Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

16.5.12

Không thể để Trung Quốc đạt được ý đồ xấu

Ngày 13-5 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin vào 12 giờ trưa hôm nay (16-5), nước này bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông trong vòng hai tháng rưỡi (kể từ 16-5 đến 12 giờ ngày 1-8). Thực ra, thông tin trên đã được mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng tải từ ngày 17-1-2012. Và, đây là một động thái không còn xa lạ gì của phía Trung Quốc kể từ nhiều năm nay. Hằng năm cứ vào mùa sinh sản của cá, Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc lại tự cho mình cái quyền làm thế; vì theo họ là để bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông.
Vươn ra biển khơi - khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ
Điều đáng nói là bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực, phía Trung Quốc vẫn phi lý đơn phương đưa ra lệnh cấm mà lệnh cấm ấy được cho là sẽ áp dụng với cả ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước mà giữa họ và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

Ngay từ đầu năm nay, khi thông tin trên được phát trên mạng Ngư nghiệp Trung Quốc, ngày 20-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Ông Lương Thanh Nghị cũng đã nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.” Trong tuyên bố ấy, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cho biết: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc.

Không phải chỉ có Việt Nam mà chắc chắn nhiều nước có lợi ích liên quan ở Biển Đông ở khía cạnh của mình đều phản đối lệnh cấm đánh bắt kể trên. Gần đây nhất, ngày 14-5, đáp lại lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario đã cứng rắn nói: "Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá vì đó là sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. Sở dĩ như vậy là vì, trong cái lệnh mà Tân Hoa Xã phát ra hôm 13-5 có bao gồm cả khu vực Scarborough (Hoàng Nham) mà hai bên đang tranh chấp. Đáng chú ý nhất trong lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 là việc phía Trung Quốc quy định khu vực cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc trở lên phía Hải Nam; không những vậy, cùng với việc quy định khu vực cấm họ còn khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa.

Vì sao lại có một lệnh cấm như vậy? Giới thạo tin cũng như những nhà phân tích ngay lập tức đã bình luận động thái này như "một mũi tên trúng nhiều đích”. Đơn giản, việc cấm đánh bắt cá ở khu vực Scarborough (Hoàng Nham) sẽ giúp tạo điều kiện để các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc bắt tàu Philippines. Mặt khác, nó "xua” tàu cá Trung Quốc đi sâu xuống phía Nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt. Đáng nói hơn, vùng mà Trung Quốc hướng dẫn cho tàu cá của mình tới đánh bắt để tránh lệnh cấm của chính họ lại là vùng biển thuộc quyền chủ quyền của một quốc gia biển trong khu vực- đó là Việt Nam. Họ đã ra mặt hướng dẫn ngư dân khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng ta theo quy định được nêu rất rõ ràng trong UNCLOS 1982. Cũng cần nhắc thêm, không chỉ có Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đặt bút ký và trở thành thành viên của Công ước. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn tiếp tục giở "chiêu bài” này? Cách làm ấy chỉ có thể được hiểu và chỉ có một cách lý giải: Họ muốn tăng cường sự hiện diện, nhằm tạo sự hiểu lầm không đáng có của cộng đồng quốc tế về một điều cũ rích- cái gọi là vùng biển nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Một vùng biển được kiểm soát là theo một đường lưỡi bò phi lý do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cố tình vẽ vào "tận cửa nhà người khác”. Thâm ý ấy của Bắc Kinh không khó nhận biết: Tất cả đều nằm trong một chiến lược tăng cường sự có mặt của các lực lượng dân sự hoặc giả dân sự có mặt tại vùng Biển Đông cả về số lượng và tần suất. Bởi, như vậy rất có thể sẽ đem lại chút lợi thế cho họ trong những cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp sau này. Cách làm ấy của giới chức Trung Quốc còn đi ngược lại với tinh thần DOC giữa ASEAN và Trung Quốc (2002) khi cùng nhau "khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á...” và cam kết "kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”.

