Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

21.6.12

Hiểm họa mang tên 'thầy thuốc Trung Quốc' ở Việt Nam

Cơ quan chức năng ở đâu? Ai bảo vệ người dân?... Đó là những câu hỏi nhức nhối về một vấn đề không mới - phòng khám Trung Quốc “móc túi” người bệnh.

Từ những lời quảng cáo “hấp dẫn” trên truyền hình, nhiều bệnh nhân đã xoay xở, kể cả vay mượn... để tìm đến phòng khám Trung Quốc mong chữa trị dứt bệnh cho mình. Nhưng họ không ngờ rằng mình lại bị “giam lỏng” vì không có khả năng chi trả những khoản viện phí “cắt cổ”.

Không chỉ vậy, đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM còn phát hiện rất nhiều sai phạm tại phòng khám như hoạt động quá chức năng cho phép, sử dụng nhiều loại thuốc Trung Quốc chưa xuất trình được giấy phép lưu hành, sử dụng cả những loại thuốc đã quá hạn sử dụng. “Bác sĩ” Trung Quốc phẫu thuật cho bệnh nhân VN cũng chưa xuất trình được bằng cấp chuyên môn.
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận - Ảnh: Đức Thanh 
Thế nhưng ông Li Jian Hua, đại diện phòng khám, vẫn ngang nhiên to tiếng rằng: “Người nước ngoài đã cho ăn một bữa ăn thịnh soạn, không những không trả tiền mà còn quay lại đánh người ta một cái”.

Không phải lần đầu tiên bệnh nhân của phòng khám Trung Quốc “kêu cứu”. Hơn mười năm trước, tình trạng “móc túi” bệnh nhân cùng nhiều sai phạm tại phòng khám Trung Quốc (hoặc có “bác sĩ” Trung Quốc) đã được đặt lên bàn cơ quan có trách nhiệm về y tế. Và mười năm sau, vẫn sai phạm cũ: quảng cáo quá thực lực, nhận điều trị bệnh quá khả năng chuyên môn, thu tiền giá trên trời...

Không rõ trong thời gian qua các cơ quan quản lý đã làm gì để rồi một số phòng khám Trung Quốc vẫn tự tung tự tác, móc túi người dân. Ở nhiều trường hợp, vụ việc chỉ bị phơi bày bởi báo chí, khi đó cơ quan chức năng mới vào cuộc. Nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”, người dân đã “tiền mất tật mang” vì phòng khám Trung Quốc? Với kiểu quản lý này đã dẫn đến hậu quả là nhiều phòng khám Trung Quốc lờn thuốc, danh sách những nạn nhân của phòng khám Trung Quốc chưa dừng lại.
Ông Li Jian Hu (giữa), đại diện phòng khám, giải trình sự việc với cơ quan chức năng. 
Không thể nói rằng người dân phải tự bảo vệ mình, đừng để bị móc túi vì thiếu hiểu biết... Nói như thế là vô cảm. Bởi không phải người dân nào cũng đủ khả năng chuyên môn hay những hiểu biết nhất định để không bị rơi vào lọc lừa, gian dối, nhất là khi họ trong tình trạng bệnh tật. Nhiều phòng khám Trung Quốc liên tục vi phạm cũng có nghĩa là họ đã lờn thuốc, xem thường cả cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật nước sở tại.

Từ những sai phạm nhỏ, họ đã đi xa hơn khi giam lỏng cả người bệnh. Không rõ những cơ quan chức năng có xấu hổ khi để người dân liên tục bị lừa lọc, móc túi bởi các phòng khám Trung Quốc. Nếu cứ kiểu quản lý như thế này, khi đã lờn thuốc không biết rồi đây các phòng khám Trung Quốc còn đối xử thế nào với người bệnh mà họ xem là những cái máy in tiền.

“Cơ quan chức năng ở đâu? Ai bảo vệ người dân? Tình trạng lờn thuốc, coi thường pháp luật của các phòng khám Trung Quốc còn kéo dài tới bao giờ?...” - những câu hỏi đó vẫn liên tục được nêu ra mà người đứng đầu ngành y tế phải có trách nhiệm trả lời cho dân.

QUỐC THANH - THÙY DƯƠNG (TUỔI TRẺ ONLINE)




Trung Quốc phản đối luật biển của Việt Nam

Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.


Việt Nam cũng lên tiếng đáp trả, nói rằng Trung Quốc "chỉ trích vô lý".

Tin về quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.

Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam 
Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".

“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”

Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.
Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là 'chuyên khu', dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính 'quản lý' Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.

Cấp 'khu', mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là 'prefecture', hoặc lớn hơn là 'autonomous region' (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.

Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6.

Báo chí Việt Nam cho hay ngay Điều 1 của Luật Biển đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.
Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Việt Nam đáp trả

Từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".

Thông cáo trên trang mạng Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."

"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".

Ông Nghị nói tiếp: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."
Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn từ lâu nay 
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm '16 chữ' và tinh thần '4 tốt' vì lợi ích của nhân dân hai nước," ông tuyên bố.
Thành phố?

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố hôm nay rằng Trung Quốc “phát hiện sớm nhất, đặt tên và liên tục thi hành quản lý chủ quyền đối với các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

“Việc thành lập thành phố Tam Sa lần này là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính các đảo, bãi ngầm và vùng biển quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa của tỉnh Hải Nam,” người này nói.

Trước đây, có tin nói Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa tháng 11/2007.

Khi tin này loan ra, một loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại Việt Nam để phản đối cuối năm 2007.
Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời văn phản đối trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn: "Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: Tây Sa hải đảo và Nam Sa hải đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Các đảo này và vùng phụ cận thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Trung Quốc.

"Bất cứ nước nào đưa ra đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và theo đó áp dụng bất cứ hành động nào đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là phi pháp và vô hiệu."

Trong khi đó Luật Biển của Việt Nam cũng khẳng định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

Mặc dù vậy Luật cũng nói Việt Nam chủ trương "giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình" theo các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Báo chí trong nước nói Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng ý của 99,2% đại biểu.

Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, đã chứng kiến nhiều sự cố trong thời gian gần đây.

Trong đó các vụ bắt ngư dân đánh cá giữa các nước ngày càng tăng kèm theo những sự cố như vụ chạm trán gần đây giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough hay trước đó là vụ Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh cho tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

BBC




Campuchia bàn giao 2 ngôi làng biên giới cho Việt Nam

Việc bàn giao này dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và hãng thông tấn BBC (Anh) đã dẫn lại các thông tin từ báo Phnom Penh Post của Campuchia, theo đó Campuchia sẽ bàn giao hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam theo một hiệp ước ký kết gần đây giữa hai nước.

Sau đây là  2 bài viết của VOA và BBC

***

VOA: Campuchia sắp nhượng 2 ngôi làng cho Việt Nam

Tờ Phnom Penh Post ngày 18/6 đưa tin một Bộ trưởng cao cấp của Campuchia loan báo Campuchia sẽ phải nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam nếu muốn giữ lại 2 ngôi làng khác.

Bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Va Kimhong, cho biết chính phủ Campuchia sẽ phải thỏa hiệp với Việt Nam để giữ được hai ngôi làng khác là Thlock Trach và Anlung Chrey (thuộc huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham) trong khuôn khổ tiến trình phân định biên giới giữa hai nước.

Ông Kimhong nói Campuchia giữ được hai ngôi làng vừa kể nhưng bắt buộc phải tìm bất kỳ khu vực nào trong tỉnh Kampong Cham để trao lại cho phía Việt Nam theo điều mà ông mô tả là một sự thỏa hiệp.


Tuy nhiên, ông Kimhong không nêu tên cụ thể hai ngôi làng phải trao cho Việt Nam.

Năm ngoái, chính phủ Campuchia loan báo tăng tốc tiến trình phân định biên giới với Việt Nam và Lào.

Cáo buộc về việc Việt Nam lấn chiếm đất là đề tài gây phẫn nộ mạnh mẽ tại vương quốc Campuchia. Đảng đối lập của nước này có tên là Sam Rainsy cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để mất đất cho Việt Nam.

Lãnh tụ đảng Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi bị Campuchia tuyên án hơn chục năm tù vì nhổ bỏ 1 cột mốc biên giới và phổ biến một bản đồ Google chứng minh cho lời tố cáo rằng Việt Nam lấn đất của Campuchia. 

Ông Yim Sovann, phát ngôn nhân của đảng Sam Rainsy nói đòi hỏi của Việt Nam về đất đai dựa trên một hiệp ước bổ sung không thể chấp nhận.

Hiệp ước 2005 bổ sung cho Hiệp ước 1985 về Phân định Biên giới Quốc gia giữa Việt Nam với Campuchia

Nguồn: The Phnom Penh Post, Khmerization.blogspot.com, Cambodia.org

***
BBC: Campuchia 'sẽ mất hai làng cho VN'

Một bộ trưởng cao cấp của Campuchia nói rằng nước này sẽ phải cắt hai làng biên giới để trao cho Việt Nam trong đàm phán biên giới, báo Phnom Penh Post đưa tin.

Ông Va Kimhong, bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, được dẫn lời nói Phnom Penh sẽ phải thỏa hiệp để giữ được hai làng khác, Thlock Trach và Anlung Chrey tại huyện Ponhea Krek ở tỉnh Kampong Cham.

Ông Kimhong nói: "Chúng ta vẫn giữ cả hai ngôi làng nhưng chúng ta có nghĩa vụ phải tìm bất kỳ vùng nào ở Kampong Cham để đền cho Việt Nam.

"Đó là điều chúng tôi gọi là thỏa hiệp."

Theo Phnom Penh Post, chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong năm ngoái đã tuyên bố đẩy nhanh quá trình phân định biên giới với Việt Nam, vốn bắt đầu từ năm 1985, sáu năm sau khi Việt Nam đánh đổ Khmer Rouge.

