Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

2.2.12

Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ngày 25/7/2011, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%. Để cho nhân dân cả nước hiểu rỗ về vị Chủ tịch nước, Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang



Họ và tên khai sinh: TRƯƠNG TẤN SANG
Họ và tên thường gọi: Trương Tấn Sang
Sinh ngày 21 tháng 01 năm 1949.
Quê quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Nơi ở hiện nay: Số 51 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: 20-12-1969, Ngày chính thức: 20-12-1970
Trình độ học vấn: Cử nhân
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B)
Tình trạng sức khỏe: Bình thường
Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Là đại biểu Quốc hội khóa: IX, X, XI, XIII.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG
- 1966- 1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2)
- 1969- 1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An)
- 1971- 1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Pa-ri
- 1973- 4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban thống nhất Trung ương
- 4/1975- 10/1978: Cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh
- 1979- 8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên dự khuyết
- 1983- 1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh
- 1986- 1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1988- 1990: Đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội)
- 1990- 1991: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp
- 1991- 1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- 1992- 1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 1996- 01/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- 01/2000- 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
- 2006 – 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
- 7/2011 đến nay: Tại phiên làm việc ngày 25/7, với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước.

28.1.12

Nguyễn Thanh Phượng – Người may mắn

Báo Vì Dân xin đăng lại bài viết của Báo NLD với tựa đề "Nguyễn Thanh Phượng – Người may mắn". Người con gái thành đạt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chị – Nguyễn Thanh Phượng, già dặn hơn tuổi 31 của mình. Có vẻ hơi thất lễ khi mở đầu về nhân vật của mình như vậy nhưng tôi tin, ai tường tận những trọng trách mà chị đang gánh vác, hẳn sẽ hiểu đó là điều tất yếu.
Bà Nguyễn Thanh Phượng mới được bầu làm thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt
Bà Nguyễn Thanh Phượn

Hẹn với chị không khó, vì chị nhận lời ngay. Chỉ khó cho… cô thư ký, loay hoay mãi không biết nên chen cuộc hẹn “ngang xương” của chúng tôi vào chỗ nào trong lịch làm việc dày đặc của chị. Cũng dễ hiểu, bởi chị đang cùng lúc đảm đương vị trí chủ tịch HĐQT của Quỹ đầu tư công ty quản lý quỹ, chứng khoán, quản lý bất động sản cùng mang tên Bản Việt. Tháng 11 vừa rồi, chị lại kiêm thêm nhiệm vụ thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt. Không đơn giản để được giao cùng lúc nhiều thứ trên vai như thế nhưng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị cứ nhắc đi nhắc lại hai từ: May mắn.

Xuất phát

“Mình có máu lãnh đạo từ bé, cũng may nhờ thầy cô phát hiện. Từ tiểu học đến đại học, năm nào mình cũng được giao một “chức vụ” nào đó”. Đó là may mắn đầu tiên chị nhắc đến. Chị cũng không hiểu điều gì thôi thúc, mà “ngay từ những năm học cấp III, mình đã muốn làm một công việc gì đó liên quan trực tiếp đến… tiền”. Thế là sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chị lại tìm kiếm cơ hội để thực hiện chương trình MBA về quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Nghe có vẻ khá trơn tru, nhưng đằng sau sự khởi đầu thuận lợi vì được đào tạo, được dấn thân vào ngành nghề mình yêu thích – như chị tự nhận – là cả một sự cố gắng không ngừng. Dường như ở người phụ nữ này, chuyện lấy đích đến của mục tiêu trước là vạch xuất phát cho mục tiêu sau chính là động lực để chị tự hoàn thiện mình, để chị của ngày mai khác với ngày hôm qua.
Học và thực hành như trời với vực. Thực tế đó, dường như chưa hề lỗi thời. Nhất là với những người làm lãnh đạo cấp cao nhưng tuổi đời còn quá trẻ như chị. 25 tuổi, chị đã là Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management, Thụy Sĩ, với số vốn đầu tư 112 triệu đô la niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Một hiện tượng! Giờ đây, khi vừa bước qua tuổi 30, đứng đầu một công ty quản lý quỹ nội địa có tổng tài sản quản lý lên đến 1.500 tỉ đồng, chị còn là chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán với 120 nhân viên, hiện hoạt động khá ổn dù vẫn đang đương đầu với bao khó khăn từ việc suy giảm của thị trường chứng khoán. Chị nhanh chóng nhận ra “điểm yếu của mình: kinh nghiệm, “thứ mà tôi không thể có nhiều ngay lập tức”. Nhưng, chị tự tin không nhất thiết phải trải qua những bài học mà cái giá phải trả quá đắt để có được kinh nghiệm. Chị chọn con đường quan sát, lắng nghe và học từ kinh nghiệm của cộng sự, của những người đi trước.
Bà Nguyễn Thanh Phượng mới được bầu làm thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt
Bà Nguyễn Thanh Phượn

Có lẽ nhiều người sẽ không tài nào hình dung nổi: người đàn bà ấy, suy cho cùng cũng là bậc nhi nữ thường tình, làm sao có thể giải quyết được hàng núi công việc khi chỉ có 24 giờ một ngày như bao người khác? Chị trả lời nhẹ bâng: tất cả là nhờ những cộng sự! Người ta hay nói, làm lãnh đạo là phải biết chấp nhận cô đơn nhưng chị không chấp nhận quy luật đó. Minh chứng rõ nhất là bên chị luôn có những cộng sự trẻ tuổi, tài năng và đầy nhiệt huyết. Họ đang cùng chị sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức để Công ty Bản Việt trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu, góp phần cho sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh việc đầu tư tài chính sinh lợi, không phải ngẫu nhiên mà Bản Việt ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế. Tất cả là nhằm mục đích nâng cao điều kiện sống và giá trị cho xã hội. 