Còn nhớ, Trung Quốc đã không ít lần bóng gió với các quốc gia có ý định hợp tác với Việt Nam tại các dự án trên Biển Đông rằng: Họ nên nhớ đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm. Tiến thêm một bước trong hành trình xâm lấn một cách có chủ đích ở khu vực Biển Đông và cũng để che đậy cho hành vi phi nghĩa của mình; cùng với việc ban hành cái lệnh cấm đánh bắt ấy, phía Trung Quốc còn ra thông báo: Sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân các nước vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt 8000 NDT và bị tạm thu giấy cấp phép đánh bắt cá.

Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng, ngư dân các nước; trong đó, có ngư dân Việt Nam vì lo ngại lệnh cấm đó sẽ từ bỏ ngư trường truyền thống của mình. Nhưng có lẽ họ đã nhầm và mục đích thâm hiểm ấy chắc chắn sẽ khó lòng đạt được. Bởi, đơn giản, ngư dân Việt Nam, những người gắn bó cả đời với biển trải qua nhiều đời nay vẫn luôn và sẽ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của quốc gia. Họ đi biển không đơn thuần chỉ vì tình yêu mãnh liệt với vùng biển trời của Tổ quốc; cũng không đơn thuần chỉ vì cuộc mưu sinh. Cao cả hơn đó là vì, họ muốn cùng chia sẻ với quốc gia, dân tộc cái khát vọng vươn ra biển khơi- khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ với 50 người con theo cha xuống biển. "Sói biển” Mai Phụng Lưu người đã 3 lần bị Trung Quốc vô cớ bắt giữ và tịch thu tàu đến mức gặp khó khăn vẫn không nguôi nỗi khát vọng ấy, khi từng nói không chút ngần ngại: Nếu có thể tiếp tục đánh bắt cá thì Hoàng Sa vẫn sẽ là ngư trường tôi chọn. Ngư dân Trần Công Nở thì khẳng khái: Dù thế nào thì chúng tôi vẫn cứ đi Hoàng Sa. Chúng ta hiểu rất rõ dụng ý của Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam ai cũng ý thức sâu sắc: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt không thể tách rời. Ý chí ấy, lòng yêu nước và ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia ấy mạnh hơn hơn mọi thủ đoạn phi pháp đối với ngư dân Việt Nam.

Hoàng Mai

9.5.12

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines ?

Một phát thanh viên của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã "sơ suất" tuyên bố Philippines là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc xấu hổ này diễn ra trong lúc căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền trên Biển Đông đang gia tăng.

Hòa Giai, phát thanh viên của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đưa ra tuyên bố trên trong bản tin tối hôm thứ Hai và sau đó đoạn băng ghi lại bản tin đã được đưa lên mạng Internet.
Tại phút thứ 1:35, nữ phát thanh viên Hòa Giai đã nói nhầm như sau: “Như tất cả chúng ta đều biết Philippines là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines”.

Người phát thanh viên này định nói đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đây là thực tế không thể tranh cãi”, nữ phát thanh viên nói trong bản tin và bản tin này sau đó đã bị rút khỏi trang web của kênh CCTV nhưng đoạn video của chương trình truyền hình này vẫn được đưa lên tại một số trang web trên mạng.

Người xem đã bàn tán, đùa cợt về vụ việc và cho rằng tinh thần dân tộc của cô phát thanh viên đã khiến cô mắc sai lầm đó nhưng cũng có không ít khán giả Trung Quốc tranh thủ "té nước theo mưa" và đưa ra những lời bình luận sặc mùi hiếu chiến.

“Cô phát thanh viên này thật đáng tuyên dương, một người rất yêu nước, cô ấy đã tuyên bố với cả thế giới rằng Philippines thuộc về Trung Quốc”, một tiểu blogger có tên helenjhuang bình luận.

“Chúng ta nên tấn công trực tiếp, đóng gói đồ đạc của ngài Aquino (Tổng thống Philippines) và lấy lại lãnh thổ không thể tách rời của chúng ta”, một người khác bình luận.

Xem clip tại đây:


Một tiểu blogger khác có biệt hiệu kongdehua thì nói “Về cơ bản Philippines đã gây ra những rắc rối hết sức vô lý, nếu họ muốn một cuộc chiến tranh thì chúng ta sẽ chiến đấu, chẳng ai sợ họ cả”.

“Nếu mỗi người Trung Quốc chỉ cần nhỏ một bãi nước bọt, thì chúng ta sẽ nhấn chìm (Philippines)”, một bình luận khác xuất hiện.