Chính phủ của ông Hun Sen bị đối lập cáo buộc để mất đất vào tay Việt Nam  
Nhật báo bằng tiếng Anh này nói ông Va Kimhong không nói rõ những làng nào sẽ được trao cho Việt Nam để giữ hai ngôi làng hiện nay trong đó có Anlung Chrey, quê của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.

Tờ báo cũng trích lời ông Sean Penh Se, chủ tịch của liên minh các tổ chức phi chính phủ mang tên Ủy ban Biên giới Campuchia, nói rằng chính phủ cần tham khảo ý kiến của những người sẽ mất đất nếu không sự hoán đổi của họ là không chấp nhận được.

Hiệp ước bổ sung

Cáo buộc Việt Nam lấn chiếm đất của Campuchia gây bức xúc lớn tại nước này và là vấn đề bản lề trong tranh cử của đảng đối lập Sam Rainsy.

Lãnh đạo đảng này hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi nhận án tù hơn mười năm ở Campuchia vì nhổ một cột mốc biên giới và công bố bản đồ Google để chứng minh cho điều ông gọi là sự lấn chiếm của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Sam Rainsy, ông Yim Sovann, được dẫn lời nói đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Tuy nhiên ông Sovann nói đảng của ông không chấp nhận hiệp ước 2005 và riêng tên của hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey đã cho thấy các làng này thuộc về Campuchia.

Hai cư dân của làng lân cận với hai ngôi làng tranh chấp nói lính Việt Nam dùng hai làng làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo VOA & BBC


Việt Nam - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới

Ngày 2/4/2012, Thủ tướng Việt Nam và Campuchia có cuộc hội đàm song phương ở Phnom Penh, nhân dịp đoàn Việt Nam đến dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Truyền thông Việt Nam cho hay trong cuộc gặp, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hun Sen "nhất trí tiếp tục triển khai các thỏa thuận đã đạt được, tập trung tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành phân giới cắm mốc".

Biên giới giữa hai quốc gia trở thành một vấn đề chính trị tại Campuchia từ sau khi Việt Nam rút quân, dẫn tới cuộc tổng tuyển cử năm 1993 do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Tranh cãi

Trong giai đoạn chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) cầm quyền sau khi Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, Campuchia và Việt Nam ký ba thỏa thuận biên giới chính.

Năm 1982, ông Hun Sen, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, cùng Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử. Theo đó, vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước.

Trong hai năm 1983 và 1985, hai nước ký hai hiệp ước về quy chế biên giới, đáng chú ý là nguyên tắc biên giới hai nước "là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất".

Tuy vậy, từ sau bầu cử đa đảng lần đầu năm 1993, các đảng như Funcinpec, Đảng Sam Rainsy, bác bỏ mọi hiệp định biên giới mà chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) đã ký với Việt Nam với lý do đây chỉ là vệ tinh của Việt Nam và nhà nước này đã không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận.

Năm 1996, Quốc vương Sihanouk cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ bằng cách lấn mốc giới vào tỉnh Svay Rieng 300 đến 400 mét.

Tháng Tư năm đó, phái đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Phnom Penh, bàn việc biên giới với hai đồng thủ tướng Ranarridh và Hun Sen.

Ông Kiệt đề nghị lập cơ chế chính thức để giải quyết, nhưng Campuchia bác bỏ.

Trong chiến dịch tranh cử năm 1998, Hoàng thân Ranariddh cáo buộc ông Hun Sen là lờ đi những vi phạm của Việt Nam. Đến cuộc bầu cử kế tiếp năm 2003, Đảng Sam Rainsy lại chỉ trích Hun Sen là nhượng bộ Hà Nội về biên giới.

Trước sức ép trong nước, Campuchia - nay dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen - ký với Việt Nam Hiệp ước bổ sung về biên giới quốc gia năm 2005.

Hiệp ước này đã có tác dụng giảm bớt căng thẳng từ vấn đề biên giới.

Tuy vậy, vẫn có chỉ trích, ví dụ từ Đảng Sam Rainsy nói ban lãnh đạo Campuchia hiện thời đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng "mất đất".

Việt Nam cho biết, đến nay hai nước mới chỉ phân giới được 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới.

Chỉ có 72 mốc được cắm trong tổng số 322 mốc giới dự kiến.

Theo BBC

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

LTS: Tiếp nối câu chuyện về Tam Nông, Mục "Gặp gỡ & Đối thoại" tuần này của Tuanvietnam xin được giới thiệu cuộc trò chuyện của phóng viên Huỳnh Phan với Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, người đứng đầu Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn - cơ quan tham mưu chính cho chính phủ trong việc hoạch định chiến lược nông nghiệp mới.

Cách đây khoảng một năm, tại Buôn Ma Thuột, khi phóng viên hỏi TS Đặng Kim Sơn về đề án "Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia & Mô hình nông thôn mới tích hợp liên hoàn" của Tập đoàn Trung Nguyên, ông đã nói: "Phải nói đó là bức tranh quá đẹp. Mà cái gì đã quá đẹp thì chỉ tồn tại trong giấc mơ thôi."

Thế nhưng, sau một năm, ông chủ tập đoàn Trung Nguyên hầu như đã chứng minh được với những người có trách nhiệm ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh về tính khả thi của nó, cũng như đã thuyết phục được một đối tác nước ngoài cùng thực hiện giấc mơ đó cùng với ông.

Thế còn giấc mơ của ông Viện trưởng về chiến lược nông nghiệp mới?

Thả mồi bắt bóng

Theo ông, cho đến giờ nông nghiệp được coi là có vai trò như thế nào trong nền kinh tế?

Có hai quan niệm rất khác nhau, nhưng lại thống nhất với nhau như hai mặt của đồng tiền.

Theo cách nghĩ thứ nhất, nông nghiệp là cái cần hy sinh để làm nền móng, làm bậc thang đầu tiên cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau này, khi nông nghiệp bị thu hẹp lại, nền kinh tế sẽ bù đắp cho nó.
TS Đặng Kim Sơn
Theo cách nghĩ thứ hai, nông nghiệp là phần lạc hậu, là phần mà ánh sáng văn minh chiếu không tới và đô thị vươn không đến. Đó là chỗ rắc rối nhất, dễ cháy nhất, dễ lụt lội nhất, dễ nổi loạn nhất. Khủng hoảng và đói nghèo đều ở đấy cả, cho nên cần phải đề phòng và giám sát hết sức cần thận, cũng như rất cần cưu mang.
Về nguyên tắc người ta nghĩ nông nghiệp sẽ tiêu biến. Giai cấp nông dân như ở nước ngoài chiếm chưa tới 5% thì coi như tiêu biến, lột xác và biến thành giai cấp khác. Nông thôn sẽ biến mất nhường cho thành thị, hay phát triển nông thôn chính là đô thị hóa. Công cuộc phát triển nông nghiệp, hay công nghiệp hóa nông nghiệp, thực chất là đa dạng hoá các ngành nghề khác nhau để giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.

Rất may là hình như thông qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta đã học được bài học về sự hy sinh nông nghiệp để phát triển nông nền công nghiệp gia công trình độ thấp và tận khai tài nguyên khoáng sản, đúng không ạ?
Cuộc khủng hoảng vừa rồi nói cho mình nhiều chuyện, nhưng cái chính là sự tất yếu về con đường đi của mình là phát triển theo chiều sâu. Không thể không vượt qua ngã rẽ từ chiều rộng sang chiều sâu được.

Quan điểm của nước ta về công nghiệp hóa là phải sản xuất thật nhiều sản phẩm công nghiệp, phát triển đô thị thật nhiều, thật nhanh, cũng như tỷ trọng công nghiệp phải lớn. Điều đó dẫn đến hệ lụy là đến các tỉnh, chúng ta luôn được nghe những câu đại loại như "thu hút được bao dự án nước ngoài, tỷ trọng công nghiệp trong thu ngân sách là bao nhiêu...". Ít có ai quan tâm tới lợi thế so sánh của địa phương của mình.


Chính vì vậy, người ta đã lấy đi đất màu mỡ ở vùng Đông Nam Bộ, hay Tây Nguyên, để làm khu công nghiệp, kể cả công nghiệp khai khoáng. Nhiều nơi làm không thành công thì chuyển sang làm sân gôn.

Như ở Hòa Bình, có những ngọn núi rất đẹp, người ta cho nổ mìn, nghiền đá để bán, lấy đất làm khu công nghiệp. Còn Vịnh Hạ Long là vịnh đẹp hàng đầu thế giới mà người ta nỡ san đá xuống vịnh làm khu công nghiệp...

Tất cả những ví dụ đó là minh chứng rõ ràng của cái tư duy "không biết sở trường của mình là gì".
Thế giới ngày nay đang cạn dần nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên tự nhiên. Với sự gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu thì nông sản sẽ là một hàng hóa khan hiếm. Tức là về dài hạn, thế giới sẽ bước sang một điểm rẽ, nơi nông nghiệp được đánh giá là một ngành hàng có giá trị cao. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và đối xử với nông nghiệp một cách khác hẳn.

Và chính ngành nông nghiệp lại là một tiền đề để các ngành công nghiệp đi theo nông nghiệp phát triển?

Vấn đề lại là so sánh lợi thế từng nước. Chẳng hạn, Nhật Bản họ không dại gì đi vào nông nghiệp.
Nhưng ở Việt Nam có lợi thế so sánh về nông nghiệp, thì đây không chỉ là cơ hội mà là lối đi duy nhất để bước vào hàng ngũ một nước công nghiệp mới. Bây giờ chúng ta không thể nào nói về một ngành công nghiệp ô tô như Nhật Bản, hay một ngành công nghiệp điện tử như Hàn Quốc, hoặc thậm chí một công xưởng của thế giới như Trung Quốc. Bởi chúng ta làm gì cũng ở mức lắp ráp, và còn lắp ráp ở mức thấp nhất nữa.

