Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

29.5.12

Trung Quốc bất lực nhìn tầu chiến Nhật Bản tung hoành Biển Đông

Các lực lượng bên ngoài tham gia giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông đang dần trở thành thực tế bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Mới đây đến lượt Nhật Bản kiên quyết trở thành kẻ thứ 3 có mặt tại biển Đông...
Gần đây những động thái can thiệp tình hình biển Đông của Nhật Bản ngày càng mạnh lên. Điển hình nhất là việc ngày 28/5/2012, Nhật đã điều 3 tầu chiến hiện đại của mình “ghé thăm” Philippines, nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia này.
Trước đó, Tokyo và Manila đã từng đưa ra Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong vấn đề biển Đông. Theo đó cả 2 quốc gia đều tái khẳng định biển Đông là vùng biển quan trọng nối liền thế giới với châu Á – Thái Bình Dương, việc đảm bảo an ninh đường biển ở biển Đông là lợi ích chung của hai nước.
ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines.
JS Kashima (TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines
Tàu JS Kashima nặng 4.050 tấn, dài 143 m, rộng 18 m.
Tàu được trang bị pháo 76 mm, 23 ống phóng ngư lôi với 360 thủy thủ
JS Kashima được đánh giá là một trong những chiến hạm hàng đầu của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản
JS Kashima được đánh giá cao cả trong hoạt động chống ngầm và chiến đấu trên mặt biển cùng.khả năng độc lập tác chiến hiệu quả
Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki.
Tàu này có tải trọng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m.
JS Shimayuki được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người.
Mặc dù có tải trọng kích thước không bằng JS Kashima, nhưng JS Shimayuki được đánh giá cao ở tính năng cơ động, cũng như hệ thống vũ khí mạnh
Trong biên chế của JS Shimayuki còn có máy bay lên thẳng làm nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm và kết hợp chống ngầm
Chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki.
JS Shimayuki có kích thước tương tự JS Matsuyuki, tầu nặng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m.
Tàu được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người
Mặc dù không được trang bị nhiều loại vũ khí như người anh em JS Matsuyuki, nhưng JS Shimayuki được đánh giá cao ở khả năng tìm diệt mục tiêu ngầm, được trang bị 23 ống phóng ngư lôi, JS Shimayuki sẽ dễ dàng "làm gỏi" những mục tiêu ngầm khi phát hiện ra chúng
Việc Nhật bất ngờ đưa tầu chiến hạng nặng tới biển Đông, chứng tỏ Nhật Bản sẽ không bao giờ từ bỏ ý định can dự vào vấn đề biển Đông, phối hợp với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc, nâng cao giá trị của bản thân, lôi kéo Asean...
Phunutoday

27.5.12

Nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của Việt Nam

32 nữ cảnh sát đặc nhiệm đang gây chú ý lớn của dư luận. Họ là những cô gái đã tốt nghiệp trường trung cấp cảnh sát, đang rèn luyện để trở thành thành viên của trung đội nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên Việt Nam
Lần đầu tiên Việt Nam có một trung đội đặc nhiệm nữ. Họ là những cô gái xinh đẹp,  trẻ trung thu hút mọi ánh nhìn của mọi người

Họ phải là những cảnh sát đặc nhiệm thực thụ, phải nắm vững tất cả kỹ chiến thuật tác chiến như nam nên tất cả bài huấn luyện phải trải qua hết.
32 cô gái của trung đội cảnh sát đặc nhiệm được tuyển chọn ngay từ đầu vào cách đây hai năm tại Trường trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Từ những hình thức tập luyện gian khổ cho đến những lần sinh hoạt đông vui, đều thu hút người xem
Các cô gái trong đội đặc nhiệm nữ toàn là những thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp.

Sau khóa huấn luyện chín tháng, tùy vào năng khiếu của từng người sẽ được điều vào các tổ tác chiến cho phù hợp
32 nữ cảnh sát đặc nhiệm phải trải qua một quá trình luyện tập gian khổ như những nam đặc nhiệm khác.
Bài thực hành bài huấn luyện kỹ thuật xuống dây chiến thuật ở một tòa nhà năm tầng cao gần 30m.
Những bài thể dục, võ thuật đòi hỏi sức khỏe tốt, sự dẻo dai, những bài tập huấn với độ cao và tư thế nguy hiểm, thực hành chống khủng bố, báo động giữa trưa nắng hay đêm khuya… đều có trong chương trình tập luyện của các nữ cảnh sát đặc nhiệm ấy.
Những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, đầy uy lực của các cô gái đã khiến người xem nể phục
Hình ảnh những nữ đặc nhiệm tương lai dũng cảm, biểu tượng của sự bình yên, sự hy sinh đã làm mọi người ngưỡng mộ
Không chỉ hút hồn mọi người bằng sự mạnh mẽ trong từng bài tập luyện, các nữ cảnh sát đặc nhiệm còn khiến ai cũng phải yêu vì sự hồn nhiên, trong sáng, trẻ trung.
Ngoài giờ học họ vẫn là những cô gái điệu đà thích pose hình, soi gương với nụ cười rạng rỡ.







