Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

5.5.12

Chính phủ bơm 29.000 tỷ đồng ‘cứu’ doanh nghiệp

Thông qua giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên, Chính phủ hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Chủ trương giải cứu doanh nghiệp được đại diện Chính phủ thể hiện rõ trong phiên họp báo thường kỳ chiều 4/5. Cụ thể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong ít ngày tới, Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy không phải là một gói kích cầu, nhưng theo người phát ngôn của Chính phủ, đây là một hệ thống giải pháp vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, cải cách hành chính… nhưng trọng tâm là hỗ trợ tài chính, thuế cho doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định gói giải pháp không chỉ hướng tới các doanh nghiệp "còn khỏe". 

Mặc dù chi tiết còn chờ sự ra đời của văn bản nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nội dung cơ bản của các giải pháp sẽ nhắm tới việc giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), lui thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với một số đối tượng ưu tiên, đồng thời miễn một số sắc thuế, phí khác.
Đại diện cơ quan đề xuất (Bộ Tài chính) - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định các biện pháp hỗ trợ lần này không chỉ hướng đến các doanh nghiệp “còn khỏe” mà sẽ mở rộng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể, việc xác định các giải pháp hỗ trợ được xây dựng theo 5 nguyên tắc là đảm bảo ổn định vĩ mô, đúng đối tượng, phối hợp với chính sách tiền tệ, gắn với tái cơ cấu và tính đến khả năng cân đối của ngân sách. Theo đó, đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép…

Các đối tượng này (trừ doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, xổ số, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập đặc biệt) sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuế VAT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…

Để kích thích sản xuất, Bộ Tài chính dự kiến đẩy nhanh việc phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tốc giải ngân để tiêu thụ các mặt hàng xi măng, sắt thép… Cơ quan chức năng cũng sớm thông qua việc bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, nuôi trồng thủy sản… Theo Thứ trưởng Mai, các biện pháp này sẽ có tác dụng kích thích tiêu thụ hàng tồn kho, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng giá trị gói kích thích đối với doanh nghiệp là 29.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ “chịu thiệt” khoảng 9.000 tỷ do số thuế giãn sẽ thu được vào cuối năm nay và đầu 2013 cũng như được bù đắp do tăng thu từ dầu thô. Trao đổi tại phiên làm việc chiều 4/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ cũng nhận định gói hỗ trợ doanh nghiệp lần này được xây dựng với tinh thần “tiền ít nhưng tác động nhiều”, chủ yếu giúp tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Gói giải pháp này cũng được đưa ra dựa trên các kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các bộ, ngành tiến hành nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, mặc dù có những khởi sắc về mặt vĩ mô nhưng kết quả sản xuất, kinh doanh vẫn xấu do tác động bên ngoài cũng như việc thắt chặt tài khóa, tiền tệ. GDP quý I/2012 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,3% so với cùng kỳ, tồn kho tăng. Theo VCCI, trong năm 2011 và đầu năm 2012, có đến8,4% doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách thuế cũng từng được áp dụng vào năm 2009 khi Việt Nam tiến hành kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT. Ngoài ra, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng.

Kết quả kiểm toán cho thấy giá trị gói hỗ trợ bằng thuế đạt 32.935 (tăng so với mức 28.000 tỷ dự kiến). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, riêng số giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ trên 5.000 tỷ và thu ngân sách vẫn vượt dự kiến. Theo đánh giá giám sát của Thường vụ Quốc hội sau này, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc hỗ trợ thuế năm 2009 còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.

Nhật Min

3.5.12

Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Hàm ý gì từ  tác động cộng hưởng kép?

Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có  thể hợp tác với siêu cường này như thế  nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các  động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát  đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung"  giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có  thể khẳng định. 

Nhưng những bước đi "mềm"  trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất  ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế  này với Mỹ". 

Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục  được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá  làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là  quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự. 

Tác động cộng hưởng kép

Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. 

Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá  trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về  chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và  hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi  ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế  có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. 

Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông: Thế  của nước yếu, thế của nước mạnh 

Với Mỹ, điểm mà các nhà  phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc  "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á. 

Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982. 

Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chíForeign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai? 

