Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

16.4.12

Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Ngày 4/4, 200 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Thuỷ quân lục chiến 3 của Mỹ đã tới thành phố Darwin, miền Bắc Australia.

(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)
(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)

hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.
hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.

Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.
Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.

Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.
Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.

Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).
Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.

Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.
Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.

Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.
Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.

Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.
Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.

Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.
Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.

Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.
Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.

Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.
Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.

Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.
Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.

Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.
Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.

200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.
200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.
Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.

15.4.12

Trung Quốc sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ đi qua Biển Đông


TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

Nữ sinh Lê Ngọc Hoài An với vẻ đẹp trong sáng Trường THPT Lê Quý Đôn


Vẻ đẹp trong sáng của Trường THPT Lê Quý Đôn


Lê Ngọc Hoài An sở hữu gương mặt thánh thiện, ánh mắt và nụ cười như thiên thần, khiến bất kỳ ai dù chỉ gặp một lần cũng phải nhớ mãi.

Lê Ngọc Hoài An
Hoài An sinh năm 1996, hiện đang học lớp lớp 10B8 trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa, Hà Nội
Không những xinh đẹp, dễ thương, cô bạn còn học rất giỏi, suốt 9 năm học Hoài An luôn là học sinh giỏi, gương mẫu của lớp

Hoài An có sở thích hát, nhảy, chụp ảnh, đọc sách, và thích gặp gỡ bạn bè, nói chuyện, thư giãn sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Cô bạn có giọng hát truyền cảm, ấm lòng người nghe

Lê Ngọc Hoài An 

Hoài An có một niềm đam mê lớn về nghệ thuật, làm mẫu ảnh, làm ca sĩ

Hoài An ước mơ sẽ có một công việc ổn định cho tương lai và theo đuổi nghệ thuật như một nghề nghiệp "tay trái" vì niềm đam mê của mình


Lê Ngọc Hoài An 

Là một người thân thiện, hòa đồng, dễ gần, Hoài An luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như văn nghệ của trường, lớp vì cô bạn rất đam mê ca hát

Hoài An chia sẻ là chưa tham gia cuộc thi nào về thời trang hay sắc đẹp nào vì nghĩ rằng bản thân cần phải trau dồi và rèn luyện  hơn nữa, và mong tương lai sẽ có cơ hội thử sức mình trong một cuộc thi nào đó để học tập thêm nhiều kinh nghiệm, cố gắng không ngừng để hoàn thiện bản thân


Vóc người nhỏ nhắn, gương mặt dễ mến...



Mèo là con vật mà Hoài An rất yêu mến bởi nó dễ thương và rất đáng yêu

Đối với Hoài An thì gia đình là số một, bởi vì gia đình là chỗ dựa vững chãi mãi mãi, không ai có thể nâng đỡ và theo sát cô bé suốt cuộc đời bằng gia đình của mình. An luôn muốn cố gắng phấn đấu để mọi thành viên trong nhà đều hài lòng và tự hào


Nước da trắng mịn, mái tóc đen huyền, đôi mắt đẹp hút hồn đối phương
Hoài An thường nghe nhạc để không xả stress sau những căng thẳng thường ngày, đồng thời có thể học tập cách xử lí giọng hát của các ca sĩ cũng như gián tiếp trau dồi thêm tiếng Anh qua những ca khúc nước ngoài. An thích âm nhạc vì âm nhạc cũng là ngôn ngữ của tâm hồn và cuộc sống
Lê Ngọc Hoài An 








Thanh Lan

Ai chịu trách nhiệm vụ sạt lở đất đá thải, vùi lấp cả chục hộ dân ở Thái Nguyên ?

Sạt lở khu đổ đất đá thải, vùi lấp cả chục hộ dân

Thái Nguyên: Kinh hoàng sạt lở núi thải mỏ than Phấn Mễ
Thái Nguyên: Kinh hoàng sạt lở núi thải mỏ than Phấn Mễ
Rạng sáng ngày 15/4, khu vực đổ đất đá thải của Mỏ than Phấn Mễ (thuộc Công ty cổ phần gang thépThái Nguyên) tại xóm Khuôn 1, xã Phục Linh, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ sạt lở, vùi lấp khoảng 10 hộ dân đang sinh sống ở khu vực dưới chân núi đất đá thải.