Thiếu nữ Việt - những cảnh khó tưởng tượng ra (p.6)

Không ít người phải đỏ mặt khi chứng kiến thiếu nữ Việt có những hành động "nhạy cảm" một cách công khai, giữa chốn đông người.

Biển yên tiếng sóng...
 Đè đầu cưỡi cổ bạn trai giữa đường.  
 Miệng cá sấu...
Làm gì đây?
 Mặc cũng như không.  
 Khổ thân cây dừa.
Chè pha lại, gái ngủ ngày!
 Cưỡng ép sung sướng?
Hành động nhạy cảm.
Kề vai gác chân. 
Nam nữ thời nay?
Khi thiếu nữ nấu ăn... 
 Hô hấp nhân tạo: Mỗi người một việc!


Hoàng Cường (tổng hợp)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ

Chiều 26-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Ngài David Shear, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sau khi hai bên trao đổi tình hình ở mỗi nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác quốc phòng-an ninh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại sứ Đây-vít Sia tại buổi tiếp chiều 26-5 (Ảnh: Anh Phương).

Tháng 9-2011, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể là: Thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa hai Bộ Quốc phòng của hai nước; an ninh hàng hải; tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trên một số lĩnh vực khác như đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn tại Việt Nam. Bộ trưởng cũng thông báo với Đại sứ David Shear về việc Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Việt Nam vào đầu tháng 6 tới.
Đại sứ David Shear cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp, đồng thời khẳng định rằng, Chính phủ Mỹ đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh giữa hai nước. Ông tin tưởng rằng, với việc Bộ Quốc phòng hai nước đang trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
VŨ HÙNG

Nhiều lãnh đạo cao cấp “hạ cánh” về doanh nghiệp

Từ cuối năm 2011 đầu 2012, số lượng lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu về với doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều.


Cách đây 4 năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố kết quả đại hội đồng cổ đông với một cơ cấu Hội đồng Quản trị rất mới, và lạ. Lần đầu tiên trong cơ cấu có sự góp mặt của những thành viên nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).
11 thành viên Hội đồng Quản trị ACB thời điểm đó có hai gương mặt mới: ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.


Lúc đó, ACB được xem là một điển hình của nét mới trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, bên cạnh nhân tố thành viên Hội đồng Quản trị độc lập còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một nét mới được ủng hộ. Minh chứng cho điều đó, dễ thấy trên nhiều diễn đàn là sự hồ hởi, tin tưởng và cả tự hào của cổ đông, nhà đầu tư yêu mến ngân hàng này.



Theo ghi nhận của VnEconomy, từ "điển hình" ACB, đến nay, đặc biệt trong năm 2011 đầu 2012, công chúng tiếp tục đón nhận loạt lãnh đạo cao cấp vừa rời nhiệm sở để về với doanh nghiệp.



Cuối tháng 3 vừa qua, sau nhiều năm nghỉ hưu và đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).



Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông bắt đầu làm quen với sự có mặt của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn.



Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra vào sáng mai (26/5), rất có thể sự có mặt của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sẽ thu hút sự chú ý của cổ đông cũng ở vai trò là nhà cố vấn.



Sắp tới, dự kiến một ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng sẽ công bố gương mặt mới nguyên là Thứ trưởng Bộ Thương mại đảm nhận vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập…



Đã, đang và sẽ có nhiều trường hợp như vậy. Với giới chức sau khi rời nhiệm sở, còn đường này là một lựa chọn riêng tư. Sau khi tham gia hoạch định chính sách và làm công tác quản lý vĩ mô, họ tiếp tục làm việc cụ thể hơn với các tổ chức năng động của nền kinh tế. Sức làm việc không hẳn bị giới hạn ở tuổi tác. Như ở Mỹ, “ông già gân” Alan Greenspan, sau khi rời vị trí Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), đã hơn 80 tuổi vẫn dẻo dai với công ty của mình (Greenspan Associates LLC)…



Với doanh nghiệp, có được sự góp sức của họ là một lợi thế. Nếu tên tuổi, uy tín và thương hiệu là những giá trị khó đong đếm, thì kinh nghiệm và năng lực nắm bắt đường hướng chính sách, có thể cả các mối quan hệ, là những lợi ích rất cụ thể, thậm chí khó tìm.



Và có lẽ cũng vì vậy mà chi phí cho nguồn lực cao cấp đang trở thành xu hướng rõ nét này là không nhỏ, mà không hẳn các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể lôi kéo được về phía mình…

100 năm lương con Bí thư Hải Dương chưa đủ xây vườn thượng uyển

Mấy ngày qua, dư luận rộ lên thông tin con trai Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương sở hữu một khu vườn rộng hơn 4.000m2 có nhiều loại cây gỗ quý và một biệt thự quy mô khá hoành tráng.