Nguyễn Chính Tâm (VietNamNet)

24.4.12

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình trước UB Pháp luật


Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng giải trình trước Ủy ban Pháp luật QH về tình hình vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Sẽ chất vấn tới nơi tới chốn

Phiên giải trình về thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các giải pháp khắc phục của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công an sẽ được đài Tiếng nói Việt Nam và đài Truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng (phải). Ảnh: Minh Thăng
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng (phải). Ảnh: Minh Thăng

Trong buổi sáng (từ 7h55 - 11h30) và buổi chiều (từ 14h), các thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ nghe đại diện các bộ: Giao thông - Vận tải, Tài chính, Công an báo cáo thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành. Đại diện 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cũng sẽ báo cáo nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ tham dự.

Theo thông tin Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long cung cấp cho báo VnExpress, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng sẽ giải trình về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ; nguyên nhân và hậu quả do việc vi phạm gây ra; các giải pháp khắc phục đã và sẽ thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung phân tích kỹ tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM trong thời gian từ đầu năm 2011 đến nay.

Ông Long cho biết, đại biểu sẽ đặt câu hỏi chất vấn để làm rõ các vấn đề liên quan. "Việc giải trình, chất vấn sẽ được Ủy ban Pháp luật làm tới nơi tới chốn", ông Long khẳng định.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc giải trình của các cơ quan để đánh giá tình hình vi phạm pháp luật hành chính và hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp xử phạt trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

Từ đó, đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trước mắt phục vụ việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính trình QH xem xét, thông qua tháng 5 tới và phục vụ công tác giám sát năm 2012 của Ủy ban này. 

Ủy ban đồng thời kiến nghị các giải pháp cần thiết góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông, tình trạng ùn tắc ở các thành phố lớn.

Bộ trưởng Đinh La Thăng từng trả lời chất vấn của QH tháng 10/2011 khi mới nhậm chức hơn 3 tháng. Giữa tháng 1 năm nay, ông Thăng tham gia đối thoại trực tuyến với nhân dân thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, chất lượng các công trình giao thông…, đặc biệt là ở các thành phố lớn, chưa cải thiện rõ rệt sau hàng loạt biện pháp thí điểm của Bộ trưởng Thăng như cấm xe máy, đổi giờ làm, hạn chế taxi, dẹp bãi trông giữ xe trái phép, và gần đây nhất là đề xuất thu phí giao thông đang rất được dư luận quan tâm.

PV

5.4.12

Không thể nói nộp phí là yêu nước

Sau hai cuộc họp báo tập trung vào đề xuất thu phí của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một số đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng tuy rất nhiệt tình nhưng đang có sự nhầm lẫn.

PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội):
Rõ ràng phí chồng lên phí
Đúng là Quốc hội đã ra nghị quyết đồng ý với các nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, trong đó có tính đến việc thu phí lưu hành đường bộ. Tôi thấy rằng vừa qua thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết và tới đây sẽ thu phí sử dụng đường bộ để lập quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định của Luật đường bộ. Đây là loại phí thu trên đầu phương tiện, bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã giải thích mục đích của phí này là để duy tu, bảo trì, nâng cấp hệ thống đường bộ, cho xe cộ lưu hành tốt hơn.


Người dân đã nộp nhiều loại phí nhưng vẫn phải “mua đường” khi qua các trạm thu phí. Trong ảnh: trạm thu phí xa lộ Hà Nội (TP.HCM)- Ảnh: Minh Đức