Trong khi đó, làm nông sản thì khác hẳn. Chúng ta có nguồn nguyên liệu, lại sát những thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài nông sản, hàng loạt các ngành công nghiệp đi cùng có thể phát triển. Đó là chưa nói tới chuyện Việt Nam cũng là thị trường lớn với gần 100 triệu dân, và chỉ riêng việc cung ứng đủ thị trường nội địa đã là một miếng bánh lớn với giá trị gia tăng rất cao.

Giấc mơ của ông Viện trưởng

Với tư cách là người đứng đầu một cơ quan tham mưu về chiến lược và chính sách nông nghiệp cho chính phủ, xin ông cho biết hình dung của ông về một nền nông nghiệp mà Việt Nam phải xây dựng, để có thể phát huy cái lợi thế so sánh đó?

Thứ nhất, người sản xuất nông nghiệp phải liên kết ngang với nhau làm thành hợp tác xã. Còn các hiệp hội liên kết với nhau thành chuỗi ngành hàng. Người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh... đều gắn với nhau.
Không phải gắn với nhau bằng hợp đồng kinh tế, mà là sự liên kết ba bốn nhà. Bởi vì theo hình thức hợp đồng có cái hay là rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, nhưng lại có sự lỏng lẻo là người ta ký hay không tuỳ theo ý thích, hoặc dễ bị lợi ích trước mắt chi phối.

Cái liên kết ở đây là liên kết thành một thể chế. Một cá thể mà rời bỏ thể chế đó thì không thể sống được. Nhiều nhà thì mới mua được cái máy, thuê cái cửa hàng, mới chung nhau cái thương hiệu, cái hệ thống tiêu chuẩn, cũng như cùng tiếp cận nguồn tín dụng.

Thứ hai, một chiến lược nông nghiệp mới phải đảm bảo toàn bộ sự liên kết như vậy.

Thứ ba là vấn đề chuyên nghiệp. Đã sản xuất nông nghiệp thì cần phải có tiêu chuẩn, có kỷ luật của một nền sản xuất hiện đại, cũng như đối với các ngành giao thông, vận tải, xây dựng chẳng hạn.

Tức là phải có quy chuẩn, co thương hiệu, có sự đảm bảo chất lượng. Chứ ngành nông nghiệp không thể theo kiểu "cha truyền con nối" như bao đời nay, bao thế kỷ nay.

Qui chuẩn ở đây được hiểu là người sản xuất nông nghiệp phải làm ra một sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, Đông Nam Á, hay châu Âu..., tuỳ theo thị trường mà sản phẩm đó hướng tới. Tức là phải học cả kỹ thuật lẫn quản lý.

Như vậy, anh nông dân phải có bằng cấp. Bằng ở đây không phải là cái chứng chỉ khuyến nông được cấp sau mỗi khóa học. Mà anh nông dân đã có "bằng nông dân" phải lái được máy cày, phải biết chăm sóc sản phẩm nông nghiệp như thế nào để người tiêu dùng không bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc và phân bón sử dụng trong quá tình nuôi trồng. Hay anh nông dân phải nuôi trồng thế nào để không ảnh hưởng tới thiên nhiên.

Nói tóm lại, anh nông dân phải biết kiến thức về kỹ thuật, cơ khí, nông học, môi trường và quản lý. Như vậy, không phải ai cũng làm được anh nông dân.

Thậm chí, những người làm nghề nông theo liểu cha truyền con nối, với con trâu đi trước - cái cày theo sau -con người đi sau rốt, cũng không thể làm người nông dân trong tương lai được.

Bằng cấp cũng thể hiện tính chuyên biệt của nghề nông, chứ không chung chung như hiện nay được. Anh nông dân trồng rừng thì phải chuyên nghiệp về trồng rừng, anh nông dân chuyên trồng lúa thì phải chuyên trồng lúa...

Cái mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) thể hiện rất rõ sự manh mún của nền nông nghiệp nhỏ. Đã chăn nuôi là phải nuôi mấy trăm đầu lợn, chứ không phải như người dân tộc để dưới gầm nhà mấy con trâu, mấy con gà, một - hai con con bò, mà gọi là chăn nuôi được. Chăn nuôi phải cách ly ra, rồi khi vào trại chăn nuôi, người nông dân phải làm tuân thủ tất cả các thủ tục, như đi qua vôi, mặc áo quần bảo hộ được khử trùng....

Thứ tư, khi đã sản xuất lớn, chuyên môn hóa và liên kết với nhau rồi, anh nông dân Việt Nam còn phải liên kết toàn cầu.

Chúng ta lấy ví dụ về khu công nghiệp ở Việt Nam cho dễ hiểu. Hiện nay, khu công nghiệp của mình chia làm hai loại. Loại thứ nhất là "thượng vàng hạ cám", làm ra sản phẩm xong là đưa thẳng ra cửa hàng, hay đại lý của mình. Loại thứ hai là của các nhà đầu tư nước ngoài như Canon, Toyota..., và linh kiện từ nhiều nước được nhập vào đây để lắp ráp. Khu công nghiệp loại thứ hai này đang nằm trong liên kết toàn cầu.

Anh nông dân Việt Nam đã làm sản xuất lớn thì phải nằm trong liên kết toàn cầu đó. Tức là dùng nguồn nguyên liệu ở nơi khác, thậm chí nước ngoài nhập về, rồi nâng cao giá trị nó lên. Và tất cả sản phẩm trong một thời gian nhất định phải được chuyển đến những địa điểm nhất định để đưa đi bán trên thế giới.

Như vậy, sản phẩm của người nông dân từ chất lượng, những thành phần hợp thành, thời gian, không gian, đều phải nằm trong liên kết toàn cầu. Đây là cách sản xuất khác hẳn cách sản xuất cũ, khi nhà sản xuất mà không cần biết nhu cầu ở nước ngoài ra sao, hay luật pháp, tỷ giá, hàng rào chất lượng, giá thức ăn gia súc..., như thế nào.

Thứ nữa, các sản phẩm phải được thiết kế sản xuất trên lợi thế so sánh của địa phương và của quốc gia. Chúng ta sẽ có một số sản phẩm quốc gia là những sản phẩm cả nước tập trung vào làm, với sự tham gia của trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm sản xuất giống, và đảm bảo đầy đủ nhãn mác, thương hiệu, bao bì, quảng bá ... Giống như người Malaysia với sản phẩm cọ dầu, hay người Brasil làm cây cà phê.

Còn những ngành hàng mà Việt Nam không có lợi thế thì chúng ta kiên quyết chuyển sang nhập khẩu. Tiền từ đâu ư? Từ tiền lãi xuất khẩu.

Ví dụ như sữa, ta không có điều kiện bằng họ, nên chỉ có thể làm ở những vùng có điều kiện nhất thôi. Những cái chúng ta làm được như mía đường, dầu ăn... tiến tới là cà phê. Không dại gì mà cố gắng mọi giá trên những vùng không có thuận lợi để sản xuất sản phẩm có thể nhập khẩu ở nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều.

Điểm cuối cùng của nền nông nghiệp tương lai là trong một nền sản xuất lớn, chuyên môn hóa, toàn cầu hóa, ranh giới giữa đô thị nông thôn bị xóa nhòa. Một trang trại sản xuất hiện đại thì mức đầu tư, trình độ của người quản lý, kỹ thuật viên cao không kém gì nền công nghiệp cả. Giá trị sản xuất ra cũng không kém gì nhau cả.

Một khu mà người nông dân sinh sống như vậy đòi hỏi hạ tầng, dịch vụ cao để phục vụ cả đời sống lẫn sản xuất thì chẳng khác gì một khu đô thị hiện đại cả. Vì thế nó đòi hỏi ngược lại từ những ngành công nghiệp hỗ trợ, vật tư, giao thông, hạ tầng, cảng biển... Một nền nông nghiệp như thế phải gắn với một xã hội hiện đại, và đòi hỏi sự liên kết công nghiệp - nông nghiệp,ầhy đô thị - nông thôn, phải rất chặt chẽ. Đó là bức tranh của một nền nông nghiệp hiện đại.

Những thách thức không dễ vượt qua

Đây đó nhiều điểm trong bức tranh ông đưa ra đã được người ta nhắc đến, nhưng tại sao đến giờ vẫn chỉ là một viễn cảnh thôi?

Muốn làm được nền nông nghiệp như thế sẽ có những khó khăn rất lớn mà cho đến bây giờ vẫn chưa xử lý được.

Thứ nhất, tích tụ đất đai, muốn làm được nền sản xuất nông nghiệp lớn thì phải tích lũy được đất đai. Như vậy, luật và chính sách đất đai phải có thay đổi. Từ trước đến nay, luật và chính sách đất đai của chúng ta thiên về bảo vệ công bằng, chia phải chia đều, và không khuyến khích tích tụ đấy đai. Nói cách khác, chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi cái định kiến về địa chủ thời phong kiến, mà không nhận thức được rằng tư duy tiểu nông mới là thách thức lớn nhất của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.
Thứ hai, trong luật  pháp về đất đai, sở dĩ có cái khái niệm sở hữu toàn dân là vì chỉ sợ đất đai rơi vào tay tư nhân, sau này nhà nước cần không lấy lại được.

Quan điểm của ông?

Với định hướng cho một nền sản xuất như vậy, đất đai phải thuộc về tay những người làm ăn có hiệu quả, để đất đai phải phát huy tác dụng và được bảo vệ. Rõ ràng hai mục tiêu của luật đất đai và nền sản xuất mới của chúng ta đang rất khác nhau. Thay đổi là điều không dễ.