Các quan chức của đài CCTV đã từ chối bình luận về sai sót của cô Hòa và cũng không cho biết liệu đài này đã đưa ra lời xin lỗi hay chưa.

Khi nhận xét về các tranh chấp chủ quyền và các phong trào ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và các vùng biển quanh nước này, các nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc vẫn thường gọi những vùng này là “phần không thể tranh cãi của chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc”.

Hôm thứ Hai, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho “bất kỳ sự leo thang nào” trong tranh chấp lãnh hải với Philippines khi căng thẳng giữa hai nước về bãi cạn Scarborough chưa có dấu hiệu suy giảm.

Lê Dung

Thật là trò hề, không biết mai mốt Truyền hình Trung Quốc có tuyên bố Hoa Kỳ, Châu Âu...là lãnh thổ thuộc Trung Quốc ?

http://infonet.vn/the-gioi/truyen-hinh-trung-quoc-gop-philippines-vao-lanh-tho-cua-minh/a20982.html

3.5.12

Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Hàm ý gì từ  tác động cộng hưởng kép?

Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có  thể hợp tác với siêu cường này như thế  nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các  động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát  đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung"  giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có  thể khẳng định. 

Nhưng những bước đi "mềm"  trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất  ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế  này với Mỹ". 

Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục  được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá  làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là  quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự. 

Tác động cộng hưởng kép

Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. 

Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá  trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về  chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và  hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi  ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế  có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. 

Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông: Thế  của nước yếu, thế của nước mạnh 

Với Mỹ, điểm mà các nhà  phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc  "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á. 

Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982. 

Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chíForeign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai? 

Nguyễn Chính Tâm (VietNamNet)

2.5.12

Nga 'không đứng về phe nào' ở Biển Đông

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng "quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội" có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam
ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.
Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này - ít nhất cũng là một phần - vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.
BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng "đụng độ lớn" không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.
BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.
Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Nguồn: BBC

29.4.12

Trung Quốc bác đề xuất của Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án quốc tế

Ngày 29-4, Trung Quốc đã "nghiêm khắc" bác bỏ đề xuất của Philippines về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra phân xử tại Tòa án quốc tế về Luật Biển.
Vụ trưởng Vụ biên giới và hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Đặng Trung Hoa, ngày 28-4 đã triệu một nhân viên ngoại giao cấp cao của Philippines tại Bắc Kinh tới trụ sở bộ này để trao bản kháng nghị "nghiêm khắc" đối với động thái của Philippines.
Phó đô đốc Philippines Alexander Pama (bên phải) trưng bằng chứng về việc 2 tàu hải giám Trung Quốc "xâm phạm chủ quyền Philippines" ở Scarborough
Ông Đặng khẳng định với phái viên của Philippines: "Đảo Hoàng Nham (Philíppines gọi là Scarborough) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Không hề có cơ sở pháp lý để kêu gọi một cơ quan quốc tế phân xử".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hai tàu tuần duyên của nước này làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Scarborough đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc "uy hiếp" vào sáng cùng ngày.
Trong ba tuần qua, khu vực mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền này đã diễn ra các cuộc đối đầu gay gắt của các tàu tuần tra của hai bên.
Theo TTXVN

28.4.12

Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "hoàn thành nhiệm vụ của mình" để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 26/4/2012.

"Lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý thủy sản và thực thi pháp luật hàng hải, để cùng nhau đảm bảo quyền và lợi ích hàng hải của đất nước", Geng Yansheng cho biết tại Bắc Kinh.
Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Đây là nhận xét chính thức đầu tiên từ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong lúc bế tắc với một tàu chiến của Philippines tại vùng biển ngoài khơi bãi Hoàng Nham vào hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho biết các ý kiến của lực lượng vũ trang cũng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng để đảm bảo chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nói rằng bất kỳ hành động quân sự sẽ được dựa trên nhu cầu ngoại giao.

Các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc đã gửi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông, nhưng phát ngôn viên không xác nhận.