Chuyện Bản Việt đầu tư xây dựng bệnh viện tại Cà Mau và Huế là một ví dụ rõ rệt nhất, nhằm mang lại các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cho người dân ở những vùng xa vốn ít có cơ hội tiếp cận những dịch vụ này. Hay mới đây, Bản Việt đã ký kết bản hợp tác chiến lược để cùng đối tác phát triển hệ thống trường học quốc tế nhằm phát triển mạnh hệ thống giáo dục chất lượng cao, cũng là cách chị và các đồng nghiệp thực hiện tôn chỉ: Giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định tất cả. Thông qua sự ra đời của các trường học này, chị tin ít nhiều sẽ góp phần giải quyết chất lượng nguồn nhân lực.

Chị nói đùa, biết đâu chính nhờ những năm tháng làm “lãnh đạo” từ bé đã giúp chị rất nhiều trong việc thu phục người khác khi trở thành người đứng đầu. Nhưng, nếu biết chị đã vượt qua những thăng trầm trong kinh doanh, đã lèo lái doanh nghiệp vượt qua đợt khủng hoảng kinh tế như thế nào, sẽ lý giải được vì sao chị khiến nhiều người “tâm phục khâu phục”. Đó là khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, chị không chỉ phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư mà còn phải đứng trước những quyết định khiến chị mất ăn, mất ngủ: Cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên. Những lúc ấy, vị chủ tịch HĐQT cứng cỏi biến đâu mất, thay vào đó là người phụ nữ yếu mềm trước cảnh gia đình nhân viên sẽ khó khăn nếu bị giảm lương, mất việc. Chị đã quyết định cắt giảm lương từ những vị trí cao nhất, những người mà chị tin rằng cuộc sống họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trước quyết định của chị. Chị đã thu phục các cộng sự của mình bằng những quyết định đi vào lòng người như thế.

Điểm tựa

Chị giống cha như khuôn đúc. Bản thân chị cũng tự nhận mình có nhiều nét giống mẹ nhưng lại thừa hưởng và ảnh hưởng nhiều từ cha, một chính khách nổi tiếng. “Từ bé, do đặc thù công việc, ba mẹ đã không có nhiều thời gian chăm chút cho mình và anh em. Nhưng ba mẹ luôn quan sát, có những định hướng rõ ràng, đúng lúc cho anh em mình. Và quan trọng hơn hết, là bọn mình cứ nhìn cách đối nhân xử thế của ba mẹ, nhìn những gì ba mẹ làm, để định hình nên phong cách sống”. Tôi tin vào điều đó. Những ai có dịp tiếp xúc sẽ rõ, ở chị hội tụ cả sự khéo léo, bình tĩnh lẫn sự quyết đoán cần thiết của một người lãnh đạo.

Chị không phủ nhận những lợi thế về gia đình mà mình có được, nhưng cũng chính những lợi thế đó đã gây áp lực không nhỏ cho cuộc sống của chị. Có những lúc chị mệt mỏi đến cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi, những ganh ghét đố kỵ. Không ít lần chị đã chán chường khi mọi cố gắng đều bị cho là “đã được sắp đặt” hoặc “là lẽ đương nhiên”. Chị còn nổi tiếng hơn cả… siêu sao, khi chỉ cần gõ Google là có thể thấy hàng loạt thông tin, thậm chí có những câu chuyện được thêu dệt đến nực cười và cay độc về gia đình chị. Chị cười buồn: Sao họ không nhìn vào cách mình ứng xử với những lợi thế đó chứ?

Nhưng rồi chị nghĩa nếu buồn chán, mình cũng chẳng thay đổi được gì! Có thể từ bỏ những người thân mà mình luôn thương yêu để làm hài lòng dư luận? Câu trả lời là: Không! Thứ mà chị quyết định từ bỏ chính là những điều tiếng vô nghĩa kia. Chị tìm đến Phật pháp để bình thản hơn khi đón nhận khó khăn trong cuộc sống, giúp chị trân trọng và hài lòng với những gì đang có. Chị tìm sự bình yên qua việc đem lại niềm vui cho người khác. Chị hiện là chủ tịch quỹ từ thiện mang tên Sống để yêu thương tại Việt Nam với mục đích thật giản đơn: Giúp người cần giúp. Sống để yêu thương đã cùng chị đến với hàng ngàn học sinh nghèo ở các tỉnh Long An và An Giang, đến với những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng chữa bệnh ở tận Thái Bình xa xôi… Giờ thì chị đã có thể quay sang… cảm ơn những xì xào không hay kia vì nó đã giúp chị có thêm sức mạnh để sải những bước đi vững vàng hơn, có thêm động lực làm những việc có ích cho người, cho đời.