Những người ủng hộ cho quan điểm "công bằng kiểu cào bằng" lập luận rằng nếu tiến hành tập trung hóa đất đai thì lao động dư thừa sẽ giải quyết ra sao?

Nền sản xuất ngày nay khác với nền sản xuất thế kỉ 18-19 là phát triển theo chiều rộng, tăng vốn, tăng lao động và giờ làm, theo công thức của Mác, thì đầu ra tăng. Nhưng hiện nay, việc đảm bảo cho đầu ra tăng lên còn bao gồm cả yếu tố khoa học công nghệ.

Như thế bài toán tiếp sau đất đai là giải quyết lao động. Hiện nay, chúng ta không có một ngành công nghiệp nào mà chúng ta có thể tăng lao động lên để lấy sản phẩm cả, bởi nó vẫn bị giới hạn về quy mô công nghệ, nhà xưởng, thị trường... Hơn nữa, về lâu dài, Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước có giá lao động thấp hơn.

Vì vậy, chúng ta cần nghĩ đến đầu ra khác, nhất là với một nền kinh tế có lao động chất lượng chưa cao như hiện nay. Chúng ta phải đối mặt với một thách thức là chuyển nền giáo dục đang khủng hoảng của chúng ta sang một nền giáo dục có thể nâng cao chất lượng tay nghề. Bởi vì khi muốn thu hút lao động sang ngành khác thì chỉ có một đối pháp là đào tạo người lao động lên trình độ cao hơn.
Ông nghĩ sao về câu chuyện chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp? Không ít nông dân, nhất là ở miền Bắc, vẫn sống tạm ổn với cái mô hình VAC mà ông cho là nhỏ lẻ, manh mún.

Vấn đề chuyên môn hóa nông dân cũng là thách thức lớn. Nếu nông dân được chuyên môn hóa thì quan trọng nhất thì cần phải có động lực để buộc người ta chuyên môn hóa. Tức là phải học lên, tham gia thi, anh nào không lấy được bằng thì phải tự rút ra.

Kinh nghiệm của những nước thành công với chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là họ đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng, có "bằng" thì mới được tích tụ đất đai, được vay vốn, được bảo hiểm nông nghiệp, cũng như nông sản họ làm ra mới được đóng dấu chất lượng và được bán với giá cao...

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Đó là những câu chuyện về mặt chính sách, đòi hỏi phải rất cương quyết, nhất là trong vấn đề tích tụ đất đai. Những người hiện nay có nhà vườn, trang trại, không trực tiếp sản xuất mà đi thuê người làm, đang chiếm hữu không ít đất đai. Chúng tâiphỉ đặt ra tiêu chuẩn "người nông dân phải là sản xuất trực tiếp". Cần một quyết tâm rất lớn của xã hội và đó là thách thức rất lớn.

Đúng vậy. Về mặt xã hội, đây cũng là cách trả lại vị thế công bằng cho người nông dân.

Nhân nói đến chuyện này, sự bất bình đẳng về đối xử giữa thành thị và nông thôn cũng là một thách thức không nhỏ đối với mục tiêu liên kết giữa đô thị và nông thôn. Anh nông dân bị cấm không được nhập hộ khẩu vào Hà Nội, không được mang xe công nông vào Hà Nội. Hay gần đây còn bị cấm không được gánh hàng rong vào nhiều tuyến phố ở Hà Nội

Thế nhưng, anh nông dân thì không có quyền được cấm gì anh thành thị cả. Cái gì tốt nhất của nông thôn, từ con người đến nông sản, thì thành thị lấy hết. Còn những thứ thành thị thải ra thì đổ hết về nông thôn. Con người thì lúc ngon lành lên thành phố mong lập nghiệp, tìm vận may, đến khi thất bại thì "về quê".

Vấn đề ở đây không phải chuyện cấm, mà phải hòa hợp với nhau. Câu chuyện này sẽ đụng chạm tới rất nhiều vấn đề. Như muốn giải quyết vấn đề quyền chuyên môn hóa của người nông dân thì phải xử lý được nhóm lợi ích. Làm thế nào để quyền hạn, vị thế của người nông dân cũng được công nhận như công chức, thị dân, hay doanh nhân.

Dường như những vấn đề ông đặt ra không chỉ đụng chạm tới luật pháp, thậm chí là Hiến Pháp, hay chính sách, mà còn là vấn đề thay đổi quan niệm xã hội?

Còn sao nữa. Tất cả những cái đó sau cùng vẫn qui về khái niệm "thay đổi tư duy". Anh sẽ phải nghĩ rằng nông nghiệp không phải là đám đông nhất, nghèo nhất, lạc hậu nhất, và nằm ở bên ngoài đô thị và dòng chảy của sự phát triển. Cần phải thấy đó chính là nền tảng của sự phát triển bền vững, là cái phao đỡ cho quá trình phát triển.

Hơn thế nữa, như Michael Porter đã nhận xét, lợi thế so sánh duy nhất của Việt nam là nông nghiệp. Muốn nền kinh tế thị trường phát triển, trước hết anh phải dựa vào lợi thế so sánh của mình đã. Như vậy, nông nghiệp ít nhất phải được sánh ngang hàng với các khu vực kinh tế khác.
Xin cám ơn ông.


Tác giả: HUỲNH PHAN
Tuanvietnam




Nhìn cô "bán hoa" ra anh "bán tàu"

Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.

Để không mất thời gian của những người tò mò, xin thưa ngay là không phải lấy tựa bài chẳng ăn nhập gì nhau để "câu" độc giả cho bài viết này. Mà chúng ta bắt đầu suy luận theo kiểu "Tại sao gái đứng đường lại giống "ông già Noel"?" của nhóm tác giả kinh tế Steven D. Levitt và J. Dubner từ các nghiên cứu của The Economist mới đây.

Theo suy luận này thì các cô gái bán hoa và các "ông già Noel" ở Mỹ giống nhau ở chỗ đều tận dụng cơ hội mùa vụ để tăng thêm thu nhập và tăng giá.

Nếu dịch vụ ông già Noel tăng giá vào dịp lễ, thì số lượng và giá của các cô gái bán hoa cũng tăng khi nhu cầu mua dâm tăng.

Thế còn chuyện hoa hậu mại dâm và thất thoát ở Vinalines có gì liên quan? Hãy bắt đầu từ mức giá 2.000 đô la và thậm chí có thông tin là 30.000 đô la cho những lần đi khách của các chân dài, tăng giảm theo thứ bậc từ C đến A.
Ảnh minh họa. Nguồn: DNSG
Trong thương mại, hiện tượng phân biệt giá xảy ra khi có sự khan hiếm hoặc sự khác biệt. Giả như cũng một chiếc túi xách nữ, nguyên vật liệu như nhau nhưng Hermes, Louis Vuitton, Chanel giá hàng chục ngàn đô la so với một chiếc túi không tên tuổi chỉ khoảng vài chục đô la.

Cũng như thế, hàng trăm, hàng ngàn cô gái đang đứng đường với giá vài trăm ngàn đồng sẽ thấy tủi nhục hơn rất nhiều khi biết "đồng nghiệp" của mình lại có giá gấp hàng - chục - ngàn - lần. Khác biệt là rất lớn dù "công việc" không khác gì nhau.

Việc bắt người bán dâm từ đề tài thuộc phạm trù "tủi nhục - xấu hổ" được dư luận chuyển sang khai thác thành phạm trù định giá "cao cấp - không cao cấp".

Theo "lý thuyết mùa vụ" nói trên, khi số lượng người mua tăng lên đột biến ắt sẽ dẫn đến sự tăng số lượng người bán.

Động lực xúc tác khiến số người bán tăng lên ở đây là cơn say tiền của xã hội, cùng với đó là sự xuống cấp về đạo đức khi món hàng lại là thân xác và nhân phẩm. Hai ngàn đô la xem ra là cái giá quá đắt cho một cô gái mất nhân phẩm và quá rẻ với một kẻ ranh ma giàu lên bất ngờ.

Để đánh giá nhân phẩm, có nên so sánh 2.000 đô la bán thân của hoa hậu với 10 đô la nhân viên hải quan nhận hối lộ, sẵn sàng bán rẻ danh dự công chức lẫn thể diện quốc gia?

Bởi vì, nhân phẩm và liêm chính đều là những phẩm chất cần có của một con người có đạo đức. Sự phân biệt giá trong thương mại xuất hiện khi có một số khách hàng được người bán xếp vào diện sẵn - sàng - trả - giá - cao. Mua một món đồ, mục đích của những khách hàng này nhiều khi không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cộng thêm về đẳng cấp, về phong cách hưởng thụ để khu biệt với số đông.

Sẵn - sàng - trả - giá cao ở đây chỉ có các đại gia. Ở ta, không có khái niệm thượng lưu hay quý tộc.
Tất cả những người giàu có, cỡ đi xe Rolls Royce Phantom trở lên đều được xếp vào hàng đại gia, dù xuất phát điểm hoặc động cơ làm giàu của họ có thể là bán cá, đốn rừng hay buôn lậu.

Lấy giá thấp nhất của một lần "mây mưa" phi pháp với chân dài hạng C là 2.000 đô la, quy đổi ra tiền đồng là gần 50 triệu đồng, bằng số tiền công chức thu nhập khá ở thành phố để dành trong nửa năm, còn nếu quy đổi ra lúa và thu nhập của người nông dân thì thời gian để dành (nếu có thể) là vài ba năm.

So sánh để thấy rằng không - thể - nào một người bình thường có được cơ hội vui vẻ cùng chân dài. Chỉ có đại gia thừa rất nhiều tiền hoặc tiêu tiền không phải của mình mới chấp nhận đánh đổi một lần qua đêm với chân dài như thế.