Bắc Kinh đã cho thấy lý do và hạn chế trong việc xử lý tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách thu hồi tàu tuần tra, Manila gần đây chưa quyết định để gửi tàu chiến đến vùng biển căng thẳng, Yang Baoyun, một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân sẽ là con bài mới để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông 

"Trong khi đó, Trung Quốc nên tăng cường cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để tránh tranh chấp hơn nữa", Yang nói thêm.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Có thể nhận thấy rằng, quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập niên tới.

Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.

Phú nguyễn (theo Vibayblogpost, Asiaone)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201204/Trung-Quoc-dua-tau-ngam-hat-nhan-ra-Bien-dong-2150965/ 

23.4.12

Hải quân Mỹ - Việt giao lưu một tuần

Việt Nam vừa bắt đầu một tuần lễ giao lưu phi tác chiến với lực lượng hải quân Mỹ vào khi căng thẳng ngấm ngầm tại Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc vẫn tiếp tục.
Ba tàu chiến từ Hạm đội 7 của Mỹ mà đi đầu bằng chiến hạm USS Blue Ridge đã tới Đà Nẵng trong thời gian diễn ra sự kiện kéo dài 5 ngày bắt đầu từ thứ Hai, 23/4/2012.
Tàu USS Blue Ridge (hình minh họa từ một chuyến thăm Hong Kong)
Tàu USS Blue Ridge (hình minh họa từ một chuyến thăm Hong Kong) 
Báo chí Việt Nam chú ý cách dùng từ cho sự kiện này, gọi là 'hoạt động trao đổi' của Hải quân Hoa Kỳ với Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, và không dùng chữ 'diễn tập'.
Vẫn theo truyền thông Việt Nam, nhà chức trách và quân đội nước này tổ chức lễ đón chính thức tại cầu tàu số 1 của cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Tham dự buổi lễ được biết có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, Tư lệnh Hạm Đội 7 Phó Đô đốc Scott Swift, thuyền trưởng các tàu cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh của Mỹ.
Theo các bản tin quốc tế, hải quân Mỹ - Việt sẽ có các hoạt động như cứu hộ và phòng ngừa thiên tai tại khu vực mà hiện đang có các căng thẳng về chủ quyền.
Trung Quốc, Philippines và các quốc gia khác đều nhận chủ quyền tại các hòn đảo trên Biển Đông, vốn được cho là giàu trữ lượng dầu lửa và khí đốt.
Điểm nóng tiềm tàng
Nhiều nhà bình luận nhìn nhận biển đảo là điểm nóng có tiềm năng xảy ra xung đột vũ trang.
Trong một báo cáo của Viện nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG), thái độ không đồng nhất của các cơ quan và báo chí Trung Quốc về Biển Đông là một trong những lý do có thể gây khủng hoảng.
Căng thẳng nổ ra trong tháng này gần một bãi đá ngầm ở phía bắc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp khi hai tàu tuần dương của Trung Quốc đã chặn một tàu chiến của Philippines không cho tàu chiến này bắt giữ các ngư dân Trung Quốc hôm 10/4.
Tàu Trung Quốc và Philippine tiếp tục trấn giữ tại bãi đá này vào hôm thứ Hai chờ đợi cho phía bên kia rút đi.
Hãng AP nhắc rằng trước đó trong tháng, năm nhà sư Việt Nam đã ra quần đào Trường Sa để truyền dạy Phật giáo và bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên cao điểm hồi hè năm ngoái sau khi chính phủ Việt Nam cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của Việt Nam. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.
Đụng độ lớn lần cuối trên biên dính dáng tới Trung Quốc và Việt Nam khiến hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng là vào năm 1988.
Chính phủ Trung Quốc gọi Biển Đông là một trong những "ích lợi cốt lõi" của mình, có nghĩa là họ sẵn sàng tham chiến để bảo vệ nó.
Hoa Kỳ thì nói họ có quyền lợi quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển này và các phân tích gia cho biết chính phủ Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á để đối trọng trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại đây.

21.4.12

Ấn Độ thả "Quái vật" trên biển răn đe Trung Quốc

Cuộc đối đầu chạy đua vũ khí giữa 2 cường quốc tại Châu Á giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
Tầu ngầm hạt nhân Chakra II chính là lời thách thức của Ấn Độ gửi tới Trung Quốc
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ. 
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

19.4.12

Mỹ xây “Vạn lý trường thành” ngăn Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines sẽ không bị bỏ lại một mình, không phải đơn độc, kề vai sát cánh với nước này đã có Mỹ - Báo Tiếng nói nước Nga vừa có bài phân tích về cuộc tập trận thường niên Mỹ - đồng minh và thông điệp chính trị của nó trong bối cảnh mới ở Châu Á Thái Bình Dương.

