Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

27.3.12

300 người dân bao vây nhà máy thép vì gây ô nhiễm

Trước vụ Dân bao vây nhà máy thép vì gây ô nhiễm. Báo Vì Dân xin gửi nỗi bức xúc của người dân đến bạn đọc. 

Bức xúc vì ô nhiễm kéo dài, hàng trăm người dân thôn Vân Dương 2 đã kéo đến bao vây 2 nhà máy thép, yêu cầu phải ngừng hoạt động.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang, UBND xã Hòa Liên đã tổ chức buổi đối thoại giữa hàng trăm hộ dân địa phương và lãnh đạo 2 doanh nghiệp là Công ty CP thép Thái Bình Dương và Dana-Ý (KCN Hòa Khánh mở rộng, quận Liên Chiểu) về các vấn đề liên quan đến tình trạng ô nhiễm gây bức xúc trong người dân suốt thời gian qua. 


Người dân thôn Vân Dương 2 tại buổi họp dân hôm 25/3 


Anh Nguyễn Tấn (SN 1975, thôn Vân Dương 2), nhà ở sát hàng rào nhà máy thép Dana-Ý bức xúc: “Tôi có hai con, một đứa đang học lớp 7, một đứa đang học mẫu giáo nhưng không đêm nào có thể học bài cho yên ổn được vì tiếng ồn và bụi khói từ nhà máy thải ra. Ban đêm ban ngày gì cũng không thể nghỉ ngơi được, người già trẻ em ở đây bị nhiều bệnh liên quan đến hai nhà máy thép này. Phản ánh, kiến nghị mãi mà chẳng đến đâu”.


Sự việc trở nên “nóng” hơn khi tối 24/3, hơn 300 người dân thôn Vân Dương 2 đã kéo đến bao vây hai nhà máy thép trên để phản đối. Theo phản ánh của người dân trong đêm 24/3, hai nhà máy trên thi nhau xả khói và bụi khiến họ không thể ngủ nghỉ.
Tại cuộc đối thoại chiều 25/3, rất nhiều người dân bức xúc về tình trạng gây ô nhiễm môi trường kéo dài của 2 nhà máy này. Ông Trương Văn Lung không kìm nén bức xúc khi được phát biểu: “Nghe nói chính quyền sẽ di dời giải tỏa chúng tôi đi nơi khác từ mấy năm nay nhưng đến nay chúng tôi cũng chưa nhúc nhích. Trước tết vừa qua, chính quyền có hứa là đầu năm nay sẽ giải tỏa khu vực này đi nhưng nay đã gần hết quý 1 mà cũng chưa thấy gì hết. Dân chúng tôi còn chịu đựng cho đến bao giờ?”.
Nhiều người dân địa phương cho biết họ đã sinh ra và lớn lên định cư ở đây nhưng từ khi các nhà máy thép đặt giữa khu dân cư thì cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn vì ô nhiễm. Ăn cơm cũng phải mắc màn vì bụi.

Tường rào của các nhà máy thép gần sát nhà dân khiến tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn càng thêm nặng. 
Trước phản ứng của người dân, ông Hồ Nghĩa Tín, Tổng giám đốc Công ty CP thép Dana-Ý và ông Nguyễn An, Tổng Giám đốc Công ty CP thép Thái Bình Dương hứa sẽ khắc phục tình trạng khói bụi và tiếng ồn trong thời gian tới, đồng thời mong muốn bà con chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thu, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, việc người dân kiến nghị để giảm tiếng ồn và khói bụi ô nhiễm là nguyện vọng chính đáng. Sau nhiều lần họp, các công ty đã cam kết với người dân nhưng thực tế các công ty này không đáp ứng được cam kết trên và có dấu hiệu gia tăng hoạt động, gây ồn mạnh trong thời gian gần đây khiến người dân thêm bức xúc.

“Nếu các doanh nghiệp không đảm bảo thì phải ngưng hoạt động cho đến khi giải tỏa xong người dân ở đây đi nơi khác. Các doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích nhân dân, nếu không lợi ích của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng”, Bí thư xã Hòa Liên Lê Văn Hùng Vương cứng rắn.
Cũng tại buổi đối thoại, ông Đặng Thương, Phó chủ  tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết, ngày 22/3, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã đến kiểm tra, rà roát các hộ dân ảnh hưởng bởi hai nhà máy thép; đồng thời ra thông báo kết luận, yêu cầu ngành chức năng khẩn trương hoàn thành công tác đền bù trước ngày 30/6 tới cho các dddang ở thực sự và trước ngày 30/9 cho các trường hợp khác. “Huyện sẽ chi trả tiền ngay để người dân có thể thuê nhà ở nơi khác cho đến khi được bố trí tái định cư. Dự kiến đến tháng 7-8/2012 mới có đất thực tế để bố trí cho bà con”, ông Thương phát biểu.

Theo thống kê của huyện Hòa Vang, có gần 260 hộ ảnh hưởng hai nhà máy thép và đến nay có 232 hộ được kiểm định. Tuy nhiên việc đền bù, giải tỏa còn chậm triển khai.


Vụ từ chối cô dâu: Bảo vệ quyền con người ở đâu?