Xoay quanh khối tài sản khổng lồ của con trí bí thư tỉnh ủy Hải Dương, ĐBQH ông Đinh Xuân Thảo cho rằng cơ quan trung ương phải làm rõ số tài sản này.
Trả lời trên báo những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỷ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) cho biết số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Với mức lương công chức hiện tại của ông Tùng thì việc sở hữu cơ ngơi như thế này là điều hơi bất thường.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến bí thư tỉnh Hải Dương nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”. 



Điều đó không khó để có thể tính được, Nếu đúng như những lời ông Tùng khẳng định số tài sản trên là do mồ hôi công sức của ông bỏ ra. Chúng ta hoàn toàn có thể tính được "mồ hôi công sức ấy" theo quy định về chế độ lương thưởng đối với công chức viên chức nhà nước thì có thang bậc tính cụ thể. Ông Bùi Thanh Tùng 32 tuổi chức vụ Trưởng phòng Việc làm an toàn lao động tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Hải Dương. 


Theo thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC nhân với mức lương cơ bản hiện nay là 1.050.000 đồng. Với một viên chức hệ số là 2,34 + phụ cấp đối với chức danh trưởng phòng 0,3 + kinh nghiệm công tác (Giả sử ông Tùng đã làm trưởng phòng từ năm 2002) thì lương hàng tháng của một viên chức tương đương với chức vụ ông Tùng đang công tác sẽ là 1.050.000 x 2,64 = 2.457.000.
Với cấp trưởng phòng được phụ cấp hệ số 0,3 Nếu tính số năm công tác và phụ cấp một tháng lương của ông Tùng nhận được sẽ khoảng 3 triệu.


Với mức lương như vậy thì một năm ông Tùng nhận lương khoảng hơn 40 triệu. Trong 10 năm công tác nhân số tiền này sẽ lên khoảng 400 triệu. 100 năm sau số lương theo mức tính này cũng chỉ khoảng 4 tỷ!?
Đây là phép tính thử cho người chưa phải bỏ ra chi phí gì cho tổng số tiền này. Nhưng đó là điều không tưởng bởi còn phải trừ đi các khoản tiền chi phí cho sinh hoạt, công việc khác nữa. Nhất là trong điều kiện chi phí sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay.?!

Điều đó ngược lại với khối tài sản khổng lồ của ông Tùng đang sở hửu. khiến nhiều người nghi ngờ về khối tài sản này?!
Liên quan đến việc ông Bùi Thanh Tùng tiến hành mua đất để xây nhà và trồng cây cảnh lâu năm quý hiếm, Huyện uỷ - UBND huyện Ninh Giang đã chỉ đạo các đơn vị liên quan về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành để tìm hiểu thực hư sự việc. 
Bước đầu, chính quyền địa phương xác minh được diện tích đất 4.152 m2 tại thôn Đông Tân mang tên Bùi Thanh Tùng đã được UBND huyện đã cấp “sổ đỏ”.
Theo Phunutoday

Cần Thơ: Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất, đến mức này sao ?

Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công.
Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ
Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.
Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”.

Theo tìm hiểu của PV, giá bồi hoàn do phía CIC 8 đưa ra bị nhiều người dân trong khu vực phản đối, vì theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án kêu gọi nhà đầu tư và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân.
Hộ bà Lài bị cưỡng chế 3 lần. Hiện giá đất mà CIC 8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi theo bà Lài, Cty này chỉ bồi thường cho gia đình bà chỉ 500.000 đồng/m2 và cũng không được bố trí tái định cư.
Chủ đầu tư nôn nóng, tự ý thi công

Chiều 24/5, trả lời PV, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q. Cái Răng cho biết, phía quận đã chỉ đạo tạm thời ngưng thi công chờ họp bàn, đưa ra giải pháp. Vụ việc chiều 22/5 có thể do phía chủ đầu tư nôn nóng, tự ý cho thi công mới xảy ra sự cố như vậy.

Vị chủ tịch này khẳng định, UBND quận đã làm đúng thẩm quyền, giải thích động viên và tổ chức đối thoại trực tiếp 2 lần nhưng hộ dân này không đồng ý. Họ đòi tự thỏa thuận giá đất với chủ đầu tư và so sánh giá thu hồi bốn năm trăm ngàn đồng với giá mấy triệu đồng của công ty bán ra. Việc này là không chấp nhận được!

(Theo Nguoiduatin.vn)

26.5.12

Kinh hoàng trước kẻ ăn thịt hơn 20 người ở Trung Quốc!

Cách đây vài hôm cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một người đàn ông ở tỉnh Vân Nam vì đã giết chết, ăn thịt khoảng 20 người đàn ông cũng như bán số thịt người đó ra ngoài thì trường.
Zhang YongMin đã bị cho là đã giết chết và ăn thịt khoảng 20 thanh niên trẻ trong vùng qua 5 năm trở lại đây. 
Theo đó, Zhang YongMin năm nay 56 tuổi là một nông dân ở làng Namen thuộc tỉnh Vân Nam nằm ở Tây Nam Trung Quốc đã bị cảnh sát nước này bắt giữ vì liên quan đến cái chết của 7 thanh niên và trẻ em trong vùng trong 5 tháng kể  đầu năm  nay.

