh dự khi được mời đến một sự kiện có ý nghĩa như thế này. Hi vọng là phần biểu diễn nhỏ của chúng tôi có thể làm hài lòng các vị Đệ nhất phu nhân các quốc gia và đem lại những kỉ niệm tốt đẹp cho các vị phu nhân trong những ngày tại Hàn Quốc".

Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ


Báo Vì Dân xin gửi bạn đọc bài viết Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ của RFI Việt ngữ


Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.

Bản tin trên mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết là hôm qua, 26/03/2012, trong cuộc họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo « tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc.»
Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định là « nạn thâm ô tăng đều đặn trong lãnh vực quốc doanh » và « nơi nào mà bộ máy hành chánh tập trung nhiều, nơi nào có tài nguyên nhiều, có vốn nhiều, nơi đó tham ô hoành hành dễ dàng ». Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu phải ngăn cấm số tệ nạn như « sử dụng công quỹ, tiền thuế của dân để mua thuốc lá, rượu ngoại, quà cáp, tổ chức liên hoan, hội thảo ». Ông kêu gọi cán bộ cao cấp làm gương công khai hóa tài sản của bản thân và của vợ con.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham ô đe dọa chế độ. Ngay từ lúc mới lên cầm quyền cách nay 9 năm, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đương quyền cũng tuyên bố « tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ ».

Công luận càng ngày càng công khai tố cáo và đả kích cán bộ tham ô qua internet. Điển hình là hàng loạt cán bộ tham ô thích khoe khoang đồng hồ đắt tiền đã bị một blogger tố giác trên mạng internet, với hình ảnh và giá tiền cụ thể.

Người dân Trung Quốc cũng không còn thụ động chấp nhận bất công áp bức. Tháng 12 năm ngoái , dân oan làng Ô Khảm, tiếp theo đó là ít nhất hai làng khác ở Quảng Đông đã nổi dậy chống tình trạng cướp đất.

Theo nhận định của giới ly khai, cặp lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thất bại trong việc cải cách tạo cơ sở lành mạnh cho Trung Quốc phát triển bền vững.
Nguồn: RFI Việt ngữ