Chị không quên nhắc đến điều may mắn nữa của mình khi có được điểm tựa vững chắc là người chồng hết mực yêu thương và sẵn sàng san sẻ những khó khăn, những áp lục của vợ. Chồng của chị, doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng, người cũng… nổi tiếng không kém vợ, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Chỉ với chuyện Bảo Hoàng, một cử nhân xuất sắc của Harvard, “chịu” về nước lập nghiệp, hẳn đã làm không ít người ngạc nhiên. Anh chăm chỉ học tiếng Việt để không chỉ thuận tiện cho giao tiếp mà còn để hiểu thêm về cuộc sống của vợ mình, về những người xung quanh chị. Nhiều người, chắc sẽ như chúng tôi, cũng thắc mắc chuyện nhà của đôi vợ chồng đầu tắt mặt tối vì công việc, vì những hoạt động xã hội này có khác người? Chị bảo bình thường lắm, về nhà thì buông hết công việc. Và, dứt khoát phải ăn sáng cùng nhau trước khi hai người lên xe đi hai ngả, có khi đến tối mịt mới trở về. Quan trọng là người này phải tìm hiểu gu của người kia để chưa nói đã biết “đối phương” cần gì, vợ biết chồng yêu thích xem những kênh thể thao, nghe nhạc rock, xe cổ, rượu vang; chồng hiểu vợ có “chân đi”, thích hành hương về đất Phật, mê vẽ, yêu nghệ thuật đương đại…

Bảo Hoàng không đòi hỏi vợ phải xắn tay áo lao vào bếp nhưng chị muốn tự tay chăm chút mỗi bữa ăn cho chồng, tự tay tổ chức cuộc sống gia đình, sắp xếp đồ đạc, bếp núc. Họ còn dành cho nhau những phút thong thả hiếm hoi trong cuộc sống thường nhật bộn bề để được cưỡi ngựa hành hương trên Hy Mã Lạp Sơn, ngắm nhìn “nóc nhà thế giới” giữa mùa hè nắng vàng chói chang, óng ả; dành cho nhau những ngày mùa đông chỉ có tuyết rơi trắng xóa, để bàn tay tìm đến bàn tay, để họ hiểu mình cần có nhau trong đời; dành cho nhau những mùa xuân hoa nở lung linh sắc màu trên thảo nguyên xanh thẳm ở Vương quốc Bhutan, đẹp như cổ tích, đẹp như chuyện tình của họ.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Nhưng với tôi, nhận xét ấy là sự thán phục dành cho chị, Nguyễn Thanh Phượng.

Nguồn : nld.com.vn

9.1.12

Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”


Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”

Tiết mục "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng báo Nhân Dân, có bài bàn về "Mới tắm từ vai”, chỉ có bốn chữ ngắn gọn thế thôi đã đủ để mọi bạn đọc biết ngay đến chỗ yếu đang là nỗi lo lắng của mọi người về Đảng: cơ quan đầu não, lãnh đạo Trung ương các cấp còn đứng ngoài tự phê bình và phê bình (tắm nhưng chưa gội đầu, rửa mặt).

Nhiều năm, lãnh đạo Trung ương vẫn tưởng đã "miễn dịch” với mọi tiêu cực. Đầu năm 1990, tiếp xúc với các lão thành cách mạng và cán bộ cao cấp nghỉ hưu để nghe góp ý kiến vào đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Từng đồng chí trong Bộ Chính trị kể từ Tổng Bí thư sẽ tiến hành tự kiểm điểm.”

Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm,  mua rẻ của nông dân rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm, mua rẻ của nông dân
rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Tổng Bí thư đã vạch rõ, trong Đảng có những "vùng cấm” vì người ta đã gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ, lãnh đạo và cho rằng đụng chạm tới sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo là đụng chạm tới uy tín của Đảng do vậy phải bảo vệ bằng mọi giá không thể công khai kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm của lãnh đạo Trung ương. Đặc biệt khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nói nhà đã dột từ nóc thì bên trong dù tiện nghi sang trọng cũng ẩm mốc, mục nát, con người dù cường tráng, thông minh cũng dễ nhiễm bệnh yếu hèn. Ai cũng mừng thấy Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật. Rất tiếc đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng được chuẩn bị công phu nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, "vùng cấm” vẫn không loại bỏ được, lãng phí, tham nhũng không sao ngăn chặn nhưng không có lãnh đạo nào bị kỷ luật.

10 năm sau (năm 1999- 2000) cán bộ hư hỏng nhiều hơn, có cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo. Tổng Bí thư lúc này là đồng chí Lê Khả Phiêu. Nhắc đến những khó khăn của đất nước, trả lời báo Tuổi Trẻ, đồng chí đã nói: "Hồi trước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, giờ cái nhà không phải chỉ dột từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”. Một lần nữa lại tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Dân tỏ ra hài lòng thấy lãnh đạo cao từ Tổng Bí thư tự phê bình và phê bình trước. Cuộc chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhưng không tiếp tục phát huy được. Đồng chí Lê Khả Phiêu đã nói: "Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt đúng vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt các ông trên”. Kết quả còn rất hạn chế vì lãnh đạo cao phê bình còn hình thức, ông này còn nóng nảy, ông kia thế này, thế khác, chứ chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất như đồng chí Lê Khả Phiêu nêu ví dụ: "Tại sao anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân”.

Hơn 10 năm tiếp theo, từ Đại hội Đảng IX đến Đại hội Đảng X (2001 - 2011), tự phê bình đôi lúc cũng được nhắc đến nhưng không thực hiện đều nữa, nhất là bên trên. Khác hẳn 10 năm trước, lãnh đạo các cấp giàu có đông hơn, cả ở trung ương và địa phương. Tình trạng năm 2010, 2011 còn khác tình trạng năm 1990 ở những cán bộ lãnh đạo giàu có khác thường không che giấu được nữa vì lương, nguồn thu nhập bao nhiêu mọi người đều biết, tham nhũng trở nên lộ liễu, quen mắt dần. Chỗ dột đáng sợ nhất là từ trên. Có quyền, có tiền lại biến chất, lòng tham không đáy. Từ Đại hội Đảng IX tham nhũng đã là mối đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đến hiện nay mối đe dọa này đã quá lớn. Tham nhũng có phần do chủ quan ta gây ra. Không nhìn thẳng vào sự thật này sẽ vẫn cảm thấy không hiểu nổi tại sao Đảng và Nhà nước ta càng chống thì tham nhũng càng gia tăng. Sự thật bày ra trước mắt chúng ta, đâu có quá khó nhận ra.