 Vụ việc này bị phát giác bắt nguồn tự sự mất tích khi 1 thanh niên 19 tuổi ở gần ngôi làng của Zhang sinh sống hôm 25/4, khi khám nhà tên đồ tể này cảnh sát đã thu được điện thoại di động, thẻ ngân hàng và đồ dùng khác của nạn nhân.

Zhang bị nghi ngờ giết người sau đó chặt xác vứt cho 3 con chó mà Zhang nuôi ăn thịt, ngoài ra Zhang còn bán số thịt còn lại ra ngoài thị trường. Điều khủng khiếp nhất là khi khám nhà tên sát nhân bệnh hoạn này cảnh sát còn thu được các bình rượu ngâm mắt người cũng như các miếng thịt khô treo trên tường nhà được cho là thịt người.
Theo tờ tin tức Quảng Tây cho biết, sau khi vụ việc bị phát giác người dân địa phương đã gọi Zhang là : ‘Con quái vật ăn thịt người’, nhiều người cho biết họ đã từng nhìn thất rất nhiều túi lynon đựng xương trắng vất la liệt trong bếp nhà tên đồ tể này.
Tờ tin tức Quảng Tây cũng nói thêm cảnh sát đang nghi ngờ Zhang đã giết và ăn thịt ít nhất 20 thanh niên trẻ bị mất tích trong vòng 5 năm qua ở khu vực này. Cảnh sát còn cho biết thêm Zhang đã bán số thịt người kia ra thị trường giống như giá bán các loại thịt động vật cho người tiêu dùng.

Hiện nay vụ án giết người và ăn thịt này đang gây dư luận vô cùng phẫn nộ tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã gửi một nhóm điều tra đến Vân Nam để làm sáng tỏ vụ việc này. Trước đó, Zhang Yunmin đã tùng ở tù 20 năm vì tội giết người.
  • Phú nguyễn (theo globalpost)

Trung Quốc có bị Hoa Kỳ và đồng minh bao vây?

Thành lập bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu là mục tiêu chính của cuộc tập trận hải quân chung của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Phải chăng đây là 1 động thái mới của Mỹ để kiềm chế và chống lại sự ngày càng lớn mạnh của quân đội Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương?
Hoa Kỳ dựng liên minh hải quân chống Trung Quốc 
Các chuyên gia Nga đã đưa ra ý kiến như vậy sau khi có tin về việc ngày 6/ 6/2012 sẽ bắt đầu cuộc trập trận chung quy mô lớn ở vùng biển phía đông đảo Kyushu.Tham gia cuộc tập trận này sẽ có các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tuần tra chống tàu ngầm của ba nước.
Đây là cuộc tập trận thứ năm kể từ năm 2007 của lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Tuy nhiên, đây là cuộc tập trận ba bên đầu tiên sau khi Lầu Năm Góc bắt đầu thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á. Về mặt chính thức, hoạt động này đã bắt đầu vào tháng 4 năm nay.
Theo kế hoạch, các bộ phận tiền tiêu của hệ thống NMD sẽ bố trí ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Nói về việc này, chuyên gia Igor Korotchenko, thành viên Hội đồng Cộng đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, tổng biên tập tạp chí ‘Quốc phòng’, nói: ‘Cuộc tập trận có mục đích chứng minh khả năng mới trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của lực lượng hải quân ba nước.
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Á 
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận châu Á của hệ thống NMD. Washington không chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh, mà còn muốn để các nước này, đặc biệt Nhật Bản, trực tiếp tham gia qúa trình phát triển hệ thống chống tên lửa ‘Aegis’.
Các chuyên gia Nga cho rằng, ở mức độ nhất định, cuộc tập trận mang tính chất chống Trung Quốc, nhằm làm giảm khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân chiến lược’.
Cuối năm ngoái, Mỹ đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chuyên gia Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch thứ nhất của Học viện các vấn đề địa chính trị, nhắc nhở rằng, theo chiến lược an ninh mới của Mỹ, Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính của họ.
Và cuộc tập trận sắp tới là một cơ hội tốt để phô trương sức mạnh của Mỹ và đồng minh. Chuyên gia Sivkov nói tiếp: ‘Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương định hướng chống Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân sắp tới là cần thiết để hoàn thiện cơ chế sử dụng vũ lực và các phương tiện phòng thủ tên lửa’.
Bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có đặc điểm như sau: các hệ thống radar và các thành phần thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo về chủ yếu bố trí trên tàu chiến. Trung Quốc đang tích cực gia tăng lực lượng hải quân của mình.
Theo Hoa Kỳ, điều đó tạo nguy cơ đe dọa sự hiện diện của họ trong khu vực. Chắc là, cuộc tập trận này được thực hiện để hoàn thiện cơ chế tương tác với các đồng minh trong khu vực trong trường hợp cấp tính đối đầu quân sự với Trung Quốc’.
Hình ảnh cuộc tập trận Trung - Nga cuối tháng 4 năm nay 
Cuối tháng Tư, Hải quân của Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất trong những năm gần đây ở vùng biển Hoàng Hải. Hai bên đã tập luyện các hoạt động chung trên không, trên biển và dưới nước trong trường hợp phải giáng trả nguy cơ khủng bố.
Cuộc diễn tập đã được tổ chức trong bối cảnh Mỹ đang thành lập hệ thống NMD ở châu Á, vì thế nhiều chuyên gia coi đó là hoạt động tập thể nhằm củng cố an ninh chung.
Nói chung, châu Á giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về số lượng và quy mô các cuộc tập trận hải quân chung. Thành phần các nước tham gia có thể thay đổi. Chẳng hạn, ngày 28 /5 sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Australia và Hàn Quốc. Hoạt động này sẽ được tổ chức ở vùng biển phía Nam của bán đảo Triều Tiên, gần đảo Jeju của Hàn Quốc.
Mỹ dựng lên liên minh quân sự của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương trước sự lo ngại sức mạnh của quân đội Trung Quốc 
Mục đích chính của cuộc tập trận là tập luyện phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương và sử dụng ngư lôi. Tham gia cuộc tập trận sẽ có gần mười tàu chiến và tàu ngầm, kể cả tàu khu trục trang bị hệ thống đa năng ‘Aegis’ - một trong những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á.
  • Theo Igor Korotchenko, Konstantin Sivkov, Tiếng nói nước Nga (GDVN)