Vì thế, theo cách loại suy thì sẽ có cơ sở khi đưa những kẻ tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng trong những dự án kiểu Vinalines, Vinashin hoặc các dự án ODA PCI vào đối tượng tình nghi mua dâm hoa hậu.

Nếu như biết tội nghiệp cho cô hoa hậu "bán hoa" hết cơ hội làm lại cuộc đời khi bị phơi hình trên mặt báo, thì cũng cần thấy sự nguy hiểm đối với xã hội của những đại gia không chỉ là chuyện liên quan đến tình dục lệch lạc, mà liên quan đến số tiền đốt cho thú vui bệnh hoạn đó.

Nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn trong đánh giá nhân phẩm và liêm chính đã dẫn đến những nhầm lẫn trong lựa chọn đại diện cho cái đẹp và cán bộ, dẫn đến những hậu quả nhỡn tiền: những cô gái mất phẩm hạnh vẫn có thể thành hoa hậu, còn cán bộ dù làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vẫn được đề bạt lên chức cao hơn.

Cũng sẽ rất sai nếu tách biệt chuyện tham nhũng và lãng phí đại sự với chuyện "lá cải" của những kẻ thụ hưởng bất bình thường, kể cả cách thụ hưởng tình dục theo cách phi pháp.

Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.

Đó hoàn toàn không thuộc đề tài của cuộc tranh luận báo "lá cải" và không "lá cải" đang diễn ra.

Bởi vì, nếu theo cách suy luận gái bán dâm ít nguy hiểm hơn kẻ mua dâm nêu trên, thì báo "lá cải" thật ra ít nguy hiểm hơn cơ chế đẻ ra những tờ "lá cải", và ít nguy hiểm hơn rất nhiều "nguyên liệu" mà xã hội đang tạo ra những thông tin "lá cải" đó.

Theo Anh Thư/ DNSG


Nhà báo Võ Trung Dung: Nhà báo phải có tư cách nhà báo

Võ Trung Dung, nhà báo tự do sống ở Pháp được tiếp cận với kỹ năng của báo chí phương Tây. anh đã có hơn hai mươi năm đi viết bài tại nhiều quốc gia, có mặt tại các điểm nóng chiến sự, quan tâm đến các vấn đề chính trị quốc tế, làm nhiều phóng sự điều tra. Bạn đọc Việt Nam đã từng biết loạt phóng sự do anh viết về người Việt nhập cư chui lủi trong các cánh rừng xứ người. Anh cũng cộng tác với nhiều báo đài trong nước và là một trong số các nhà báo quốc tế được đánh giá là “rất ít người biết Việt Nam rõ như vậy”.

Bạn đọc rất chú ý những phóng sự điều tra đặc biệt của anh và muốn biết làm cách nào anh xâm nhập vào khu rừng Calais (Pháp) có người Việt nhập cư lậu vào năm 2009 để thu thập được nhiều thông tin như vậy?

Khu rừng lớn lắm, không biết thì không tìm được đâu. Phải hỏi thăm cảnh sát, các cha xứ, thu thập tin tức từ báo chí địa phương... Họ chỉ cho quy luật đi về của những người này, giờ nào ra ngoài mua bánh mì, giờ nào lấy nước... Lần theo đó, tôi tìm gặp những người nhập cư, tìm cách vào rừng nơi họ sinh sống.

Anh có phải giấu thân phận khi hành nghề, giấu mình là nhà báo để thâm nhập cho dễ như nhiều nhà báo Việt Nam thường làm không?

Tôi vào rừng và tự giới thiệu. Rất ít khi tôi giấu tư cách phóng viên, vì nếu làm như vậy sẽ không lấy được nhiều thông tin. Chỉ khi làm việc gì đó với mục đích có thêm không khí, mắm muối cho bài viết thì tôi mới không giới thiệu mình là nhà báo. Tôi hỏi hải quan một ngày bắt được bao nhiêu người nhập cư lậu, và được biết rằng mỗi ngày có cả mấy trăm xe cam - nhông chở người nhập cư lậu đi qua, nhưng lâu lâu họ mới chụp được một chiếc. Tôi phỏng vấn những người nhập cư lậu, những người đã thoát rồi.

Nhưng họ là dân nhập cư lậu, trốn chui nhủi, làm sao dám nói chuyện với nhà báo? Anh thuyết phục họ bằng cách nào?

Nhà báo Võ Trung Dung

Tôi đưa danh thiếp, nói rõ tôi là thế này, không ép ai cả, tôi chỉ chụp hình, quay phim họ một khi họ đồng ý. Hỏi họ có muốn nêu tên thật hay không. Và giữ lời. Tôi không hứa giúp họ điều gì. Đừng lừa dối bằng cách hứa hẹn, cốt được việc mình. Tôi chỉ muốn biết vì sao họ cố sống chết đến được đây, để phải ăn ở trong điều kiện như thế này. Người thứ nhất không nói, người thứ hai, thứ ba không nói. Rồi người tiếp theo nói cho một chút, người tiếp nữa nói được nhiều hơn... Ai kể cho nghe thì tôi cảm ơn, không kể thì thôi. Những ai không kể, có thể tôi hỏi nhiều lần. Bởi tôi biết họ khổ, họ cần được nói ra. Theo tôi, quan trọng là xử sự với nhau theo cách giữa con người với con người và họ cảm thấy mình thành thật.

Các nhà báo ở Việt Nam vẫn phải đóng giả để thâm nhập thực tế, như giả làm hộ lý bệnh viện, nhân viên ở khách sạn để điều tra đường dây mại dâm, nhất là khi điều tra chống tiêu cực, hối lộ. Anh nghĩ đó có phải là phương pháp tốt?

Quan điểm của tôi, nhà báo phải có tư cách nhà báo, chính danh. Trừ khi để viết sách, cần hiểu sâu tâm trạng, thân phận, thêm mùi vị. Báo chí không cần thiết theo cách đóng giả đó, mà phải có phương pháp khác. Muốn biết tiêu cực, thái độ phục vụ của bệnh viện đâu có khó. Đi theo người khám bệnh, phỏng vấn bệnh nhân, hộ lý.

Theo công thức xã hội học điều tra, trong mười người nói có khoảng bảy người nói đúng. Không cần đóng giả, chỉ hãn hữu trong những việc quan trọng liên quan đến lợi ích cộng đồng và không còn phương pháp nào khác. Nghĩa là tùy vào thông tin ấy có quan trọng cho cộng đồng không (luật của Liên minh châu Âu còn cho phép phạm luật nếu việc điều tra ấy có liên quan đặc biệt quan trọng đến lợi ích lớn của cộng đồng). Còn đóng vai để vào động gái nghe tâm trạng, theo tôi là không ích gì. Có thể vào để quan sát, miêu tả, nhưng thông tin từ việc đó là cực kỳ ít. Cần phải qua nhiều nhân chứng. Thực hiện phóng sự 80% là nghiên cứu, tài liệu, 20% đi lấy màu sắc thực tế.

Một nhà báo Ý đi lấy tài liệu viết sách phóng sự xã hội về giới xã hội đen (mafia), thế lực toàn cầu ghê gớm thế, mà ông không giấu mình. Ông làm trong ba năm liền. Năm đầu tiên không ai thèm nói gì cho ông. Cứ kiên nhẫn rồi sau đó cũng có người không sợ, nói ra. Sách của ông gây chấn động. Dù bị đe dọa, ông vẫn công khai mình là nhà báo.

Làm phóng sự điều tra, anh có gặp phải những rắc rối kiện tụng?

Trong phóng sự điều tra, vấn đề pháp lý rất quan trọng. Những rắc rối thường gặp là người viết bị kiện vu khống. Vậy nên thông tin phải đưa ra cho ban phụ trách luật nghiên cứu trước. Làm nhà báo viết phóng sự điều tra, điều quan trọng không phải là xâm nhập lấy thông tin, mà là tư liệu và xây dựng các mối quan hệ. Phải tốn rất nhiều thời gian.

Nhưng  phóng viên khi viết bài đã buộc phải qua bước tự phối kiểm thông tin?

Kiểm tra tin tức chỉ là lý thuyết, lỗi thường gặp chính là sự hấp tấp. Phóng sự không "ăn nóng" được, phải kiểm tra hai, ba nguồn, phỏng vấn một số người khách quan. Tuyệt đối không dùng những dữ liệu bí mật quốc gia.

Anh viết về chiến tranh, bắt cóc, thị trường thuốc Tây, cúm heo, phỏng vấn đại sứ, nhà văn... Làm sao có thể biết rành rẽ tất cả mọi điều như thế? Anh đã đầu tư cho kiến thức như thế nào?

Tôi sẽ nghĩ ra đề tài để viết sau khi đã đầu tư công sức trong một quãng thời gian dài. Quá trình thu thập thông tin đã tích lũy những vấn đề hay, khi có biến động thời sự sẽ nảy ra cho mình đề tài thích hợp. Thí dụ, vấn đề Myanmar, tôi đã theo dõi hai, ba năm. Khi có biến chuyển thời sự ở nước này, tôi đã có đủ tư liệu và mối quan hệ để viết bài một cách đầy đủ. Làm báo là bán hàng, thông tin là chiến lược và thương mại. Nghề báo là một lý tưởng nhưng cũng là một sản phẩm kinh tế. Phải sản xuất, phải đầu tư thông tin, phải bán. Không nên mắc cỡ khi nói ra chuyện này. Tôi viết cho báo Việt Nam từ những gì ở nước ngoài đi vào. Viết cho châu Âu thì từ những gì châu Á đi ra.