Nghị quyết của Đại hội Đảng VI (1986) đã quyết định phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có giải thích cặn kẽ rằng, đã nắm tài chính, ngân hàng nhà nước, quyết định mọi thu, chi, lại kiêm buôn bán, kinh doanh, sản xuất,vừa đá bóng vừa thổi còi, rất dễ xảy ra tham nhũng. Thế nhưng một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố không muốn tách. Vì vậy, cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn được duy trì mặc dù Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc nhở phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xóa bỏ cơ chế chủ quản. Một số bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố quản lý hàng trăm DNNN, có bộ quản lý gần 5000 DNNN. Lãnh đạo mỗi bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố nắm giữ một số vốn hàng trăm tỷ đồng, có nơi hàng nghìn tỷ đồng cùng với khối lượng tài sản công rất lớn: cửa hàng, nhà xưởng, đất công, xe công của những DNNN dưới quyền. Cơ quan chủ quản đối với DNNN dưới quyền có nhiều đặc quyền và từ đây dẫn đến nhiều đặc lợi, trong thực chất là tham nhũng đối với lãnh đạo không liêm khiết. Mỗi bộ có DNNN dưới quyền thường là cái vòng khép kín từ A đến Z, từ quy hoạch, tư vấn, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công... đều trong vòng tròn thuộc một bộ khó ai giám sát dược, kể cả Quốc hội. Một "vùng cấm” đứng trên và đứng ngoài pháp luật, trong đó một số nhóm lợi ích cấu kết với nhau tạo nên thế lực tác động đến các chính sách. Có đại biểu Quốc hội gọi đây là nơi sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền. Trong cái vòng khép kín ấy có nơi Đảng bộ vẫn phát triển nhưng đảng viên kết nạp phải do tỷ phú có chức quyền thông qua, phải là chỗ dựa của họ. Báo chí đã vạch rõ, trong mỗi vòng khép kín không có tham nhũng mới lạ. Tại cuộc hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức giữa năm 2004, Bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đã nêu câu hỏi:

"Liệu chúng ta có thể xóa được hết "các vòng khép kín” không? Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm...”.
Xóa rất khó vì "cái vòng khép kín” ấy lại ở dưới cái ô "cơ chế chủ quản”. Bao nhiêu lãnh đạo ở Trung ương và địa phương giàu có, thành những tỷ phú nhờ cơ chế chủ quản. Không đếm được nhưng chắc chắn không ít. Cơ chế lỗi thời này là con đẻ của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp. Khi đổi mới Đảng đã quyết tâm xóa bỏ nhưng không sao xóa nổi, nó vẫn tồn tại đến hiện nay vì không có cơ chế nào mang lại nhiều lợi ích cho cục bộ và cá nhân bằng cơ chế chủ quản. Một số lãnh đạo kể cả cao cấp đã suy thoái về đạo đức, lối sống không phải tại địch mà chủ yếu là tại cơ chế do ta đặt ra. Còn một số chính sách, cơ chế khác đang bị cán bộ có chức quyền lợi dụng mang lại lợi ích cho cá nhân, dựa vào những sơ hở để tham nhũng một cách hợp pháp, Luật Đất đai là một ví dụ điển hình. Nông dân chỉ được sử dụng đất đang canh tác và không thể có ngược đời nào hơn là cán bộ có chức quyền ở địa phương mới là chủ sở hữu đất nông dân đang canh tác và còn có quyền thu hồi đất.

Từ bốn năm (1994 - 1997) bất ổn ở nông thôn Thái Bình đến vụ cưỡng đoạt đất đai trái phép ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, trải qua 19 năm Luật Đất đai có hiệu lực, nhiều cán bộ cấp huyện, xã, có nơi cả cấp tỉnh trên cả nước đã lợi dụng những bất cập của Luật để tước đoạt, lấn chiếm, mua rẻ đất của nông dân rồi bán với giá thị trường, cao gấp nhiều lần. Những tổn thất lớn lao do cơ chế chủ quản và Luật Đất đai gây ra đã chứng minh rất cụ thể tham nhũng không chỉ do ta góp phần gây ra và còn nuôi dưỡng nó thông qua những cơ chế, chính sách, luật còn quá nhiều sơ hở nhưng không loại bỏ được, không chỉnh sửa được để tồn tại năm này qua năm khác.
Từ lâu, chống tham nhũng đã là vấn đề sống còn. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết về xây dựng Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa qua, chống tham nhũng lại càng cực kỳ cấp bách. Muốn đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh, nếu chúng ta tiếp tục chống tham nhũng như thời gian qua thì chắc chắn không thể đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Phải chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn và nếu vậy cần tăng cường, củng cố Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều. Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”, họp ngày 7-3-2012, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã nói: "Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm”.

Ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo được nhiều người đồng tình. Ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trả lời báo Tuổi trẻ, đã đề nghị:

"Về mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không nên để bên cơ quan hành pháp, vì đây là cơ quan phải điều hành hàng ngày về kinh tế - xã hội. Ví dụ như chủ tịch tỉnh tốt hay không tốt mà khi đã là người đá bóng thì không thể khách quan bằng anh thổi còi. Nếu hỏi để cơ quan này ở đâu thì theo tôi có thể để ở Quốc hội”.

Thái Duy

2.1.12

Top 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam

Lần đầu tiên, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông. Các hành vi tham nhũng cũng được "chỉ mặt đặt tên".

Cuộc điều tra này được Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển thực hiện từ tháng 3/2005 ở 7 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và 3 bộ: Công nghiệp, Xây dựng và Giao thông - Vận tải.
Tham nhũng trong quản lý đất đai 
"Top 10" cơ quan tham nhũng được “bầu chọn” dựa trên đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 đơn vị công quyền và dịch vụ công. Theo báo cáo đánh giá, có tất cả 4 nhóm hành vi tham nhũng.
Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình. Đây được coi là hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay.

Nhóm hành vi thứ hai là mang lại lợi ích cho người thứ hai, tất nhiên là không chính đáng để nhận được lợi ích trong tương lai. Nhóm này khá phổ biến, có 20-30% số cán bộ công chức (CBCC) được hỏi cho biết đã gặp hành vi này trong năm qua.
Nhóm hành vi thứ ba được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp. 15-20% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến các hành vi này trong năm.
Nhóm cuối cùng, tuy tần suất xuất hiện không nhiều, từ 10-15% số CBCC được hỏi đã chứng kiến trong năm, nhưng đây là hành vi trắng trợn, liều lĩnh: Giả mạo giấy tờ, ra chính sách một cách có chủ định tư lợi. Nhìn chung, số CBCC được hỏi cho biết hành vi tham nhũng phổ biến nhất là "sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng". 
Có đến 40% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến hành vi "người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc biếu quà".
Theo báo cáo, tham nhũng hiện nay vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Người tham nhũng thường có chức vụ quyền hạn, trình độ cao, am hiểu pháp luật nên hành vi tham nhũng của họ thường được che chắn rất kín đáo, khó bị phát hiện.
Họ có nhiều cách để tham nhũng. Chẳng hạn, gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Có khoảng 30% số người được hỏi đã chứng kiến hành vi này. Nhưng hành vi tinh vi nhất chính là các thoả thuận ngầm dưới các hợp đồng hợp pháp. Đó là các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng thật 100%, nhưng đằng sau là các thoả thuận ngầm mà cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm tra và phát hiện. Trong đó, hình thức tăng thoả thuận hợp đồng để nhận tiền trích phần trăm từ bên B, được 35,7% số CBCC Bộ GTVT, 30,7% số CBCC tỉnh Sơn La chứng kiến. Nếu tính chung ở 7 tỉnh và 3 bộ thì tỉ lệ này là 20,9%.
Về mức độ tham nhũng, ngày nay ai cũng biết có tảng băng tham nhũng, nhưng không ai nhìn thấy tảng băng đó to lớn như thế nào. Chính vì vậy trong những năm qua, tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà CBCC đã chứng kiến. Tính chung, có tới 56,5% số CBCC đánh giá cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong đó, chỉ có 21,6% tin tưởng cấp trên của họ không tham nhũng.

Vấn đề xã hội được người dân quan tâm nhất hiện nay theo thứ tự: Tham nhũng, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, chất lượng giáo dục và giá cả sinh hoạt.

10 cơ quan được "bầu chọn" tham nhũng phổ biến nhất theo thứ tự : Địa chính - nhà đất; hải quan; cảnh sát giao thông; cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.

Theo Vương Hà
Lao Động

Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Vì Dân xin chuyển đến bạn đọc cả nước Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí Thư Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Kinh. Quê quán: xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội. Nơi ở hiện nay: số 5, phố Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: học sinh.
Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 5-12-1967.
Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; ngày chính thức: 19-12-1968.
Trình độ được đào tạo: giáo dục phổ thông: tốt nghiệp hệ 10 năm.
Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Ðại học Tổng hợp Hà Nội (hệ 4 năm).
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Ðảng).
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Tiếng Nga
Khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ…
Ủy viên chính thức Trung ương Ðảng các khóa VII, VIII, IX, X.
Ủy viên Bộ chính Trị các khóa VIII, IX, X; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8-1999 – 4-2001).
Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
Tóm tắt quá trình công tác
1957-1963: Học Trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
12-1967 – 7-1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí cộng sản).
7-1968 – 8-1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản. Ði thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); Bí thư Chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
8-1973 – 4-1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế – Chính trị, Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
5-1976 – 8-1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
9-1980 – 8-1981: Học Nga văn tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
9-1981 – 7-1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Ðảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
8-1983 – 2-1989: Phó Trưởng ban Xây dựng Ðảng (10-1983), Trưởng Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản (9-1987); Phó Bí thư Ðảng ủy
(7-1985 – 12-1988), Bí thư Ðảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (12-1988 -12-1991).
3-1989 – 4-1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
5-1990 – 7-1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
8-1991 – 8-1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
1-1994 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt nam các khóa VII, VIII, IX, X.
8-1996 – 2-1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Ðại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
12-1997 đến nay: Ủy viên Bộ chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X.
2-1998 – 1-2000: Phụ trách công tác Tư tưởng-Văn hóa và Khoa giáo của Ðảng.
8-1999 – 4-2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
3-1998 – 8-2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3-1998 – 11-2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, phụ trách công tác lý luận của Ðảng (11-2001 – 8-2006).
1-2000 – 6-2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV.
5-2002 đến nay: Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
6-2006 đến nay: Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng (tháng 1- 2011), đồng chí đã được Ban Chấp hành Trung ương Ðảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI.