Vì sao Trung Quốc dùng chiến lược ‘mơ hồ’ ở Biển Đông?

Trung Quốc đã tung ra những hồ sơ lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền về một bãi cạn tranh chấp ở gần Philippines tại Biển Đông.

Theo các chuyên gia hàng hải, trong khi chiến dịch tuyên truyền rõ ràng thể hiện việc Bắc Kinh sẽ có quan điểm cứng rắn với Manila ở cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough thì những lý lẽ pháp lý chính xác cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và phạm vi lãnh thổ bị ảnh hưởng lại vẫn không hề chắc chắn.

Giống như hầu hết các tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên và chiến lược quan trọng Biển Đông, Bắc Kinh vẫn còn mơ hồ về các chi tiết.
Theo tiết lộ của WikiLeaks, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn. Ảnh: wordpress
Điều đó cho phép giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện trước những người dân với chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao rằng, họ có thể bảo vệ quyền của Trung Quốc trong kiểm soát một vùng lãnh thổ đại dương.

"Sự mập mờ này phục vụ mục đích trong nước của Trung Quốc là đảm bảo tính hợp pháp của chính phủ và thỏa mãn quan điểm dân chúng”, Sun Yun, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc tại Washington D.C từng là nhà phân tích cho Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho biết.

Điểm nóng 

Xung đột chủ quyền ở Biển Đông khiến nơi đây trở thành một trong những điểm nóng nhất, có nguy cơ châm ngòi cho xung đột tại châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển cung cấp khoảng 10% lượng cá đánh bắt toàn cầu và mang giá trị 5 nghìn tỉ USD trong giao dịch thương mại đường biển.

Mỹ - nước tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông - gần đây đã tiến hành tập trận hải quân với Philippines gần bãi cạn Scarborough. Họ tăng cường sự hiện diện trong khu vực với nỗ lực thực hiện một phần chiến lược “trục xoay” hướng về châu Á sau hơn một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Đối đầu gay gắt ở bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) bắt đầu từ tháng trước, khi Bắc Kinh điều tàu hải giám ngăn chặn không cho Philipines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở khu vực tranh chấp.

Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền với bãi cạn. Philippines nói, nó nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - nghĩa là họ có quyền khai thác các tài nguyên tự nhiên trong khu vực này.

Hồ sơ lịch sử

Trong một phản ứng có phối hợp từ Bắc Kinh, người phát ngôn chính thức của chính phủ, các nhà ngoại giao cấp cao và báo chí đều đưa ra những viện chứng lịch sử từ các triều đại cổ xưa để đáp trả tuyên bố chủ quyền của Manila.

Họ nói, tài liệu cho thấy, các thủy thủ Trung Quốc đã phát hiện ra đảo Hoàng Nham từ 2.000 năm trước và trích dẫn hồ sơ các chuyến thăm, quyền hoạch định bản đồ cũng như cư trú của bãi cạn từ thời Tống (960-1279 SCN) cho tới thời kỳ hiện đại.

Trung Quốc còn triển khai một số tàu tuần tra bán quân sự hiện đại nhất tới bãi cạn như nỗ lực thể hiện sức mạnh trỗi dậy, cho dù vẫn đang giữ hải quân ở một khoảng cách nhất định.

Một người phát ngôn chính phủ Philippines hôm thứ tư cho hay, Trung Quốc có gần 100 tàu thuyền ở bãi cạn, gồm cả 4 tàu tuần tra chính phủ. Trước đó, Manila yêu cầu tất cả tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi khu vực.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng, chỉ có 20 tàu cá Trung Quốc tại đây - một số lượng bình thường tại thời điểm này trong năm và khẳng định họ hoạt động phù hợp với pháp luật Trung Quốc.