Anh đã đầu tư những thông tin về mảng chính trị quốc tế như thế nào mà thường đáp ứng rất nhanh và có những bình luận sâu sắc về những sự kiện lớn?

Báo chí yêu cầu phải có ngay, nhưng nếu viết giống thông tấn thì không ai cần. Sự kiện xảy ra ở nước ngoài, nhà báo đang ở đó quan sát, chi tiết "màu mỡ" hay hơn, nhưng đó không phải tin tức. Thông tin ở chỗ khác. Thí dụ, kết quả bầu cử tổng thống ở Pháp, chỉ cần hơn bốn dòng là xong. Nhưng khi nghiên cứu chiều sâu: cơ cấu nền dân chủ, hệ thống, cương lĩnh như thế nào, giải thích vai trò truyền thông báo chí, dư luận trong bầu cử..., thì để làm được điều đó, các mối quan hệ cá nhân là cực kỳ quan trọng. Dựa trên lòng tin tưởng nghề nghiệp và tác phong làm việc, mới có được những thông tin mà đồng nghiệp không có. Tôi xây dựng quan hệ ở hai nơi: câu lạc bộ báo chí chuyên ngành và quan hệ với những người viết về khoa học chính trị... Tôi viết nhiều lĩnh vực, thể thao cũng có nhưng ít, chỉ có tài tử là không viết thôi.

Đặc biệt yêu thích viết mảng chính trị quốc tế, anh đã đầu tư cho lĩnh vực này như thế nào?

Chính trị quốc tế rất quan trọng. Không nước nào có thể sống được một mình, tất cả đều liên quan đến nhau. Ngay trong lĩnh vực kinh tế, một quốc gia bị cảm, sổ mũi là tất cả cũng bị lây liền. Mối quan hệ chính trị của các chính phủ trong Liên minh châu Âu là vùng tôi thích viết. Bất cứ lĩnh vực nào, kinh tế, chính trị, xã hội, nếu chỉ đọc tin thông tấn, nghe truyền hình thì hoàn toàn không đủ và quá trễ. Các tin thông tấn, kể cả các blog báo chí công dân tuy không phải dân nhà nghề nhưng đều cung cấp thông tin và có nhiều người đọc cả.

Báo chí chuyên nghiệp nhà nghề có trách nhiệm đi xa hơn và cung cấp những điều giúp xác định đúng, sai. Muốn độc đáo phải đi xa hơn. Tôi tham gia nhiều câu lạc bộ nhà báo quốc tế ở Paris, ở đó các phóng viên làm việc, gặp gỡ, cà phê, có khi mời bộ trưởng tới như họp báo bán chính thức. Thông tin bên lề rất quan trọng. Tôi tham gia các hội nghị quốc tế, các cuộc họp của nhóm G8, Liên minh châu Âu, viện nghiên cứu chính trị, các ThinkTalk (nhóm tư vấn)... Phải tổ chức nhiều nguồn dữ liệu, làm hồ sơ chính trị châu Á, các nước như Trung Quốc, Myanmar... Còn có những hồ sơ nhỏ hơn nữa về xã hội và vùng, khu vực. Trước đây tôi viết về Nam Mỹ, châu Phi. Đôi khi vì là thành viên của câu lạc bộ nghiên cứu, tôi được mời thuyết trình các vấn đề liên quan đến Việt Nam.

Khi đó, anh thường nói những gì?

Nói về vai trò, các quá trình chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay, về tổ chức nhà nước, Đảng, Quốc hội, về một số mâu thuẫn tồn tại trong lĩnh vực kinh tế...

Người nghe thường hỏi và quan tâm đến những gì?

Họ hỏi những vấn đề về dân chủ, quan tâm đến vai trò của Quốc hội...

Anh viết cho nhiều báo lớn của Pháp và một số nước khác, vậy vì sao anh không trở thành phóng viên chính thức cho một tờ báo nào đó mà chọn con đường nhà báo tự do có vẻ không ổn định?

Nếu muốn trở thành phóng viên của một tờ báo, tôi cũng có đủ điều kiện. Nhưng trong tờ báo dù có tốt, có lý tưởng đi nữa cũng vẫn là các mối quan hệ con người, quan hệ nội bộ, cạnh tranh chức quyền... Làm như hiện nay, tôi được tự do 100%. Cái giá phải trả là cuộc sống không có kế hoạch. Thu nhập tháng có tháng không. Cuộc sống không ổn định. Có những bài đầu tư tốn kém hơn tiền nhuận bút. Nếu có gia đình thì càng chịu nhiều áp lực, nên 90% nhà báo tự do phải ly dị.

Hy vọng anh không sa vào số 90% đó chứ?

Cũng sa rồi. Thật khó biết được.

Theo anh, phải có những gì để trở thành một nhà báo giỏi?

Sống cho đàng hoàng, đạo đức. Chọn nghề báo là có lý tưởng rồi. Ở Pháp, nếu đi làm một thợ điện sướng hơn nhiều. Tôi tin vào truyền thông chính xác, chất lượng, sẽ làm cho xã hội phát triển. Xã hội là tập hợp những người bỏ lá phiếu bầu ra người lãnh đạo đất nước. Mình không kêu gọi, mà cung cấp cho họ thông tin, công cụ để biết cái hay, dở, tốt xấu. Làm báo được tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp xã hội, từ người ăn xin cho đến tổng thống. Nhà báo nhìn cuộc sống xám xám, không trắng cũng không đen. Không đưa những phán đoán cực đoan. Thấy một hiện tượng, phải nghĩ rằng sự thật phía sau chưa chắc như thế. Nhà báo là một người quan sát đưa sự thật đó cho người ta đọc, không nói hay, dở. Khi cần tỏ quan điểm thì viết xã luận.

Anh nghĩ gì về đạo đức nghề báo?

Chấp nhận cuộc sống, đừng mơ giàu, vì kinh tế không phải là cái gì quá quan trọng. Nếu viết tốt thì vẫn sống được. Thứ hai: phải có sự cứng rắn, bởi nghề này có những cám dỗ khủng khiếp.

Tôi đã có lần viết bài vì sao gạo Thái Lan là số một thế giới. Hiệp hội xuất khẩu gạo quốc gia này rất giàu, có tới 99% là người Thái gốc Hoa, họ mời mọc, đón tiếp. Tôi từ chối ở khách sạn năm sao, đưa đón bằng xe Mercedes. Họ gửi phong bì số tiền tương đương một tháng thu nhập, tôi phải cảm ơn không nhận. Viết cả tháng trời không bằng một cái phong bì, rất dễ cầm. Vậy nên khó nhất đối với nghề báo không phải là những luật lệ, mà là có chống chọi được với cám dỗ hay không, từ chối được hay không.Sống phải thật với mình, với mọi người. Hiền thì đừng làm ra vẻ dữ. Người ta nhận ra ngay, không tin tưởng, sẽ cho thông tin đến mức nào đó thôi.

Làm báo, kiến thức phải rộng. Thí dụ, viết về kinh tế cũng phải am hiểu tất cả, vì chúng đều có sự liên đới, tác động qua lại với chính trị, xã hội... Dù không trực tiếp đi nữa, cũng sẽ cho chúng ta sự phán đoán tốt. Trong thế giới ngày nay, thông tin truyền thông là một chiến lược để mà thắng.

Theo anh, tuổi già có đáng sợ với nhà báo lắm không?

Gừng càng già càng cay. Trẻ thì xông xáo. Phóng viên chiến trường phải chạy hàng chục cây số mỗi ngày thì người ba mươi tuổi chắc chắn có ưu thế hơn người năm mươi tuổi. Người ba mươi tuổi thấy cái gì bên ngoài rất nhanh, còn người năm mươi tuổi còn thấy được cả những gì phía sau. Tôi còn nhờ việc tham gia dạy học để thấy mình không "hết đát". Sinh viên dở hơn mình, nhưng qua các câu hỏi ngây thơ của họ mình hiểu thêm những gì chưa biết. Có gì hay, mình truyền đạt cho học trò và học lại từ các em. Thầy trò cùng học chung. Nhà báo Jean Claude Pomonti của báo Le Monde đã ngoài bảy mươi tuổi, ông vẫn lang thang ở Bangkok viết bài. Ai đã theo nghề báo, chắc chỉ thôi không viết khi bị bệnh Alzheimer.

Anh có tham gia giảng dạy, xin anh cho nhận xét việc đào tạo nhà báo bên đó thế nào?

Có hai loại trường, một loại đại học năm năm, còn một loại là những trường lớn tuyển người tốt nghiệp các đại học khác rồi về đào tạo thêm hai năm. Năm đầu, học một số công cụ như cách điều tra, sử dụng thống kê, cách dùng từ ngữ... Năm sau, học các phương tiện báo in, điện tử, phát thanh, phóng sự truyền hình, sử dụng các công cụ cần cho nghề nghiệp... Có cả một đài truyền hình mô phỏng cho học viên thực hành.

Cuộc sống của một nhà báo tự do như anh có gì khác biệt?

Một năm tôi chỉ ở nhà một nửa thời gian. Đi làm phóng sự nhiều, ở khách sạn nhiều. Vì thế thời gian ở với gia đình tôi không làm việc vào buổi tối, vì chỉ lúc đó cả nhà quây quần đông đủ, phải dành thời gian ấy cho gia đình. Chỉ khi sáng sớm cả nhà còn ngủ, mới tranh thủ dậy sớm đọc sách, viết bài. Sử dụng thời gian chết khi di chuyển trên xe điện, phi trường để đọc sách.

Chắc ai sống với nhà báo tự do như thế, phải thông cảm lắm.

Nhà báo nhìn cuộc sống xám xám, không gì đen hay trắng hẳn. Tôi đã từng thấy những người rất giàu sau thành nghèo và ngược lại. Không cái gì mãi mãi. Bà xã tôi thường bảo "anh hay rắc rối".
Nhưng chị hiểu anh?