Theo các nhân chứng tại hiện trường, vào khoảng hơn 4h sáng, tại khu vực này bắt đầu bị sạt lở, một vài người đã kịp chạy thoát ra ngoài khi xảy ra hiện tượng sạt lở. Sau khi nghe tiếng kêu cứu, người dân ở lân cận đã kịp thời tìm được ông Hà Văn Xuân đang còn sống và đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Vợ ông Xuân là bà Vũ Thị Hồng đã ngạt thở và tử vong. Ngôi nhà của ông Xuân bị đẩy ra xa hàng trăm mét, hư hỏng toàn bộ. Người dân địa phương cho biết, hiện còn ít nhất 7 người đang bị vùi lấp dưới đống đất đá thải.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ và các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, đến 11h cùng ngày chỉ mới tìm thấy được xác của bà Vũ Thị Hồng. Do lượng đất đá sạt lở quá lớn, phương tiện cứu hộ, nhất là máy xúc có quá ít nên việc tìm kiếm các nạn nhân còn lại hết sức khó khăn.

Sạt lở khu đổ đất đá thải vùi lấp chục hộ dân
Sạt lở khu đổ đất đá thải vùi lấp chục hộ dân
Ông Nguyễn Đình Dinh, Phó chủ tịch HĐND xã Phục Linh, huyện Đại Từ, cho biết, vụ sạt lở với chiều dài gần 1 km đã phá huỷ gần bốn ha hoa màu, nhà cửa của nhân dân.

Được biết, khu vực bị ảnh hưởng do thảm hoạ gây ra đã từng được thông qua phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB). Có rất nhiều lý do về việc chưa thực hiện GPMB gần khu vục sạt lở nguy hiểm.
Ông Hà Văn Phi, một chủ hộ bị ảnh hưởng, cho biết, trước nguy cơ thảm hoạ lơ lửng treo trên đầu người dân, xóm Khuôn 1 cũng như các hộ dân trong khu vực đã rất nhiều lần đề nghị mỏ than Phấn Mễ dừng đổ thải, họp dân để thông qua giải pháp an toàn nhưng họ vẫn không nghe. Ông Hà Văn Hào bức xúc nói, trời không mưa mà còn sạt lở như vậy, nếu trời mưa thì không biết núi thải sẽ chạy đến tận đâu?.
Sau khi sự việc xảy ra, mỏ than Phấn Mễ đã hỗ trợ việc mai táng cho bà Vũ Thị Hồng 40 triệu đồng. Đối với mỗi khẩu trong khu vực bị ảnh hưởng, mỏ hỗ trợ 2 triệu đồng/khẩu.
Mỏ than Phấn Mễ. Ảnh minh họa
Mỏ than Phấn Mễ. Ảnh minh họa
Ông Trương Mạnh Kiểm (Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ) cho biết, việc hỗ trợ nhằm mục đích giải quyết những khó khăn trước mắt. Về lâu dài thì phải xác định rõ trách nhiệm liên quan, chế độ chính sách cụ thể đối với những hộ dân bị ảnh hưởng. Ngay lập tức, các ngành chức năng của huyện phải thống kê các hộ liền kề vùng bị ảnh hưởng có nguy cơ bị sạt lở lấn tới thì phải di chuyển.

Được biết, tại khu vực này, Mỏ than Phẫn Mễ đã đổ đất thải từ hàng chục năm nay. Lượng đất đá thải từ quá trình khai thác mỏ qua nhiều năm tồn lưu chất cao như núi trên diện tích khoảng 3 ha.