Tiểu sử Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải

Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu bạn độc phần Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính Trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh như sau:



Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành Ủy TPHCM
Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành Ủy TPHCM

Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt)
Sinh ngày 20/2/1950.
Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Dân tộc: Kinh
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 17/4/1968
Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).
Lý luận chính trị: Cao cấp.
Tóm tắt quá trình công tác
Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.
Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.
Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ 7/1001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.
Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian này đồng chí cùng với ban lãnh đạo TPHCM lãnh đạo TP phát triển nhanh và bền vững, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng TPHCM vẫn vượt qua nhiều thách thức và cùng cả nước phát triển.
Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

Giới thiệu Báo Vì Dân


Giới thiệu Báo Vì Dân

Báo Vì Dân cung cấp các luồng thông tin nóng về quốc kế dân sinh, cuộc sống người dân, hoạt động lãnh đạo.... với chủ trương "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm".

1.1.12

Nguyễn Thanh Phượng là ai ?

Để giúp bạn đọc hiểu thêm về Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Viet Capital Bank. Báo Vì Dân xin giới thiệu tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng như sau:

Bà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng 

Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á.
Bà Nguyễn Thanh Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt.

Nguyễn Thanh Phượng
Nguyễn Thanh Phượng 
Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ.
Ngày 19/02/2012, bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank (Ngân hàng TMCP Bản Việt), thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc).

Lê Hồng Anh là ai ?


Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 

Đại tướng Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 
Họ và tên: Lê Hồng Anh

Sinh ngày 12/11/1949.

Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 2-3-1968.

Trình độ học vấn: Đại học Luật.

Lý luận chính trị: Cử nhân.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.

1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 8/2011: Ông giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh là ai ? Để trả lời câu hỏi này Báo Vì Dân kính mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Sinh ngày: 02/02/1949.

Quê quán: TP Hà Nội.

Học vị: Cử nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI

Ủy viên Bộ chính Trị khóa X, XI

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện kỹ thuật quân sự.

8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị – Quân sự.

2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4/2006 đến nay: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tiểu sử Tổng Giám đốc Nguyễn Bảo Hoàng: CEO Quỹ đầu tư IDG Ventures


Tiểu sử Nguyễn Bảo Hoàng: CEO Quỹ đầu tư IDG Ventures


Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Bảo Hoàng – Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam
Ông Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em gồm 2 trai, 2 gái. Gia đình anh rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi anh mới 22 tháng tuổi.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng hiện là Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việtnam (IDGVV). Trước khi gia nhập Qũy đầu tư IDG (IDG Ventures).
Ông Nguyễn Bảo Hoàng
Ông Nguyễn Bảo Hoàng
Ông Hoàng đã từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Trong suốt thời gian ông Hoàng làm việc tại VITC, công ty đã tăng trưởng từ một công ty mới được thành lập lên một công ty có doanh thu đạt hơn 30 triệu đô la Mỹ hàng năm. Trước khi làm việc cho VITC, ông Hoàng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Trong khi theo học tại trường y khoa, ông Hoàng đã cùng các cộng sự xây dựng nên S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, các bài kiểm tra thử nghiệm và các tài liệu học tập cho các sinh viên y khoa và các bác sỹ nội trú. Ông cũng giúp thành lập website: medschool.com chuyên sâu vào việc phát triển một hệ thống nghiên cứu học tập từ xa cho các sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Ông Hoàng đã có trên 8 năm nghiên cứu y khoa và đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry and Neuron.
Ông học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, ông Hoàng đã đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management.

28.8.11

Luật sư Trần Đình Triển là người “Vì Dân” hay “vì tiền”?


Trong xã hội, ai cũng có thể hiểu Luật sư là người bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải cho xã hội. Như vậy, Luật sư không những là người hiểu về luật pháp mà cần phải có phẩm chất đạo đức của con người, của nghề nghiệp.


Thực tế, xã hội hiện nay chúng tôi thấy khá nhiều luật sư lợi dụng nghề nghiệp để làm tiền của thân chủ (không nói các luật sư tốt). Cứ kí hợp đồng, cứ lấy tiền của thân chủ rồi chẳng cần biết thân chủ và việc mình phải làm là gì nữa. Và thân chủ cứ suốt ngày phải theo đuổi luật sư - thật là ảnh hưởng cho các luật sư tốt.

Luật sư Trần Đình Triển
Luật sư Trần Đình Triển

Qua thông tin trên các trang mạng điện tử, Tiến sĩ - Luật sư Trần Đình Triển phát biểu quan điểm của mình đối với một số báo để bảo vệ thân chủ Đặng Thị Hoàng Yến, chúng tôi thấy:


Thứ nhất: Ông Triển cho rằng một số báo trong nước (Cựu chiến binh Việt Nam, Người cao tuổi) dựa vào một trang mạng của đảng Việt Tân phản động là hoàn toàn vô căn cứ. Đây là một trang mạng ở nước ngoài, thực chất là Webside do cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan khởi xướng, chứ không phải của đảng Việt Tân (có vậy thôi mà luật sự Triển cũng nói sai thì còn ai tin?!). Chứng tỏ luật sư Triển rất kém hiểu biết thật là hồ đồ, nông cạn, thật là uổng cho những năm tháng để học rồi có bằng Tiến sĩ. 