Cô dâu trẻ Xuân Thùy bị từ chối nói báo chí đã giải oan cho cô và gia đình bấy lâu nay. Tuy nhiên, xem ra vụ việc vẫn chưa thể kết thúc trong một sớm, một chiều.          
Bà  Đặng Thị Út, mẹ của cô dâu Xuân Thùy, bày tỏ: “Đọc báo chí mà nước mắt tôi cứ rơi. Vậy là oan ức của em nó bấy lâu nay đã được giải tỏa”. Còn ông Nguyễn Hoàng Năm, cha của chú rể Nguyễn Phúc Duy, thì nói: “Báo chí đã nói rất trung thực vấn đề. Tôi rất đồng tình với bài báo”.
Bà Đặng Thị Út và con gái của mình
Trưa 2.3, khi chúng tôi đến gia đình Xuân Thùy, bà Út cho biết tâm trạng của em giờ đã tốt hơn rất nhiều sau những ngày sống trong thị phi. Bà Út kể, lúc còn làm dâu ở nhà Duy, khi “vụ clip sex” xảy ra, có lần vì không chịu nổi áp lực, điều tiếng, Thùy đã uống thuốc tự vẫn. “Tôi qua thấy con tôi nằm nhắm mắt, vợ chồng tôi và chồng nó tức tốc chở đến Bệnh viện 121 "súc ruột”, phải nằm một ngày đêm mới về”. Bà Út nói lần đó bà có gặng hỏi nhưng Thùy cũng không nói có chuyện gì xảy ra. 
Bà Út nói gia đình bà cũng có nguyện vọng đòi lại số tài sản mà theo Thùy nói “đã gửi cho mẹ chồng sau ngày cưới”. Tại biên bản hòa giải ngày 31.1 vừa qua, Thùy cũng đã nêu yêu cầu này. Tuy nhiên, gia đình ông Năm không thừa nhận việc Thùy có gửi vàng cho mẹ Duy giữ giùm.
Bà Phan Thị Hồng Nhung, Chủ tịch Hội LHPN TP.Cần Thơ cho biết, Hội đang tiếp cận vụ việc để kịp thời động viên, hỗ trợ, giúp đỡ đối với Xuân Thùy. Bà Nhung nhận xét “thông tin đó (bị nghi là “diễn viên” clip sex) là rất xúc phạm đối với nhân phẩm của con người, chúng tôi sẽ lên tiếng chính thức để bảo vệ quyền lợi phụ nữ”.
Về vụ việc chính quyền xã Tân Bình, H.Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (CNĐKKH) của Nguyễn Phúc Duy và “cô dâu mới”, ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch UBND xã Tân Bình khẳng định việc xã cấp giấy CNĐKKH trên là không sai, vì trên pháp luật, Duy và cô P.K đủ điều kiện kết hôn. “Nhưng để tránh phiền phức, chúng tôi tạm thu hồi để giải quyết tranh chấp. Sau khi vụ việc được giải quyết xong, khi có đơn yêu cầu, chúng tôi sẽ tổ chức cấp lại”, ông Khải nói.
Nạn nhân có quyền khởi kiện đòi chia tài sản trong thời kỳ chung sống
Sáng ngày 2.3, luật sư (LS) Nguyễn Kỳ Việt Chương, Trưởng văn phòng Luật sư  Việt Chương, Đoàn luật sư TP.Cần Thơ cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ để tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp miễn phí cho cô Nguyễn Đặng Xuân Thùy.
Theo LS Chương, với những tình tiết như được nêu trên Báo Thanh Niên, cô Thùy có quyền nộp đơn tại TAND Q.Ninh Kiều để khởi kiện, yêu cầu tòa ra bản án không công nhận vợ chồng giữa cô và anh Duy.
Đồng thời, cô có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia tài sản trong thời kỳ sống chung để tòa án khi thụ lý sẽ giải quyết trong cùng vụ kiện. Ngoài ra, nếu cô Thùy chứng minh được việc gia đình bên chồng hứa hẹn: anh Duy chịu làm đám cưới với cô sẽ mua cho anh một xe du lịch trị giá trên 1 tỉ đồng; sau khi đám cưới, gia đình đã cho chiếc xe như đã hứa và do anh Duy đứng tên nên cô Thùy có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản trong thời kỳ sống chung, trong đó có chiếc xe du lịch trên.


Hot girl tung ảnh nóng làm chao đảo dân mạng

Hot girl Đài Loan Quách Thư Diêu, sinh ngày 18/7/1990, cao 1m55 và nặng 42kg. Cô vừa tung bộ ảnh mới nhất khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Quách Thư Diêu còn có nghệ danh là Diêu Diêu, cô có bộ ngực quá cỡ 
Diêu Diêu cao 1m55 và nặng 42kg. Khi học cấp 2, để muốn có được chiều cao như ý, cô đã uống sữa tươi thay cho nước để mong cao thêm vài cm. Nhưng không ngờ, sữa tươi mang lại cho cô bộ ngực quá khổ so với lứa tuổi.

Diêu Diêu

Tháng 5/2008, bố của Diêu Diêu mất vì bệnh nhồi máu cơ tim. Kinh tế gia đình giảm sút, vừa phải học vừa phải đi làm thêm để phụ giúp mẹ cho 2 em đi học, Diêu Diêu đã phải làm việc rất vất vả.
Quách Thư Diêu

Thật may mắn, một nhà nhiếp ảnh gia đã nhìn thấy tiềm năng của Diêu Diêu và mời cô chụp ảnh mẫu.

Quách Thư Diêu
Và thật không ngờ, chỉ một thời gian sau đó, cô đã được mời hợp tác với công ty chuyên săn tìm người mẫu quảng cáo mới.

Dần dần Diêu Diêu đã trở thành đại diện hình ảnh cho nhiều loại game trực tuyến ở Đài Loan
Dần dần Diêu Diêu đã trở thành đại diện hình ảnh cho nhiều loại game trực tuyến ở Đài Loan

Diêu Diêu luôn chấp nhận mặc váy ngắn khoe ngực khủng khi quảng cáo game

Kể từ đó, cô thường xuyên xuất hiện trong vai trò đại sứ của nhiều game và là tâm điểm chú ý khi xuất hiện ở ngoài đời.



Dân gặp khó, biết gọi ai đây?