Truy tố blogger "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải


Truy tố blogger "Điếu Cày"

Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (công tác tại Báo Thanh tra Chính phủ, đại diện ở TP.HCM) xin Hội Nhà báo Việt Nam thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng bị từ chối. Tháng 9.2007, sau khi thôi làm việc ở Báo Thanh tra Chính phủ, Lập tiếp tục có đơn xin Thủ tướng Chính phủ thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng cũng không được chấp thuận. Tuy nhiên, ngày 19.9.2007, ông Lập và một số người khác (trong đó có ông Nguyễn Văn Hải) hẹn gặp nhau tại một quán cà phê ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, thiết kế blog do ông Lập làm chủ nhiệm. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hải tự động thay mật khẩu mới để nắm giữ, quản lý blog, tiêu chí bài viết không phù hợp nên ông Lập không tham gia nữa.
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải
Ông Nguyễn Văn Hải tập hợp thêm ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý), những người có cùng quan điểm tham gia. Sau khi quản lý blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước và trên blog cá nhân của từng người. Từ tháng 9.2007 đến tháng 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết và 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá nhà nước) đăng trên blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, trong đó có 26 bài viết có nội dung chống phá nhà nước.
Cáo trạng kết luận, các bị can trên đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet tạo ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, đăng nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân, lôi kéo những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gầy dựng, chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ sẵn sàng hoạt động thay đổi chế độ.
Cáo trạng cũng quy kết các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn sang Thái Lan từ ngày 13.3.2008 - 16.3.2008 để tham gia khóa huấn luyện mục đích nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.
Quang Hiển

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ chặn đúng yết hầu năng lượng Trung Quốc ?

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ làm yết hầu năng lượng Trung Quốc kẹt cứng

Bốn tàu chiến đấu ven biển của Mỹ luân phiên đồn trú ở Singapore sẽ làm kẹt cứng yết hầu năng lượng của Trung Quốc, giúp Mỹ tăng cường can dự biển Đông…

Tàu chiến kiểu mới của Mỹ làm kẹt eo biển Malacca
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ.
Báo chí Trung Quốc bình luận rằng tàu chiến đấu ven biển mặc dù có điểm còn hạn chế, nhưng không thể coi thường mối đe dọa của nó đối với tuyến đường năng lượng của Trung Quốc và biển Đông.
Căn cứ hải quân Changi, nằm ở góc đông bắc Singapore, vài tháng nữa có thể sẽ đón một vị khách mới ở bờ bên kia Thái Bình Dương, đó là tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ.
Theo báo giới Mỹ, ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Hoàng Vĩnh Hoằng tại Lầu Năm Góc, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc Mỹ triển khai luân phiên 4 tàu chiến đấu ven biển tại Singapore.
Sau khi kết thúc hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung cho biết: “Việc triển khai này khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực này, đồng thời sẽ tăng cường khả năng Mỹ huấn luyện và tiếp xúc với các đối tác trong khu vực”.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Tàu chiến đấu ven biển là loại tàu chiến mặt nước thế hệ mới được Hải quân Mỹ đưa ra khi thực hiện chuyển đổi tác chiến từ “đại dương” đến “biển gần”, cũng sẽ là trang bị quan trọng tăng cường sự hiện diện quân sự của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.


Trong khi đó, Singapore – nước kề sát biển Đông, lại trấn giữ nơi xung yếu năng lượng là eo biển Malacca, đã đồng ý cho tàu chiến tiên tiến của quân Mỹ luân phiên đến đồn trú, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cục diện chiến lược của khu vực này.
Làm mắc kẹt yết hầu năng lượng của Trung Quốc
Vào tối ngày 3/4, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ đến cảng Darwin, miền bắc Australia. Ngày thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Singapore đã công bố thông tin tàu chiến đấu ven biển đến đồn trú ở căn cứ hải quân Changi.

Các bước điều chỉnh triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là chặt chẽ, liên tục như vậy.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lưu Giang Bình đã có bài trả lời phỏng vấn tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng, việc điều động lực lượng quân sự của Mỹ ở Australia và Singapore chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc.