Đường 9 đoạn

Các chuyên gia lưu ý rằng, Bắc Kinh thường xuyên đưa ra phạm vi tuyên bố chủ quyền của họ với cái gọi là đường 9 đoạn, bao trùm khoảng 90% trong 3,5 triệu km2 Biển Đông trên các bản đồ Trung Quốc.

Ranh giới mơ hồ này lần đầu tiên được chính thức công bố trên một bản đồ của chính quyền Trung Quốc năm 1947 và được tái hiện ở những bản đồ sau đó.

Trong khi Bắc Kinh không gặp khó khăn gì khi sản xuất ra những bằng chứng lịch sử để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền liên quan tới rất nhiều đảo, vỉa đá thì lại có rất ít tài liệu để chứng tỏ bản đồ 9 đoạn xuất phát từ đâu.

Bức điện tín ngoại giao tháng 9/2008 của Mỹ mà WikiLeaks tiết lộ cho thấy, đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thông tin rằng, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc - Yin Wenqiang - đã “thừa nhận” ông không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn.

Bãi cạn Scarborough rơi vào phạm vi đường 9 đoạn, cũng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai nhóm đảo quan trọng nhất đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Luật Biển

Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền với cả hai quần đảo trên nhưng vẫn chưa xác định rõ bao nhiêu phần lãnh thổ còn lại nằm trong phạm vi đường 9 đoạn mà họ đưa ra yêu sách tuyên bố chủ quyền.

Một lý do cho sự thiếu minh bạch này là, Trung Quốc đã ký vào Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Nếu Bắc Kinh xác định rõ các tuyên bố chủ quyền của mình để phù hợp với những quy định của công ước này, thì rõ ràng họ sẽ bị giảm bớt phạm vi lãnh thổ mong muốn và chính quyền sẽ đối mặt với những chỉ trích khi chủ nghĩa dân tộc dâng cao.

Ở phương diện khác, nếu Bắc Kinh tối đa hóa phạm vi các yêu sách chủ quyền bao gồm toàn bộ hay hầu hết khu vực trong đường 9 đoạn, họ sẽ gặp khó khăn khi bào chữa theo luật quốc tế và gây phản ứng với những nước láng giềng.

"Không có lựa chọn nào dẫn tới viễn cảnh hứa hẹn”, Sun nói.

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục mơ hồ, các chuyên gia nhấn mạnh, nhất là trong bối cảnh nước này đứng trước sự chuyển giao lãnh đạo dự kiến vào cuối năm nay.

Thái An (theo Reuters)

Chuyện con cua và cán bộ "cận dân": "Cao chạy xa bay" mới quản lý...

Thương người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" một nắng hai sương đến khi có thành quả chỉ để mà 'ngắm' chơi.
Thời gian gần đây tại một tỉnh xa nhất nước bỗng trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Mà có gì mới đâu cơ chứ, chuyện nông dân khốn khổ bị thương lái Trung Quốc quỵt tiền hay "xù" theo những bài bản quen thuộc đã xẩy ra cách đây hàng thập kỷ. Vẫn chiêu đẩy giá cao để người người, nhà nhà đổ xô vào làm đến khi có hàng rồi bỗng nhiên mất hút.
Đó là chuyện con cua ở Cà Mau. Theo người dân Năm Căn, địa phương "vùng sâu vùng xa" nhất nước, từ 4 - 5 năm nay thương lái Trung Quốc đã đến đây thu mua cua. Ban đầu trả tiền rất "ngọt", thậm chí trả tiền trước, nhưng sau cứ lần lượt gối đầu, rồi sang nợ và cuối cùng trốn mất.