Ngày hôm qua đã có 7 ngàn binh lính và sĩ quan của lực lượng vũ trang hai nước tiến hành cuộc tập trận chung, hoàn thiện chiến thuật phối hợp trong trường hợp xảy ra tấn công bất ngờ vào Philippines.
Cục diện ở Châu Á Thái Binh Dương đang nóng hơn bao giờ hết
Các cuộc diễn tập mang tên "Vai kề vai" (theo tiếng Philippines là Balikatan) diễn ra trên đảo Palawan và các vùng biển lân cận thuộc biển Đông.

Tuần trước, ở đây đã xảy ra vụ đối đầu lớn nhất trong thời gian qua giữa Trung Quốc và Philippines.

Căng thẳng kéo dài 6 ngày giữa 14 tàu đánh cá Trung Quốc và tàu hải quân Philippines tại vùng nước tranh chấp chủ quyền. Vụ việc xảy ra chưa dẫn đến xung đột công khai, tuy nhiên, mâu thuẫn không được giải quyết dứt điểm.

Tại các vùng biển tranh chấp mà cả Bắc Kinh lẫn Manila đều tuyên bố chủ quyền, hiện vẫn còn 11 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động.

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tập trận Mỹ - Philippines được xem là biện pháp tạo áp lực lên Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích của Trường cao cấp Kinh tế Alexei Maslov nhận thấy một xu hướng đáng lo ngại:

"Hiện nay, các bên xung đột như phục hồi khái niệm răn đe quân sự. Trong khi, ở thập kỷ trước, các bên nỗ lực giải quyết mâu thuẫn bằng những biện pháp chính trị. Quả thật, điều này đã hạn chế sự leo thang xung đột.

Tuy nhiên, chiến lược răn đe quân sự không hề bị loại khỏi chương trình nghị sự. Chúng tôi nhận thấy, ngày càng có nhiều quốc gia khối ASEAN và các nước láng giềng tham gia tập trận quân sự khu vực".

Để "kề vai sát cánh" chống Trung Quốc, Mỹ và Philippines còn mời gọi thêm lực lượng phòng vệ Nhật Bản và các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, Australia. Tất cả các quốc gia này lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trân quân sự thường kỳ "Balikatan".
Philippines và các đồng minh của Mỹ sẽ không bị bỏ lại một mình, không phải đơn độc trong bất kì tình huống nào
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà Nhật Bản và Hàn Quốc đáp ứng lời mời của Mỹ, quyết định tham gia vào cuộc tập trận quân sự tại khu vực xung đột tiềm năng, trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang gia tăng.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc từng tổ chức một cuộc tập trận chung, phô diễn lực lượng và các thiết bị quân sự chưa từng có tại khu vực Hoàng hải và biển Hoa Đông ngay sau sự cố giữa Bình Nhưỡng và Seoul ở đảo Yeonpyeong.

Các nước này tìm cách răn đe Bắc Triều Tiên và tạo áp lực quân sự, chính trị lên Trung Quốc.

Đầu năm nay, Úc đồng ý cho Mỹ triển khai thêm lực lượng thủy quân lục chiến và máy bay ném bom chiến lược ở đảo Darwin.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines tại biển Đông ngày càng gay gắt.

Quả thật, Úc đang đảm nhận vai trò bàn đạp quân sự để kìm hãm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Căn cứ quân sự của Mỹ ở Darwin sẽ nằm ngoài tầm tiếp cận của tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

Đồng thời, Hải quân Mỹ có thể tự do kiểm soát hoạt động tàu thuyền trong vùng biển Đông và qua eo biển Malacca.

Như vậy, lâu nay Mỹ đang xây dựng “Vạn lý trường thành” ngăn Trung Quốc với sự giúp đỡ của các đồng minh và các đối tác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Để mở rộng tường thành của mình đến vùng biển Đông, các quốc gia ASEAN cũng sẽ bị Mỹ lôi kéo vào liên minh này. Và quân bài đầu tiên chính là Philippines.

Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga)

15.4.12

Trung Quốc sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ đi qua Biển Đông


TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ chặn đúng yết hầu năng lượng Trung Quốc ?

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ làm yết hầu năng lượng Trung Quốc kẹt cứng

Bốn tàu chiến đấu ven biển của Mỹ luân phiên đồn trú ở Singapore sẽ làm kẹt cứng yết hầu năng lượng của Trung Quốc, giúp Mỹ tăng cường can dự biển Đông…

Tàu chiến kiểu mới của Mỹ làm kẹt eo biển Malacca
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Báo chí Trung Quốc bình luận rằng tàu chiến đấu ven biển mặc dù có điểm còn hạn chế, nhưng không thể coi thường mối đe dọa của nó đối với tuyến đường năng lượng của Trung Quốc và biển Đông.
Căn cứ hải quân Changi, nằm ở góc đông bắc Singapore, vài tháng nữa có thể sẽ đón một vị khách mới ở bờ bên kia Thái Bình Dương, đó là tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ.
Theo báo giới Mỹ, ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Hoàng Vĩnh Hoằng tại Lầu Năm Góc, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc Mỹ triển khai luân phiên 4 tàu chiến đấu ven biển tại Singapore.
Sau khi kết thúc hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung cho biết: “Việc triển khai này khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực này, đồng thời sẽ tăng cường khả năng Mỹ huấn luyện và tiếp xúc với các đối tác trong khu vực”.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu ven biển là loại tàu chiến mặt nước thế hệ mới được Hải quân Mỹ đưa ra khi thực hiện chuyển đổi tác chiến từ “đại dương” đến “biển gần”, cũng sẽ là trang bị quan trọng tăng cường sự hiện diện quân sự của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.


Trong khi đó, Singapore – nước kề sát biển Đông, lại trấn giữ nơi xung yếu năng lượng là eo biển Malacca, đã đồng ý cho tàu chiến tiên tiến của quân Mỹ luân phiên đến đồn trú, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cục diện chiến lược của khu vực này.
Làm mắc kẹt yết hầu năng lượng của Trung Quốc
Vào tối ngày 3/4, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ đến cảng Darwin, miền bắc Australia. Ngày thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Singapore đã công bố thông tin tàu chiến đấu ven biển đến đồn trú ở căn cứ hải quân Changi.

Các bước điều chỉnh triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là chặt chẽ, liên tục như vậy.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lưu Giang Bình đã có bài trả lời phỏng vấn tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng, việc điều động lực lượng quân sự của Mỹ ở Australia và Singapore chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc.

Nhưng, việc triển khai ở Singapore quan trọng hơn, bởi vì khoảng cách giữa Singapore và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) gần hơn.
Lưu Giang Bình cho rằng, một mục tiêu chủ yếu quay trở lại châu Á của quân Mỹ chính là làm suy yếu vai trò ảnh hưởng và vị thế chủ đạo của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, có ý đồ thông qua can thiệp vấn đề này để ngăn chặn các bước không ngừng trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời thông qua tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á như Philippinese, Việt Nam, Thái Lan để tạo ra một chuỗi ở tây nam Thái Bình Dương nhằm bao vây chiến lược quân sự đối với Trung Quốc.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Cho nên, Singapore, nước có vị trí địa lý quan trọng, được Mỹ coi là một “ngọn giáo dài” can thiệp biển Đông.
Lưu Giang Bình phân tích: “Đương nhiên, hành động này của quân Mỹ, hoàn toàn không chỉ giới hạn sự chú ý tới biển Đông, mà còn có eo biển Malacca”.
Ai cũng biết rằng, Singapore nằm ở chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, có điều kiện thuận lợi kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược này.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Lưu Giang Bình nói thêm rằng: “Hiện nay, gần 90% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải được vận chuyển qua eo biển Malacca, còn cửa nam của eo biển Malacca giáp Singapore cũng là nơi yết hầu của eo biển này; điều này có nghĩa là, khi quân Mỹ sử dụng tàu chiến đồn trú ở đây, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược có liên quan đến an ninh cung ứng năng lượng của Trung Quốc”.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)