Nhưng, việc triển khai ở Singapore quan trọng hơn, bởi vì khoảng cách giữa Singapore và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) gần hơn.
Lưu Giang Bình cho rằng, một mục tiêu chủ yếu quay trở lại châu Á của quân Mỹ chính là làm suy yếu vai trò ảnh hưởng và vị thế chủ đạo của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, có ý đồ thông qua can thiệp vấn đề này để ngăn chặn các bước không ngừng trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời thông qua tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á như Philippinese, Việt Nam, Thái Lan để tạo ra một chuỗi ở tây nam Thái Bình Dương nhằm bao vây chiến lược quân sự đối với Trung Quốc.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Cho nên, Singapore, nước có vị trí địa lý quan trọng, được Mỹ coi là một “ngọn giáo dài” can thiệp biển Đông.
Lưu Giang Bình phân tích: “Đương nhiên, hành động này của quân Mỹ, hoàn toàn không chỉ giới hạn sự chú ý tới biển Đông, mà còn có eo biển Malacca”.
Ai cũng biết rằng, Singapore nằm ở chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, có điều kiện thuận lợi kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược này.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Tàu chiến đấu ven bờ Independence LCS-2.
Lưu Giang Bình nói thêm rằng: “Hiện nay, gần 90% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải được vận chuyển qua eo biển Malacca, còn cửa nam của eo biển Malacca giáp Singapore cũng là nơi yết hầu của eo biển này; điều này có nghĩa là, khi quân Mỹ sử dụng tàu chiến đồn trú ở đây, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược có liên quan đến an ninh cung ứng năng lượng của Trung Quốc”.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

14.4.12

Vụ phóng Tên lửa Triều Tiên thất bại hay sự thật mãi bị chôn vùi ?


Tên lửa Triều Tiên rơi hay sự thật mãi bị chôn vùi? Để cứu vãn tình thế, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân sau vụ phóng vệ tinh thất bại.

Sau khi vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại, tin đồn dấy lên về việc Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 để cứu vãn tình thế. Các nước lại nín thờ chờ xem liệu Bình Nhưỡng có tái diễn kịch bản năm 2009 hay không.

Cứu vãn tình thế khó xử

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ là để mừng kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và để phục vụ công tác nghiên cứu mang tính chất hòa bình nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, kế hoạch này mang nhiều thông điệp hơn nữa.

Bình Nhưỡng muốn thông qua vụ phóng tên lửa lần này để củng cố quyền lực của tân Lãnh đạo Kim Jong Un và thể hiện sức mạnh quân sự nhằm tăng cường vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán sắp tới với các cường quốc.
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Sáng sớm ngày 13/4, tên lửa của Triều Tiên đã được phóng đi dưới sự theo dõi chặt chẽ của các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, báo chí đồng loạt đưa tin, tên lửa của Triều Tiên đã nổ tung, vỡ tan và rơi xuống đại dương khoảng hơn 1 phút sau khi được phóng đi. Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên sau đó cũng chính thức thừa nhận, vụ phóng tên lửa của họ đã thất bại.

Rõ ràng, vụ phóng tên lửa thất bại đã đẩy chính phủ Triều Tiên vào tình trạng “bối rối”. Sự thất bại này chính là thách thức đầu tiên hay có thể gọi là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un phải đối mặt. Theo dự đoán của một số chuyên gia, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân ngay sau đó để cứu vãn tình thế khó xử cho họ.

"Khả năng Triều Tiên tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa tầm xa hay một vụ thử hạt nhân hoặc là một hành động khiêu khích quân sự nào đó nhằm củng cố sự đoàn kết bên trong nước này là rất cao”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc đã nhận định như vậy tại một cuộc họp Quốc hội.

Như vậy, sau khi nín thở chờ Triều Tiên phóng tên lửa, các nước lại nín thở chờ xem liệu nước này có tiếp tục thách thức các cường quốc thế giới bằng một vụ thử hạt nhân mới - vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên nếu nó được thực hiện.

Sự thật vụ phóng vệ tinh sẽ mãi bị chôn vùi?

Trở lại với vụ Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh và... thất bại, trong một bài báo mang tên “Đi, đi và… mất hút” đăng trên tờ Asia Times, tác giả cho rằng, sự thất bại trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ chôn vùi sự thật và để lại một bí ẩn mãi không có lời giải.

Theo Asia Times, việc tên lửa Triều Tiên vỡ vụn đã mang theo sự thật về mục đích của vụ phóng xuống đáy biển Hoàng Hải.

Câu hỏi: “Liệu Triều Tiên phóng vệ tinh nghiên cứu hay thử tên lửa tầm xa?” có thể sẽ mãi là bí ẩn đối với nhân loại.