Thứ hai, Luật sư Triển cho rằng bà Yến chưa bao giờ bị cơ quan chức năng kết tội và được đi Mỹ đàng hoàng… về vấn đề này thì không cần phải bàn luận nhiều, có điều là khi ai đó được người “giúp đỡ” thì có gì đâu mà phải lo. Chắc luật sư Triển không thể biết là có nhiều vụ án chứng cớ sờ sờ ra đấy còn không giải quyết được gì, nhưng ai đó “chẳng may số đen” chỉ cần cơ quan chức năng thu thập được một chứng cứ ngoại phạm thôi là vụ án khó khăn đó được giải toả. 

Thứ ba, Ông Triển cho rằng bà Yến không biết quá khứ chồng mình là Jimmy Trần thì hoàn toàn không thuyết phục. Ông Triển đổ lỗi cho ông Jimmy Trần là lừa gia đình bà Yến. Về diều này thì ông Jimmy Trần đã nói rõ ràng cần thì ông ta về làm chứng trước toà của Việt Nam. Về chi tiết này ông Triển đã bỏ qua hoặc không lường trước được. 

Thứ tư, Việc ông Triển nói báo chí vu khống bà Yến mua phiếu bầu của cử tri… là tỏ rõ ông Tiến sĩ luật mà chẳng hiểu gì về luật. Vì ở nước ta làm gì có cụm từ “mua phiếu” bầu cử, chỉ có là không được vận động cử tri bằng cách bỏ tiền thôi! Thì ở đây, bà Yến đã tổ chức sự kiện tài trợ khu vực mình ứng cử Đại biểu Quốc hội trước ngày bỏ phiếu. Chỉ cần hỏi tại sao bà Yến không tổ chức ở nơi khác mà chọn đúng nơi “nhạy cảm” này, và “tỉnh táo” hơn thì bầu cử xong, sẽ nghĩ ra sự kiện mà làm từ thiện để tỏ rõ nói đi đôi với làm? Còn về việc một số doanh nghiệp không có “bản lãnh” thường lấy việc từ thiện làm con đường tiến thân, đối với một luật sư “già rơ” như ông Triển thì làm gì không biết? 

Thứ năm, ông Triển mạnh mồm nói “Chính vì tập đoàn Tân Tạo và chị Hoàng Yến đang thầm lặng làm rất nhiều việc cho đất nước, nên khi thấy chị bị kẻ xấu bôi nhọ thì chúng tôi muốn giơ tay ra bảo vệ như tiêu chí của văn phòng luật sư “Vì Dân” do tôi sáng lập, những mong chị không phải bận tâm vì thị phi mà có thêm thời gian cống hiến vì dân, vì nước…”. Về điều này thì chúng tôi thấy ông Triển quả là trơ trẽn! Tại sao ông không cân nhắc từng từ, từng chữ mà cứ tuôn ra như vô thức vậy. Ông đã tâng bà Yến lên như một lãnh tụ của đất nước. Bà Yến thật là vinh dự khi có một luật sư “tài giỏi” như ông để bảo vệ. Không hiểu ông nói văn phòng của ông là vì dân theo nghĩa nào? Nghe đâu tài giỏi như Tiến sĩ - Luật sư Trần Đình Triển bị mấy phiên toà đuổi ra khỏi phòng xử án? 

Thứ sáu, Ông Triển nói rằng bà Yến đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và các dự án ở khắp các tỉnh… Xin hỏi thật, như ông nói tập đoàn Tân Tạo do bà Yến làm bà chủ đang làm ăn uy tín và phát đạt, thì tại sao tập đoàn của bà Yến nợ như “chúa Chổm” các nhà thầu. 

Thứ bảy, Việc ông Triển nói rằng báo Cựu chiến binh Việt Nam và Người cao tuổi là những người già, bị lú… chưa cần nói gì nhiều, đây là sự vi phạm pháp luật rõ ràng (vi phạm luật báo chí, luật dân sự là xúc phạm đến danh dự… ảnh hưởng đến uy tín… cản trở nhà báo…). Ở đây chúng tôi không muốn nói hai vị Tổng Biên tập của hai tờ báo trên - thực tế hai vị này đang rất minh mẫn, tài năng để dẫn dắt tờ báo ngày càng phát triển, trong lúc khó khăn chung của xã hội – mà ông Triển đã vi phạm mấy điều như sau: Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, tác nghiệp theo Bộ luật Dân sự và Luật báo chí của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đàng hoàng, mà ông Triển lại cho rằng hai tờ báo này là già và lú. Không biết ông Triển bao nhiêu tuổi rồi và có đi bộ đội như chúng tôi? ông có hiểu hai tờ báo trên là phục vụ cho đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước? Đặc biệt là cựu chiến binh và người cao tuổi.

Hơn nữa, ông có biết thành tích của họ như thế nào? Và theo như ông nhận định thì tất cả người cao tuổi và cựu chiến binh Việt Nam toàn là lú? thế thì đạo lí này ông để đâu? Thứ tám, Ông có nói là một số tờ báo trong và ngoài nước vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến bà Yến. Nếu vậy, để rõ ràng trắng đen, chúng tôi rất mong là đưa vụ việc này ra toà, vì ông là Tiến sĩ - Luật sư chắc là giỏi lắm, ắt phải thắng vụ kiện này. Rất mong như vậy, để chúng tôi vận động những người khiếu kiện sẽ chọn ông làm luật sư bào chữa. Có lẽ ông sẽ giàu to…

Đề nghị liên đoàn luật sư Việt Nam xem xét tư cách, đạo đức và chuyên môn của Tiến sĩ - Luật sư Trần Đình Triển có còn đủ tư cách, đạo đức nghề nghiệp?