Còn chuyện củ khoai ở Vĩnh Long, cũng vậy. Thương lái Trung Quốc hoạt động như chỗ không người. Mua bán thu gom cứ như ở đất họ. Làn sóng trồng khoai dâng cao, giá cả được đẩy lên, thế là nhà nhà lao vào trồng, đến khi sản phẩm tràn đồng, họ liền hạ giá mua nhỏ giọt hoặc đánh bài chuồn.
Thương người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" một nắng hai sương đến khi có thành quả chỉ để mà 'ngắm' chơi.
Một điểm thu mua cua của thương lái Trung Quốc - Ảnh: Gia Bách/ Thanh Niên  
Kể cũng lạ những chiêu như vậy đã xẩy ra ở phía Bắc hàng chục năm nay. Từ chuyện nuôi chó cảnh, chuyện mua móng trâu, rễ Hồi, đến chuyện mua đỉa mua cây hoa Hải đường. Có người thạo các chiêu lừa kiểu trên cho biết, các thương lái đến thu gom nhưng họ có mang về nước đâu. Lúc đầu thì mua với giá cao để người người nhà nhà săn lùng hoặc sản xuất. Đến khi đẩy giá lên cao ngất ngưỡng, hàng hiếm họ liền xuất những thứ đã mua để bán lại. Đến khi bán hết thì họ đánh bài chuồn còn người dân và những người "năng động" làm ăn đi thu gom thì rơi vào cảnh trắng tay, nhìn hàng để đấy.
Cũng một chiêu đấy, cũng những người của đất nước ấy mà sao dân mình lại không biết mà phòng nhỉ. Phải chăng dân ta ngây thơ, vì lòng tham hay vì họ không có thông tin?
Lòng tham cũng có đấy, không trách được người dân. Kiếm được một đồng thời "gạo châu, củi quế" đâu phải đơn giản. Chỉ tính sơ sơ giá cả cao ngất thế thì làm gì mà không lao vào. Khốn nỗi họ chỉ nhìn thấy trước mắt.
Còn chuyện không có thông tin? Có người lập luận, ta hiện nay có hàng ngàn tờ báo, tạp chí, hàng trăm báo mạng rồi vô số các trang blog sao lại nói không có thông tin? Nước ta hiện nay đứng vào hàng những nước phát triển mạnh nhất về thông tin cơ mà. Nhưng khốn nỗi có thông tin và thông tin có đến với người dân hay không lại là chuyện khác. Ở những vùng sâu vùng xa hiện nay, lo chạy từng bữa ăn thì lấy đâu ra tiền mua báo, mua tivi để xem, chưa nói đến dùng đồ xa xỉ là máy tính.
Thế cán bộ của ta đâu? Những người có điều kiện đọc báo xem tivi, truy cập mạng? Thì cứ xem cán bộ ta ở một số nơi lo cho dân thế nào thì đủ biết. Có địa phương được Chính phủ bỏ tiền giúp cho trong vụ bão lụt những năm trước thì cán bộ lại "năng động" đem chia cho người nhà hay thân quen. Hay chuyện tiền Tết của dân được Chính phủ hỗ trợ, một vài nơi cán bộ "cất kỹ" quá nên hết cả mùa xuân, đào mai rụng hết cũng chẳng thấy tiền đâu. Những vụ ấy báo đài đã chỉ đích danh và đã bị xử lý kỷ luật. Tệ hại hơn có cán bộ khi bão đến không lo chống bão cùng dân mà đang say mê tiệc rượu thì đủ biết thông tin đến được với dân bằng cách nào.
Nói dại có vụ việc gì xẩy ra thì chỉ tổ người dân lãnh đủ. Mà đúng là người dân đã lãnh đủ. Thương lái sang bên này cả năm trời, đi đủ các nơi như chỗ không người, thu mua các kiểu, tận tình chỉ bảo "trồng cây gì, nuôi con gì" thế mà chẳng nơi nào quản lý hay báo cáo. Trên một tờ báo, ông Phạm Hữu Đức - Chủ tịch UBND xã Thuận An (Vĩnh Long) một cán bộ cấp "cận dân" cho biết: "Tất cả các thương buôn này đều có hộ chiếu du lịch và đến đây kinh doanh thông qua phiên dịch. Còn lại hoạt động kinh doanh của họ như thế nào, địa phương không thể quản lý được".
Và đến khi sự việc xẩy ra thì chính quyền mới vào cuộc. Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cũng "đang chỉ đạo các ngành, các huyện rà soát số nợ của thương lái Trung Quốc". Không quản lý được để họ cao chạy xa bay  thì rà soát nợ để làm gì nhỉ?
Tác giả: ĐĂNG TẤN (TVN)

Nhân nhượng Trung Quốc trên Biển Đông là tự sát

Đó gần như chắc chắn là lời khẳng định từ Mỹ và các quốc gia đồng minh nhằm nhắc nhở Philippines cần phải luôn kiên quyết trước những hành động gây hấn có “hệ thống” của Trung Quốc trên Biển Đông...