Mỹ và Hàn Quốc đang tích cực thu lượm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm được, kết quả phân tích cũng chỉ có thể cho thấy được một phần nhỏ trong công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Bài báo cũng cho biết, cho dù tên lửa đã rơi, song điều đó sẽ không ngăn CHDCND Triều Tiên ngắm pháo hoa trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành./.

MH/VOV online
Tổng hợp

13.4.12

Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi Công ty khí đốt Nga trên Biển Đông


Việt Nam nói việc ký hợp đồng dầu khí với tập đoàn Gazprom là 'phù hợp luật pháp quốc tế' và cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác.

Hôm 5/4, công ty khí đốt khổng lồ của Nga ra thông cáo nói đã đạt thỏa thuận với tập đoàn dầu khí PetroVietnam để cùng khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.

BP đã phải rút lui khỏi dự án với Việt Nam vì áp lực của Trung Quốc
BP đã rút lui khỏi dự án vì áp lực của Trung Quốc
Ngày 10/4, Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm 12/4 tuyên bố dự án giữa PetroVietnam và Gazprom là hoàn toàn hợp pháp.

'Lợi ích hợp pháp và chính đáng'

Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Ông Nghị nói thêm rằng Việt Nam cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của các công ty nước ngoài làm ăn với Việt Nam tại Biển Đông.

"Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam."
"Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Việt Nam đã thường xuyên điều tàu hải quân hộ tống và canh gác các tàu thăm dò hải dương của dân sự, nhưng tiềm lực hải quân của Việt Nam hiện giờ chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ tàu bè ở đại dương một cách hữu hiệu.

BBC

Mỹ , Hàn Quốc, Nhật Bản chạy đua tìm mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch tìm kiếm nhằm thu thập mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa thất bại của CHDCND Triều Tiên, theo AFP.

Chỉ vài phút sau khi tên lửa được phóng vào buổi sáng 13.4, Mỹ và Hàn Quốc đã tuyên bố vụ phóng thất bại, vài giờ sau đó, hãng tin nhà nước CHDCND Triều Tiên thừa nhận rằng vệ tinh không thể được đưa lên quỹ đạo.

 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP
 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP


Người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói với AFP: “Chúng tôi đã xác định vị trí các mảnh vỡ và đang thực hiện nỗ lực để thu thập chúng”.

Thông báo được đưa ra bất chấp lời cảnh báo của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước nói rằng không được phép thực hiện các chiến dịch như thế.

“Nếu bất kỳ ai… nỗ lực bắn hạ hoặc thu thập mảnh vỡ tên lửa vũ trụ, chúng tôi sẽ trả đũa không thương xót”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Tổ quốc của CHDCND Triều Tiên tuyên bố.

Theo hãng Yonhap, hơn một chục tàu hải quân Hàn Quốc, nhiều chiếc trong số đó được trang bị hệ thống định vị siêu âm hoặc thợ lặn, đang lùng sục khu vực.

Trong khi đó, kênh tin tức CBS Radio News đưa tin hai tàu khu trục Hàn Quốc được trang bị tên lửa đánh chặn cùng các trực thăng đang sục sạo vùng biển để tìm mảnh vỡ.

Chính phủ Nhật cho biết lực lượng của họ đang hợp tác với quân đội Mỹ để đánh giá lộ trình bay của tên lửa và thu thập mảnh vỡ, theo CBS Radio News.

Các tàu quét mìn và những tàu khác của hải quân Mỹ cũng đang có mặt trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng một số mảnh vỡ lớn đang nằm dưới đáy biển”, người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc phát biểu.

Theo Yonhap, đáy biển tại khu vực sâu khoảng 70 đến 100 mét nên việc thu thập các mảnh vỡ lớn rất khả thi.

Sơn Duân

Triều Tiên xác nhận vụ phóng tên lửa tầm xa thất bại



Hãng tin nhà nước KCNA thông báo: “Các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân thất bại”.

Vào lúc 12 giờ, giờ địa phương (10 giờ, giờ Việt Nam), CHDCND Triều Tiên đã chính thức thông báo tên lửa được phóng đi vào sáng sớm 13.4 không thể bay vào quỹ đạo, xác nhận những khẳng định trước đó của các nước láng giềng về vụ phóng tên thất bại.

* CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm xa vào sáng nay, 13.4, song các nước láng giềng nói rằng nó đã đâm xuống biển không lâu sau khi được phóng đi.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
Tên lửa mang theo vệ tinh được phóng đi từ tây bắc CHDCND Triều Tiên vào sáng hôm nay, theo BBC.

Tuy nhiên, các quan chức Nhật và Hàn Quốc cho hay nó chỉ bay được ít phút trước khi đâm xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.

Kênh truyền hình NHK của Nhật dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết tên lửa bay được 120 km và vỡ thành bốn mảnh, rơi xuống vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Hãng tin CBS thì cho biết tên lửa vỡ làm bốn mảnh và rơi xuống biển Hoàng Hải.

Quân đội Hàn Quốc nói các mảnh vỡ rơi xuống vị trí cách bờ biển phía tây nước này 200 km. Quân đội Mỹ cũng đã xác nhận vụ phóng tên lửa thất bại, theo Reuters. Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn chưa lên tiếng về vụ phóng.

Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

Theo các quan chức Hàn Quốc, tên lửa được phóng đi vào lúc 7 giờ 39 phút, giờ địa phương (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam).

Cả Nhật và Hàn Quốc đã đe dọa sẽ bắn rơi tên lửa nếu nó đe dọa lãnh thổ của họ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phát biểu: “Các quan chức tình báo Hàn Quốc tin rằng vụ phóng tên lửa đã kết thúc thất bại”.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đang tiến hành chiến dịch thu hồi các mảnh vỡ và nói thêm rằng đây là một vụ thử tên lửa đạn đạo.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka cũng thông báo: “Vào khoảng 7 giờ 40 (5 giờ 40, giờ Việt Nam), chúng tôi xác nhận một vật thể bay xác định đã được phóng đi từ CHDCND Triều Tiên và rơi sau khi bay được hơn một phút”.

Quân đội Mỹ cho hay CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Taepodong-2 vốn bị vỡ ra thành từng phần không lâu sau khi cất cánh và không mang lại mối đe dọa trong bất kỳ thời điểm nào.

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh phương Bắc đã “phát hiện và theo dõi một tên lửa Taepodong-2 của CHDCND Triều Tiên vào lúc 22 giờ 39 phút, giờ GMT” (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam), theo thông báo của NORAD.

Theo Reuters, Cơ quan Vũ trụ CHDCND Triều Tiên đã nói họ không có thông tin về vụ phóng vốn buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải triệu tập cuộc họp khẩn
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

CHDCND Triều Tiên nói mục đích của vụ phóng là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành song Mỹ và các quốc gia khác tố giác đây là vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình vốn vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hãng AFP dẫn lời một nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc cho biết Hội đồng Bảo an gồm 15 nước sẽ họp khẩn trong hôm nay, 13.4, nhằm quyết định bước đi kế tiếp sau hành động của CHDCND Triều Tiên.

Sau vụ phóng thất bại của CHDCND Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này đang theo dõi sát sao các hành động khiêu khích kế tiếp như là các vụ thử tên lửa tiếp theo hoặc một vụ thử hạt nhân thứ 3, theo AFP.

Hôm 8.10, một quan chức Hàn Quốc nói CHDCND Triều Tiên có vẻ như chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba sau vụ phóng tên lửa trong hôm nay.

Quá trình chuẩn bị đang được thực hiện tại thị trấn Punggye-ri ở đông bắc, nơi CHDCND Triều Tiên từng thực hiện hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay.

Sơn Duân - Ngát Ngọc - Nguyễn Đan

Thứ trưởng BXD Nguyễn Thanh Nghị thẩm định Thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV

Ngày 12/4/2012 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IV.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Dự Hội nghị có ông Nguyễn Hữu Hoài - Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo các Sở Xây dựng, Nội vụ của tỉnh, Huyện uỷ và UBND huyện Quảng Trạch, Đảng uỷ và UBND thị trấn Ba Đồn, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành ở trung ương, các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành Xây dựng.