29.11.08

Nguyễn Thiện Nhân: Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng

Sau 4 tháng giữ cương vị Bộ trưởng với các cuộc “hành quân” liên tục vào Nam ra Bắc và đặc biệt trong hơn 200 phút “đăng đàn” Quốc hội vào hai ngày 25 và 27/11, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân không những chiếm được cảm tình của đông đảo dư luận mà còn luôn khiến mọi người bất ngờ.

Mạnh mẽ, quyết liệt, không rào đón, không né tránh - đó là phong cách phát ngôn của ông Nhân. Hầu như trong các lần diễn thuyết, Bộ trưởng Nhân đều “nói vo” và rất ít khi phải cầm theo văn bản. Ông có thể đứng nói 40-60 phút liền một mạch mà không hề bị lặp ý hay vấp váp.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

Một điều nổi bật khác trong phong cách phát ngôn của Bộ trưởng Nhân còn là sự thẳng thắn trong việc sử dụng ngôn từ - những ngôn từ thường được coi là phải “né” như theo luật bất thành văn của những người làm chính trị. Dù vậy, ông vẫn dùng một cách rất hợp lý và cũng rất chính xác. Chính điều này đã vừa tạo nên sự bất ngờ, vừa tạo nên sự thiện chí đặc biệt của dư luận dành cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chúng tôi xin giới thiệu một số câu nói đầy ấn tượng như vậy của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

- Năm 2010 là năm tôi kết thúc “kỳ thi tuyển sinh” của chính bản thân tôi với đề bài là chống tiêu cực và bệnh thành tích. (Trao đổi cùng báo chí nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007)

- Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

- “Tặc lưỡi” cấp bằng cho học sinh vào đời là sai lầm! Điều này có thể ví với việc xác nhận quân nhân bắn súng tốt trong khi anh ta chưa đủ tài cầm súng. Như vậy, khi ra trận, anh ta dễ dàng bị giết đầu tiên và hậu quả không chỉ là tổn thất của cá nhân anh ta mà là tổn thất của xã hội nói chung. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không…”, 31/7/2006)
- “Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Các câu nói của Bộ trưởng trong dịp trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

- Đó là những nụ cười ra nước mắt. Khi tôi lên các vùng cao và nói chuyện với các thầy cô ở đây, lúc nói chuyện, họ hay lấy tay che miệng. Không phải để làm duyên mà để che hàm răng đen vì phải thường xuyên ăn rau đắng. Ở đó, các thầy cô cũng không có nhiều P/S hay Colgate như ở dưới miền xuôi!

- Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!

- Không phải chúng ta không thấy mà là chúng ta “quên”. Các thầy cô của chúng ta hiện nay đang phải ở trong những cái gọi là “lều” công vụ chứ không phải nhà công vụ.

- Các thầy cô đừng tự ái nếu như có lúc này hay lúc khác dư luận không ủng hộ mình.

- Những người đã là GS thì làm thế nào để sớm có ngày có một PGS làm việc cạnh mình, đó là “phúc” cho ngành, cho xã hội.

- Việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta luôn trong tình trạng “cơm chấm cơm”. “Chấm” 31 năm không sao nhưng đến thời kỳ hội nhập là không bình thường nên không thể kéo dài tình trạng này.

Tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.

- Chúng ta phải mạnh dạn lên khi trình Chính phủ những ý tưởng của chúng ta. Chúng ta cũng phải mạnh dạn “nhắc” Chính phủ về quyền lợi cho ngành giáo dục.

- Nhà nước phải hỗ trợ theo “đầu” sinh viên của mỗi trường, không để tình trạng trường công thì được hỗ trợ, trường tư thì không như hiện nay.

- Đối với đào tạo tại chức và từ xa thì chỉ cần gióng chuông cảnh báo, việc giải quyết chưa cần cấp bách và để cho các trường có thời gian để sẵn sàng vì dù sao, tại chức cũng là “cái nồi cơm” của các trường và các trường đã có 40 đến 50% khoản thu thêm từ đó. “Siết” lại ngay thì khổ cho các trường.

- Các trường ĐH phải “đùm bọc” lẫn nhau để cùng phát triển.

Các câu nói trong phần trả lời chất vấn của Quốc hội trong hai ngày 25 và 27/11/2006:

- Dự thảo tăng lương cho giáo viên có khả thi không? Tháng 5/2007 Bộ mới “nộp bài”cho Chính phủ nên chưa thể có “đáp án” ngay được.
- Nếu hỏi tôi bao giờ mới xoá xong phòng học tranh tre nứa lá, tôi không thể trả lời được.

- Chúng tôi đã cân thử cặp của học sinh, nếu chỉ có SGK thì cặp không nặng, nhưng do học sinh còn mang theo tập vở, sách tham khảo, thậm chí cả đồ chơi nên cặp của các em rất nặng.

- Trong quá trình phát triển, ban đầu Bộ quản tất các các trường ĐH, CĐ, nhưng ở địa phương có tâm lý trường nào trực thuộc Uỷ ban thì cao hơn, oai hơn!

- Chức năng phát triển nhân tài của chúng ta trong chương trình giáo dục là chưa rõ.

- Các Giáo sư là một tài sản vô giá, không thể để “phí” đi khi các giáo sư đồng loạt về hưu.

- Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!

- 50% học sinh Hồng Công học thêm, ở Braxin là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.

M.M
(Tổng hợp)