Trả lời báo chí về mục đích của phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói là nhằm nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để xe đi lại được thuận tiện hơn. Như vậy, xét về mục đích và tính chất thì cả hai loại phí trên đều là phí lưu hành phương tiện, nếu thu cùng lúc hai loại phí này tức là “phí chồng lên phí” chứ còn gì nữa. Cách giải thích rằng không có chuyện phí chồng phí là nhầm lẫn.
Ôtô hay xe máy cũng đều là phương tiện để người dân lưu hành, để làm việc, mưu sinh. Như vậy, anh đề xuất thu phí với mức cao như thế mà cứ nói rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận là không đúng. Ngay cái tên phí cũng cho thấy chỉ là giải pháp tình thế, đã là tình thế thì không giải quyết được căn bản. Giải pháp căn bản là quy hoạch tổng thể, hạ tầng và phương tiện công cộng phát triển đồng bộ. Nhưng trong điều kiện thế này, phương tiện công cộng khả dĩ nhất là xe buýt lại quá tải, còn tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có, vậy người dân đi bằng phương tiện gì nếu không sử dụng xe cá nhân?
Nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai):
Nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”
Trước hết, tôi ủng hộ tinh thần xông pha của ông Đinh La Thăng vì ông ấy phải gánh một nhiệm vụ nặng nề mà nhiều đại biểu Quốc hội nói là đã đến tình trạng khẩn cấp. Nhưng tôi muốn nói rằng một khi đã đi vào những giải pháp cụ thể mang tính pháp lý thì cần phải có sự chính xác và tính thuyết phục cao.
Từ đề xuất thu của Bộ GTVT, tôi thấy rằng họ đang có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm “thuế”, “phí” và “phạt”. Khái niệm phí đã được nêu trong pháp lệnh phí và lệ phí rất rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác... Nghĩa là tôi sử dụng dịch vụ nào, tôi trả tiền cho dịch vụ ấy và nó có định lượng, nghĩa là tôi đi xe nhiều thì trả nhiều, đi ít thì trả ít.
Chẳng hạn, tôi có mấy chiếc xe hơi và đây là quyền tài sản của tôi, nhưng mỗi ngày ra đường tôi chỉ đi một xe, anh không thể thu phí cả mấy chiếc xe đó được. Càng không thể gọi nộp phí là yêu nước. Phí là một thứ tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ, có gì mà gọi là yêu nước. Gọi nộp thuế là yêu nước mới đúng.
Tôi mua một chiếc xe, sau khi nộp các loại thuế đã gấp hơn hai lần một chiếc xe tương tự ở Mỹ, như vậy tôi đã đóng góp các khoản thuế để xây dựng đất nước rồi. Nếu mục tiêu là để hạn chế phương tiện cá nhân, việc đánh thuế cao là thực hiện mục tiêu này rồi. Bây giờ không thể gọi cái khoản thu hạn chế phương tiện như vậy là phí được.
Một điều nữa, anh đưa ra mức phí ngất ngưởng như vậy, trong khi mặt bằng thu nhập xã hội thế nào? Anh gọi tên phí là hạn chế phương tiện cá nhân thế sao anh không đề xuất thu đối tượng xe công? Nếu anh khẳng định cần phải hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, đồng thời anh dám khẳng định phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu, anh vẫn phải đánh thuế vào xe công để khuyến khích các quan chức nhà nước phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ?
Tôi cho rằng tình hình cấp bách nhưng phải thận trọng khi đưa ra giải pháp, đừng nghĩ cái khoản thu của 600.000 người có xe mà anh gọi là giàu hơn người nghèo là ít tác động đến xã hội, đó là chưa nói đến việc anh thu cả người có xe máy.
LÊ KIÊN ghi


Phí bảo trì đường bộ:
Cao nhất 1,4 triệu đồng/tháng
Bộ GTVT vừa gửi Bộ Tài chính dự thảo các thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ (quỹ bảo trì). Theo đó, Bộ GTVT đưa ra mức thu phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đối với ôtô theo tám nhóm (mức thu từ 180.000 - 1,44 triệu đồng/tháng). Đối với môtô, xe máy, bộ đề xuất khung mức thu phí theo bốn nhóm (thấp nhất là 80.0
00 đồng/năm, cao nhất 180.000 đồng/năm) và đề nghị UBND cấp tỉnh quyết định mức thu trong khung mức phí trên cơ sở nghị quyết của HĐND. Thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1-6-2012.
Theo tính toán của Bộ GTVT tại đề án quỹ bảo trì đường bộ trình Chính phủ trước đây, dự tính số tiền thu từ đầu ôtô đạt hơn 6.800 tỉ đồng/năm; số tiền thu được từ 50% số môtô, xe máy đã đăng ký đạt 2.400 tỉ đồng.
TUẤN PHÙNG
“Tam đoạn luận” của Bộ trưởng Đinh La Thăng
“Hiện nay đường bộ VN có khoảng 280.000km, nhưng mới thu được qua trạm thu khoảng 2.500km, bằng 0,7%. Do đó phần lớn đường Nhà nước bỏ ra đầu tư thì chưa thu phí”. Sở dĩ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nói như thế là vì cái tam đoạn luận sau:
1- Hiện có 280.000km đường bộ, Nhà nước là chủ đầu tư tất cả.
2- Hiện mới chỉ thu phí được 2.500km, còn những 277.500km đường chưa thu phí gì cả.
3- Vậy, nay phải thu mà thôi...
Ông bộ trưởng quên hẳn định nghĩa phổ quát nhất của đường sá là:
1/ đường có thu phí (toll) tức đường (cầu, đường hầm) do tư nhân hay nhà nước xây mà người lái xe khi sử dụng phải đóng phí;
2/ đường không thu phí (non-toll road) được xây từ nguồn tài chính sử dụng những nguồn thu khác, mà tiêu biểu nhất là thuế nhiên liệu hoặc nguồn thuế nói chung - những sắc thuế này ở VN đã thu đầy đủ.
Định nghĩa trên không có gì mới hoặc xa lạ ở VN, nhất là vế thứ nhì, đường không thu phí. Từ hơn trăm năm qua tính từ thời Pháp thuộc, “cha đẻ” hệ thống đường sá này, cho đến ngày nay hệ thống đường bộ ở VN đã được hình thành, xây dựng, sử dụng, duy trì trên cơ sở đường của Nhà nước và miễn phí, do lẽ Nhà nước đã thu thuế rồi.
Một trăm mấy mươi năm qua, ở VN đường sá được định nghĩa và sử dụng như thế, thu chi ngân sách quốc gia cũng vận hành trên cơ sở này. Đó không phải là một “độc đáo VN” mà là phổ quát toàn cầu qua hai thực thể đường không thu phí (Nhà nước đã thu thuế rồi) và đường thu phí (cung cấp lợi ích và tiện nghi bổ sung cần phải trả tiền).
THIÊN DI