Hiểu là một chuyện. Chấp nhận khó khăn hằng ngày là chuyện khác.

Anh có nhận xét gì về đặc điểm người đọc ngày nay?

Nhiều người "cái gì cũng biết nhưng không biết gì". Mới đây, trên máy bay, tôi có ngồi cạnh một anh đi học tiến sĩ ở nước ngoài về. Anh giở tờ báo thấy bài về bà đại biểu Quốc hội Hoàng Yến đang đứng trước việc bị bãi nhiệm. Chỉ nhìn tấm hình (chắc mấy bữa đó nhiều báo đăng) anh ta bảo hình này thấy rồi, bài cũ, không đọc.

Anh tham gia viết báo Việt Nam nhiều, anh thích đọc những tờ nào nhất?

Tôi thích nhiều, trong đó có cả một số tờ báo nhỏ thôi, gần đây có báo Người cao tuổi viết về vấn đề đất đai có dựa vào luật rất tốt. Có lẽ vì người cao tuổi ở nông thôn nhiều và hiểu rõ chăng. Tờ Người lao động cũng tốt lên nhiều.

Là nhà báo nước ngoài hay về nước viết, anh thấy điều gì hay, dở ở Việt Nam?

Xã hội năng động, làm việc này không được, xoay làm việc kia, giống châu Âu ở chỗ đó. Quan hệ tình bạn lý tưởng. Nếu ở châu Âu bạn chỉ là bạn, thì ở đây người ta có thể bỏ cả bữa ăn trưa để làm điều gì đó cho bạn. Cái dở là tham nhũng, con ông cháu cha, thiếu lý tưởng chính trị. Nếu chọn lý tưởng cộng sản, theo con đường xã hội chủ nghĩa thì phải cố gắng thực sự để đạt tới nó. Còn thực tế, nhiều người không có lý tưởng gì hết. Miệng nói thôi, còn làm thì trật lất. Tôi gặp những người thế hệ kháng chiến, thấy họ có lý tưởng chính trị tốt hơn.

Nếu phóng viên trẻ muốn nghe một ý kiến về nghề nghiệp, anh sẽ nói gì với họ?

Đừng chỉ mơ làm việc to tát như đi viết chiến sự Trung Đông, mà chuyện kể nơi góc đường kia cũng hay vậy.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Báo chí sống trong dân và trung thực chia sẻ với dân

Đó là sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng theo kỳ vọng của Karl Marx : "báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ. Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đếu biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó"*.


Dõi theo những phóng sự nóng bỏng, những thông tin giàu sức cảnh báo, với nội dung truyền cảm đầy tính thuyết phục mà để thu thập được, những người làm báo phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, kể cả không loại trừ khả năng bị đe doạ đến tính mạng, sẽ hiểu ra được cuộc chiến đấu trên trận địa này không kém phần cam go. Sự nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, tính chính xác trong nhìn nhận và phân tích sự kiện của một số nhà báo tài năng thể hiện trên nhiều trang của những tờ báo được công chúng đón chờ, đã thổi một luồng sinh khí vào đời sống xã hội.
Phóng viên tác nghiệp
Xã hội nhận ra ở đó cách nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật, phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, từ đó, tạo ra một áp lực của dư luận xã hội đấu tranh chống lại những tiêu cực, những trì trệ, thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ trong bộ máy đang kìm hãm sự phát triển của đất nước. Những trang báo, những cây bút ấy đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của báo chí. Cũng chính vì thế, người đọc thực sự biết ơn những cây bút trung thực và can đảm dám nói lên sự thật, cho dù có phải trả giá đắt cho việc đó.

Thì chả phải những nhà báo tâm huyết như Thức, như Thục Vy, như Vương, những nhân vật trong cuốn phim "Đàn Trời" đang chiếu trên tivi đã suýt chết vì thiên phóng sự giàu sức tố cáo đó sao! Thế lực bảo kê cho tội ác lại do Chủ tịch Tỉnh cầm đầu. Và một khi quyền lực Nhà nước câu kết với bọn ăn cắp cùng với thế lực "xã hội đen" hình thành nên một tổ chức "mafia" lũng đoạn các hoạt động kinh tế, thì về bản chất, nó đã trở thành vấn đề xã hội chính trị cực kỳ nguy hiểm, uy hiếp sự tồn vong của chế độ. Đừng quên rằng hình ảnh trong phim chỉ chuyển tải được một phần rất nhỏ cuộc sống thực mà chúng ta đang sống. Nhà báo chân chính phải dám đối diện với những thế lực đen tối trong cuộc sống thực đó.

Phải chăng đây chính là "cuộc chiến đấu khổng lồ" nhằm "chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" mà Bác Hồ đã thiết tha căn dặn trong "Di Chúc"?. Để giành thắng lợi, "cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân"**. Báo chí góp phần trực tiếp và sắc bén vào sự nghiệp cao cả đó.

Đây là sự kế thừa và phát huy truyền thống của báo chí cách mạng. Chỉ chẳng thế sao nếu nhớ lại bài báo "Thà ít mà tốt" trên báo Sự Thật số 49 ngày 4/3/1923 V.Lenin từng phẫn nộ về việc "Nhà nước Xô viết... đã chất đầy một đống rác rưởi đủ loại", trong đó không thiếu những kẻ "quyết ngoạm một miếng rồi chuồn".

V. Lenin vạch rõ : "Thế là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác". Bài báo ấy đã như một phát súng lệnh đẩy tới cuộc đấu tranh chống lũ tham nhũng đang là bọn cướp ngày nhân danh nhà nước để đục khoét của công.

V.Lenin đòi hỏi "về điểm này không thể có một chút do dự nào cả...hãy đuổi cổ bọn lợi dụng và bọn ăn cắp đã chui vào Đảng" ***.

Có lẽ không chỉ là 5 năm thất bại trong việc làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước ấy, mà đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy tới sự sụp đổ của Nhà nước Xô Viết.

Bài học này vẫn còn nguyên vẹn cho đến hôm nay. Vì vậy mà báo chí, vũ khí sắc bén của nhân dân, với sức mạnh khó so sánh của nó, phải đi tiên phong trong "cuộc chiến đấu khổng lồ" này. Và trong cuộc chiến đang diễn ra, báo chí có được một lợi thế mà trước đây chưa thể có. Đó là những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cho sự bưng bít thông tin trở thành ngớ ngẩn.

Nhà báo thời nay, dù tự giác hay tự phát đều tiếp nhận được nguồn sức mạnh từ thành tựu ấy. Vấn đề đặt ra là bản lĩnh và trình độ của nhà báo có phát huy được nguồn sức mạnh đó hay không. Đã từng có những cây bút xông xáo, nhạy bén và quyết liệt. Và cũng đã có không ít người phải trả giá cho chuyện đó.

Không thiếu những phóng viên bị hành hung, bị đập máy ảnh khi tiếp cận hiện trường để thu thập thông tin. Với một môi trường pháp lý quá lỏng lẻo và bất cập, tinh thần thượng tôn pháp luật quá yếu kém, thì một số người cầm quyền hư hỏng sợ nhà báo như sợ cọp, sẽ tìm mọi cách đối phó, bất hợp tác và toan tính những hành vi mua chuộc, đe dọa, trấn áp. Vì vậy, cũng không thiếu những nhà báo thiếu bản lĩnh đã buông bút, thậm chí bẻ cong ngòi bút.

Với cuộc chiến đấu không cân sức này, sứ mệnh của báo chí đang được thử thách trong cơn sóng cả của dòng thác cuộc sống. Chỉ có điều, cuộc sống thì vẫn miệt mài tuôn chảy không theo trình tự tuyến tính mà là phi tuyến tính, luôn nảy sinh những nhân tố mới, những tương tác mới tạo ra khả năng hình thành những hợp trội không dự báo trước được.

Cũng giống như tốc độ của dòng sông được quyết định từ sức cuộn chảy từ bên dưới, dòng thác cuộc sống cũng vậy. Ý chí và sức mạnh của nhân dân rồi sẽ quyết định sự phát triển của chính nó. Chẳng thế mà Victor Hugo, đại văn hào Pháp khẳng định "Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ thấy chân lý".
Và đồng hương của ông, Napoléon Đệ nhất, người đã từng ngạo mạn tuyên bố "Nhà nước là ta" cũng đã phải nhẫn nhục nói rằng : "Nhà nước là cái gì? Không là cái gì cả, nếu nó không có dư luận". Nhà độc tài thông minh ấy đã hiểu được xét đến cùng, sức mạnh của cái Nhà nước mà ông ta nắm trong tay, là đến từ đâu.

Dõi theo cái logic này, sẽ hiểu ra cách lựa chọn của Thomass Jefferson: "nếu phải chọn một chính phủ không cần báo chí với một báo chí không cần chính phủ thì ông chọn cái thứ hai ". Đừng quên rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, để mở đầu cho"Tuyên ngôn Độc lập" ngày 2.9.1945.

Thoạt nghe, cứ ngỡ như là một cực đoan, song nếu biết rằng, vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quôc Hoa Kỳ chủ trương rằng chính quyền Liên Bang nên đóng vai trò càng nhỏ càng hay. Với chủ trương ấy, 37 năm sau, Abraham Lincoln đã mô tả chính quyền Hoa Kỳ phải là "của Dân, do Dân và vì Dân". Khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, Thomass Jefferson tuyên bố : "Không một người tù nào cảm thấy nhẹ nhàng hơn tôi khi tôi trút được gánh nặng quyền lực".