Không để Trung Quốc tự tung tự tác, Mỹ sẽ là hậu phương lớn của ASEAN
Tại đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ 25 tại Manila, Philippines không thảo luận về vấn đề tranh chấp tại bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario dự định sẽ trình bày vấn đề tranh chấp ở Scarborough tại cuộc họp cao cấp của đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Bộ ngoại giao Philippines nói chủ đề lần này tại hội nghị cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là “vai trò hòa giải của các nước thành viên”, Albert del Rosario sẽ phát biểu về các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường hòa bình, dự báo xung đột cũng như tính chất quan trọng của việc tìm kiếm các phương pháp phù hợp với tình hình thực tế.
Theo truyền thông Philippines, nước này đang nhận được sự giúp đỡ quân sự từ nhiều nước cung cấp tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, mua sắm máy bay.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines - Trung Quốc, tại Hội nghị đối thoại Mỹ - ASEAN lần này, đại diện phía Mỹ nhấn mạnh mong muốn xây dựng một bộ quy tắc hành động ở biển Đông.
Ông Joseph Yousang Yun, Phó trợ lý Giám đốc khu vực an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Quốc hội Mỹ cho rằng, đây là ý kiến mà Mỹ đề xuất với các lãnh đạo cấp cao của ASEAN, đối với tình hình căng thẳng hiện nay ở khu vực này, điều này sẽ rất có lợi.
“Chúng tôi rất mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể xây dựng một bộ quy tắc ứng xử. Tôi cho rằng điều này đều có lợi cho cả hai bên”. ông này nói.
Không thể nhân nhượng đối với Trung Quốc, bởi càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới... 
Vào đầu năm nay trong công du vài nước Đông Nam Á, ông McCain và Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cũng nói tới vấn đề Biển Đông. “Đang có căng thẳng gia tăng với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông và những vấn đề khác, nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp tiếp cận đa phương với Trung Quốc, cũng như là việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và các quốc gia Asean sẽ giúp giải quyết những vấn đề này”, Thượng nghị sĩ McCain chia sẻ.    
Thượng nghị sĩ Lieberman thì cho rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Mỹ rõ ràng có những mối quan ngại chung về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. “Đây là điều không chấp nhận được đối với bất cứ quốc gia nào”, Thượng nghị sĩ Lieberman khẳng định. “Ở một khía cạnh nào đó, chúng tôi là đồng minh của Philippines và nhiều quốc gia khác, vì chúng tôi không chấp nhận sự khẳng định chủ quyền của một cường quốc trên Biển Đông”.
Theo vị thượng nghị sĩ bang Connecticut, việc khẳng định chủ quyền phải thông qua biện pháp thương lượng hòa bình hoặc thông qua luật pháp quốc tế.
“Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với lãnh đạo các quốc gia có chung biển Đông, chúng tôi thấy họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của khối ASEAN”, ông Lieberman nói.
Nước xa khó cứu lửa gần, Philippines tự hiện đại hóa quân đội để “kháng” Trung
Có được sự ủng hộ tích cực từ Mỹ và nhiều quốc gia khác nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các quốc gia Asean chỉ trông đợi vào sức mạnh từ bên ngoài.
Thay vì trông chờ thụ động, các quốc gia có chung biển Đông cần chủ động cải tiến, từng bước hiện đại hóa quân đội trước tình hình mới.
Ý thức được điều này, hải quân Philippines đã rất tích cực nghiên cứu chế tạo khí tài phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc song song với việc tìm kiếm nguồn bổ sung từ bên ngoài. Bằng chứng là mới đây, hải quân nước này đã giới thiệu một loại tàu tấn công đa dụng (Mpac) mới do chính quốc đảo Đông Nam Á tự chế tạo, trong dự án hiện đại hóa hệ thống phòng vệ lãnh thổ kéo dài 5 năm.
Mpac được thiết kế phục vụ việc triển khai binh sĩ nhanh chóng trong các chiến dịch đặc biệt. Tầu này được trang bị các súng máy M-60 và có thể mang theo tối đa 21 lính được vũ trang đầy đủ.
Lớp vỏ của Mpac được làm bằng nhôm hàn kín. Chiếc tàu tấn công phản lực mớn nước nhẹ này có thể hoạt động tại các vùng nước nông, đồng thời có thể tiến hành những cuộc điều động và vây ráp bất ngờ. Nó cũng có thể hỗ trợ việc đổ quân lên những bờ biển ở các điều kiện khác nhau. Vận tốc tối đa mà Mpac đạt được là 35 hải lý/giờ. Nó có thể được triển khai tại bất cứ nơi đâu ở Philippines.
Philippines hy vọng với loại tầu mới tự sản xuất trong nước sẽ góp phần cải thiện sức mạnh hải quân của quốc gia này 
Theo thiết kế Mpac có khá nhiều điểm tương đồng với loại tầu tuần duyên hạng nhẹ của Mỹ có tên sói biển Riverine CB. Cho dù không được đánh giá cao bằng “người anh em” bên Mỹ, nhưng rõ ràng loại tầu mới của Philippines có thể “tự tin” đối đầu với đội tầu hải giám, ngư chính của Trung Quốc.
Cùng ra mắt với Mpac là hai chiếc tàu chống thảm họa đa dụng (MPDR). Hai tàu này là dạng tàu đổ bộ có thể hoạt động cả trên bộ và dưới nước, với sức chứa tối đa là 20 người. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin tiếp tục cam đoan rằng quân đội nước này cam kết đẩy nhanh việc mua mới các khí tài hiện đại. Đây là một phần trong dự án hiện đại hóa hệ thống phòng vệ lãnh thổ kéo dài 5 năm của quốc đảo Đông Nam Á.
Trước mắt, hải quân Philippines sẽ được trang bị khoảng 6 chiến tầu loại này để đưa ra biển Đông trực tiếp phối hợp với số tầu hiện có để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của quốc gia này.
Về lâu dài hải quân Philippines sẽ tiếp tục đặt mua một số tàu khu trực, 5 trực thăng hải quân, tiếp tục mở rộng hệ thống theo dõi bờ biển và các dự án nâng cấp năng lực bảo vệ biển đảo. Những động thái trên của Philippines chứng tỏ quốc gia này sẽ kiến quyết “kháng” Trung đến cùng.
Thái Yên (Tổng hợp/PNTD