13.3.12

Bị cáo buộc tham nhũng bộ trưởng Malaysia đã xin từ chức


Bộ trưởng phụ nữ, gia đình và cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul Jalil tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 8-4 do bị cáo buộc gia đình bà đã sử dụng nguồn tiền chính phủ cấp cho một dự án gia súc để mua các căn hộ sang trọng, xe Mercedes và đi du lịch.
Bộ trưởng Jalil
Bộ trưởng Jalil
AFP cho biết chồng bà Shahrizat giữ chức chủ tịch của Tập đoàn Chăn nuôi quốc gia (NFC) và ba người con của họ cũng làm việc tại đây. NFC được nhận số tiền 250 triệu ringgit (83 triệu USD) từ nguồn vốn vay của chính phủ để thúc đẩy ngành chế biến thịt bò ở Malaysia. Thế nhưng, các báo cáo kiểm toán cho thấy NFC đã không hoàn thành mục tiêu này.
Phe đối lập cáo buộc gia đình bà Shahrizat đã lấy số tiền này để tư lợi. NFC nói rằng việc mua một số tài sản như căn hộ sang trọng, xe hơi… mà phe đối lập cáo buộc là cách “đầu tư” để đem lại nhiều tiền hơn cho dự án. Hiện cảnh sát đang điều tra tập đoàn này.

1.1.12

Lê Hồng Anh là ai ?


Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 

Đại tướng Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 
Họ và tên: Lê Hồng Anh

Sinh ngày 12/11/1949.

Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 2-3-1968.

Trình độ học vấn: Đại học Luật.

Lý luận chính trị: Cử nhân.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.

1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 8/2011: Ông giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh là ai ? Để trả lời câu hỏi này Báo Vì Dân kính mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Sinh ngày: 02/02/1949.

Quê quán: TP Hà Nội.

Học vị: Cử nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI

Ủy viên Bộ chính Trị khóa X, XI

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện kỹ thuật quân sự.

8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị – Quân sự.

2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4/2006 đến nay: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

29.11.08

Nguyễn Thiện Nhân: Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng

Sau 4 tháng giữ cương vị Bộ trưởng với các cuộc “hành quân” liên tục vào Nam ra Bắc và đặc biệt trong hơn 200 phút “đăng đàn” Quốc hội vào hai ngày 25 và 27/11, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân không những chiếm được cảm tình của đông đảo dư luận mà còn luôn khiến mọi người bất ngờ.