Theo Đề án đề nghị công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV do đại diện UBND huyện Quảng Trạch trình bày thị trấn Ba Đồn là thị trấn huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Quảng Trạch trong tổng thể các đô thị của tỉnh và cả nước, nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và được xác định là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Năm 2008 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 612/BXD-KTQH về việc thoả thuận thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV. Tuy nhiên, cùng với việc thành lập Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình và việc Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La được phê duyệt thì khoảng 350 ha đất của thôn Xuân Kiều xã Quảng Xuân thuộc Thị trấn được chuyển sang Khu kinh tế Hòn La.

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện để công nhận loại cho các đô thị có sự điều chỉnh địa giới hành chính thì cần có sự đánh giá và được công nhận là đô thị đạt các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.

Vì vậy, việc xem xét công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV trên cơ sở Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV là cần thiết và là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các bước tiếp theo khi tiến hành thành lập thị xã Ba Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Bình.

Tại Hội nghị đại diện Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng, các chuyên gia phản biện, các thành viên Hội đồng thẩm định đã phát biểu đóng góp ý kiến cho Đề án. Các thành viên Hội đồng thẩm định đã bày tỏ sự nhất trí với đánh giá phân loại nêu trong Đề án và đóng góp ý kiến nêu lên sự cần thiết của việc lập và thực hiện các chương trình, dự án nhằm nhanh chóng khắc phục các tiêu chí mới chỉ đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt theo quy định.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết các thành viên Hội đồng đều nhất trí đánh giá cao các thành tựu của Thị trấn, Đề án đã đánh giá đúng tiềm năng, vị thế cũng như thực tế phát triển của Thị trấn, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung đầu tư và quản lý Thị trấn tốt hơn.

Thứ trưởng lưu ý UBND tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Quảng Trạch trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục các tiêu chí mà đến nay Thị trần mới đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt so với quy định, quan tâm rà soát, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch Thị trấn trong đó cần đặt Thị trấn trong mối liên hệ vùng; đầu tư cho thiết kế đô thị, xây dựng những công trình kiến trúc là điểm nhấn đô thị; tập trung các nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị bằng các nguồn vốn ngân sách và cả các nguồn vốn thu hút ngoài ngân sách để cải thiện các tiêu chí chưa đạt và cho sự phát triển sau này của Thị trấn trở thành thị xã; quan tâm hơn đến công tác quản lý đô thị; tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Hội đồng thẩm định nhất trí đề nghị Bộ Xây dựng công nhận Thị trấn là đô thị loại IV.

H. Phước

Việt Nam tổ chức cho Việt Kiều thăm Trường Sa

Việt Nam tổ chức cho Việt Kiều thăm Trường Sa. Bộ Ngoại giao gọi kế hoạch tổ chức chuyến thăm của người Việt ở nước ngoài tới quần đảo Trường Sa là hoạt động 'bình thường'.
Việt Nam đặt Trường Sa dưới quyền quản lý của tỉnh Khánh Hòa
VN đặt Trường Sa dưới quyền quản lý của tỉnh Khánh Hòa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm 12/4 về "kế hoạch của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cử một đoàn lớn ra thị sát Trường Sa" đã trả lời: "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là việc làm bình thường".

Quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam.

Điều đặc biệt là việc tổ chức cho Việt kiều ra thăm Trường Sa, vốn nằm trong khu vực một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, cho đến nay vẫn được giữ kín.

Việc chủ đề này được nêu ra trong cuộc họp báo chính thức có sự tham dự của các hãng thông tấn nước ngoài dường như là động thái đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang lời qua tiếng lại về chủ quyền ở Biển Đông.

Gần đây, tình hình, tưởng chừng đã lắng xuống sau khi lãnh đạo cao cấp nhất của hai Đảng Cộng sản cầm quyền ở cả hai nước thống nhất các nguyên tắc chung để giải quyết bất đồng trên biển hồi tháng 10/2011, lại nóng lên với việc Trung Quốc tiếp tục bắt ngư dân Việt và tăng cường khai thác Hoàng Sa.

Việt Nam cũng có một số đối sách, tuy vẫn cấm người dân biểu tình phản đối ở trong nước.

Việc cử sư sãi ra các đảo ở Trường Sa làm Phật sự và mới đây nhất là ký hợp đồng dầu khí với Nga đều được coi như hành động khẳng định chủ quyền.