Để cung cấp cho bạn độc hiểu thêm về thực tế cuộc sống người dân gặp phải rất cần các lực lượng chức năng, và phải ứng của họ ra sao? Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh sau"
1.001 chuyện dân cần
Kể về các lần bị cướp vé số, chị Đào (quê Phú Yên) nhăn mặt: “Làm sao nhớ nổi. Gặp mấy thằng nghiện là coi như mất một tháng đi bán để bù lại cho đại lý”. Ngồi trên chiếc xe lăn hoen gỉ, chị Đào nhớ lại, chiều hôm đó, chị đang hì hục lăn xe trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) thì có hai thanh niên ăn mặc lịch sự hỏi mua. “Trong lúc tôi đang loay hoay chỉnh lại chiếc xe, hai tên cướp rồ ga bỏ chạy cùng tập vé số. Tôi la hét thất thanh, nhưng người đi đường chỉ quay lại nhìn và bỏ đi”, chị Đào kể. “Chị có đi báo công an?”. Chị thở dài: “Có biết công an phường nằm ở đâu mà báo. Mà có báo thì cũng chưa chắc được gì, vừa mất công và phiền phức. Ai mà quan tâm đến số tài sản nhỏ nhoi đó”.
Những va chạm trên đường phố như thế này rất cần sự có mặt kịp thời của lực lượng phản ứng nhanh - Ảnh: Minh Nam
Nhiều người qua lại cầu Băng Ky (đường Nơ Trăng Long, Q.Bình Thạnh) quen với cảnh ông Nguyễn Văn Từ (49 tuổi, bị mù) ngồi bên thành cầu, đeo tấm bảng “bán vé số” thay vì cầm vé số trên tay. Hỏi ra mới biết vì nhiều lần bị lừa nên ông phải làm như vậy. Cứ mỗi lần bị lừa, bị cướp vé số như thế, ông lại thui thủi mò mẫm tìm người vay mượn đền tiền cho đại lý. Nghe chúng tôi nhắc tới ba từ “báo công an”, ông lắc đầu: “Tui đui mù, biết đâu mà báo”.
Một lần, chúng tôi ngạc nhiên trước chiếc xe bán đĩa dạo được quấn lưới mắt cáo chằng chịt.  Chị Hoàng Thị Liên (quê Hà Tây) nhanh nhảu: “Em mà không làm thế này thì cứ bị cướp suốt. Ấy vậy, nhưng nhiều khi cũng còn bó tay với tụi nó đấy”. Chị Liên kể, mới hôm đầu năm, chị đẩy xe bán trên đường Chánh Hưng (Q.8) thì có hai thanh niên đi xe đạp hỏi mua, chị vừa tháo tấm lưới, ngay lập tức vị khách chụp luôn đống đĩa bỏ chạy. Chị đuổi theo giằng lại phía trước thì phía sau hai thanh niên khác trờ tới ôm luôn mấy trăm đĩa còn lại. “Em chỉ biết khóc, kêu trời vì tri hô rát cổ mà chẳng ai giúp, dù đường đông người qua lại. Em từng báo công an phường rồi nhưng cũng chỉ viết bản tường trình, còn sau đó chẳng thấy hồi âm gì”, chị Liên ngao ngán.
Là nạn nhân của “hố tử thần”, tài xế Nguyễn Văn Tính (hãng taxi Vinasun, 32 tuổi, ngụ Q.3) bần thần nhớ lại: Khoảng 16 giờ ngày 14.9.2010, khi đang lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3), xe taxi của anh bất ngờ bị sụp xuống hố sâu. Rất may, anh Tính thoát chết. Trong lúc gặp nạn, anh hoàn toàn không biết gọi cho cơ quan chức năng nào nhờ can thiệp. Anh Tính kể: “Tôi chỉ biết đứng nhìn chiếc xe bị “nhấn” sâu xuống hố trước sự hoảng sợ và bất lực. Tôi loay hoay gọi cho người nhà, đồng nghiệp... để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi có mặt họ cũng “chào thua”. Sau khi gọi cho một số cơ quan chức năng mà không nhận được hỗ trợ, mọi người bàn nhau gọi xe cứu hộ tư nhân đến cẩu xe taxi lên nhưng không được. Mãi đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng thanh tra giao thông công chánh mới có mặt và đến 21 giờ cùng ngày, chiếc xe bị nạn mới được đưa lên khỏi mặt đất. Việc phản ứng, hỗ trợ rất chậm của cơ quan chức năng đã khiến khu vực kẹt xe kéo dài”.
Tài xế Nguyễn Văn Tính bất lực khi chiếc taxi bị sụp “hố tử thần” vào chiều 14.9.2010 - Ảnh: Minh Nam
Anh Tính nói nhiều lúc chạy taxi gặp phụ nữ mang bầu chuyển dạ thì nhiều tài xế khác cũng bó tay, không biết nhờ lực lượng chức năng nào giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp này.
Có thể tránh kết cục buồn
Cách đây chưa lâu, TAND TP.HCM đưa ra xét xử Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Phi Khanh đánh ông Phạm Văn Bình trọng thương chỉ vì... bịch rác. Nhà ông Bình bên này đường, đối diện bên kia đường là nhà của bà H. (chị của 3 bị cáo). Thấy bà H. đem bịch rác sang để ngay cạnh nhà mình, ông Bình và vợ liền lên tiếng, dẫn đến hai bên cãi vã nhau. Đứa cháu trai của ông Bình, sau một hồi chứng kiến vụ cãi vã liền vồ lấy ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp định đem ra "tưới" những người phía bên kia nhưng được ngăn lại kịp thời, tuy nhiên cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra. Hùng vừa đi làm về, thấy ẩu đả liền nhờ người gọi Cảnh sát 113 và công an phường. Chờ mãi không thấy công an xuống, trong khi các bên lao vào hỗn chiến, nóng ruột, Hùng tông thẳng chiếc xe Cub 81 vào người ông Bình để bênh các em. Bào chữa cho Hùng, luật sư đặt vấn đề: "Nếu công an, chính quyền can thiệp kịp thời, liệu có hậu quả đau lòng đến thế không?”.
Tương tự, năm 2011, TAND TP.HCM đưa ra xét xử một vụ án giết người mà nhiều người dự khán phải chạnh lòng. Trương Văn Trung có vợ là Hồ Thị Ngọc Loan bán bún mắm ở khu vực chợ Bàn Cờ (Q.3). Chị Loan có người bạn tên T.N; vợ chồng T.N cũng bán bún vịt ngay cạnh. Chuyện buôn bán dẫn đến xích mích. Trong một lá đơn xin chính quyền can thiệp, mẹ chị Loan trình bày: “Vợ chồng T.N thường xuyên chửi rủa, tranh giành khách; thậm chí còn thay nhau chặn khách từ đầu hẻm. Nếu khách vẫn vào quán của Loan thì vợ chồng T.N tìm cách đuổi…”. Ấy vậy mà những lá đơn này không được chính quyền can thiệp kịp thời nên mâu thuẫn nhỏ đã thành án mạng. Một đêm cuối tháng 9.2009, trong lúc cãi nhau, T.N vác dao ném trúng lưng Trung gây rách da. Trung lại làm đơn nhờ cơ quan công an và đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Công an không xử lý triệt để, còn chính quyền chỉ mời hai bên lên hòa giải… Rạng sáng 17.10.2010, trong lúc Trung đang trực bảo vệ cho một khách sạn gần đó thì nghe tin vợ bị T.N đánh. Đêm đó, Trung cầm dao lao tới đâm liên tiếp nhiều nhát khiến chồng T.N thiệt mạng.
Luật sư bào chữa cho Trung bức xúc: “Chính vì sự nín nhịn đến đỉnh điểm trong khi chính quyền, công an không giải quyết được mới là nguyên nhân gây ra vụ án”.
Nhiều người có mặt tại phiên tòa cho rằng, nếu có sự can thiệp, giải quyết đến tận cùng sự việc thì chắc hẳn những vụ án đau lòng như trên đã không xảy ra.
Gọi 113 cũng như không!
Ngày 11.2.2012, chị Diệu chở một cô bạn (đang nghe điện thoại) bằng xe máy biển số 70K1-0767, lưu thông trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10). Bất ngờ, chiếc điện thoại iPhone 4 của cô bạn bay theo chiếc xe Air Blade màu đỏ-đen chạy xẹt ngang. Diệu và cô bạn vừa tri hô, vừa phóng xe đuổi theo, đến trước số 368 Nguyễn Tri Phương thì cả hai té ngã. Đi ngang qua, thấy hai cô gặp nạn, chúng tôi liền dừng xe lại tìm cách hỗ trợ. Trong tình huống khẩn cấp ấy, chúng tôi chỉ nhớ số đường dây nóng 113 nên liền lấy điện thoại bấm số nhờ hỗ trợ. Đầu dây bên kia, người trực ban đề nghị chúng tôi hướng dẫn nạn nhân đến công an phường trình báo rồi cúp máy mà không hề cho địa chỉ nơi trình báo. Nghe chúng tôi thuật lại, hai cô gái nhìn nhau ra vẻ bất lực. Không biết kêu ai, Diệu gọi điện thoại cho mấy người bạn. Lát sau, 3, 4 người bạn đến đưa Diệu và cô bạn với nhiều vết thương đi mà không đến công an phường vì họ nghĩ rằng: có đến cũng chẳng được gì.
Theo TN