Mạnh mẽ, quyết liệt, không rào đón, không né tránh - đó là phong cách phát ngôn của ông Nhân. Hầu như trong các lần diễn thuyết, Bộ trưởng Nhân đều “nói vo” và rất ít khi phải cầm theo văn bản. Ông có thể đứng nói 40-60 phút liền một mạch mà không hề bị lặp ý hay vấp váp.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

Một điều nổi bật khác trong phong cách phát ngôn của Bộ trưởng Nhân còn là sự thẳng thắn trong việc sử dụng ngôn từ - những ngôn từ thường được coi là phải “né” như theo luật bất thành văn của những người làm chính trị. Dù vậy, ông vẫn dùng một cách rất hợp lý và cũng rất chính xác. Chính điều này đã vừa tạo nên sự bất ngờ, vừa tạo nên sự thiện chí đặc biệt của dư luận dành cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chúng tôi xin giới thiệu một số câu nói đầy ấn tượng như vậy của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

- Năm 2010 là năm tôi kết thúc “kỳ thi tuyển sinh” của chính bản thân tôi với đề bài là chống tiêu cực và bệnh thành tích. (Trao đổi cùng báo chí nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007)

- Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

- “Tặc lưỡi” cấp bằng cho học sinh vào đời là sai lầm! Điều này có thể ví với việc xác nhận quân nhân bắn súng tốt trong khi anh ta chưa đủ tài cầm súng. Như vậy, khi ra trận, anh ta dễ dàng bị giết đầu tiên và hậu quả không chỉ là tổn thất của cá nhân anh ta mà là tổn thất của xã hội nói chung. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không…”, 31/7/2006)
- “Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Các câu nói của Bộ trưởng trong dịp trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

- Đó là những nụ cười ra nước mắt. Khi tôi lên các vùng cao và nói chuyện với các thầy cô ở đây, lúc nói chuyện, họ hay lấy tay che miệng. Không phải để làm duyên mà để che hàm răng đen vì phải thường xuyên ăn rau đắng. Ở đó, các thầy cô cũng không có nhiều P/S hay Colgate như ở dưới miền xuôi!

- Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!

- Không phải chúng ta không thấy mà là chúng ta “quên”. Các thầy cô của chúng ta hiện nay đang phải ở trong những cái gọi là “lều” công vụ chứ không phải nhà công vụ.

- Các thầy cô đừng tự ái nếu như có lúc này hay lúc khác dư luận không ủng hộ mình.

- Những người đã là GS thì làm thế nào để sớm có ngày có một PGS làm việc cạnh mình, đó là “phúc” cho ngành, cho xã hội.

- Việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta luôn trong tình trạng “cơm chấm cơm”. “Chấm” 31 năm không sao nhưng đến thời kỳ hội nhập là không bình thường nên không thể kéo dài tình trạng này.

Tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.

- Chúng ta phải mạnh dạn lên khi trình Chính phủ những ý tưởng của chúng ta. Chúng ta cũng phải mạnh dạn “nhắc” Chính phủ về quyền lợi cho ngành giáo dục.

- Nhà nước phải hỗ trợ theo “đầu” sinh viên của mỗi trường, không để tình trạng trường công thì được hỗ trợ, trường tư thì không như hiện nay.

- Đối với đào tạo tại chức và từ xa thì chỉ cần gióng chuông cảnh báo, việc giải quyết chưa cần cấp bách và để cho các trường có thời gian để sẵn sàng vì dù sao, tại chức cũng là “cái nồi cơm” của các trường và các trường đã có 40 đến 50% khoản thu thêm từ đó. “Siết” lại ngay thì khổ cho các trường.

- Các trường ĐH phải “đùm bọc” lẫn nhau để cùng phát triển.

Các câu nói trong phần trả lời chất vấn của Quốc hội trong hai ngày 25 và 27/11/2006:

- Dự thảo tăng lương cho giáo viên có khả thi không? Tháng 5/2007 Bộ mới “nộp bài”cho Chính phủ nên chưa thể có “đáp án” ngay được.
- Nếu hỏi tôi bao giờ mới xoá xong phòng học tranh tre nứa lá, tôi không thể trả lời được.

- Chúng tôi đã cân thử cặp của học sinh, nếu chỉ có SGK thì cặp không nặng, nhưng do học sinh còn mang theo tập vở, sách tham khảo, thậm chí cả đồ chơi nên cặp của các em rất nặng.

- Trong quá trình phát triển, ban đầu Bộ quản tất các các trường ĐH, CĐ, nhưng ở địa phương có tâm lý trường nào trực thuộc Uỷ ban thì cao hơn, oai hơn!

- Chức năng phát triển nhân tài của chúng ta trong chương trình giáo dục là chưa rõ.

- Các Giáo sư là một tài sản vô giá, không thể để “phí” đi khi các giáo sư đồng loạt về hưu.

- Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!

- 50% học sinh Hồng Công học thêm, ở Braxin là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.

M.M
(Tổng hợp)