Cho nên, cái lý của sự lựa chọn đó, xét đến cùng là ở sứ mệnh đích thực báo chí như nó cần phải có mà nếu thiếu nó thì cái nhà nước của dân, do dân và vì dân khó lòng thực thi được chức năng đích thực của nó khi nó là "là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực, lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí "*.  Chỉ có thể trở thành "dòng thác đấy sinh khí ", chứ không là những bản sao lười nhác công văn chỉ thị dội từ trên xuống, khi báo chí thực hiện đúng sứ mệnh thiêng liêng của mình. Nhân kỷ niệm ngày nhà báo 21.6, thô thiển nhắc lại đôi điều nói trên tưởng cũng là một việc nên làm!
_________________________________________
*   C.Mác và  Ph. Ang-ghen Toàn Tập. Tập I. NXBCTQG 1995. tr.237, tr.99
**  Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 12. NXBCTQG. Hà Nội 1996, tr. 505
** Lênin Toàn tập. Tập 45. NXB tiến bộ Matxcơva. 1978. Bản tiếng Việt, tr.15-18

Tác giả: GS TƯƠNG LAI
tuanvietnam



20.6.12

Giải thưởng nào cho “nhà báo trong lòng dân”?

Hiểu theo chính danh, Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày của nghề báo chứ không phải của nhà báo. Cách hiểu này có vẻ ngày càng hợp lý, khi mà ranh giới giữa người làm báo chuyên nghiệp và những người có khả năng cung cấp thông tin cho công chúng đang mờ dần.

Chỉ mới đây thôi, trong khi một số nhà báo chính quy chỉ chăm chăm hướng ống kính vào chỗ kín của nghệ sĩ, thì đã có những người dân thay họ làm chứng nhân của sự thật. Vì vậy, kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, mời bạn đọc thử so sánh quan niệm làm báo xưa với nay, báo chí “lề phải” với “lề trái”, cách tác nghiệp của nhà báo chính quy và của các công dân vô danh nhưng không vô cảm với thời cuộc, để từ đó có một cái nhìn chân thực về nghề báo hôm nay.
Nhân dân, "nhà báo công dân" chính là những nguồn thông tin có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.  Ảnh: tư liệu internet
Theo lệ, cứ đến 21.6 là những người làm trong các cơ quan báo chí nhận được rất nhiều chúc mừng, thăm hỏi, biểu dương... của các cơ quan, lãnh đạo các cấp và cả không ít chiêu đãi tiệc tùng của giới doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những năm gần đây còn có rất nhiều “công dân làm báo” hay “nhà báo không xưng danh” nhưng đã đóng góp không nhỏ cho xã hội qua những thông tin phản ánh chân thực, kịp thời nhiều vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Họ đáng nhận được phần thưởng nào?
Những “nhà báo công dân” – “nhà báo không xưng danh” kể trên thường không có được điều kiện, cơ hội hoạt động, thu thập thông tin dễ dàng như những nhà báo chính quy hưởng lương của các cơ quan báo chí. Thế nhưng, không ít thông tin mà họ âm thầm tự tìm kiếm, thu thập, cung cấp cho các báo, đài hay tự công bố lại rất đắt giá, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và thực sự đọng được trong lòng người đọc – trong lòng dân.
Một trong những dẫn chứng còn nóng hổi tính thời sự, chính là thực trạng tiêu cực trong thi cử đã bị tố cáo, phơi bày qua các video clip mà một thí sinh cùng những người hỗ trợ tự tổ chức quay ngay trong phòng thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra ở trường THPT dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Tiêu cực trong thi cử ở nước ta vốn đã tồn tại trong rất nhiều kỳ thi, ở nhiều cấp, nhiều nơi. Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động thành phong trào “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, triển khai thực hiện trong toàn ngành suốt mấy năm qua. Tình trạng đó cũng được dư luận xã hội và báo chí quan tâm, phản ánh rất nhiều. Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận thì cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được. Về góc độ báo chí – truyền thông thì đó quả là một trong những sản phẩm báo chí xuất sắc.
Cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được.
Hoặc cách đây không lâu, phóng sự truyền hình do một đài truyền hình cấp tỉnh tổ chức, trang bị phương tiện hiện đại cho nhiều nhà báo chuyên nghiệp của đài ghi lại hành động đánh đập trẻ em của người giữ trẻ tại một nhà trẻ gia đình, đã được trao giải nhất báo chí quốc gia. Sau khi nhận giải hơn cả năm trời, các nhà báo đoạt giải vẫn còn kể lại khá nhiều câu chuyện về quá trình tác nghiệp, với không ít biện pháp nghiệp vụ “thông minh, mưu trí” để vượt qua khó khăn, nguy hiểm mà làm nên tác phẩm báo chí ấy. Còn gần đây, trong các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Văn Giang (Hưng Yên), rất nhiều báo, đài trong và ngoài nước đã đăng tải hình ảnh, video clip ghi lại hiện trường nhưng đều không phải do những nhà báo chính quy của các báo, đài ấy thực hiện, mà là tác phẩm của những “nhà báo công dân” cung cấp. Cho đến nay, tác giả của những “tác phẩm báo chí” đó vẫn chưa tự xưng danh. Những “nhà báo không xưng danh” ấy cũng không kể gì về quá trình “tác nghiệp” để có được sản phẩm đã cung cấp cho các báo, đài sử dụng đăng tải. Thế nhưng, người đọc, người xem chắc chắn sẽ hiểu được là quá trình “tác nghiệp” ấy cũng không kém khó khăn, và cả nguy hiểm so với việc các nhà báo chuyên nghiệp đã gặp và đã kể trong quá trình thực hiện phóng sự truyền hình về người giữ trẻ, đánh trẻ đã được tặng thưởng giải nhất báo chí quốc gia.
Còn rất nhiều trường hợp và “tác phẩm báo chí” do chính những công dân bình thường làm thay cho các nhà báo chính quy và được công bố, đăng tải trên báo đài, giống như các trường hợp kể trên. Những tác phẩm báo chí đó đã phản ánh được các góc cạnh chân thực của nhiều sự việc xảy ra. Trong đó, có cả việc góp phần minh định để bảo vệ sự thật cho cả nhà báo chính quy trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường, như trường hợp hai nhà báo VOV bị đánh trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang. Đó cũng là góp phần nhằm giúp lãnh đạo và cơ quan chức năng xem xét, chỉ đạo, xử lý kịp thời, công minh các vấn đề liên quan trong nhiều vụ việc. Những “tác phẩm báo chí” của các “nhà báo công dân” ấy chưa thể lọt vào danh sách xem xét trao giải thưởng báo chí chính quy các cấp. Thế nhưng, gây được ấn tượng và đọng sâu trong lòng người đọc, người xem – đó cũng chính là một giải thưởng – “giải thưởng trong lòng dân”, dành cho những người thực sự xứng danh là “nhà báo trong lòng dân”…
PHAN SÔNG NGÂN
SGTT.VN

Thuyên chuyển ông Nông Quốc Tuấn - Sự kiện bất thường

Ông Nông Quốc Tuấn rời Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có Bí thư mới sau khi ông Nông Quốc Tuấn, con trai cựu tổng bí thư Đảng, nhận quyết định sang Ủy ban Dân tộc.

Trưởng Ban tổ chức Trung ương, Tô Huy Rứa, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã công bố các quyết định tại Bắc Giang ngày hôm nay.

Tân Bí thư Bắc Giang sẽ là ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vệc thuyên chuyển ông Nông Quốc Tuấn
 được xem là sự kiện bất thường 
Ông Thanh sẽ rời Ủy ban Kiểm tra Trung ương để về nắm tỉnh Bắc Giang.

Cho dù ông Tuấn sẽ giữ cương vị tương đương Thứ trưởng, việc ông thôi chức Bí thư tỉnh trong khi nhiệm kỳ lẽ ra phải kéo từ 2010 đến 2015 được cho là sự kiện bất thường.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin ông Tô Huy Rứa, tại buổi lễ, “ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang”.

Ông Rứa “chúc mừng ông Trần Sỹ Thanh giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; mong ông Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển”.
Quyết định để ông Tuấn chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đưa ra hôm 4/6.

Đến ngày 8/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký văn bản, theo đó, ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, sẽ giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Lúc đó, giới chức Bắc Giang xác nhận ông Tuấn vẫn còn là Bí thư Tỉnh trong lúc chờ đợi quyết định của Ban tổ chức Trung ương, và họ không biết ai sẽ thay ông.

Ông Nông Quốc Tuấn, con trai của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc từ 1/2008-4/2009 trước khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang từ tháng 8/2010 rồi tái đắc cử nhiệm kỳ 2010-2015.

Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã xảy ra ở tỉnh Bắc Giang, và một số người đã từng kéo về Hà Nội để đòi hỏi quyền lợi của họ.

Hồi tháng Ba, một tòa án quân đội kết án tù năm người ở tỉnh này với tội danh gây rối trật tự. Họ bị bắt tháng Tám năm ngoái, sau vụ đụng độ lớn giữa khoảng một ngàn người dân với công an, bộ đội xung quanh tranh chấp đất đai.

Thời gian gần đây, dư luận tại Việt Nam đồn đại nhiều về chuyện gia đình của cựu Tổng Bí thư tuy không thể kiểm chứng được qua các nguồn chính thống.

Trong đó có tin nói ông Nông Đức Mạnh và Nông Quốc Tuấn mâu thuẫn sau khi người cha tái giá.
Người vợ mới của cựu lãnh đạo Đảng là một doanh nhân và cũng là đại biểu Quốc hội.

Cũng xuất hiện trên mạng một lá thư, mà tác giả tự nhận là con gái ông Mạnh, tố cáo người mẹ kế.
Những tin đồn này không được kiểm chứng, và một số giới chức được BBC liên lạc đều từ chối bình luận, nhưng được người dân ở Hà Nội bàn tán nhiều.