Cô đào thích khoe ảnh nóng vẻ sexy nhất Trung Quốc

Ảnh nóng cô đào thích khoe vẻ sexy nhất Trung Quốc

Sinh năm 1987 Củng Tân Lượng được biết đến như là một mỹ nhân mới nổi của nàng giải trí Hoa ngữ

Nếu nói về tài năng thì Củng Tân Lượng chưa phải là một cái tên quá đình đám trong làng giải trí Hoa ngữ, nhưng nếu nói về việc thích khoe vể gợi cảm thì mỹ nhân này là một cái tên đầy tiêu biểu.
Ảnh nóng cô đào thích khoe vẻ sexy nhất Trung Quốc
Củng Tân Lượng luôn rất thu hút khi xuất hiện ở bất cứ đâu kể cả trên bài tạp chí đàn ông

Sinh năm 1987 Củng Tân Lượng được biết đến như là một mỹ nhân mới nổi của nàng giải trí Hoa ngữ
Dù chỉ mới xuất hiện với những vai diễn nhỏ trong các bộ phim như Phi thương vật nhiễu, Thiện nữ u hồn… nhưng Củng Tân Lượng lại được khá nhiều người biết đến không phải bởi vai diễn mà vì vòng 1 quá khổ của mình
Củng Tân Lượng
Cô rất biết tận dụng thế mạnh có vòng 1 ngoại cỡ để đánh bóng tên tuổi bản thân
Cô rất biết tận dụng thế mạnh có vòng 1 ngoại cỡ để đánh bóng tên tuổi bản thân
Mọi nơi, mọi lúc, người đẹp họ Củng luôn không bỏ lỡ cơ hội để khoe vòng 1 khủng, dù không ít lời bàn ra tán vào cho rằng, vòng 1 của cô là sản phẩm của công nghệ dao kéo.
Củng Tân Lượng thật sự rất xinh đẹp nhưng đôi lúc việc khoe thân hơi quá của mỹ nhân này làm cô không còn hoàn mỹ nữa
Chưa phải là một cái tên được đánh giá cao trong làng nghệ, nhưng Củng Tân Lượng lại đủ sức “nóng” để lên trang nhất sánh đôi cùng những Củng Lợi, Chương Tử Di hay Châu Tấn…
Vẻ sexy đầy nóng bỏng của Củng Tân Lợi

Củng Tân Lượng đi đầu trong phong trào Người đẹp thích khoe thân

PNTD

26.3.12

Bài học làm giàu từ Nông dân Kiên Giang

Một bài học cho nông dân cả nước học tập làm giàu trên chính quê hương mình trong thời đại mới. Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc câu chuyện làm giàu rất hay và hữu ích:

Từ giữa tháng 3-2012, cánh đồng xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) vào cao điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân. Máy gặt đập liên hợp, máy cày, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi...

“Vụ này cầm chắc 50 giạ/công (1.000m), khá nhất từ trước tới giờ” - nông dân Trần Văn Dung, ngụ ấp Hòa Thuận, khoe. Lấy vợ năm 22 tuổi, Dung được bố mẹ chia cho 20 công ruộng làm vốn. Mấy năm đầu tắt mặt tối, kinh tế gia đình anh vẫn chưa có gì chuyển biến do diện tích đất canh tác không nhiều. Cuộc sống bắt đầu thay đổi khi anh mạnh dạn dành ra 8 triệu đồng - một số tiền không nhỏ vào thời điểm cách đây gần 20 năm - mua thửa đất hơn 40 công ở gần nhà.
Thu hoạch lúa ở ấp Sơn Hòa, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang - Ảnh: Tấn Đức

Giảm chi phí

Đây là đất nhiễm phèn nặng, hầu như chỉ cỏ năn và cây tràm sống nổi. Ngày qua ngày, với lòng kiên trì, quyết tâm “đổi đời” từ đất, vợ chồng Dung miệt mài cuốc bỏ từng gốc tràm to cả vòng tay rồi đào mương xổ phèn, kết hợp san ủi mặt ruộng, mở dần diện tích canh tác lúa.
Vụ đầu năng suất chỉ 15-17 giạ/công, sau đó nâng dần lên gấp rưỡi, gấp đôi. Lợi nhuận từ trồng lúa vợ chồng Dung dành hết để mua thêm đất và phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất.
Anh nông dân trẻ cũng chịu khó học hỏi, nghe ở đâu có kỹ thuật mới là tìm đến xem có thể áp dụng trên ruộng nhà. Cách đây ít năm, Dung học được cách phun thuốc bảo vệ thực vật bằng xe tự chế. Trở về, Dung thiết kế rồi nhờ xưởng cơ khí tại địa phương gia công các bộ phận, tạo hình một chiếc xe gọn nhẹ, bánh làm bằng ống tuýp sắt bẻ cong lại để giảm thiệt hại cho cây lúa khi xe vận hành.
Trước đây, việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng lúa bằng phương pháp thủ công. Một người đeo bình xịt cả ngày còng lưng làm việc cũng chỉ phun được 20 công, nay có xe thay thế, mỗi ngày phun cả trăm công đất.
Cộng với việc sắm máy cày thay con trâu, con bò rồi máy gặt đập liên hợp thay công cắt, Dung đã giảm chi phí sản xuất hơn 500.000 đồng mỗi công.
Nhờ vậy, mới bước vào hàng bốn mươi (sinh năm 1971), anh Dung đã có tất cả những gì mà một gia đình nông dân bình thường ao ước cả đời: căn nhà xây hoành tráng trị giá cả tỉ đồng, thêm chiếc máy cày, máy xịt thuốc và hơn 150 công đất.
“Ruộng lớn chỉ cần lãi 1-2 vụ là đủ mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, giảm hẳn chi phí đầu vào. Nhưng quan trọng hơn, phương tiện cơ giới đã giải quyết được tình trạng thiếu lao động mùa vụ, khi thu hoạch rộ giá thuê mướn nhân công đội lên gấp đôi, gấp ba nhưng cũng không tìm ra, khiến việc đồng áng của mình bê trễ hết” - anh Dung nói.
Cùng suy nghĩ này, nông dân Lê Tấn Đạt (34 tuổi, hàng xóm của anh Dung) phân tích thêm: làm vài bảy công đất thì không có dư tiền mua sắm máy móc. Đi thuê phương tiện thì người ta ngại di chuyển xa, tốn kém nhiều mà công cán không bao nhiêu. Đó là chưa kể nếu đất anh nằm ở trong, không cặp bờ kênh thì coi như hết đường vận chuyển phương tiện cơ giới. Rốt cuộc chủ ruộng lấy công làm lời là chính.
“Tui biết một gia đình có 8 công đất, vậy mà ngày nào 4-5 lao động trong nhà họ cũng dậy từ lúc trời chưa sáng để nấu cơm mang theo ra đồng, vẫn làm không hết việc. Trong khi đó mình tôi làm gần 250 công, chỉ cần thuê thêm một lao động ở mùa là xong vì có máy móc phụ mình hết rồi” - anh Đạt so sánh.
Mong tăng mức hạn điền
Những lão nông tri điền ở ấp Sơn Tiến đều biết con đường trở thành “chúa đất” của ông Lê Văn Phải (Út Phải, 60 tuổi): “Khi địa phương bắt đầu thực hiện chính sách giãn dân và đẩy mạnh khai phá đất hoang hóa trên địa bàn, nhờ có máy cày ông Út Phải đã nhanh chóng phất lên.
Do khó có khả năng khai phá bằng sức người, nhiều nông dân không tiền đã nhờ ông đem máy cày đến san ủi, cải tạo đất rồi trả công bằng một phần diện tích ruộng được cấp. Từ đó, ông nhanh chóng có được nhiều thửa ruộng tốt”.
Rồi ông bỏ tiền mua những thửa ruộng xấu, không bằng phẳng, còn dậy phèn với giá chỉ 5-6 giạ lúa/công, dùng máy cơ giới cải tạo thành ruộng tốt. Cứ thế, diện tích đất của ông đã tăng vùn vụt, có lúc lên tới hơn 600 công.
Bốn người con của ông khi lập gia đình, ra riêng đều được ông chia cấp cho mỗi người cả trăm công. Sau đó họ lại mua thêm đất nên có người mới ngoài 20 tuổi đã có hơn 200 công ruộng cùng nhiều phương tiện cơ giới khác trị giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi vụ lúa thu lãi 400-500 triệu đồng.
“Gia đình nào chỉ có 10-20 công đất thì làm không hiệu quả, vì rất khó đưa máy móc vào nhằm giảm chi phí sản xuất. Đó là chưa tính do khó khăn phải đi vay vốn, lãi suất xấp xỉ lợi nhuận trồng lúa. Gặp lúc giá lúa lại trồi sụt thất thường khó tránh khỏi thua lỗ, phải bán đất trả nợ. Cho nên tui kiến nghị cần sớm nâng mức hạn điền từ 30 công lên 60 công đối với khu vực Nam bộ để ai có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm thì đầu tư vô, ai không có khả năng thì dồn cho người khác, chuyển đổi nghề phù hợp hơn” - ông Út Phải kiến nghị.
Cũng như ông Út Phải, ba anh em ông Hai Huần, Ba Hiền, Tư Trọng ở ấp Sơn Hòa từ chỗ chỉ có vài chục công ruộng do cha mẹ chia, nhờ cần mẫn khai hoang cộng với dành dụm tiền mua đất bắt “đất đẻ ra đất”, giờ đây ba anh em ông đã làm chủ tổng số hơn 500 công đất lúa.
Nhu cầu tích tụ ruộng đất cho cuộc làm ăn lớn xem ra vẫn chưa dừng lại khi họ tiếp tục đầu tư hàng tỉ đồng mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, xây cất hệ thống kho sức chứa hàng ngàn giạ lúa để có thể chủ động đầu ra khi giá thị trường biến động.
Theo ông Giang Văn Lịch (78 tuổi) - nguyên chủ tịch UBND thị trấn Hòn Đất, quá trình khai hoang mở đất diễn ra trong khoảng 20 năm trở lại đây đã tạo ra một cuộc “cách mạng tích tụ ruộng đất” tại xã Nam Thái Sơn.
Bằng cách đầu tư cho đất để đất sinh lợi, hàng trăm gia đình đã nhanh chóng trở thành những chủ ruộng lớn với diện tích mỗi hộ lên tới hàng trăm công. Ông Lịch lý giải: “Năm 1941 có 752 gia đình nông dân từ hai tỉnh Nam Định, Thái Bình di cư vào đây lập nghiệp theo chính sách khai hoang, lập đồn điền của Pháp.
Với bản tính cần cù, sáng tạo, tương thân tương ái, họ đã trụ vững trên vùng đất này. Không chỉ cải tạo thành công hàng ngàn hecta đất hoang được giao cấp, mà họ còn vươn ra sang nhượng ruộng đất của những nông dân ly hương, chuyển nghề.
Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến Nam Thái Sơn trở thành địa phương tích tụ ruộng đất hiếm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long”.
TẤN ĐỨC (TT)

24.3.12

Bình Định đình chỉ khai thác titan vì dân bức xúc

Ngày 23-3, ngành chức năng của huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp khai thác titan đang gây bức xúc tại địa phương.

Trước đó, trong hơn 10 ngày qua, tại hai xã Mỹ Thọ và Mỹ An (H.Phù Mỹ), hàng trăm người dân ngày đêm bỏ hết việc mưu sinh để ra canh giữ rừng dương - rừng phòng hộ của địa phương. Tại đây, có dự án khai thác titan của một doanh nghiệp đã được cấp phép với diện tích 10,4 ha.

Hàng trăm người dân xót xa trước rừng dương bị đốn ngã
Hàng trăm người dân xót xa trước rừng dương bị đốn ngã

Với người dân của hai xã này, rừng phòng hộ chính là cuộc sống của họ. Rừng dương còn thì nguồn nước của các thôn ven biển còn. Đến mùa gió bấc (khoảng tháng 9, 10), nếu không có 10,4 ha rừng phòng hộ ấy, cát bụi thay nhau ùa vào từng nhà.

Tuy nhiên, ngày 11-3, một số người phát hiện hàng loạt cây dương bị đốn ngã. Thay vào đó là những trụ điện cao thế đi sâu vào rừng.

Ngay khi phát hiện người của doanh nghiệp khai thác titan cưa cây dương, hàng chục rồi hàng trăm người dân túa ra ngăn chặn. Họ đem theo cơm nắm, nước uống ngồi túc trực từ tờ mờ sáng đến khuya mới về. Nhiều cụ ông, cụ bà trên 80 vẫn lọ mọ chống gậy tham gia. Một số người đau yếu mang theo cả bình truyền dịch treo trên cành dương, vừa truyền nước vừa… giữ rừng.

Ngày 23-3, ông Võ Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho biết: “Dự án khai thác titan này đã được T.Ư và tỉnh cấp phép với diện tích 10,4 ha. Bên doanh nghiệp khai thác titan đã làm hơi ẩu vì chưa họp dân và báo cho dân biết công khai mà đã thực hiện. Ngay khi xảy ra vụ việc, chúng tôi đã trực tiếp xuống địa bàn và cho đình chỉ mọi hoạt động của doanh nghiệp khai thác titan, tháo dỡ các lán trại. Hiện tại, tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo hai xã Mỹ An và Mỹ Thọ giải thích cho người dân hiểu rõ đây là dự án được cấp phép, đảm bảo các vấn đề về môi trường và hoàn thổ. Phải có sự đồng thuận của dân thì doanh nghiệp mới thực hiện được dự án”.
Theo Thanhnien

23.3.12

Tuần dương hạm hải quân Pháp thăm Việt Nam


Tuần dương hạm Vendemiaire của hải quân Pháp cùng thủy thủ đoàn gần 100 người đang có chuyến thăm chính thức TP Hồ Chí Minh.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay tàu Pháp đã cập cảng Sài Gòn sáng thứ Sáu 23/3, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày.
Vendemiaire do Trung tá Jean Christophe Olieric làm chỉ huy, có 91 thủy thủ.
Tuần dương hạm Vendemiaire đã nhiều lần thăm Việt Nam
Đây là lần thứ tư tàu chiến này thăm Việt Nam, lần trước vào tháng 4/2011, cập cảng Hải Phòng. Trước đó nữa, tàu đã thăm Hải Phòng và Đà Nẵng.
Năm ngoái, một thủy thủ Việt Nam đã được lựa chọn để tháp tùng thực tập trên tuần dương hạm Vendemiaire khi tàu này tới Campuchia sau Việt Nam.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ tàu Vendemiaire sẽ tới chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Họ cũng sẽ tham quan thành phố và có hoạt động giao lưu thể thao với các lính thủy tương lai của Việt Nam.
Ngày 27/3, chiến hạm Pháp sẽ khởi hành đi Campuchia.
Tàu tuần dương Vendemiaire đóng thường trực tại căn cứ New Caledonia ở Thái Bình Dương, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Tàu nặng 2.950 tấn, có trang bị máy bay trực thăng và các vũ khí, khí tài hiện đại.

'Đối tác tin cậy'

Cơ quan ngôn luận của Quân đội Việt Nam nhận xét rằng chuyến thăm của tuần dương hạm Vendemiaire "phù hợp với chủ trương xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong thế kỷ 21 đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận".
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.
Đầu năm nay, hải quân Việt Nam nhận hai trực thăng EC-225 Super Puma sản xuất ở Pháp. Phi đội trực thăng này, được tin sẽ tăng cường trong thời gian tới, có nhiệm vụ bao quát thềm lục địa Việt Nam và làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Mới đây, Đô đốc Edouard Guillaud - Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 21/2-23/2.
Tháng 11/2011, Việt Nam và Pháp đã có cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng lần thứ hai tại Paris.
Hai nước đang nỗ lực để có thể ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về quốc phòng trong tương lai gần.
Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, do vậy phần nào có tiếng nói trong bối cảnh khu vực đang nảy sinh nhiều bất đồng.
Paris cũng có thể cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, nhất là trong lĩnh vực không quân và hải quân.

Trung Quốc dồn dập tin đồn về đảo chính và ông trùm an ninh


Các cụm từ tìm kiếm về "đảo chính" và "Bạc Hy Lai" đang bị kiểm duyệt trên mạng internet Trung Quốc trong lúc lan truyền tin đồn về sinh mệnh chính trị của trùm an ninh nước này.
Vụ cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất từ mấy năm qua và đã bộc lộ những rạn nứt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hình ảnh xe tăng, bị cho là hình cũ, được đưa lên mạng làm rộ lên tin đảo chính ở Bắc Kinh
Những ngày gần đây, xuất hiện nhiều đồn đoán về số phận ông Bạc, và thậm chí có tin mà sau đó chứng tỏ vô căn cứ về việc xe tăng tiến vào Bắc Kinh làm đảo chính.
Đặc biệt, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách ngành an ninh, cũng sẽ bị loại bỏ vì là người ủng hộ Bạc Hy Lai.
Hình ảnh xe tăng, bị cho là hình cũ, được đưa lên mạng làm rộ lên tin đảo chính ở Bắc Kinh
Trùm an ninh
Từ đầu tuần này, thủ đô Bắc Kinh bất an sau khi các mạng xã hội loan tin ông Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tiến hành đảo chính.
Đây chỉ là tin thất thiệt, nhưng các công dân mạng, giới phân tích Trung Quốc và nước ngoài đổ dồn chú ý vào sinh mệnh chính trị của nhân vật kiểm soát toàn bộ ngành an ninh.
Báo Financial Times dẫn lời một người có quan hệ với bộ máy công an nói rằng ông Chu không được phép xuất hiện trước công chúng và "cũng đã chịu một phần kiểm soát".
Người này còn nói bản thân ông Bạc Hy Lai, vẫn còn ngồi trong Bộ Chính trị tuy đã mất chức Bí thư Trùng Khánh, đã bị giam lỏng còn vợ ông thì bị tạm giữ để điều tra tham nhũng - một tội thường dành cho các quan chức đã thất thế.
Trên báo Los Angeles Times, Jin Zhong, một nhà phân tích ở Hong Kong, bác bỏ những tin đồn quá sức tưởng tượng nhưng thừa nhận có căng thẳng giữa phe được gọi là cải cách và phe theo chủ nghĩa Mao.
"Nó chưa đi đến mức nghe thấy tiếng súng. Không giống như khi Trung Quốc bắt Bè lũ Bốn Tên năm 1976, nhưng xung đột rất dữ đang xảy ra."
Ông Chu Vĩnh Khang từng ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch diệt trừ tội phạm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh - khi hàng ngàn người bị bắt còn người già về hưu thì ra công viên hát "Nhạc Đỏ".
Nay, theo báo Los Angeles Times, công viên thành phố ra thông báo việc hát hò đã bị cấm vì gây mất trật tự cho dân cư địa phương.
Ở tuổi 70, ông Chu Vĩnh Khang sẽ về hưu tại Đại hội Đảng 18 vào tháng 10, và cho đến gần đây, nhiều người nghĩ rằng Bạc Hy Lai sẽ thay vào ghế Thường vụ Bộ Chính trị của ông này.
Nhà phân tích Jin Zhong cho rằng ông Chu sẽ không bị đá khỏi Ban Thường vụ ngay, vì đằng nào ông cũng sẽ ra đi.
"Họ sẽ không đụng đến những người ngồi trong Ban Thường vụ. Nguy hiểm quá. Họ đã cố gắng vẽ ra bức tranh ổn định," ông Jin nói.
Vì sao dồn dập tin đồn?
Phần lớn những tin đồn những ngày qua không thể xác minh và phần lớn bị cho là tin thất thiệt.
Nhưng giới phân tích nhận định tin đồn rộ lên cũng là vì bản chất kém minh bạch của Đảng Cộng sản.
Phóng viên BBC Damian Grammaticas, thường trú ở Bắc Kinh, viết trên blog: "Không có phát ngôn viên nói công khai, không có nguồn thông báo riêng cho báo chí. Nó có xảy ra không? Chẳng ai biết. Thế là tin đồn cuốn đi."
Anh viết tiếp: "Đảng Cộng sản vẫn cố kiểm soát và chia chác quyền lực theo cách thức bí mật như suốt nhiều năm. Còn xã hội Trung Quốc đang thay đổi nhanh quanh đảng. Thành công lớn của đảng về quản lý kinh tế đồng nghĩa là đất nước hôm nay không còn là xã hội nông nghiệp nghèo khó như thời Chủ tịch Mao."
"Hàng trăm triệu người nay sống ở thành thị, được học hành, nắm tin tức, có tri thức và rất cứng đầu. Nhiều người thông thạo internet để tìm và trao đổi thông tin. Họ biết có tranh đấu quyền lực và bị hấp dẫn bởi những gì có thể đang xảy ra đằng sau cánh cửa."
Sự nghi ngờ báo chí chính thống khiến nhiều người không tin vào cơ quan ngôn luận của đảng ngay cả nếu tin chính xác. Ngược lại, họ tin những câu chuyện nửa sự thật hay thậm chí bịa đặt trên mạng.
Trong khi đó, Đảng vẫn tiếp tục kiểm duyệt mạng. Các cụm từ tìm kiếm như "nổ súng", "xe tăng", "Bạc Hy Lai", "Vương Lập Quân" bị xóa bỏ, khiến dân mạng nghĩ ra một số cách sáng tạo để "lừa" kiểm duyệt.
Ví dụ, ông Chu Vĩnh Khang được đặt biệt danh theo một nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng, và thế là trên mạng có tin nói "mì đã bị lấy xuống khỏi giá".



21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)

Hải Phòng bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng


UBND thành phố Hải Phòng vừa có quyết định số 352/QĐ-CT về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
Sáng 21/3, tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Đào Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Phòng đã công bố quyết định nói trên.


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Đan Đức Hiệp trao Quyết định cho ông Nguyễn Văn Tùng


Theo quyết định ngày 20/3, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, thời hạn bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
Đồng thời, theo Quyết định số 514-QD/TU ngày 20/3/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng cũng chỉ định ông Nguyễn Văn Tùng tham gia Ban Chấp hành Huyện ủy Tiên Lãng, giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy.
Trước đó, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, ngày 11/2, UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
Ngày 23/2, UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định cách chức đối với các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh.
Trong thời gian các ông Lê Văn Hiền, Nguyễn Văn Khanh bị tạm đình chỉ công tác cũng như sau khi có quyết định cách chức, UBND thành phố Hải Phòng đã giao cho ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách chung, điều hành hoạt động của UBND huyện Tiên Lãng.
Thu Hà

Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng


Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn sẽ đón tăng sĩ từ đất liền ra tiếp quản các ngôi chùa vừa xây xong.

Từ đây, trên quần đảo Trường Sa, ngoài những ngôi trường vang tiếng trẻ thơ, còn có những ngôi chùa với câu kinh lời kệ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tôn giáo cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

    Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa 


Những người khoác áo cà sa ra Trường Sa không phải chỉ tìm cho mình một nơi để tu tập, một cộng đồng để hành đạo, mà lựa chọn một vùng biển đảo phên giậu của tổ quốc để dấn thân. Những tăng sĩ tuổi còn rất trẻ, đến Trường Sa vì làm việc phật sự nhưng cũng vì một lẽ yêu nước thương nòi. Lịch sử đất nước còn ghi danh nhiều nhà sư yêu nước. Ngày nay cũng thế.

Trường Sa có những ngọn hải đăng là cột mốc chủ quyền, có cán bộ, chiến sĩ là những cột mốc sống. Hôm nay, Trường Sa có những ngôi chùa của nước Việt, có lời kinh được đọc bằng tiếng Việt, đó là những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa được đóng sâu, chôn chặt vào biển đảo ngàn dặm quê hương. Nhiệm vụ đó được các tăng sĩ đảm đương. Đã đến Trường Sa, nhiệm vụ nào cũng khó khăn, cũng đối diện với hiểm nguy và với tinh thần dấn thân cao nhất.

Người tu hành không thiếu những sóng gió, những cám dỗ của đời thường, những mời mọc an thân. Cho nên, đến với những hòn đảo san hô xa xôi để hành đạo cũng là một lựa chọn rất đáng trân trọng.


Tọa lạc trên hòn đảo xa nhất trong toàn quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây có quy mô hoành tráng cùng cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
    Tọa lạc trên hòn đảo xa nhất trong toàn quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây có quy mô hoành tráng cùng cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.


Không chỉ hành đạo, những tăng sĩ ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa đều là những trí thức được đào tạo bài bản, có người được tu học ở nước ngoài. Cho nên, ngoài dạy đạo, tăng sĩ trên Trường Sa còn là những người thầy dạy chữ, dạy văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ. Sự kết hợp giữa tu và hành, đạo và đời thật rất có ý nghĩa.

theo Lao Động

TGĐ Nguyễn Bảo Hoàng: Môi trường kinh doanh trên Internet tại Việt Nam còn nhiều thách thức


Nhiều doanh nhân công nghệ hàng đầu tại Việt Nam khẳng định các công ty nội địa còn đang phải đối đầu với quá nhiều rào cản khi gia nhập và kinh doanh trên thị trường.
Năm 2005, khi Lê Hồng Minh rời bỏ công việc sáng giá trong ngành tài chính để theo đuổi đam mê với trò chơi trực tuyến, anh chưa biết điều gì sẽ xảy đến tiếp theo. Người thanh niên 35 tuổi từng học ngành kinh doanh và tài chính tại đại học Monash ở Úc từng làm việc tại công ty kiểm toán PwC và tổ chức quản lý quỹ VinaCapital. Việc sáng lập ra Vinagame, một công ty chuyên về trò chơi trực tuyến, theo anh, là khởi đầu của một quá trình thử nghiệm.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures. 
Tại văn phòng của mình giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, thương mại của Việt Nam, anh nói: “Tôi là người thích mạo hiểm. Bạn nói: ‘Hãy làm điều này đi’. Và bạn không nghĩ quá nhiều về hậu quả.”
7 năm sau, nỗ lực của Lê Hồng Minh dường như đã mang lại kết quả xứng đáng. Tung ra Vinagame ở thời điểm hoạt động kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam còn hiếm và gần như không ai có kinh nghiệm lập trình trò chơi, anh đã cố gắng tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet để xây dựng công ty.
Công ty đã phát triển mạnh các sản phẩm trò chơi trên mạng Internet, mạng xã hội, tin tức và website nhạc trực tuyến.
Khi điều kiện giáo dục và tư tưởng tại Việt Nam còn chưa đánh giá đúng mức kinh nghiệm và nỗ lực của giới trẻ, người ta chưa biết đến Việt Nam như một đất nước của nhiều nhà phát triển phần mềm hay các công ty Internet. Thế nhưng anh Minh nằm trong nhóm doanh nhân công nghệ độ tuổi khoảng ngoài 30 đã luôn cố gắng để đi đầu.
Chỉ 10 năm trước đây, rất ít người Việt Nam sở hữu điện thoại di động hay máy tính cá nhân. Nay tại thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại thông minh và máy tính bảng iPad phổ biến chẳng kém gì so với tại London hay New York.
Dù tiềm năng của thị trường Internet tại Việt Nam không hề nhỏ, những doanh nhân đi đầu ngành công nghệ Việt Nam còn phải vượt qua không ít trở ngại. Hệ thống giáo dục tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu sinh viên công nghệ phải tự học.
Từ khi là học sinh cấp 3, Nguyễn Hòa Bình đã tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách lập trình. Năm 2011, người thanh niên 31 tuổi này đã bán 20% cổ phần tại PeaceSoft, công ty chuyên kinh doanh sản phẩm trực tuyến, cho eBay.
Hồ Minh Đức, người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến bằng ngôn ngữ tiếng Việt đầu tiên cùng với 4 người bạn từ thời tiểu học, học chuyên ngành công nghệ thông tin tại trường đại học thế nhưng người thanh niên 29 tuổi khẳng định anh học được từ đồng nghiệp và bạn bề nhiều hơn từ các thầy cô giáo, người chỉ toàn dậy lý thuyết.
Công ty Socbay của anh hiện đang đặt trụ sở tại một trong những con phố khá sầm uất của Hà Nội. Anh Đức khẳng định nhóm người sáng lập ra công ty muốn sử dụng vốn hiểu biết về văn hóa Việt Nam cũng như ngôn ngữ tiếng Việt để phát triển công cụ tìm kiếm tốt hơn dành riêng cho người Việt chứ không muốn những công cụ do nước ngoài phát triển.
Năm 2006, đại diện của Google đã đến gõ cửa công ty, và đưa ra lời đề nghị trị giá 5 triệu USD dành cho nhóm người sáng lập, ngoài ra còn chấp thuận dành cho họ quyền mua cổ phiếu cùng lương tổng trị giá khoảng 8.000USD/tháng.
Anh Đức nói: “Nếu chúng tôi gia nhập Google, chúng tôi hẳn đã học được nhiều. Thế nhưng chúng tôi đã từ chối bởi cái giá quá rẻ mạt và chúng tôi muốn phát triển công nghệ Việt để đáp ứng nhu cầu của người Việt.”
Anh Phùng Tiến Công, một doanh nhân Internet 32 tuổi, người từng sáng lập ra website chuyên dịch vụ hẹn hò và âm nhạc, khẳng định: “Tại Việt Nam, bạn cần rất nhiều mối quan hệ.” Gần đây, anh đã đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách mảng nội dung số tại tập đoàn MV hiện đang nỗ lực phát triển nhiều ứng dụng sử dụng trên di động.
Công ty công nghệ như VNG cho đến nay có độ phủ khá lớn tại Việt Nam. Công ty đã thu hút được tới 18 triệu người dùng đến với sản phẩm trò chơi, mạng xã hội, nhạc và trang tin tức, tương đương khoảng 60% người dùng Internet tại Việt Nam.
Henry Nguyen, tổng giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IGD Ventures, cho rằng: “Quy định như hiện nay có lợi cho nhóm công ty nước ngoài nhưng phần nào tạo bất lợi cho nhóm công ty tại Việt Nam.”
Nhiều doanh nhân lo lắng về tốc độ thay đổi hiện nay: “Công nghệ biến đổi nhanh và các công ty địa phương đối mặt với nhiều khó khăn. Chúng tôi chưa có đủ người, kinh nghiệm và một hệ thống xung quanh để giúp chúng tôi tăng trưởng hơn.”

Tiết lộ động trời về buổi thuyết trình “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”


Trong buổi sáng ngày 17/03/2012, tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có buổi thuyết trình do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”.


Thành phần tham dự khoảng 100 người bao gồm: chủ yếu là các sinh viên, các cán bộ giảng dạy của nhà trường, một số công dân quan tâm đến “Hoàng Sa – Trường Sa”; những người khác. Tại buổi thuyết trình, chủ tọa, các cán bộ giảng dạy của nhà trường và những người tham dự đều nhất trí quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1974 bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ và 07 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 và vùng biển liên quan theo luật pháp quốc tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trường Sa và Hoàng Sa
Cuối buổi thuyết trình có sự trao đổi giữa những người tham dự và những người tổ chức và đã có những ý kiến khác nhau về biện pháp đòi lại chủ quyền đã mất ở Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông nói chung. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra quan điểm:

1- Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc;

2- Trường Sa là vấn đề đa phương giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan;

3- Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế, hay Liên hợp quốc vì chưa biết lợi, hại ra sao…;

4- Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, nên chúng ta vẫn không ngừng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được;

5- Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân.

Việc những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra những quan điểm trên về đòi lại chủ quyền đã mất và bảo vệ chủ quyền đất nước như trên thật là thất vọng, không khách quan, thiếu khoa học. Vì đây là vấn đề lớn, thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam, liên quan đến các lĩnh vực khoa học lịch sử, pháp lý, chính trị, quân sự… Vấn đề này cần được thảo luận công khai, mở rộng hơn nữa và phải trưng cầu ý dân mới có thể đi đến kết luận thống nhất.

Nhà nước là là đại biểu cho quyền lực của nhân dân nhưng Nhà nước không thể thay thế ý chí của nhân dân. Vấn đề quan trọng như vấn đề chủ quyền quốc gia, Nhà nước phải tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân hay nói ngắn gọn là Nhà nước phải thực hiện trưng cầu ý dân và thực hiện quyết định của toàn dân chứ không phải là ngược lại là Nhà nước áp đặt ý chí cho nhân dân về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi các lẽ sau đây:

Thứ nhất: Lợi ích dân tộc, hay lợi ích quốc gia là phạm trù vĩnh viễn. Lợi ích Nhà nước chỉ là nhất thời (hay phạm trù lịch sử). Vì mỗi Nhà nước, mỗi thể chế chỉ có vai trò và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc; quy luật phát triển xã hội là Nhà nước lỗi thời sẽ bị Nhà nước tiến bộ thay thế.

Thứ hai: Ý chí của nhân dân không luôn trùng khít với ý chí của Nhà nước. Vì nhân dân bao gồm nhiều tầng lớp xã hội mà Nhà nước thì luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo điều 2 Hiến pháp 1992 quy định, Nhà nước hiện nay là Nhà nước của nhân dân, nhưng điều 4 lại quy định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước. Và thực tế thì cho đến nay chưa bao giờ nhân dân và Đảng là đồng nhất vì mỗi người dân không phải là một Đảng viên. Do đó lợi ích của nhân dân và lợi ích của Đảng không phải là trùng khít.

Thứ ba: Theo điều lệ của Đảng CSVN năm 2011, thì Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng, làm định hướng cho hành động. Và theo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848, trích: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;”- (chương II- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản). Có nghĩa, nếu phải lựa chọn giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thì các Đảng cộng sản Mác-Lê nin sẽ chọn lợi ích giai cấp của mình.

Thứ tư: Việt Nam đang là một nước yếu, vì vậy muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia thì phải trở thành nước mạnh. Muốn trở thành nước mạnh thì không có con đường nào khác là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội của đất nước. Chỉ khi đó mới có thể thu hút, đoàn kết được mọi nguồn lực của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài thì mới bảo vệ được đất nước Việt Nam.

Chủ quyền quốc gia quyền tối thượng là thuộc về nhân dân, Nhà nước phải trưng cầu ý dân, không ai có thẩm quyền quyết định thay nhân dân.
Hà Đình Sơn
Hà Nội, ngày 17/03/2012