Tế nhị

Trường Sa, Hoàng Sa và tranh chấp Biển Đông, nhất là với Trung Quốc, tuy không danh chính ngôn thuận vẫn bị coi là các chủ đề 'tế nhị' ở trong nước.
Một kế hoạch cho Việt kiều ra thăm Trường Sa năm ngoái đã bị hủy bỏ không rõ lý do.

Về nguyên tắc, đây không phải khu vực cấm, nhưng vì xa xôi cách trở, chỉ có thể tiếp cận bằng tàu thủy hoặc máy bay nên các chuyến đi tới Trường Sa phải được hỗ trợ của chính quyền.

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa.

Với 23 đảo và bãi cạn, Việt Nam nắm trong tay con số đảo lớn nhất ở nơi này.

Nhận định về kế hoạch tổ chức cho Việt kiều thăm Trường Sa, luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang sống tại Canada, nói: "Theo cá nhân tôi thì chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận được".

"Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là khu vực không có tranh chấp về chủ quyền quốc gia."

"Quan điểm nhất quán của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế."

Ông Khanh cho rằng trong khi các hành vi gây hấn, bạo lực và cố tình làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình là điều hết sức cần thiết nên tránh, "việc Ủy ban người Việt ở nước ngoài có ý định sẽ tổ chức cho ngoại kiều đi thăm Trường Sa là một quan điểm đúng đắn, một hành động thiết thực, hợp tình, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc giới thiệu, bày tỏ quan điểm, lập trường của phía mình đồng thời mưu tìm, kiến tạo một giải pháp hòa bình, công bằng và ổn định lâu dài cho toàn bộ khu vực và thế giới".

Ông luật sư cũng ngỏ ý sẵn sàng tham gia.

12.4.12

Vì sao Hải quân Mỹ triển khai tàu chiến hiện đại tại Singapore?


Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc. Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov bình luận như vậy về thỏa thuận triển khai bốn tàu chiến Mỹ tại Singapore.

Các tàu này được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong vùng nước ven biển và sẽ hiện diện trên cơ sở luân phiên. Chiếc tàu đầu tiên sẽ đến khu vực vào cuối năm nay.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Leslie Hull-Ryde gọi thỏa thuận với Singapore là “chưa từng có.”
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Nhà phân tích Nga Leonid Ivashov coi đây là một bước tiến mới theo hướng tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á để đối trọng với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc: “Tăng cường hiện diện tại Singapore là một trong những yếu tố của cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Mỹ hiện nay đang cho lực lượng quân sự của mình tiến gần lãnh thổ Trung Quốc, bố trí căn cứ tại Singapore, trước đó là tại Úc, tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về toàn diện. Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, đặc biệt là các thành phần có thể hoạt động trong khu vực đại dương.

Trên nguyên tắc, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa hai trung tâm quyền lực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Không nhất thiết phải là chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng hôm nay họ đang chiến đấu với nhau trên lãnh thổ nước ngoài. Điều này được chứng minh bởi các sự kiện ở Libya. Việc lật đổ chế độ Gaddafi trước hết đã làm giảm đi nghiêm trọng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi.”

Vào cuối tháng Giêng, Mỹ đã đã thỏa thuậnvới Australia rằng trong 6 năm quân số Mỹ ở Australia sẽ tăng gần 13 lần, lên đến 2500 người. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được cấp căn cứ không quân “Tindal” ở Darwin, bắc Australia, là nơi Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay chở dầu.

Mỹ đang tạo ra một trong những đầu cầu khu vực để cân bằng ảnh hưởng trên biển. Bởi vì tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sẽ không với tới căn cứ quân sự này của Mỹ. Đồng thời, từ căn cứ này còn có thể kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền trong vùng biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ khéo léo sử dụng những mối quan ngại của Ấn Độ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cố gắng lôi kéo nước này vào liên minh. Một bằng chứng của điều này là tuần tập trận chung “Malabar 2012″. Tàu chiến của hai nước diễn tập chống quân đội đối phương và các mục tiêu hải quân trên bờ biển, tiến hành trinh sát hàng hải, các tàu chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay.

Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga)